1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những dự đoán và quá trình tìm kiếm dấu hiệu của nước, của sự sống trên Sao Hỏa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi meocondudon, 23/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bài này hay quá. Nhưng mà những tài liệu về sao hỏa, theo mình nghĩ vẫn nằm trong bức màn bí mật. Dự đóan vẫn là dự đoán. Chỉ có những ai nắm được tiên tiến của khoa học thì mới biết chính xác trên sao Hỏa có gì.
  2. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Với những thông tin đã thu thập được, các nhà khoa học NASA đã xác định được bản đồ địa hình bề mặt sao Hỏa, gồm cát và đá cuội với những nền đá tảng bên dưới. Từ các kết quả phân tích thành phần của 6 loại đá trên sao Hỏa, các nhà khoa học cho rằng núi lửa đã có thời hoạt động rất mạnh và đã có những suối nước nóng cùng một lượng nước lớn tồn tại trên sao Hỏa. Những lớp đá trầm tích cho thấy biến đổi từ các điều kiện khô sang ẩm ướt hơn đã diễn ra cách đây 3-4 tỷ năm, và quá trình biến đổi này diễn ra theo chu kỳ.

    Xe đổ bộ Spirit đã thăm dò thành công bề mặt đầy bí ẩn của sao Hoả suốt một năm của hành tinh này (tương đương với 687 ngày trên Trái Đất) và đã bắt đầu bước sang năm thứ hai được 3 tuần; trong khi xe đổ bộ Opportunity cũng sẽ bước sang năm sao Hỏa thứ hai từ ngày 11/12 tới.

    Mặc dù thời gian hoạt động theo thiết kế của các xe đổ bộ này đã hết từ lâu, nhưng chúng vẫn hoạt động tốt qua tất cả các mùa trên sao Hỏa và đang phải chịu thử thách về khả năng tồn tại trong mùa Đông sắp tới trên hành tinh Đỏ.

    Không chỉ NASA mới quan tâm tới tìm kiếm dấu hiện của nước trên sao Hỏa mà gần đây Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng đã có những nghiên cứu mới. Ăng - ten radar trên phi thuyền Mars Express của châu Âu đã dò thấy những dấu hiệu của nước lỏng ở độ sâu 2km bên dưới bề mặt Hoả tinh. Anten Marsis được triển khai thành công vào tháng 6/2005 sau một loạt trục trặc. Nó hoạt động bằng cách truyền các xung radio tới Hoả tinh rồi phân tích khoảng thời gian và cường độ xung dội trở lại. Khi xâm nhập vào bề mặt, sóng radio dội trở lại khi gặp vùng ranh giới cận bề mặt giữa các vật liệu có tính chất điện khác nhau, chẳng hạn nước và đá. Tuy nhiên, ngoài một thử nghiệm mà Tàu Apollo 17 tiến hành trên Mặt trăng vào năm 1972, kỹ thuật này chưa được kiểm tra ở những nơi khác. Ngoài ra, Marsis cũng thăm dò chỏm cực Bắc và phát hiện băng nước gần như tinh khiết dày 1,8km ở bên dưới bề mặt. Những số đo trên là kết quả của ba lần Marsis thu thập dữ liệu trong những điều kiện đặc biệt. Các vùng nghiên cứu sắp tới của Marsis là Nam bán cầu, trong đó có chỏm cực Nam.
    Tổng hợp từ NASA, AP, Vnn, và VNA

  3. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Với những thông tin đã thu thập được, các nhà khoa học NASA đã xác định được bản đồ địa hình bề mặt sao Hỏa, gồm cát và đá cuội với những nền đá tảng bên dưới. Từ các kết quả phân tích thành phần của 6 loại đá trên sao Hỏa, các nhà khoa học cho rằng núi lửa đã có thời hoạt động rất mạnh và đã có những suối nước nóng cùng một lượng nước lớn tồn tại trên sao Hỏa. Những lớp đá trầm tích cho thấy biến đổi từ các điều kiện khô sang ẩm ướt hơn đã diễn ra cách đây 3-4 tỷ năm, và quá trình biến đổi này diễn ra theo chu kỳ.

    Xe đổ bộ Spirit đã thăm dò thành công bề mặt đầy bí ẩn của sao Hoả suốt một năm của hành tinh này (tương đương với 687 ngày trên Trái Đất) và đã bắt đầu bước sang năm thứ hai được 3 tuần; trong khi xe đổ bộ Opportunity cũng sẽ bước sang năm sao Hỏa thứ hai từ ngày 11/12 tới.

    Mặc dù thời gian hoạt động theo thiết kế của các xe đổ bộ này đã hết từ lâu, nhưng chúng vẫn hoạt động tốt qua tất cả các mùa trên sao Hỏa và đang phải chịu thử thách về khả năng tồn tại trong mùa Đông sắp tới trên hành tinh Đỏ.

    Không chỉ NASA mới quan tâm tới tìm kiếm dấu hiện của nước trên sao Hỏa mà gần đây Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng đã có những nghiên cứu mới. Ăng - ten radar trên phi thuyền Mars Express của châu Âu đã dò thấy những dấu hiệu của nước lỏng ở độ sâu 2km bên dưới bề mặt Hoả tinh. Anten Marsis được triển khai thành công vào tháng 6/2005 sau một loạt trục trặc. Nó hoạt động bằng cách truyền các xung radio tới Hoả tinh rồi phân tích khoảng thời gian và cường độ xung dội trở lại. Khi xâm nhập vào bề mặt, sóng radio dội trở lại khi gặp vùng ranh giới cận bề mặt giữa các vật liệu có tính chất điện khác nhau, chẳng hạn nước và đá. Tuy nhiên, ngoài một thử nghiệm mà Tàu Apollo 17 tiến hành trên Mặt trăng vào năm 1972, kỹ thuật này chưa được kiểm tra ở những nơi khác. Ngoài ra, Marsis cũng thăm dò chỏm cực Bắc và phát hiện băng nước gần như tinh khiết dày 1,8km ở bên dưới bề mặt. Những số đo trên là kết quả của ba lần Marsis thu thập dữ liệu trong những điều kiện đặc biệt. Các vùng nghiên cứu sắp tới của Marsis là Nam bán cầu, trong đó có chỏm cực Nam.
    Tổng hợp từ NASA, AP, Vnn, và VNA

  4. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Sự sống ở đây đựoc hiểu là sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ
    Còn những thằng mắt to tướng người xanh lè thì chắc phải bay xa xa hơn nữa may ra mới có hichic
  5. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Sự sống ở đây đựoc hiểu là sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ
    Còn những thằng mắt to tướng người xanh lè thì chắc phải bay xa xa hơn nữa may ra mới có hichic
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Hồi đầu năm nay, Dirk Schulze-Makuch, giáo sư địa chất đại học bang Washington đã cho rằng có thể phương pháp tìm kiếm sự sống mà NASA đã áp dụng tại các tàu thăm dò Viking I và Viking II là không hợp lý khi áp dụng cho các điều kiện tại Sao Hỏa. Các thí nghiệm do 2 tàu thăm dò tiến hành dựa trên những hiểu biết về sự sống trên Trái Đất, trong khi các tế bào sống có thể tồn tại dưới dạng khác do các điều kiện khô và lạnh trên Sao Hỏa.
    Schulze-Makuch cho biết, trong điều kiện thời tiết khô và lạnh trên sao Hoả, các tế báo sống có thể tồn tại trên đó với dòng chất lỏng bên trong bao gồm hỗn hợp nước và hydro peroxyt. Hỗn hợp này có thể tồn tại ở dạng lỏng trong nhiệt độ thấp và không phá huỷ các tế bào khi đóng băng. Nó có thể hút hơi nước bên ngoài không khí. Trong khi đó, hai tàu Viking đã tìm kiếm một dạng sống tương tự Trái Đất, với dung dịch muối là chất lỏng bên trong các tế bào sống.
    Ý kiến này được đưa ra trong hội thảo thường niên đầu năm 2007 của các nhà thiên văn học Mỹ. Nó đã được NASA ghi nhận và có thể sẽ được dùng làm cơ sở để tiến hành tiếp các thí nghiệm tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên Sao Hỏa trong tương lai
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 01:14 ngày 18/06/2007
  7. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tàu thăm dò Phoenix sẵn sàng cất cánh lên sao Hỏa
    Tàu thăm dò Phoenix do cơ quan NASA phát triển phối hợp với Pháp và Canada với ngân sách 417 triệu USD chuẩn bị cất cánh lên sao Hỏa vào ngày 3/8/2007. [​IMG]
    Phoenix sẽ được phóng bởi một tên lửa Delta II, bắt đầu một chuyến du hành dài 200 triệu km trong vòng 9 tháng rưỡi. Tàu sẽ hạ cánh xuống bề mặt hành tinh đỏ vào ngày 25/5/2008 gần một khu vực ở cực Bắc. Khu vực này đã được chọn lọc bởi nhóm phụ trách sứ mệnh do có khả năng chứa nước đóng băng dưới bề mặt sao Hỏa vài cm.
    Mục tiêu chính của sứ mệnh sẽ là thăm dò đất nhằm lấy những mẫu băng và phân tích để tìm hiểu xem các điều kiện trên sao Hỏa có thuận lợi cho sự sống hay không.
    T.Đ
    Theo Techno-Science, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm tại Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15716
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Có một số thông tin hữu ích đây:
    [​IMG]
    Một vài dòng chú thích nho nhỏ (không hiểu sao hôm nay mình chán dịch bài thế):
    Trong bức ảnh, ta có thể thấy rõ một vệt màu sáng trải dải trên sườn núi lửa của sao Hỏa. Những theo dõi cách đó một năm của các con tàu thăm dò trên quỹ đạo đã khẳng định sự vắng mặt của cái rãnh sáng này. Như vậy rất có thể, cái rãnh này là kết quả của hiện tượng nước chảy trên bề mặt sao Hỏa vào một thời điểm nào đó rất gần đây.
    Để xem thêm ảnh và các phân tích khoa học, mọi người vào phần tin tức thiên văn - trang 16 đọc nha (bài của bác Astronaut).
  9. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    NASA: Dùng robot thám hiểm miệng hố trên sao Hỏa
    Robot tự hành Opportunity của NASA đang chuẩn bị một chuyến thám hiểm xuống miệng hố Victoria của sao Hỏa nhằm cố gắng truy tìm những chứng cứ mới về sự tồn tại của nước trên hành tinh đỏ.
    ?oMiệng hố này xem như một cửa sổ nhìn ra môi trường đã qua của sao Hỏa?, ông Alan Stern, một quan chức của NASA cho biết.
    Theo ông Stern, Opportunity hiện đang ở trên miệng hố Victoria, một khu vực địa chất lớn bị trũng và sẽ bắt đầu đi xuống miệng hố vào tuần tới. Chuyến hành trình này sẽ đầy mạo hiểm đối với robot nhưng NASA và nhóm các nhà khoa học hy vọng nó sẽ cung cấp những thông tin khoa học giá trị.
    Các quan chức phụ trách sứ mệnh lo ngại Oppportunity bị hỏng 1 trong 6 bánh xe khiến việc trở lên miệng hố sẽ rất khó khăn, thậm chí không thực hiện được.
    Opportunity và người anh em song sinh của nó là robot Spirit đã bắt đầu sứ mệnh trên sao Hỏa từ đầu năm 2004 và đã tiếp tục hoạt động lâu hơn so với dự kiến của NASA. Chúng đã phát hiện nhiều dấu vết chứng tỏ hành tinh đỏ từng chứa nhiều nước trên bề mặt.
    [​IMG]Những đường rãnh bên trái được tạo ra bởi Opportunity đi vòng quanh miệng hố Victoria (Ảnh: Yubanet)
    [​IMG]Mũi đất St. Vincent, một trong số những múi đất nhô ra ở thành miệng hố Victoria (Ảnh: Yubanet)
    T.Đ
    Theo AFP, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.aspCat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15997
     
  10. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Sự sống ngoài trái đất có thể lạ hơn ta tưởng
    Thay vì cần nước, sinh vật ngoài trái đất có thể sống trong biển methane lỏng. Hoặc chẳng cần năng lượng từ mặt trời, chúng có thể sống tốt nhờ axit HCL... Các nhà khoa học phải đi theo những hướng mới nếu muốn tìm sự sống ngoài trái đất.
    Khuyến cáo mới của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (NAS) có thể sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các chuyến bay vũ trụ trong tương lai, trong việc tìm kiếm sự sống ở nơi khác trong hệ mặt trời.
    Báo cáo kết luận rằng các nhà khoa học phải cân nhắc tới việc mở rộng danh mục các đặc điểm định nghĩa nên sự sống, trong đó bao gồm cả những dạng sống "lạ" mà các sinh vật trên trái đất không có. Thay vì chỉ chăm chăm đào đất sao Hoả, vì ở đó từng có dấu vết của nước, NAS đề nghị các tàu thăm dò hãy tìm kiếm cả mặt trăng Titan của sao Thổ, nơi có các biển methane hay ethane.  
    Thực tế, báo cáo kết luận rằng Titan là ứng cử viên nặng ký nhất trong hệ mặt trời có sự sống lạ.
    "Trong một thế giới carbon, sẽ có rất nhiều loại hợp chất khác nhau ở đó, và rất có thể sẽ có những hợp chất carbon tạo nên sự sống", John Baross, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

    [​IMG]


    Minh hoạ con tàu Huygens của NASA bập bềnh trên biển methane trên vệ tinh Titan của sao Thổ, ứng cử viên được xem là nặng ký nhất có sự sống trong hệ mặt trời. (Ảnh: National Geographic)
    T. An Theo National Geographic, Vnexpress
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16112

Chia sẻ trang này