1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều thú vị về sao chổi !

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VU_XUAN_HA, 21/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Những điều thú vị về sao chổi !

    Theo định nghĩa hiện nay, sao chổi là những khối băng và bụi bắt nguồn ở vùng ngoài của Thái dương hệ. Khi tới gần mặt trời, chúng bốc hơi và ''mọc'' ra một chiếc đuôi sáng. Đuôi sao chổi có thể dài tới 10 triệu km. Nó có thể để lại đằng sau các vệt khí trải dài hàng trăm triệu kilomet.

    Sao chổi là những mẩu còn sót lại của vật liệu đã tạo nên trái đất, mặt trăng và các hành tinh cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Một số sao chổi có hai đuôi - một đuôi bằng khí và một đuôi nữa ở bên trong bằng bụi. Sao chổi cũng có thể chứa các amino acid, một trong những thành phần kiến tạo sự sống. Do vậy, một số nhà khoa học cho rằng sự va chạm của sao chổi có lẽ đã đã mang thành phần đầu tiên của sự sống tới trái đất.

    Trong thời cổ đại, con người cho rằng một sao chổi xuất hiện trên bầu trời đêm báo hiệu rằng thảm hoạ đang tới. Thậm chí từ ''thảm hoạ'' phái sinh từ chữ astre trong tiếng La tinh, nghĩa là ''ngôi sao''. Sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi được đặt tên theo nhà thiên văn học Edmund Halley. Ông dự đoán chuyến thăm của sao chổi này vào năm 1758. Vào năm 2061, con người trên trái đất sẽ lại có cơ hội nhìn thấy sao chổi Halley.

    Ngôi nhà của sao chổi

    Sao chổi bắt nguồn từ 2 vùng, Vành đai Kuiper và Đám mây Oort. Vành đai Kuiper gồm những thiên thể đóng băng trải dài từ Hải Vương tinh ra phía ngoài tới tận Diêm Vương tinh. Sao chổi trong vùng này được gọi là ''những sao chổi thời kỳ ngắn'' do thời gian tương đối ngắn mà chúng cần để di chuyển theo quỹ đạo quanh mặt trời. Một số nhà thiên văn cho rằng Diêm Vương tinh thực sự là một thành viên của Vành đai Kuiper, nên xếp loại Diêm Vương tinh là một sao chổi khổng lồ chứ không phải là một hành tinh.

    Đám mây Oort là một vỏ hình cầu bao quanh Thái Dương hệ. Nó chứa khoảng 10 nghìn tỷ sao chổi có khối lượng tổng hợp bằng khối lượng trái đất. Đây là ''ngôi nhà'' chính của các sao chổi, cách mặt trời 9 nghìn tỷ km. Các thiên thể trong vùng này được gọi là ''các sao chổi thời kỳ dài'' bởi chúng cần nhiều thời gian để đi hết một vòng quanh mặt trời.

    Trung bình cứ khoảng 5-6 năm một lần, con người trên trái đất có thể nhìn thấy một sao chổi bằng mắt thường. Những buổi trình diễn ngoạn mục hơn xảy ra khoảng 10 năm một lần. Tuy nhiên, sao chổi để lại đằng sau những bằng chứng khác về sự tồn tại của chúng. Bất cứ khi nào trái đất của chúng ta đi xuyên qua đuôi của một sao chổi, các sao băng bắn khắp bầu trời và người ta gọi những sao băng này là ''mưa sao băng''. Chẳng hạn như mưa sao băng Perseid, xuất hiện trên bầu trời của chúng ta vào tháng 8, là do đuôi của sao chổi Swift-Tuttle gây ra.





    VXH ]
    Iam the wind
    You are the sun
    And one day we'll all be one
  2. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bác,em nhớ là các sao chổi xuất phát từ đám mây oor thì thường là sao chổi có chu kì dài còn các sao chổi xuất phát ở vành đai kuiper thì hầu hết có chu kì ngắn.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Theo em được biết thì sao chổi để lại những trận mưa sao rõ nét nhất là sao chổi Halley. Ngày 19 tháng 5 năm 1910, sao chổi halley đã cắt ngang quỹ đạo Trái Đất đúng lúc Trái Đất đi qua. Đuôi của nó quét qua Trái Đất để lại một trận mưa sao rất lớn. Cho đến ngày nay, những vết tích do đuôi sao chổi Halley để lại trong lần đó vẫn còn trên đường đi của Trái Đất và mỗi lần Trái Đất đi qua thì đều xuất hioện một trận mưa sao.
    RAGNAROK
  4. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0

    Sao chổi - tảng băng trôi của vũ trụ
    Người ta cho rằng sao chổi là những mẩu còn sót lại của vật liệu đã tạo nên trái đất, mặt trăng và các hành tinh cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Kể từ đó, vật chất trên trái đất và 8 hành tinh còn lại đã bị biến đổi bởi các quá trình sinh học và hoá học. Tuy nhiên, vật chất vẫn giữ được dạng sơ khai của nó trong một số tiểu hành tinh và sao chổi.
    Theo định nghĩa hiện nay, sao chổi là những khối nước, đá và bụi đóng băng - một loại núi băng trôi của vũ trụ, bắt nguồn ở vùng ngoài của Thái dương hệ.
    Cấu trúc sao chổi
    Khi sao chổi tiến gần mặt trời và hoạt động, chúng có nhiều bộ phận. Trung tâm của sao chổi là hạt nhân của nó, có đường kính vài kilomet. Hạt nhân được tạo nên chủ yếu từ băng, quanh băng là một lớp vỏ tối chưa rõ thành phần. Quanh hạt nhân là một đám mây dày đặc gồm nước, CO2 và các loại khí khác toả ra từ hạt nhân (khí thoát). Thành phần dễ phân biệt nhất của sao chổi là đuôi của nó - một vệt gồm các hạt bụi nhỏ bé bị khí thoát đẩy khỏi nhân.
    Sao chổi bốc hơi khi tiến gần mặt trời và ''mọc'' ra một chiếc đuôi sáng. Đuôi sao chổi có thể dài tới 10 triệu km. Nó có thể để lại đằng sau các vệt khí trải dài hàng trăm triệu kilomet. Một số sao chổi có hai đuôi - một đuôi bằng khí và một đuôi nữa ở bên trong bằng bụi. Sao chổi cũng có thể chứa các amino acid, một trong những thành phần kiến tạo sự sống. Do vậy, một số nhà khoa học cho rằng sự va chạm của sao chổi có lẽ đã đã mang thành phần đầu tiên của sự sống tới trái đất.
    Sao chổi trở nên sáng nhất khi gần mặt trời. Sở dĩ con người trên trái đất có thể nhìn thấy chúng là vì 2 lý do. Bụi tuôn ra phía sau hạt nhân của sao chổi phản xạ ánh mặt trời và các loại khí nhất định, được mặt trời kích hoạt, cũng phát sáng.
    VXH ]
    Iam the wind
    You are the sun
    And one day we'll all be one
  5. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại nghiên cứu sao chổi?
    Phóng một phi thuyền để nghiên cứu chúng sẽ giúp con người biết được nguồn gốc hệ mặt trời và trái đất.
    Trong thời cổ đại, con người cho rằng một sao chổi xuất hiện trên bầu trời đêm báo hiệu rằng thảm hoạ đang tới. Thậm chí từ ''disaster'' (thảm hoạ) phái sinh từ chữ astre trong tiếng La tinh, nghĩa là ''star'' (ngôi sao). Sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi được đặt tên theo nhà thiên văn học Edmund Halley. Ông dự đoán chuyến thăm của sao chổi này vào năm 1758. Vào năm 2061, con người trên trái đất sẽ lại có cơ hội nhìn thấy sao chổi Halley.
    Tại Trung Quốc, các văn tự cổ ghi chép về sao chổi Halley có từ năm 240 trước C.N. Tấm thảm thêu Bayeux, kỷ niệm Cuộc chinh phục nước Anh của người Norman vào năm 1066, môt tả sự xuất hiện của một sao chổi giống Halley.
    Sao chổi được đặt tên theo những người phát hiện ra chúng. Ví dụ, Wirtanen được đặt tên theo Carl Wirtanen thuộc Đài thiên văn Lick ở California. Ông tình cờ phát hiện ra nó vào ngày 15/1/1948 trong khi kiểm tra các tấm ảnh. Nhiều sao chổi do các nhà thiên văn nghiệp dư phát hiện. Sao chổi Ikeya-Zhang, được đặt tên theo hai người yêu thích tìm kiếm sao chổi ở Nhật Bản và Trung Quốc. Người ta thoáng nhìn thấy nó vào tháng 3 sau khi nó trở về vùng phía trong của Thái dương hệ lần đầu tiên sau 341 năm.
    VXH
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  6. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0

    Những bức ảnh rõ nét, đẹp và chi tiết nhất về một tâm sao chổi xưa nay, do tàu không gian Deep Space 1 (DS1) phát đi, đã về tới trái đất. Các nhà thiên văn cho hay, chân dung của "trái tim" sao chổi rộng 10 km này sẽ cách mạng hoá hiểu biết của chúng ta về những thiên thể đá băng lang thang trong vũ trụ.
    Khuya hôm thứ bảy (22/9), tàu DS1 bay cách tâm sao chổi chỉ có 2.200 km, chụp và gửi về trái đất 32 bức ảnh đen trắng. Cho tới hôm qua (25/9), những hình ảnh đầu tiên mới về tới trung tâm chỉ huy của NASA. Ngoài chụp ảnh, DS1 còn kiêm thêm việc ghi nhận các thông số về khí và sóng hồng ngoại xung quanh sao chổi, những tương tác của các chùm khí này với gió mặt trời (đã tạo nên chiếc đuôi bụi dài đặc trưng của nó).
    ?oCác bức ảnh này thậm chí còn tốt hơn cả những hình ảnh ấn tượng về sao chổi Halley, do tàu không gian Giotto của châu Âu chụp được năm 1986", Tiến sĩ Marc Rayman, Giám đốc dự án, cho hay. Chúng đã làm các nhà khoa học phải ngạc nhiên khi thể hiện khá đầy đủ về cấu trúc phức tạp trong tâm Borrelly.
    Trên ảnh, người ta thấy rõ những địa hình gồ ghề, các bình nguyên bằng phẳng, các đứt gãy sâu và cả những loại vật liệu sẫm màu nằm rải rác trên bề mặt. Theo những gì quan sát được, các nhà nghiên cứu phỏng đoán không lâu nữa, sao chổi có thể tách làm đôi. Hiện nay, một đứt gãy sâu đang vắt ngang phần đầu của lõi chổi hình chuỳ đó.
    Sứ mệnh thử nghiệm công nghệ mới của DS1đã chấm dứt từ hai năm trước đây. Nay, sau những nỗ lực "ngoài khấu hao", con tàu này sẽ thực sự dừng hoạt động vào tháng 11 tới, khi dùng hết nhiên liệu dự trữ

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  7. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Sao chổi Neat trở về sau 37.000 năm
    Một sao chổi được các nhà thiên văn phát hiện gần đây đang tiến dần tới vị trí gần mặt trời nhất. Dường như nó sẽ bị một luồng khí siêu nóng từ mặt trời tấn công.
    Trong vài tuần qua, nó bay lượn trong bầu trời đêm song con nguời không thể nhìn thấy nếu không có sự trợ giúp của kính thiên văn. Sao chổi Neat được đặt tên chính thức là C/2002 V1, là sao chổi mới đối với các nhà thiên văn. Tính toán cho thấy nó đã từng đi qua vùng phía trong của Thái dương hệ một lần song lần đó xảy ra cách đây 37.000 năm. Sao chổi này không bình thường ở chỗ nó rất lớn và cực sáng. Trên thực tế nó là sao chổi sáng nhất mà một trong những công cụ của Soho quan sát được
    Các nhà khoa học đang nghiên cứu sự tương tác của nó với gió mặt trời - các hạt nóng, nhiễm điện, tuôn ra từ mặt trời. Họ hy vọng Neat có thể tiết lộ những thông tin mới về thành phần của các sao chổi. Thái dương hệ gồm mặt trời, 9 hành tinh, trên 100 vệ tinh của các hành tinh và một số lớn thiên thể nhỏ (sao chổi và tiểu hành tinh). Vùng trong của Thái dương hệ gồm mặt trời, Thuỷ tinh, Kim tinh, trái đất và Hoả tinh (xếp theo thứ tự gần mặt trời). Các hành tinh thuộc vùng ngoài Thái dương hệ là Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh và Diêm Vương tinh.
    VXH
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  8. Delta

    Delta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    Sao chổi sáng nhất thế kỷ : Kaoru-Zhang . Đây là sao chổi sáng nhất được phát hiện trong thế kỷ này. Nhiều chuyên gia cho biết phải mất 367 năm để sao chổi Kaoru- Zhang "đi du lịch" xung quanh mặt trời tức là chúng ta phải đợi bằng này thời gian để gặp lại nó từ trái đất. Trên bầu trời tối thứ Hai thăm thẳm và quang đãng, các nhà thiên văn học nhìn thấy sao chổi khi nó xuất hiện ở gần sao Song ngư trên bầu trời phía đông bắc. Ngoài ra, sao chổi này sẽ lại bay gần trái đất một lần nữa vào cuối tháng 4 và sẽ cho các nhà thiên văn học cơ hội khác để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy thoáng qua của nó.
  9. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Mới đây các nhà khoa học Châu Âu dự đinh phóng phi thuyền Rosetta thăm dò sao chổi Wirtanen vào ngày 12/1/2003 nhưng vấn đề này sắp thành hiện thực bị hoàn lại do bị trục trặc ,nhưng phi thuyền này sẽ được phóng trở lại trong một thời gian tới khi các nhà khoa học khắc phục được hỏng hóc .
    Em sẽ post lên dự định của các nhà khoa học cho các bác biết :
    Phi thuyền của ESA sẽ bay quanh trái đất 2 lần và Hoả tinh 1 lần nhằm thu thập năng lượng để đuổi theo Wirtanen. Nó sẽ bắt kịp Wirtanen ở vùng không gian sâu, tối trong Thái dương hệ. Tại đây nó sẽ thử thả một robot lên sao chổi này.
    Sau đó, nó sẽ tiếp tục đi theo sao chổi khi sao chổi bay hướng tới mặt trời với tốc độ lên tới 135.000km/h, nghiên cứu các vệt bụi và khí ở đằng sau. Giáo sư David Southwood, Giám đốc khoa học tại ESA cho biết: ''Chúng tôi tin rằng sao chổi là những khối kiến tạo nên Thái dương hệ. Vì vậy, phóng một phi thuyền để nghiên cứu chúng sẽ giúp con người biết được nguồn gốc hệ mặt trời và trái đất''.Cuộc phiêu lưu dàiHành trình tới sao chổi Wirtanen là chuyến đi xa nhất đối với một phi thuyền sử dụng năng lượng mặt trời. Carl Wirtanen thuộc Đài thiên văn Lick ở California đã khám phá ra sao chổi này vào năm 1948. Wirtanen thuộc một nhóm sao chổi mà đường đi của chúng bị ảnh hưởng bởi Mộc tinh - hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ.Phi thuyền Rosetta được đặt theo tên của phiến đá nổi tiếng Rosetta do một người lính Pháp phát hiện vào năm 1799. Trên đó có khắc chữ Hy Lạp và Ai Cập. Việc khám phá ra phiến đá bazan này, được viết vào đầu thế kỷ thứ hai trước CN, đã giúp giới khoa học mở được những bí mật của chữ viết Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học hy vọng phi thuyền Rosetta cũng sẽ giúp họ hiểu được lịch sử cổ đại của Thái dương hệ và các hành tinh.
    Sao chổi là những mẩu còn sót lại của vật liệu đã tạo nên trái đất, mặt trăng và các hành tinh cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Các phi thuyền trước đây thỉnh thoảng cũng gặp sao chổi song bay qua những thiên thể này rất nhanh trong vòng vài giờ và chỉ có thể nhìn lướt qua cấu tạo của chúng. Điểm khác biệt lớn của Rosetta là nó sẽ đi theo sao chổi khi sao chổi di chuyển hướng tới mặt trời từ những vùng lạnh nhất của Thái dương hệ.
    Rosetta sẽ gặp sao chổi Wirtanen vào khoảng tháng 11/2011 tại vị trí xa nhất của sao chổi so với mặt trời. Nó sẽ thả một robot vào trung tâm của sao chổi và rượt đuổi sao chổi khi nó hướng tới mặt trời. Sau đó Rosetta sẽ bay theo quỹ đạo quanh sao chổi và quan sát bề mặt của nó trong thời gian 1 năm trong khi sao chổi này tiến gần hơn tới mặt trời.
    Các thiết bị trên boong của phi thuyền sẽ nghiên cứu bụi và khí quanh sao chổi và đuôi của nó. Chúng sẽ xác định thành phần hoá học của các loại khí toả ra khi băng bốc hơi và chụp ảnh trung tâm của sao chổi khi nó tan chảy. Kính viễn vọng không thể nhìn thấy các phân tử bay ra từ trung tâm sao chổi. Rosetta có thể làm được điều đó.Hạ cánh nguy hiểmPhần thú vị nhất của dự án này sẽ là nỗ lực thả robot thăm dò xuống trung tâm của sao chổi Wirtanen. Người ta hy vọng Rosetta sẽ có thể tới vị trí cách sao chổi 1km trước khi thả ''con''của nó. Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp, robot sẽ chụp những bức ảnh cận cảnh về sao chổi và một kính viễn vọng sẽ quan sát chi tiết bề mặt.
    Tiến sĩ Jones thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết do trung tâm của sao chổi Wirtanen quá nhỏ nên lực hấp dẫn cực yếu. Nó sẽ giống việc ghép nối hơn là hạ cách. Trước kia, phi thuyền Near của NASA cũng đã hạ cánh tương tự xuống tiểu hành tinh Eros. Tuy nhiên, Eros lớn hơn nhiều nên lực hấp dẫn cũng lớn hơn. Ngoài ra, không có nhà khoa học nào biết vùng trung tâm của sao chổi mềm đầy tuyết mịn hay toàn băng cứng. Cuối cùng thì giới khoa học cũng sẽ biết được sự thật sau một thập kỷ nữa.
    Hi vọng việc phóng phi thuyền Rosetta thăm dò sao chổi Wirtanen sẽ trở thành hiện thực ,để chúng ta có thể biết thêm về sao chổi đầy huyền bí và là ngành khoa học đầy mới mẻ này.
    VXH
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  10. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Theo tin tức mới nhận được thì Đã có mục tiêu mới cho phi thuyền Rosetta
    Phi thuyền Rosetta sẽ bay hướng tới sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào tháng 2/2004. Nó sẽ rượt đuổi với tốc độ chóng mặt và sau đó thả một robot thăm dò xuống bề mặt của thiên thể này.
    Kế hoạch phóng Rosetta vào tháng 1 năm nay tới sao chổi Wirtanen đã bị huỷ bỏ khi có những lo ngại về độ an toàn của tên lửa mang nó rời trái đất. Các tên lửa Ariane 5 hiện nay phải nằm bắt động kể từ vụ nổ của tên lửa Ariane 5-ESCA hồi cuối năm ngoái.
    Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ biết tương đối ít về sao chổi Churyumov-Gerasimenko và hiện đang bận rộn nghiên cứu thiên thể này để biết nhiều hơn về kích cỡ, hình dạng và hành vi của nó. Sự lựa chọn sao chổi Churyumov-Gerasimenko sẽ được Uỷ ban chính sách khoa học của Cơ quan vũ trụ châu Âu khẳng định trong vòng 2 tháng tới.
    Nếu có bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với Rosetta, sự điều chỉnh đó sẽ phải là nhỏ. Không có đủ thời gian từ bây giờ tới năm 2004 để tiến hành sửa đổi lớn đối với phi thuyền trên. Tiến sĩ Chris Lee, một người tham gia chế tạo Rosetta, cho biết: ''Thật là tuyệt với khi có một mục tiêu mới''.
    Giống như kế hoạch đầu tiên đã bị huỷ bỏ, Rosetta sẽ bay tới Hoả tinh và trở lại nhằm lấy năng lượng để có thể bắt kịp sao chổi gần Mộc tinh vào năm 2014. Sau đó, phi thuyền sẽ rượt theo thiên thể này khi nó hướng tới mặt trời. Kích cỡ lớn hơn của sao chổi Churyumov-Gerwill sẽ đặt ra một số vấn đề đối với robot thám hiểm.
    Các nhà nghiên cứu lo ngại lực hấp dẫn của Churyumov-Gerasimenko sẽ hút robot thám hiểm với tốc độ lớn hơn nhiều. Hiện họ đang nghiên cứu khả năng thiết kế lại chân của robot để giảm bớt tác động đó. Giới khoa học phải mất hơn 10 năm để nghiên cứu và chế tạo Rosetta. Quyết định hoãn phóng nó vào tháng 1 vừa qua là một đòn giáng mạnh vào các nhà nghiên cứu.
    VXH
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.

Chia sẻ trang này