1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều thú vị về sao chổi !

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VU_XUAN_HA, 21/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này được đưa lên để tưởng nhớ anh Vũ Xuân Hà. Mọi người cũng hãy coi như chúng ta sẽ cùng bàn luận về một vấn đề cũ nhưng hấp dẫn, cứ post bài như bình thường nhé!
  2. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này xin được gửi để tưởng nhớ tới anh:
    Trên bầu trời đêm đen thẫm đột nhiên vút ngang một vị khách lạ hiếm hoi, chói sáng và có hình dạng kỳ dị: đầu nhọn, đuôi to trông giống như chiếc chổi quét nhà. Người ta quen gọi đó là sao chổi
    Thật ra mà nói, sao chổi không thể gọi là sao vì nó chỉ là một khối lớn khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ.
    Những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong sao chổi còn có các nguyên tử ôxy, natri; các nhóm phân tử cacbonic, xyanogen (CN)2, amoniac (NH3), các hợp chất nitril, xyanua, v.v..; các ion C2+, N2+, CN2+, CO+, CO2+? Nhưng chúng ta không thể không coi sao chổi cũng là một loại thiên thể.
    Khách ?oquen? hay chỉ là ?oqua đường?
    Phần lớn các sao chổi đều quay quanh mặt trời theo các quỹ đạo hình elip dẹt, người ta gọi chúng là loại sao chổi chu kỳ. Cứ cách một thời gian nhất định chúng lại vận hành tới quỹ đạo tương đối gần mặt trời và trái đất nên chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng.
    Chu kỳ quay quanh mặt trời của các sao chổi rất khác nhau. Sao chổi Encke có chu kỳ ngắn nhất là 3,3 năm, tức là cứ cách 3,3 năm ta lại nhìn thấy nó một lần. Từ năm 1786, phát hiện ra sao chổi Encke đến nay, nó đã xuất hiện 50 lần. Có những sao chổi có chu kỳ quay dài hơn. Mấy chục, thậm chí mấy trăm năm mới nhìn thấy chúng một lần. Có những sao chổi có chu kỳ quay dài tới mấy vạn năm, thậm chí lâu hơn nữa. Những sao chổi đó giống như ?okhách qua đường? xuất hiện một lần rồi không biết đến chân trời góc biển nào nữa. Sao chổi sáng rực Hyakutate, được nhìn thấy từ trái đất năm 1996, có chu kỳ ước khoảng 10.000 năm.
    Tên ?ochổi? từ đây
    Những sao chổi điển hình đều chia làm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn khá đậm đặc, ánh sáng toả ra xung quanh như những dải mây gọi là sợi chổi. Lõi chổi kết hợp với sợi chổi thành đầu chổi. Chiếc đuôi dài sáng rực phía sau gọi là đuôi chổi, có khi mở rộng hàng triệu km trong vũ trụ. Đuôi chổi không phải có ngay từ khi mới hình thành sao chổi mà chỉ khi sao chổi bay tới gần mặt trời và các phân tử của nó bị những cơn gió mặt trời thổi bạt ra xa, bởi thế đuôi sao chổi thường kéo dài về phía đối diện với mặt trời.
    Một sao chổi xung quanh đầu còn có lớp mây hydro đường kính tới gần 10 triệu km. Ở trái đất, chúng ta không nhìn thấy khối mây đó, mà phải dùng vệ tinh nhân tạo bay ra khỏi tầng khí quyển trái đất mới quan sát được.
    Muôn hình muôn vẻ
    Không phải các sao chổi đều có hình dạng giống nhau. Năm 1744, người ta phát hiện ra sao chổi De Cheseaux có tới 6 đuôi tạo thành một góc rộng 44 độ giống như chiếc quạt giấy lớn trên bầu trời. Năm 1812, Đài Thiên văn Marseille ở Pháp phát hiện ra một sao chổi lạ, thoạt đầu là một khối mây lớn, sau đó toả sáng nhấp nháy và cuối cùng lại biến thành một khối mây ở giữa có một khối tròn sáng mờ toả ra bốn phía. Đầu tháng 3 năm 1976 ở vùng đông bắc Trung Quốc xuất hiện một sao chổi lạ có đuôi xoè rộng như đuôi chim công trắng, dân chúng từ đảo Hải Nam tới tỉnh Hắc Long Giang đều nhìn thấy.
    ?oTo xác nhưng rỗng ruột?
    Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời có thể so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Ví như sao chổi Halley nổi tiếng có đường kính vùng sợi chổi dài tới 570.000 km. Sao chổi lớn nhất mà loài người ghi nhận được có đường kính vùng sợi chổi dài tới 18,5 triệu km và đuôi sao chổi đó dài tới mấy trăm triệu km.
    Nhưng sao chổi chỉ là những khối khí loãng. Nếu ép thể khí của sao chổi bằng mật độ khí quyển trên trái đất thì 8.000 mét khối thể khí trên đó vẫn chưa bằng mật độ 1 m khối khí quyển trên trái đất. Nếu tiếp tục ép thể khí trên sao chổi thành chất rắn như vỏ trái đất thì một sao chổi khổng lồ e rằng không lớn hơn một quả đồi trên hành tinh chúng ta.
    Trong vũ trụ bao la có rất nhiều sao chổi nhưng tuyệt đại đa số đều có kích thước nhỏ. Chỉ có vài ba sao chổi lớn. Thời gian tồn tại của sao chổi trong vũ trụ không lâu bền như các sao khác. Mỗi lần bay tới mặt trời, sao chổi lại bị tổn hao khá nhiều, cứ vậy dần dần sao chổi sẽ tan vỡ thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ phân tán trong khoảng không mênh mông.
    Được duatrehayngugat sửa chữa / chuyển vào 15:34 ngày 01/08/2004
  3. gemini_star

    gemini_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    SAO CHỔI MANG ĐẾN ĐIỀM GỞ ?
    Thời xa xưa, khi con người còn chưa hiểu gì về sao chổi, chỉ thấy sao chổi có hình dạng lạ lùng, đường di chuyễn lại kỳ bí, nên nhiều người cho rằng sao chổi xuất hiện chính là điềm gở được báo trước.
    Vào năm 1910, khi nghe các nhà thiên văn báo trước sao chổi Halley sắp va chạm Trái Đất, nhiều người đã sợ hãi kinh hoàng, vì cho rằng ngày tận thế sắp đến gần.
    Vào đúng ngày 18-5, quả thực sao chổI Halley đã xuất hiện, hơn thế nữa, chiếc đuôi dài hàng trăm triệu km của nó đã va vào Trái Đất, nhưng thật kỳ lạ, mặt đất hầu như chẳng bị thiệt hại gì cả, về sau mọI người mới hiểu ra, đuôi của Halley thực ra chỉ là một khối khí thế thôi.
    Sao chổi là thành viên của Thái Dương Hệ, thường xuất hiện trên bầu trờicủa Trái Đất, nhưng vì chúng thường không phát sáng, nên chúng ta không thể phát hiện ra được. Do vậy, khi được chứng kiến sao chổI bạn không nên cho đó là điềm gở mà hãy coi đó là một điều may mắn không dễ có được
  4. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    năm nay chúng ta co khá nhiều dịp quan sát sao băng, các bạn có biết không sao băng chính là thời kỳ cuối của 1 ngôi sao chổi đấy, điển hình là 3 đọt sao băng tương đối lớn dó là Perseids, ORIONIDS, và cuối cùng là Leonids.
    Thường thì các ngôi sao chổi khi đến giai đoạn cuối hoặc là trên đường đi nó va chạm với các thiên thạch thì nó sẽ phân rã ( vỡ tan ) ra và hình thành vô số các ngôi sao băng ( các thiên thạch băng ) các ngôi sao băng này sẽ vẫn đi theo chu kỳ cũ của ngôi sao chôi vùa bị nổ tung trước đó và khi nó đi qua Trái đất thì nó se hình thành lên 1 trận mưa sao băng tuyệt đẹp, đó chính là điều kỳ diệu mà vũ trụ mang lại cho chung ta, thật là hạnh phúc và may mắn khi được chứng kiến giây phút tuyệt vời đó...
  5. TH307

    TH307 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Mình không rõ lắm về sao chổi nhưng cứ nghĩ chừng vài chục đến vài trăm vài ngàn năm mới thấy 1 ngôi sao quay hết 1 chu kỳ là lại thấy tiếc. Con người sống trong ngoài 100 tuổi thì làm sao có thể thấy được hết "những người khách qua đường" của vũ trụ nhỉ ?
  6. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    bạn đang nói về các Ngôi sao hay là nói về các Sao chổi, nếu bạn nói về các ngôi Sao thì cuộc đời của con người quả thực là ngắn thật , nhưng mà với các sao chổi thì không fải như vậy đâu.
    Kepple đã từng nói rằng : " sao chổi trên trời thực ra cũng nhiều như cá dưới nước nhưng mà mắt ta chỉ nhìn thấy được những sao chổi nào đi gần đến Trái Đất mà thôi " ===>nhiều sao chổi ===> nhiều loại sao chổi ===> với những sao chổi chu kỳ ngắn ( sao chổi tuần hoàn ) thì cuộc đời con người cũng không đến nỗi nào đâu .
    sao chổi chu kỳ ngắn ( quỹ đạo hoạt động là dạng elip gần tròn, elip nhỏ. Nhưng mà vẫn dẹt hơn nhiều so với quỹ đạo của các hành tinh là những sao chổi có chu kỳ quay dưới 200 năm ( VD : halley ( 75 năm ) encke ( 3 năm 1/3 ) biela ( 7 năm ) .......
    trong số những sao chổi tuần hoàn thì sao chổi Encke là 1 sao chổi rất đặc biệt, đây là 1 sao chổi có chu kỳ quay cực kỳ ngắn ( 3 năm 1/3 ) nó ngày càng đi nhanh dần, cú 1 vòng chuyển động thì nó đi nhanh hơn 3h, như vậy quỹ đạo của nó ngày càng bị thu hẹp lại. Các nhà khoa học đã nói rằng : "nếu Encke không thay đổi kiểu di chuyển này thì đến 1 ngày nào đó no sẽ bị Mặt trời nuốt chửng ( quỹ đạo bị thu hẹp ==> sẽ bị rơi vào Mạt trời ( do bị anh hưởng bởi hấp dẫn của Mặt trời )
    Nguyên nhân của sự việc trên thì tui vẫn chưa được rõ, có ai biết không nhỉ, ai biết thì chỉ cho tui với............
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ở đây không biết các bác nào đã thấy sao chổi chưa
    Tớ thì sống đến từng tuổi này đã trông thấy 3 cái sao chổi.
    -1986 sao chổi Halley chỉ nhớ là buổi sáng bố đánh thức dậy để coi sao chổi, mắt nhắm mắt mở với lại còn nhỏ quá nên giờ cũng chẳng nhớ lắm.
    -1997 lớp 11 sao chổi 2 đuôi Haley-Bobb tuyệt đẹp chẳng thể nào quên đuợc.
    -2001 năm 2 đại học. Sao chổi ??? (quên mất) cũng quá tuyệt.
    Hì hì tính ra đời mình cho tới giờ cộng với quan sát được mấy trận mưa sao băng nữa cũng chẳng phí!!!
    Sao chổi Halley
    Sao chổi Haley-Bobb
  8. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng vậy từ bé đến giờ tui cũng đã có vinh dự được nhìn thấy Sao chổi tất cả là ...... 1 lần, đó chính là năm 1997, tháng 4 năm 1997, sao chổi haley-bobb, trên bầu trời phía Tây Bắc. Quá tuyệt vời, quá đẹp.
    Năm 2001 cũng có sao chổi nữa à, sao mình không biết nhỉ, chắc là có lẽ tại .... bận học quá
  9. lovestars

    lovestars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Ah ! em cũng thấy sao chổi rồi hồi em học lớp 1, theo mấy anh chị nói chắc là sao chổi Haley-Bobb. Công nhận nó đẹp nghê
  10. lovestars

    lovestars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    em xin góp một số lượm lặt của mình về sao chổi:
    Sao chổi là các thiên thể nhỏ bằng băng và bụi chuyển động trên những quỹ đạo thuôn dài, khi đến gần Mặt trời thì hình thành đuôi sáng. Một số sao chổi sáng khi xuất hiện trên bầu trời đêm sẽ gây ấn tượng sâu sắc đối với người quan sát nó. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc quan sát bầu trời cũng như sao chổi bị ánh sáng của đèn đường ánh sáng từ các thành phố lớn làm hạn chế rất nhiều. Thời xưa, sự xuất hiện của một sao chổi bị coi là điềm báo của của một điềm gở. Nó đến mang theo bệnh tật, mất mùa, chiến tranh. Giáo hoàng Pole Calixtus III đã rút phép thông công của sao chổi Halley khi nó xuất hiện trên bầu trời vào năm 1456 trùng vào thời gian này, một cuộc chiến tranh lớn đã nổ ra do người Thổ Nhĩ Kỳ gây nên ở Đông Nam châu Âu.
    Có ba loại sao chổi:
    Sao chổi có chu kì ngắn: là sao chổi có chu kì chuyển động quanh Mặt trời với chu kì dưới 30 năm như sao chổi Biela có chu kì 6,6 năm. Có khoảng 100 sao chổi loại này.
    Sao chổi có chu kì trung bình: là sao chổi có chu kì trên 30 năm đến hàng thế kỉ như sao chổi Ikeya Seki xuất hiện năm 1965 và sẽ thấy lại vào năm 2845.
    Sao chổi có chu kì dài: là những sao chổi khó có thể dự đoán được đường đi của chúng hoặc chỉ nhìn thấy chúng có 1 lần. Các sao chổi loại này chiếm đến 50% số sao chổi và đều xuất phát từ đám mây Oort.
    Cấu tạo của sao chổi
    Sao chổi gồm hai phần chính: đầu sao chổi và đuôi.
    Đầu sao chổi bao gồm: nhân sao chổi và phần khí và bụi bao xung quanh nhân gọi là coma. Nhân sao chổi có khối lượng rất bé, chỉ dưới một phần triệu khối lượng Trái đất và kích thước từ vài km đến vài chục km. Coma thường có kích thước 50.000 đến vài trăm ngàn km, tối thiểu là 15.000 km. Những sao chổi lớn, coma có thể có kích thước lên tới 1,8 triệu km. Các thiết bị quan sát quang phổ đã xác định vật chất ở nhân sao gồm các hợp chất của Hidro và nito, băng nước, amoniac, metan, oxit cacbon.
    Đuôi sao chổi là phần có kích thước lớn nhất gồm bụi, khí CO­2, CO, hơi nước và chỉ xuất hiện khi sao chổi đến gần Mặt trời khoảng 100 triệu km. Khi tiến đến gần Mặt trời, nhân sao chổi bị đốt nóng dần lên, băng thăng hoa, những luồng khí lạnh thoát mạnh ra bên ngoài tạo thành một lớp mây sáng. Lớp khí chứa hơi nước này phản chiếu mạnh ánh sáng Mặt trời nên sáng lên. Áp lực của gió Mặt trời thổi mạnh về phía sao chổi, đẩy phần khí và bụi ra phía sau tạo thành đuôi của sao chổi. Khi càng đến gần Mặt trời thì đuôi của sao chổi càng dài và hướng về hướng đối lại Mặt trời. khi đi xa Mặt trời, đuôi sao chổi ngắn dần cho đến khi không còn áp lực và sức nóng nữa thì đuôi sẽ mất đi, lúc đó sao chổi chỉ còn trơ trọi lại một cái nhân nhỏ bé tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo của nó. Kích thước của đuôi sao chổi dài hàng triệu km. Tuy có kích thước lớn như vậy nhưng mật độ vật chất của nó lại rất loãng, trong 1 cm3 khí chỉ chứa vài ngàn nguyên tử và phân tử khí nên nó gần như trong suốt.
    Vận tốc của sao chổi nói chung biến đổi từ hơn 1000 km/h ở khoảng không ngoài xa Mặt trời cho tới 2 triệu km/h khi tới gần Mặt trời. Vật chất của đuôi sao chổi là vật chất của nhân sao chổi thăng hoa nên nó khiến cho nhân sao chổi bị hao mòn, mất dần khối lượng sau mỗi lần đi qua gần Mặt trời. Chính vì vậy mà khi một sao chổi xuất hiện lại, ta thấy độ sáng của nó giảm bớt đi và đuôi cũng ngắn dần và đến một lúc nào đó không còn trông thấy nữa.
    Nguồn gốc của sao chổi
    Các nhà thiên văn học cho rằng hầu hết các sao chổi đến từ đám mây Oort. Đám mây này được đặt theo tên của Jan Oort - một nhà thiên văn học người Hà Lan - người đã phát hiện ra nó. Đám mây Oort là một đám mây lớn hình cầu bao bọc xung quanh hệ mặt trời, cách Mặt trời khoảng 40.0000 đến 100.000 AU. Đám mây này chứa hàng tỉ tỉ các vật thể băng - ứng cử viên để trở thành sao chổi. Một số sao chổi khác lại có nguồn gốc từ vành đai Kuiper nằm bên ngoài quỹ đạo của sao Hải vương. Vành đai Kuiper có phần ngoài tiếp giáp với phần trong cùng của đám mây Oort.
    Khi các vật thể băng này quay trong đám mây Oort hoặc vành đai Kuiper, nó sẽ chịu lực hấp dẫn của Mặt trời và các hành tinh khác của hệ mặt trời. Một số vật thể bị thay đổi quỹ đạo và chuyển động vào trong hệ mặt trời theo quỹ đạo hình elip khá dẹt hoặc hình hyperbol và khi tiến đến gần Mặt trời thì nó xuất hiện đuôi và sáng lên, chúng ta có thể quan sát được. Khi nó ra xa Mặt trời thì nhiệt độ môi trường xung quanh rất thấp, chỉ khoảng 3K nên nó bị đóng băng lại và chỉ còn nhân của sao chổi, chúng ta khó mà có thể thấy được.
    Một số sao chổi nổi tiếng:
    Sao chổi có chu kì ngắn nhất: được biết là sao chổi Encke, chu kì 3,3 năm, cách Mặt trời gần nhất 51 triệu km, xa nhất 615 triệu km.
    Sao chổi nổi tiếng nhất, được quan sát nhiều lần nhất và vào loại sáng nhất: sao chổi Halley. được ghi nhận đã xuất hiện vào năm 467 trước công nguyên ở Trung Quốc. Lần đầu tiên (1682) được Halley tính chu kì và tiên đoán sự xuất hiện trở lại của nó vào năm 1758. Chu kì quỹ đạo 75-76 năm.
    Sao chổi Donati 1858: sao chổi đẹp nhất trong mấy thể kỉ gần đây, có chu kỳ kkhoảng 2000 năm.
    sao chổi Hale-bopp 1997: sao chổi sáng nhất thể kỉ 20
    sao chổi shoemaker-levy 9: Năm 1992 sao chổi này đi ngang qua cách lớp mây bao phủ sao Mộc 15000km và bị vỡ thành 20 mảnh, rải dài trong khoảng 200.000 km. Nó đã bay quanh sao Mộc với chu kì 2 năm và đâm vào sao Mộc vào tháng 7/1994.
    Sao chổi Swift-Tuttle xuất hiện năm 1862 là nguyên nhân gây ra mưa sao băng Perseid, chu kì 120-130 năm. Có khả năng va vào Trái đất trong lần gặp vào năm 2126.
    Sao chổi Temple-Tuttle gây ra mưa sao băng Leonid, chu kì 33 năm

Chia sẻ trang này