1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều thú vị về đất nước & con người Nhật Bản

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi Crescent, 06/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Crescent

    Crescent Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2001
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Những điều thú vị về đất nước & con người Nhật Bản

    ... Nuíc Nh

    Được sửa chữa bởi - Admin on 08/05/2001 06:21:28
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    ... Nuớc Nhật đang phát triển rất mau chóng. Trái nguợc với tốc độ đến chóng mặt của sự hoá thân đó, về tâm lý, ngưuơì Nhật vẫn còn chịu sự ràng buộc của truyền thống. Họ sống hàng ngày trong sự phân thân đó, vẫn tồn tại một sợi dây đặc trưung có từ kỷ nguyên Showa nối dần chúng lại...
    I. Phong tục:
    1. Số lưuợng thực khách, 5 hay 6?
    Tại Tokyo, một hôm, tôi phải thở dài trước một tủ bày các loại bát chén Nhật. Các chén bát có hoa văn màu chàm trên nền trắng quá đẹp,khiến tôi muốn mua tất cả !
    Tuy nhiên, một vấn đề đã nảy sinh khi tôi mua: bát đĩa Nhật đều bán mỗi bộ 5 cái, đĩa, chén hay tách đều nhưu thế. Không thể đuợc ! Nếu tôi muốn mua nhiều hơn 5 cái, tôi bắt buộc phải mua gấp đôi số đó. 10 cái. Nhưu thế thì quá thừa và loại này giá lại đắt. Nhưng tôi không có cách khác, tôi chỉ có mua hay không mà thôi. Tôi lưuợn quanh cửa hàng trước khi quyết định, mặc dù biết chắc rằng mình sẽ phải mua hai lần 5 cái. Đành chịu cho túi tiền của tôi.
    Tại sao cốc, chén, bát, đĩa có đơn vị là 5 cái? Giữa số 5 và 6, đâu có gì khác nhau lắm. Nhưng sự khác nhau rất căn bản: chính số lượng khách mời ở mỗi nước.
    Ví dụ, 5 chén cơm gợi cho tôi hình ảnh các người trong gia đình đang quây quần quanh bàn: ngừơi cha, ngừơi mẹ và 3 đứa con, hay nói chách khác, đó là cha, mẹ, ngừơi ông và 2 con. Dù tính thành phần ngừơi trong gia đình thế nào, ngừơi ta vẫn gặp con số 5, con số thông thừơng của một gia đình trung bình Nhật Bản.
    Tại sao số ngừơi tron gia đình lại kết thúc bằng con số lẻ là số 5? Bởi vì đơn vị này dựa trên một cấu tạo chiều đứng: cha, mẹ/các con, hoặc cha/con, chứ không trên nền tảng một cặp vợ chồng. Tại Pháp, ngừơi ta quan tâm đến con số chẵn.Trong các bữa ăn hay khi mời khách ăn cơm, ngừơi ta tính số khách từng đôi một, theo chiều ngang. Một bữa tiệc đãi bạn bè, thừơng gồm 3,4 hay 5 cặp (6,8 hoặc 10 ngừơi). Dĩ nhiên, trẻ con không kể. Nếu ngừơi ta mời một người độc thân, người ta phải nhờ cậy đến một ngừơi khác giới để cân bằng, giữ khung cảnh hoà hợp.
    Tại Nhật, không có quan niệm về cặp. Mỗi bữa ăn tối, thừơng là một bữa ăn trong gia đình, có khi chỉ thêm một ngừơi khách. Không ai ngạc nhiên cả.
    Tại Tôkyô, ngày càng khó có thể mời khách đến nhà, vì nạn ách tắc giao thông và khoảng cách xa giữa các nhà. Sau khi phải đi, gần 1 tiếng rữơi đồng hồ mới về đến nhà, ai còn hơi sức đâu đến nhà bạn ở vùng ngoại, ở ngựơc chiều với nhà mình?
    Con số 5, dừơng như xuất phát từ phong tục và truyền thống, nhưng trên thực tế nó phản ánh từ cấu trúc gia đình và xã hội nứơc Nhật. Ngày nay, số ngừời trong gia đình ít dần. Phải chăng hiện tựơng xã hội này đã dẫn đến việc thay đổi đơn vị bát đĩa?
    Ngừơi Nhật đặc biệt không thích con số 4, vì theo phát âm, số 4 (sì) đọc gần giống từ "chết" (sỉ) (tử). Các khách sạn ở Nhật không có tầng 4, không có phòng số 4, không có nhà số 4, trong bữa cơm kiêng 4 ngừơi....
    2. Hiệu quả thần kỳ của tấm danh thiếp
    Tại Nhật, khi gặp một ngừơi nào, hành động đầu tiên là rút một meishi -tấm danh thiếp - trao cho ngừơi đối thoại. Ngừơi này, sau khi cúi đầu để tỏ cảm ơn, liếc nhìn danh thiếp. "Ah, so -deska" (Ah! Rất tốt!), ông ta nói thế, gục gặc đầu.
    Bằng cách tự giới thiệu như thế, ngừơi đối thoại biết đầy đủ bạn là ai, tên bạn, tên sở bạn làm việc, chức vụ của bạn, nói tóm lại, địa vị của bạn trong xã hội. Nếu bạn thuộc về một trong các hãng lớn nhưu Mitsubishi hay một nhà ngân hàng nhu Sumitomo, và nếu chức vụ của bạn quan trọng, ngừơi này sẽ gật đầu càng sâu để tỏ sự vinh hạnh. Cùng lúc đó, ngừơi ấy phải suy tính đến giọng nói với bạn, giọng nói rất khác nhau, tuỳ vị trí xã hội ngừơi đó cao hay thấp hơn bạn. Sự cảm kích, dù lộ rõ đến đâu, đều không tuỳ thuộc vào nhân cách hay duyên thầm của bạn. Đừng bao giờ nhầm lẫn. Đến lượt họ, ngừơi đối thoại sẽ đưua danh thiếp của họ. Nếu không, sẽ bị coi là vô lễ.
    Rất lạ lùng, hiệu quả thần kỳ của tấm danh thiếp nhỏ này. Một ngừơi làm thuê, không có nó, tự thấy mình trần trụi, bị loại ra khỏ cấi trúc của xã hội, chỗ dựa của anh ta, ví nhu cái giàn giáo đối với một toà nhà đang xây. Anh ta nhu một kẻ què chân mà không có nạng. Đối với một salary-man (làm công ăn lương), vị trí của anh ta trong hệ thống cấp bậc của sở anh ta làm là điều căn bản trong sự nghiệp của anh. Số phận anh gắn liền với nơi anh làm việc. Được thăng chức là cách duy nhất để tỏ anh thành đạt, quyền lợi vật chất, quyền lực danh dự và cả hạnh phúc đời anh, đều tuỳ thuộc vào đó.
    Nhờ vậy, ngừơi ta hiều vì sao salary-man quan tâm đến chức vụ công việc của họ đến thế. Nhiều ngừơi thích được ngừơi ta gọi là " Ngài giám đốc" hay "Ngài vụ trửơng" hơn là gọi bằng tên mình. Có lẽ họ cảm thấy nhu thế mới có giá trị hơn? Đặc điểm khác: ở văn phòng, không bao giờ ngừơi ta gọi nhau bằng tên. Giữa những bạn đồng sự, dù hàng ngày gặp nhau, ngừơi ta đều gọi nhau bằng họ.
    Hành động quan trọng đầu tiên, khi ngừơi khởi đầu vào làm việc ở một sở, là đi in meishi của họ. Ngừơi làm thuê trẻ cảm thấy một niềm tự hào nào đó, khi anh ta ngắm cái danh thiếp đầu tiên của đời mình, anh ta tự cảm thấy mình đã là một "nhân vật", bởi vì từ nay, anh đã là một ngừơi trong biên chế, có sự hậu thuẫn của tổ chức xã hội. Bằng cách đưa danh thiếp ra, anh đã làm cái việc mình gia nhập vào cuộc đời sự nghiệp.
    Tại Nhật, ngừơi ta luôn luôn làm việc với danh nghĩa sở của họ. Không những thế, họ chẳng có, hoặc gần nhu chẳng có gì. Khi một salary-man gọi điện ra ngoài, trứơc hết anh ta xung danh tên sở mình làm việc, sau đó, anh mới bổ sung bằng tên riêng của anh. Cá nhân ẩn mình, nhu ngày xua, một thành viên gia đình ẩn mình sau cái từ ié - cái ngà.
    Ngừơi ta chỉ trao danh thiếp trong lần gặp đầu tiên, nhưng ngừơi Nhật quen thói này đến mức, mỗi khi gặp nhau, họ trao danh thiếp một cách máy móc, mỗi khi họ thay đổi số điện thoại, chức vụ.... Sau khi chấm dứt một ngày, tôi đã có lúc nhận đựơc tỏn gtúi xách của mình, gần hai chục danh thiếp, có khi hơn thế. Có lúc tôi đã không còn nhớ nổi diện mạo ngừơi đã trao danh thiếp cho mình. Sau hơn một năm, không biết cất chúng đi đâu, tôi tổ chức một buổi lễ, đem đốt chúng đi, để hương hồn chúng được yên nghỉ.
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này