1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những dự đoán và quá trình tìm kiếm dấu hiệu của nước, của sự sống trên Sao Hỏa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi meocondudon, 23/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meocondudon

    meocondudon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Những dự đoán và quá trình tìm kiếm dấu hiệu của nước, của sự sống trên Sao Hỏa

    hie hie em muốn hỏi theo như các nhà khoa học hiện nay đang dần chứng minh được là sao Hỏa trước đây đã từng có sự sống nhưng em vẫn ko rõ lắm về các cái này bác nào có tư liệu cho em xem tham khảo được ko ah
  2. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Các thí nghiệm về sự sống trên sao Hỏa đc tầu thăm dò Viking thực hiện vào khoảng 20 năm về trước ko chứng minh đc là sao Hỏa có sự sống. Tầu thăm dò này hạ cánh trên sao Hỏa, lấy các mẫu đất trên đó thí nghiệm và tìm ra một số hạt hydrocarbon hay cái quái quỉ gì đấy mà các bố ấy quy kết là có thể tồn tại sự sống. Song khi các bố ấy đun nóng nó ở nhiệt độ cao, những tưởng nó chết thì nó lại ko chết cho nên thí nghiệm này ko chứng minh đc điều gì
    Ý kiến thứ hai giải thik về sự sống trên sao Hỏa là một viên đá... ở trên Trái đất. Viên đá đấy tên là gì thì đệ em về xem lại vở zồi báo lại cho bác. Nó đc chứng minh là hình thành từ trên sao Họa nhưng vì một lý do gì đấy mà bay xuống trái đất và họ tìm thấy trên cái viên đá đấy một cái gì đấy hình giun dài cỡ vài chục nanomet và có vẻ rất giống với sự sống. Nhưng theo thầy em thì lập luận này rất ko thuyết phục vì viên thiên thạch đó khi rơi xuống Trái Đất thì bị khí quyển bào mòn đi ko ít, cho nên sự sống đó trên sao Hỏa phải "chui" vào trong lòng viên đá, và nó chưa bị nóng chảy bởi nhiệt độ của viên đá khi lao vào trái đất thì kể cũng lạ.
    Nói chung là có nhiều bằng chứng cho thấy đã từng có nước và khí quyển trên sao Hỏa nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy rõ ràng là đã có sự sống trên bề mặt sao Hỏa. Hơn nữa bây giờ sự sống trên bề mặt sao Hỏa là rất impossible, mỗi năm sao Hỏa có một hiện tượng lạ xẩy ra là CO2 dạng băng đá ở 1 cực "chảy" xuống cực kia, tạo thành một lớp khói bụi khổng lồ che lấp bề mặt sao Hỏa, cho nên sinh vật nào sống đc trên bề mặt sao Hỏa sau vài lần như thế cũng thành giun sống trong lòng đất, mà loài người chưa có thiết bị nào để đào khám phá lòng đất của sao Hỏa.
  3. bluerainbow0311

    bluerainbow0311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước mình cũng có đọc 1 bài báo nói về sao Hoả. Trong đó người ta có đưa ra giả thuyết rằng trên sao Hoả cũng đã từng có một nền văn minh giống nền văn minh của con người nhưng vì 1 lý do nào đó mà nó đã hoàn toàn biến mất, đại loại giống như sự tuyệt chủng của khủng long ý mà. Nhưng dù sao giả thuyết cũng chỉ là giả thuyết thôi, chúng ta đã cố bằng chứng nào đâu?
  4. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    1 là báo lá cải, 2 là bạn nhớ nhầm
    Bằng chứng về sự sống còn chả có thì lấy đâu ra bằng chứng mà ủng hộ cho giả thuyết về nền văn minh.
    Xin đc nói thêm rằng giả thuyết đứng vững nhất hiện nay là trước đây sao Hỏa có nước và khí quyển sau đó lõi sao Hỏa nguội lại làm nó mất đi magnetic field -> mất khí quyển -> nước bị solar wind cuốn đi hết.
  5. bluerainbow0311

    bluerainbow0311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Người ta bảo đấy chỉ là giả thuyết thui mà ah? Vấn đề này thì em ko giỏi lắm, nhưng em nghĩ là chưa tìm thấy bằng chứng về sự sống đâu có nghĩa là ko có? Nhỡ mất hết bằng chứng rùi thì sao ah? Với lại con người cũng chưa khảo sát được lòng đất sao Hỏa mà?
  6. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Thế này bạn ạ, hệ mặt trời hình thành khoảng 4 tỉ năm về trước, và sao Hỏa ko tắt 1 tỉ năm về trước thì nó cũng tắt từ hàng trăm triệu năm về trước, tức là sự sống trên sao Hỏa chỉ có thời gian để tồn tại bằng 1/2 so với sự sống trên trái đất, trong 1 khoảng thời gian sống như thế thì dù có sự sống đi nữa thì cũng ko thể hình thành cái mà bạn gọi là "nền văn minh" đc, cho nên mình mới bảo báo bạn đọc là báo lá cải thôi.
  7. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Nói chung sự sống trên Sao Hoả vẫn là một vấn đề còn phải xem xét, nhưng mình đọc một số tài liệu thì cũng rút được mấy ý chính:
    [​IMG]
    ALH84001 là tên thiên thạch nổi tiếng của Sao Hoả mà nhiều nhà khoa học tin rằng họ tìm thấy bằng chứng của sự sống. Thiên thạch này bắn ra khỏi sao Hoả khoảng 15 triệu năm trước khi một sao chổi lớn đâm vào sao Hỏa. Sau đó viên thiên thạch này lởn vởn trong không gian chán chê rồi đâm vào trái đất.
    [​IMG] Người ta tin là từng tồn tại những sinh vật có kích thước hiển vi, thậm chí lớn hơn khoảng 3.6 tỉ năm trước.
    Lại theo nhóm nhà khoa khoa học khác, nếu từng tồn tại sự sống trên sao Hoả thì nó có thể xảy ra trong 1 tỉ năm đầu đời của nó. Trong 600 triệu năm đầu, sao Hoả có rất nhiều nước, khí hậu thuận lợi. Họ giả thiết vậy căn cứ theo các mẫu đất đá ở đó. 500 triệu năm tiếp đó, núi lửa hoạt động hàng loạt khiến không khí chúa rất nhiều sunfua, chúng gây mưa axit. Nó mất dần bầu khí quyển rồi từ trường cũng yếu đi. Sau đó thì khí hậu trở nên lạnh lẽo khắc nghiệt cho vạn vật.
    Hiện tại, với tình hình của sao hoả hiện nay thì rất khó có sự sống. Loài nào chịu được gió trên sao hoả thì Tuy nhiên vẫn có người tin dưới lớp băng CO2 của sao hoả có tồn tại nước, có nước là có sống. Tuy nhiên lại lo là không có khoan đủ sâu để khoan
    Còn cái khoản nền văn minh, trước đây có phim trên VTV1, ko bít có bạn nào xem chưa. Ông đạo diễn cho rằng đã tồn tại nền văn minh tột đỉnh trên sao hoả, tuy nhiên khi hành tinh bị đe doạ thì những người này bay đi chỗ khác sơ tán, đông thời gửi cho trái đất mấy cái mầm mống để trở thành con người ngày nay! Các bác nghe thử xem có tin ko
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Sự ngộ nhận của thị giác ==> Kênh đào trên Sao Hỏa ==> Người Sao Hỏa
    Năm 1887, khi Sao Hỏa và Trái Đất ở gần nhau, nhà thiên văn Italia Giovanni Schiaparelli đã sử dụng kính viễn vọng đường kính 22 cm để quan sát và vẽ bản đồ hành tinh đỏ. Trong bản đồ của mình, Schiaparelli đã gọi những đường thẳng, dài là canali và đặt cho chúng tên của các dòng sông nổi tiếng trên Thế Giới. Khi dịch sang tiếng Anh, canali đã được dịch là canal, nghĩa là các kênh đào. Tuy nhiên đại đa số các nhà thiên văn cùng thời đều không nhận ra các kênh đào trên Sao Hỏa.
    [​IMG]
    Ảnh: Bản đồ Sao Hỏa do Shiaparelli vẽ​
    Năm 1894, nhà thiên văn Hoa Kỳ Percival Lowell đã quan sát Sao Hỏa bằng các kính thiên văn 12 và 18 inch. Ông cũng công bố phát hiện ra các kênh đào. Hơn nữa, ông đã viết hai quyển sách: "Sao Hỏa và các sông đào của nó" và "Sao Hỏa, nơi cư trú của sự sống" vào những năm 1906, 1908. Một số nhà thiên văn khác như Perrotin và Thollon ở Nice với một trong những chiếc kính thiên văn lớn nhất thời bấy giờ, cũng công bố sự phát hiện ra các kênh đào.
    Có một hiện tượng xảy ra trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX, đó là càng sử dụng các kính thiên văn có độ phân giải cao, số lượng các kênh đào được phát hiện càng ít đi. Năm 1909, nhà thiên văn Flammarion sử dụng kính viễn vọng 33 inch đã không phát hiện ra một kênh đào nào cả. Năm 1911, nhà thiên văn Hoa Kỳ Edward Emerson Barnard sử dụng kính viễn vọng lớn nhất Thế Giới, quan sát Sao Hỏa trong suốt 1 tháng trời và cũng thu được kết quả tương tự: không phát hiện thấy các kênh đào. Barnard cho rằng các kênh đào trên Sao Hỏa là một sản phẩm của sự ngộ nhận thị giác. Khi người cố chăm chú nhìn vào một vật thể khó thấy rõ, thì thường hay nhận nhầm nhiều điểm tối rải rác, lung tung dính liền lại thành từng đường thẳng một.
    Câu trả lời KHÔNG cho việc xuất hiện các kênh đào trên Sao Hỏa chỉ thực sự kết thúc vào những năm 1960, khi mà các tàu thăm dò Mariner 6 và Mariner 7 tiếp cận và chụp được những bức ảnh chi tiết về bề mặt Sao Hỏa. Những kênh đào trên Sao Hỏa mà Schiaparelli, Lowell, ... quan sát được qua kính thiên văn chỉ là những dãy núi hình vòng xếp một cách ngẫu nhiên thành tuyến.
    Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số nhà thiên văn nhìn thấy các kênh đào, một số khác lại không, điều này có lẽ phụ thuộc vào độ phân giải của kính viễn vọng. Các kính thiên văn nhỏ hơn kính của Schiaparelli, của Percival Lowell, ... không thể phát hiện được các dãy núi dưới dạng các chấm, do đó, sự ngộ nhận thị giác đã không diễn ra. Còn với các kính lớn hơn (của Flammarion, của Barnard), chi tiết bề mặt của Sao Hỏa được phát hiện rõ hơn, và do đó cũng không có sự ngộ nhận thị giác.
    Tuy nhiên, ý tưởng về một nền văn minh khác trên Sao Hỏa đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều các tiểu thuyết, các tác phẩm điện ảnh trong giai đoạn đầu và giữa thế kỷ XX. Trong đó, kịch bản thường gặp nhất là sự tấn công Trái Đất của những người Sao Hỏa có nền văn minh cao hơn hẳn chúng ta. Tuy nhiên, đó hoàn toàn là các tác phẩm viễn tưởng.
    [​IMG]
    Ảnh trong tác phẩm: The war of the Worlds (cuộc chiến giữa các thế giới) của H.G.Wells, xuất bản năm 1906​
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Sự ngộ nhận của thị giác ==> Kênh đào trên Sao Hỏa ==> Người Sao Hỏa
    Năm 1887, khi Sao Hỏa và Trái Đất ở gần nhau, nhà thiên văn Italia Giovanni Schiaparelli đã sử dụng kính viễn vọng đường kính 22 cm để quan sát và vẽ bản đồ hành tinh đỏ. Trong bản đồ của mình, Schiaparelli đã gọi những đường thẳng, dài là canali và đặt cho chúng tên của các dòng sông nổi tiếng trên Thế Giới. Khi dịch sang tiếng Anh, canali đã được dịch là canal, nghĩa là các kênh đào. Tuy nhiên đại đa số các nhà thiên văn cùng thời đều không nhận ra các kênh đào trên Sao Hỏa.
    [​IMG]
    Ảnh: Bản đồ Sao Hỏa do Shiaparelli vẽ​
    Năm 1894, nhà thiên văn Hoa Kỳ Percival Lowell đã quan sát Sao Hỏa bằng các kính thiên văn 12 và 18 inch. Ông cũng công bố phát hiện ra các kênh đào. Hơn nữa, ông đã viết hai quyển sách: "Sao Hỏa và các sông đào của nó" và "Sao Hỏa, nơi cư trú của sự sống" vào những năm 1906, 1908. Một số nhà thiên văn khác như Perrotin và Thollon ở Nice với một trong những chiếc kính thiên văn lớn nhất thời bấy giờ, cũng công bố sự phát hiện ra các kênh đào.
    Có một hiện tượng xảy ra trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX, đó là càng sử dụng các kính thiên văn có độ phân giải cao, số lượng các kênh đào được phát hiện càng ít đi. Năm 1909, nhà thiên văn Flammarion sử dụng kính viễn vọng 33 inch đã không phát hiện ra một kênh đào nào cả. Năm 1911, nhà thiên văn Hoa Kỳ Edward Emerson Barnard sử dụng kính viễn vọng lớn nhất Thế Giới, quan sát Sao Hỏa trong suốt 1 tháng trời và cũng thu được kết quả tương tự: không phát hiện thấy các kênh đào. Barnard cho rằng các kênh đào trên Sao Hỏa là một sản phẩm của sự ngộ nhận thị giác. Khi người cố chăm chú nhìn vào một vật thể khó thấy rõ, thì thường hay nhận nhầm nhiều điểm tối rải rác, lung tung dính liền lại thành từng đường thẳng một.
    Câu trả lời KHÔNG cho việc xuất hiện các kênh đào trên Sao Hỏa chỉ thực sự kết thúc vào những năm 1960, khi mà các tàu thăm dò Mariner 6 và Mariner 7 tiếp cận và chụp được những bức ảnh chi tiết về bề mặt Sao Hỏa. Những kênh đào trên Sao Hỏa mà Schiaparelli, Lowell, ... quan sát được qua kính thiên văn chỉ là những dãy núi hình vòng xếp một cách ngẫu nhiên thành tuyến.
    Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số nhà thiên văn nhìn thấy các kênh đào, một số khác lại không, điều này có lẽ phụ thuộc vào độ phân giải của kính viễn vọng. Các kính thiên văn nhỏ hơn kính của Schiaparelli, của Percival Lowell, ... không thể phát hiện được các dãy núi dưới dạng các chấm, do đó, sự ngộ nhận thị giác đã không diễn ra. Còn với các kính lớn hơn (của Flammarion, của Barnard), chi tiết bề mặt của Sao Hỏa được phát hiện rõ hơn, và do đó cũng không có sự ngộ nhận thị giác.
    Tuy nhiên, ý tưởng về một nền văn minh khác trên Sao Hỏa đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều các tiểu thuyết, các tác phẩm điện ảnh trong giai đoạn đầu và giữa thế kỷ XX. Trong đó, kịch bản thường gặp nhất là sự tấn công Trái Đất của những người Sao Hỏa có nền văn minh cao hơn hẳn chúng ta. Tuy nhiên, đó hoàn toàn là các tác phẩm viễn tưởng.
    [​IMG]
    Ảnh trong tác phẩm: The war of the Worlds (cuộc chiến giữa các thế giới) của H.G.Wells, xuất bản năm 1906​
  10. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bài này hay quá. Nhưng mà những tài liệu về sao hỏa, theo mình nghĩ vẫn nằm trong bức màn bí mật. Dự đóan vẫn là dự đoán. Chỉ có những ai nắm được tiên tiến của khoa học thì mới biết chính xác trên sao Hỏa có gì.

Chia sẻ trang này