1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều thú vị về các bài tình ca của nhạc sĩ Thanh Tùng

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi doboxo69, 03/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doboxo69

    doboxo69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Những điều thú vị về các bài tình ca của nhạc sĩ Thanh Tùng

    Con đường âm nhạc của nhạc sỹ Thanh Tùng đầy ắp tình yêu. Và ẩn trong mỗi ca khúc ấy, người nghe dường như lại thấy một bóng hồng. Người cho rằng, ông đa tình nên những bài hát về đề tài tình yêu có cảm xúc khá hay. Nhưng cũng có người khi nghe ?oMột mình?, ?oEm và tôi? lại cho rằng ông viết và lấy hoàn toàn cảm xúc từ người vợ đã quá cố. Nhưng thực tế, cảm xúc sáng tác của ông lại thú vị hơn thế rất nhiều...

    Người miền Nam, tiếng nói miền Trung, ca từ miền Bắc

    Nhạc sỹ Thanh Tùng quê ở miền Trung, sinh ra ở miền Nam và sống phần nhiều ở Hà Nội. Ông có nhiều ca khúc mang hình ảnh Hà Nội và theo ông nhạc pop nhất định phải hát bằng giọng chuẩn Hà Nội nên ông thường viết bằng giọng Hà Nội.

    Hà Nội như đã đi sâu vào máu của ông, chẳng thế mà ông đã phàn nàn ?oNgày trước người ta gặp gỡ các tác giả viết về Hà Nội mà không mời tôi. ở đâu không mời tôi không bực, nhưng ở Hà Nội mà không có tôi, tôi rất bực.

    Viết về Hà Nội đâu cần phải có chữ Hà Nội?. ?oLối cũ ta về? ông viết về mối tình thơ ấu của mình ở Hà Nội, có Hồ Tây ?ochiều nghiêng mắt nắng?, có ?othoảng hương ngọc lan?. Quả thực viết về địa danh nào đâu cứ phải nhất thiết phải có tên địa danh trong đó, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi viết về Huế người nghe đâu thấy có một từ nào về Huế mà vẫn nhận ra Huế - quê hương ông.

    Đã từng lười học

    Nhạc sỹ Thanh Tùng tốt nghiệp Nhạc viện Quốc gia âm nhạc CHDCND Triều Tiên năm 1971, với một năm trên đại học. Kỷ niệm đáng nhớ nhất thời đi học của ông là ông rất lười biếng và không hoàn thành bài tập. Một bạn học người Việt Nam của ông (một nhạc sỹ đã nổi tiếng trước khi đi học) thường than phiền với thầy của ông rằng, Nhà nước đã cử Thanh Tùng đi học nhầm nghề vì ở Việt Nam, trước khi ông đi học, chẳng ai biết Thanh Tùng là ai.

    Người bạn đó nói nhiều đến nỗi thầy của nhạc sỹ Thanh Tùng nổi cáu. Một lần, người thầy đó đã mắng bạn học của nhạc sỹ Thanh Tùng: ?oMười năm nữa cả nước mày sẽ phải biết đến nó?. Lúc đó nhạc sỹ Thanh Tùng chỉ nghĩ đó là lúc bực mình thầy nói như vậy thôi, nhưng không ngờ, câu nói ấy lại là một liều thuốc làm ông sau đó học chăm hẳn lên. Và giờ đây khán giả đã có một nhạc sỹ Thanh Tùng với những bài hát được rất nhiều thế hệ yêu thích.

    Mỗi ca khúc là một bóng hồng

    Xâu chuỗi lại ca khúc của nhạc sỹ Thanh Tùng cho ta cảm giác như ông chỉ viết cho một người. Nhưng trên thực tế thì sao? Mỗi ca khúc lại là một bóng hồng là một cảm xúc khác nhau. Dù đó là người gắn bó với ông sâu nặng nhất nhu người vợ, hay một người con gái chỉ là mới ?othích? và thậm chí có cả những bóng hồng mới chỉ đi qua nhà...

    ?oLời tỏ tình mùa xuân? và ?oNgôi sao cô đơn? hai ca khúc này ông viết tặng ca sĩ Ngọc Bích. NgọcBích là ca sĩ hát rất thành công bài hát của nhạc sỹ Thanh Tùng và cô là ngôi sao thời bấy giờ. Ông viết cho Ngọc Bích và dựng tiết mục cho đoàn Hải Đăng.

    Ông bật mí, trong ?oLời tỏ tình mùa xuân? có câu ?oVà tôi biết rằng, nói yêu em là điều khó khăn?, chẳng phải là ông tỏ tình gì với ca sĩ Ngọc Bích cả. Thời đó, viết một ca khúc có chữ ?oyêu?, đề tài ?otình yêu? rất khó được giải, được biểu diễn trên Đài phát thanh. Và ông viết, ?onói yêu em là điều khó khăn? là ông nói với khâu kiểm duyệt thời đó.

    Còn ?oHát với chú ve con? là một câu chuyện buồn, được viết từ năm 1984. Lúc đó, nhạc sĩ Thanh Tùng ?oyêu? một cô gái rất đẹp và có một số phận rất đau đớn. Vì cuộc sống xô đẩy mà cô gái đó trở thành tiếp viên và không còn tin vào tình yêu nữa, (mặc dù lúc đó ông đã cố gắng chứng minh điều đó). Rồi cô gái ấy ra nước ngoài đoàn tụ cùng gia đình và mang theo bài hát ?oHát với chú ve con? mà nhạc sĩ Thanh Tùng viết vội tặng cô lúc chia tay. Ông đã viết như viết thư ?ođừng mang cho lời ca những nỗi ưu phiền và đừng mang cho tình yêu những tiếng ca buồn?.

    Nếu như ?oHát với chú ve con?, ?oNgôi sao cô đơn?, ?oLời tỏ tình mùa xuân? được viết bằng những người ông quen biết thì ?oHoa tím ngoài sân?- lại được viết với một cảm xúc rất vui vẻ và chẳng dính líu đến yêu đương. Hẻm cây điệp nhà ông có cô Tôn Nữ Minh Tâm đoạt giải á hậu áo dài đầu tiên của Tp.HCM. Cô rất đẹp và thường đi bộ qua cửa nhà ông. Không hiểu vô tình hay cố ý mà qua cửa nhà ông thường đi rất chậm hoặc ngó nghiêng làm dáng. Và ông đã viết về cô gái ấy ?oem đừng đi, xin em đừng đi. Vì ai đó còn chưa nói với ai điều gì. Ai vội đi, để ai còn đứng đó, để bàn chân ai trong tiếng lá rơi?.

    ?oTrái tim không ngủ yên? không ít người nghe cho rằng, Thanh Tùng có sự mâu thuẫn trong ca từ. Nhưng cứ xem ông lý giải thì lại thấy chẳng mâu thuẫn gì cả mà lại rất logic trong vấn đề. Bài này, ông viết về một cô gái chân dài. Mới quen và ngày 7/3 ông có việc phải đi Hà Nội gấp nên không kịp mua quà tặng cô.

    Ông có bỏ tiền vào phong bì và ghi lại ?oem mua giúp anh một món quà cho mình?. Buổi tối, cô ******* điện ra nói ông đã coi thường cô ấy. Lúc đó, ông tự ái lắm, nằm xuống giường mà không ngủ được, ông lôi giấy ra viết. ?oNếu anh nói anh vẫn chưa yêu là thực ra anh đang dối lòng.

    Còn anh nói đã trót yêu em rồi là thực ra anh đang dối em?. Lúc đó mối quan hệ của ông và cô gái đó chỉ thích chứ chưa hề yêu. Ông gọi điện cho nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vào lúc 2h sáng và kể cho nhạc sỹ nghe. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cười, ?ođêm hôm đánh thức người khác, không ngủ được thì đặt luôn bài hát đó là ?oTrái tim không ngủ yên? đi?.

    Với ?oMưa ngâu?, Thanh Tùng viết như để ý thức với những người đang yêu từ một cô gái mà ông nhìn thấy đang đùa giỡn với tình yêu. Ông tin rằng một ngày nào đó cô gái ấy sẽ phải xem tình yêu như một thứ linh thiêng. Tình yêu không bao giờ dễ quên, không bao giờ là sự bỡn cợt vì nó mang cho con người nhiều phép màu. Nó cứu rỗi những người lẽ ra đã có thể gục ngã. Đùa giỡn với nó thì nó sẽ tặng cho bạn những giọt nước mắt ướt đẫm như mưa ngâu.

    ?oVĩnh biệt mùa hè? được viết bằng cảm xúc khi xem kịch bản bộ phim Vĩnh biệt mùa hè của nhà văn Nguyễn Đông Thức. Tuy là bản nhạc phim nhưng nó được ra đời trong một hoàn cảnh nhạy cảm (ấy là lúc các con của nhạc sỹ Thanh Tùng đang học cấp 3) bởi vậy mặc dù không phải viết từ tâm trạng của bản thân nhưng bằng cảm xúc của một nhạc sỹ, một người cha về những câu chuyện của thế hệ quanh mình nên cũng rất thật. Bài hát không chỉ làm bộ phim thêm ý nghĩa mà khi đứng độc lập nó vẫn nhận được sự yêu thích của thế hệ trẻ.

    Với người vợ quá cố, nhạc sỹ đã viết hai ca khúc để dành tặng, đó là ?oMột mình? với ý nghĩ sẽ ở vậy vì nghĩa và đặc biệt ?oEm và tôi? được cho là một bài hát gửi gắm những tình cảm, tâm sự thật nhất về một nửa cuộc đời của ông.

    Nhạc sỹ Thanh Tùng đã từng nói: ?oCa khúc của ông 70% là âm nhạc Tây phương, chỉ có 30% là ta. 30% ấy là hồn vía Việt, là ngôn ngữ Việt, là mùi nước mắm, đủ để chẳng ai nói ông Tùng lai căng? nhưng rõ ràng nghe ca khúc của ông cũng đủ thấy ông rất nắn nót và thành công trong ca từ.

    Điều này có được phải chăng vì ông đã hết sức thẩm thấu và mài giũa khả năng văn học của mình. Và phải chăng từ mong ước thời bé muốn làm đại văn hào. Nhưng rồi, Thanh Tùng vẫn làm nhạc sỹ. Đúng là trời chẳng bao giờ chiều theo ý muốn con người.

    Nguồn: http://www.khampha24h.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=2857&mcid=38

Chia sẻ trang này