1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều răn!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi ptlinh, 28/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Lâu lâu quay lại, thấy cãi nhau chán chê về chủ đề tôn giáo, mang tính kì thị nhau, chỉ chăm chú bới móc, lấy những dẫn chứng mang nặng tính hiện tượng, phiến diện; hay ngược lại là tin tưởng không suy xét, ca ngợi tung hô... hơi buồn.
    Tính học thuật trong loạt topic về Chúa ... chẳng biết chen vào chỗ nào để nói cho phù hợp.
    Thông công được hiểu là Giao tiếp với Nước Chúa.
    Khi giáo dân còn thông công được, tức là linh hồn họ còn có thể có con đường đến với Thiên Chúa. Do đó họ còn có hi vọng nghe được lời Chúa, ngược lại, lời khấn nguyện, xưng tội của họ cũng đến được với Thiên Chúa.
    Ngược lại, khi đã bị rút phép Thông công, thì có thể hiểu là họ không còn cơ hội để hiện diện trước Chúa nữa. Họ bị loại ra khỏi vòng cứu xét của Chúa. Và vì không còn có thể liên thông với nước Trời, họ chẳng thể lên Thiên đường. Con đường duy nhất sau khi chết là xuống Địa ngục.
    Thông công là sự giao tiếp giữa con người và Chúa, nhưng Nhà thờ lại có quyền này !!!
    Đó là dựa trên nguyên tắc : Đại diện.
    Jesus là đại diện cho Thiên Chúa - Thượng Đế ở trần gian, thay mặt Chúa Cha để nói với loài người.
    Khi Jesus Phục sinh và thăng thiên, thì truyền lại quyền đại diện đó cho Tông đồ của mình, là thánh Pie.
    Thánh Pie bị người La Mã xử tử, theo truyền thuyết thì di thể được chôn ngay tại nơi mà bây giờ là Toà Thánh - Đại thánh đường Pie (Tiếng Anh : Saint Pie, tiếng Ý: San Pietro)
    Những người nối tiếp thánh Pie là các Giáo Hoàng, do đó cũng là người thay mặt chúa Jesus, và do đó là thay mặt Thiên Chúa ở trần gian.
    Các giáo phẩm: Hồng y, *************, Giám mục, Linh mục, đến lượt mình, lại là đại diện Giáo Hoàng, do đó là đại diện Thiên chúa ở cấp thấp hơn.
    Và vì vậy họ có được cái quyền "xử lý" Linh hồn giáo dân - ở mức thấp hơn họ. Trong đó thông thường nhất là xưng tội, rửa tội, và ghê gớm nhất là rút phép Thông công.
    Do đó rút phép Thông công trở thành một công cụ đầy quyền lực của Giáo hội, một vũ khí đáng sợ có thể dùng để uy hiếp ngay cả các vị hoàng đế.
    Giáo phẩm có thể rút phép thông công của bậc thấp hơn, nhưng Giáo hoàng là cao nhất, nên chẳng ai có thể rút phép Thông công của Giáo hoàng.
    Chỉ chờ khi có những hai vị Đại diện Chúa ở trần gian : Giáo hoàng La mã phương Tây và Đại giáo chủ Chính thống phương đông. Và họ đã rút phép Thông công của nhau vào thế kỉ V như là một sự phủ nhận quyền lực của nhau !!!!
    Tin Lành không chấp nhận có Linh hồn cao quí hơn, mục sư không có quyền với linh hồn giáo dân, nên không thể rút phép thông công ai hết.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 31/05/2004
  2. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt diệu! Đọc mấy topic gần đây cứ tưởng box Học thuật chỉ toàn khen chê bới móc nhau thôi, ai ngờ lại có cái topic tuyệt diệu như thế này. Bác Chitto nên đi viết sách đi, em chưa thấy có ai diễn giải LS phát triển, so sánh các tôn giáo một cách đơn giản, logic rõ ràng, dễ hiểu, toàn diện như bác đấy. Để thanks bác, em lấy tất cả các nick mà em có để vote 5 sao cho bác đấy.
  3. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Xoá vì lạc chủ đề lần thứ 2. Thành viên bị treo 24h do cố tình vi phạm nội quy
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 01/06/2004
    Được Susje sửa chữa / chuyển vào 07:33 ngày 02/06/2004
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 04/06/2004
  4. amnotangel

    amnotangel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    vậy xin hỏi bác Chitto nghen, vậy sao bác biết được hay quá, em theo đạo Công Giáo từ nhỏ, hồi nhỏ thì đi nhà thờ theo lệ thôi, nhưng khi lớn lên thì khác, nhưng nói chung vẫn tin vào tôn giáo của mình. theo như em biết thì phép thông công không giống như bác nói vậy, phép thông công có nghĩa là trong trường hợp nào đó, một người không đi dự thánh lễ ngày Chúa Nhật trong nhà thờ được thì có thể thông công cùng hội thánh bằng việc lành như cầu nguyện hay xem lễ trong TV,... có thể thay thế cho việc đi đến nhà thờ được, còn người bị trút phép thông công thì không được quyền làm những việc này, hay cách khác là được xem như ngoại đạo, nhưng họ vẫn có quyền đi dự lễ, vì đó là quyền của họ, nhưng chỉ không được ơn ích mà thôi...
    Còn về việc các Linh Mục hay Giám Mục được coi trọng trước mặt Chúa hay không, thì cũng do hành vi của họ đối với Thiên Chúa mà thôi, theo tôn giáo thì tin Thiên Chúa là đấng thưởng phạt công minh, tức là phạt hay thưởng là tuỳ thuộc vào những việc ta đã làm cho tha nhân cũng như cho Thiên Chúa.
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Vâng, hiện nay thì là như vậy, bởi hiện tại, vai trò của Giáo hội cũng như hệ thống giáo lý chỉ là một bộ phận của xã hội, và có rất nhiều người không phải là giáo dân Công giáo.
    Và hiện tại là một xã hội hiện đại, mới chỉ hơn 200 năm.
    Rất nhiều thứ đã phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, trong đó có cả phép Thông công.
    Bạn hãy hình dung nếu Châu Âu từ cách đây hơn 200 năm trở về trước, thì bị rút phép Thông công sẽ là thế nào?
    Khi mà Thần quyền cao hơn Thế quyền, Toà Thánh cao hơn các quốc gia, Giáo Hoàng là vua của các vua, Giáo chủ nhiều khi còn mạnh hơn vua, ************* lãnh đạo cả giáo xứ, quyền uy hơn thống đốc, Giám mục không phải chịu sự quản lý của quan chức, Linh mục là "cha" của cả một giáo khu, thì bị rút phép Thông công tức là thế nào?
    Hiện tại, khi rút phép thông công, bạn có thể cầu nguyện ở nhà hoặc qua TV. Nhưng thời trước kia, làm gì có các phương tiện đó?
    Khi bị (được) coi là người (kẻ) ngoại đạo, hiện tại điều này không đến nỗi ảnh hưởng nhiều, bạn vẫn có thể sống yên lành. Nhưng trong thế giới Trung Cổ, điều đó có nghĩa là bạn đã ở ngoài xã hội. Không ai coi kẻ bị rút phép Thông công là công dân, bởi Giáo hội đã không chấp nhận.
    Những người ngoại đạo ở châu Âu thời trung cổ là ai? Người Do Thái, Digan, Hồi giáo,..., tất cả đều bị khinh ghét, xua đuổi. Nếu một người chủng tộc Âu mà không phải Công giáo hoặc bị đuổi ra khỏi Công giáo thì họ sẽ còn chỗ đứng nào trong xã hội?
    Có thể nói phép thông công trước kia là bản tù về tinh thần đối với giáo dân. Một bản án kinh khủng, khiến ai cũng sợ.
    Bởi vậy có ai tự nguyện xin rút thông công đâu? Mà toàn là các Giáo phẩm rút phép thông công của người khác.
    Hiện tại, khi xã hội tiến bộ hơn, Giáo hội không còn là Tối cao với xã hội nữa (hiện nay Hiến pháp là Tối cao), thì hình thức trừng phạt trên cũng không còn nhiều ý nghĩa...
    .... Không còn nhiều ý nghĩa như trước kia thì đúng hơn.
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Dưới thời Trung cổ, hầu hết tất cả mọi người đều chịu khuất phục trước Nhà Thờ, mà Tối cao là Giáo Hoàng. Tuy vậy không phải lúc nào cũng vậy.
    Khi các vua có sức mạnh thực sự, độc lập thực sự, đều muốn thoát khỏi kiềm toả ấy. Nếu Nhà thờ không đủ lực lượng, lúc ấy phép Thông công và sự Ban phước trở thành quyền lực cuối cùng.
    Năm 1207, Giáo hoàng Innocent III đòi bổ nhiệm người của mình vào vị trí ************* Canterbury - tức là tổng lãnh đạo tinh thần, giáo chủ nước Anh - nhưng vua John I của Anh không chấp nhận.
    Hơn thế nữa, ông Vua còn muốn kiểm soát tài sản của các nhà thờ trên đất Anh, vì nhà thờ quá giàu có. Giáo Hoàng không đủ lực tấn công Anh.
    Lúc đó, quyền lực cuối cùng của nhà thờ được dùng: Giáo hoàng tuyên bố không Ban phước cho nước Anh, và rút phép Thông công của John.
    Vua đã chịu khuất phục vì điều này. Ngay sau khi John chịu trả lại tài sản nhà thờ và người Giáo hoàng bổ nhiệm, Giáo hoàng tha hết mọi tội cho John, và ông lại được thông công.
    Vậy Thông công tuỳ thuộc Giáo phẩm, chứ không như hiện tại.
    Hơn 300 năm sau sự kiện trên, sự kiện lặp lại với vua Henry VIII của Anh.
    Henry VIII được Giáo hoàng Leo X phong là : "Người bảo vệ Chính tín" năm 1521 và vinh danh là người bảo vệ Giáo hội khỏi Tin Lành, ấy thế nhưng đến 1533, giáo hoàng Clement VII rút phép thông công của ông.
    Bởi vì ông muốn li hôn Hoàng hậu để cưới 1 người khác, mà Giáo hoàng thì không chấp nhận, và dùng quyền Tối thượng của mình.
    Nhưng không giống John 300 năm trước, Giáo hoàng đã quyết định sai, bởi Henry VII liền ly khai khỏi Toà Thánh, để lập ra Anh quốc giáo, về cơ bản là Công giáo, nhưng nghiêng dần về Tin Lành, và hoàn toàn tách biệt khỏi Rome. Thần quyền của nhà thờ Anh quốc là tối cao, không chịu ở dưới ai hết.
    Lúc này vị ************* mới của nước Anh lại ban cho Henry cái phép Thông công mà Giáo hoàng La Mã Clement VII đã tước đi. Giáo hoàng bất lực trước việc này.
    Rõ ràng, chỉ những người có quyền lực mạnh như Henry, hoặc như mấy đời vua Pháp đã từng bắt Giáo hoàng phải dời Toà Thánh đến ở trong đất Pháp mới thoát nổi cái hình phạt của phép Thông công mà thôi.
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nhân nói về Thông công, lại nhớ tới Nho giáo của Trung Hoa, mà đúng ra thì không phải là tôn giáo.
    Lúc đầu Khổng Tử đặt ra các chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo làm người quân tử. Những luân lý của ông lại chính là điều mà các bậc vua chúa phong kiến có thể dùng được. Và vì thế Nho giáo trở thành hệ thống tư tưởng chủ đạo cho Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên đến 2000 năm.
    Nhưng khi xã hội tiên tiến phát triển, các tư tưởng cũ dần không phù hợp và phải thay đổi.
    Chẳng hạn trong Nho gia, với Tam cương : Vua ?" tôi; Cha ?" con ; Thầy ?" trò; thì đạo Hiếu cùng với chữ Trung là nền tảng xã hội.
    Trong đạo hiếu thì việc sinh con trai nối dõi lại là hàng đầu. Và trong suốt mấy nghìn năm lịch sử Đông Á, không có con trai trở thành nỗi khổ tâm, là tội lỗi của những người đàn ông.
    Cho đến hiện tại, với nhiều người, đó vẫn là sự dằn vặt.
    Nhưng rõ ràng hiện tại, hầu như chẳng ai coi đó là cái tội Đại bất hiếu như trước kia cả.
    Rút phép thông công cũng vậy. Hiện tại nó nhẹ nhàng hơn, nhưng nó đã từng là sự kinh hoàng của hàng nghìn năm Công giáo.
  8. amnotangel

    amnotangel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    nhưng mà nói về vua Henry thì trút phép thông công thì chẳng có gì sai cả, vì theo luật của giáo hội là không được phép li dị, nhưng vua Henry đã li dị vợ mình và luật này chính là một nguyên nhân chính làm cho nhiều người không thích giáo hội, nhưng đây cũng chính là một trong những ưu điểm của Giáo Hội La Mã so với những tôn giáo khác. còn về phần tài sản của nhà thờ thì chính quyền không được phép xen vào là đúng, vì những tài sản này là do đóng góp của các giáo dân trong một giáo xứ, và chỉ được dùng vào việc chung, thường thì các Linh Mục hay Giám Mục được coi trọng hơn so với lãnh đạo của chính quyền vì những người này thường có uy tín hơn.
    Để trở thành một Linh Mục hay Giám Mục thì ngoài giữ những điều răn của hội thánh như Mười Điều Răn, Sáu Điều Răn Hội Thánh, Bảy Mối tội đầu,... thì còn phải giữ ba điều chính là : TRONG SẠCH, KHÓ NGHÈO, và VÂNG PHỤC.
    Nói về đức khó nghèo thì đã rất nhiều tu sĩ trong giáo hội đã từ bỏ chính mình để làm việc cho tha nhân tiêu biểu như thánh Phanxicô, ông là con trưởng trong một gia đình quý tộc, nhưng ông đã từ bỏ tất cả những vinh hoa, lợi lộc, tương lai của mình để khoát vào chiếc áo tu, và sống cùng với những người ăn xin, rao giảng đạo và giúp đỡ những người nghèo,.. ngoài ra còn có Mẹ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cũng là con trong một gia đình vương giả, đã bỏ hết tất cả và vào tu dòng kín, một dòng tu mà suốt đời chỉ ở trong khu vực dòng tu mà thôi, làm những việc vụ vụ tha nhân. còn có nhiều người khác như Mẹ Têrêxa thành Calcutta, những dòng tu phục vụ cho những trẻ em mồ côi, cho những người bị khuyết tật, bị bệnh cùi, phong, HIV,... những dòng này bạn có thể thấy rất nhiều ở những nước đang phát triển như việt nam, trung quốc, các nước phi châu, v.v.
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hì, thôi nhỉ? Topic này có lẽ không nên dùng để tranh luận Tốt - Xấu, Đúng - Sai, bảo vệ hay phản bác tư tưởng, luận điểm gì cả thì tốt hơn.
    Coi như kể chuyện lịch sử thôi. Những gì đã từng xảy ra, được ghi nhận trong sử (cả huyền sử lẫn kinh sử, chính sử và dã sử), những địa danh có thể còn gặp đến ngày nay, giải thích cho những hành động của con người ngày nay.
    Tiếp tục về cái Thánh địa Jerusalem một tí. Nó cũng thú vị ra phết.
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thành phố thánh địa Jerusalem đã từng được Liên hiệp quốc qui định là Thành phố Quốc tế vào năm 1947. Tuy nhiên sự tranh chấp giữa các sắc tộc và tôn giáo không duy trì được cân bằng đó lâu dài.
    Vùng đất mang tên Canaan ?" miền Đất Hứa ?" đất mà Thiên Chúa hứa trao cho con cháu Abraham theo Giao ước.
    Những cư dân người Canaan ở đất đó từ thời kì đồ đồng, nhưng chưa phát triển để thành thị thành. Đến thế kỉ 15 trước CN thì bị Ai Cập cai trị (thời vua Thutmose III), và mang tên Urusalim.
    Nền văn minh Ai Cập khi đó đã rất rực rỡ, với các kim tự tháp, đền đài, một hệ thống thần thánh đủ để các vị vua dùng để cai trị dân chúng, một nền kinh tế vững mạnh. Vùng Canaan vẫn nghèo nàn.
    Khoảng năm 1250 trước CN, người Hêbrơ (Hebrew) từ Ai Cập tấn công vào Canaan, khu vực nằm ở bờ tây sông Jordan, mà về sau gọi là đất Palestine.
    Cuộc di cư này được viết trong Kinh Cựu Ước, là đoạn hấp dẫn, li kì nhất, là việc Moses dẫn con dân Do Thái rời khỏi Ai Cập trở về Đất hứa, lang thang 40 năm trong hoang mạc chỉ vì không có lòng tin vào Thiên Chúa.
    Trên thực tế phải đến 200 năm sau họ mới thành công hòan toàn, và vị vua Do Thái thứ hai (sau Saun) là David chiếm được thành phố này khoảng năm 1000 trước CN.
    Theo Kinh thánh, David mang từ Qiryat Ye?Tarim về Jerusalem chiếc Lều Thánh ?" Khám Giao Ước và xây dựng Đền thờ.
    Khám Giao Ước (Ark of the Covenant) là nơi để hai khối đá trên đó ghi 10 điều răn của Chúa mà Moses đã có được trên núi Sinai. Đó là Tín vật tối cao của người Do Thái, và về sau là hình tượng linh thiêng của Thiên Chúa cũng như Hồi giáo. Khám giao ước là một chiếc rương vàng trên đó có hình thiên thần có cánh, khi di chuyển do 4 người khiêng giống như khiêng kiệu.
    Lều Trướng được chia làm hai phần : Nơi thánh (Holy place) là phần bên ngoài, nơi các thầy tế làm lễ, đốt lửa, xông hương? Nơi cực thánh (Holy of Holies - Most Holy place) là phần bên trong, để Khám Giao Ước.
    Thực tế nơi thờ bằng lều có tác dụng cơ động, dễ di chuyển, bởi khi đó người Do Thái di cư, lang thang, và họ phải mang các thánh vật của mình theo.

Chia sẻ trang này