1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những dự đoán và quá trình tìm kiếm dấu hiệu của nước, của sự sống trên Sao Hỏa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi meocondudon, 23/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    NASA chuẩn bị phóng robot Phoenix thăm dò sao Hỏa
    Cơ quan NASA chuẩn bị phóng một robot thăm dò sao Hỏa nhằm truy tìm những dấu vết của sự sống có mặt hoặc từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
    Robot Phoenix Mars Lander được dự kiến phóng đi trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 24/8 từ bang Florida và sẽ đến gần cực Bắc sao Hỏa vào ngày 25/5/2008. Sứ mệnh sẽ kéo dài khoảng 3 tháng. NASA đã nhắm vào một khu vực không có tảng đá, ở vĩ độ tương tự như miền Bắc Alaska trên Trái Đất và với nhiệt độ âm 100oC.
    Nếu đáp an toàn xuống sao Hỏa, robot sẽ triển khai cánh tay dài 2,3m nhằm đào xuống độ sâu 1m. Các nhà khoa học hy vọng nó sẽ tìm thấy băng dưới lòng đất. Sau đó, robot sẽ xác định nước đóng băng này này có tạo thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi khuẩn hay không.
    "Robot sẽ phân tích nước, xác định thành phần hóa học, các đặc tính vật lý và sẽ tiết lộ về lịch sử của nước trên sao Hỏa cùng sự có mặt tiềm ẩn của loài vi khuẩn", nhà khoa học Bobby Fogel thuộc NASA nói.
    [​IMG](Ảnh: NASA, Reuters)
    V.N
    Theo Reuters, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16180
  2. perodactyle

    perodactyle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ mà có sự sống trên Hoả tinh thì vài trăm triệu năm nữa nó mới bằng mình bi giờ, nếu cả hai nền văn minh sát nhập tạo thành 1 liên minh thì cũng hay ra phết các bác nhỉ
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chỉ sợ các thiết bị của Nasa còn dính vi khuẩn ở Trái đất, khi tới sao Hỏa sẽ vô tình cấy chúng vào đấy. Sau vài năm, chúng tiến hóa theo kiểu sao Hỏa rồi mình mới lại ''phát hiện'' được thì chết cười.
  4. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Cho một quả bom A vào cực, tan băng, lệch trục, phát tán phóng xạ, biết đâu ...
  5. foolttvnol

    foolttvnol Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Bài viết:
    929
    Đã được thích:
    0
    Nói về SAO HOẢ tớ có những ý kiến sau:
    1.Sao hoả nó có đặc điểm gì?
    Ngaòi Trái đất ra còn có 8 hành tinh khác xoay quanh mặt trời.Trong 8 hành tinh này thì Sao Hoả(Mars) đi gần chúng ta hơn bất kì hành tinh nào khác ngoại trừ Sao Kim(Venus).tại điểm gàn nhất là khoảng 35.000.000 dặm, trọn bề mặt hưóng về phía Trái đất đựoc chiếu sáng ngời.

    Đưòng kính của sao Hoả không lớn hơn phân nửa đưòng kính của Trái đất .Ngày của sao Hoả chỉ dài hơn ngày của Trái đất một ít, nhưng năm của nó dài hầu như gấp hai lần năm Trái đất.Sao Hoả có hai vệ tinh nhỏ là Deimos và Phobos.
    Trong nhiều năm , ngưòi ta đã nói về những ngưòi Sao Hoả(Martian).Thực tế là có ít khí oxy trên hành tinh nhỏ bé này để các sinh vật sinh sống.Những mảng tối tăm hơn trên Sao Hoả càng sẫm màu hơn và phai nhạt đi khi các mùa thay đổi.Đã có một thời, ngưòi ta nghĩ rằng các mảng đó là cây xanh.Hiện nay , phần lớn các nhà khoa học tin rằng không có bất kì sinh vật nào có thể tồn tại ở đó!
    Vào năm 1965, vệ tinh MỸ không chở ngưòi Mariner 84 bay gần Sao hoả.vào năm 1969 Mariner 6 và 7 bay đến gần Sao Hoả.Tất cả đều gửi về Trái đất những bức hình.Trong các bức hình, Sao Hoả trông có vẻ cằn cỗi như mặt trăng.Nó cũng giống mặt trăng về một phưong diện khác.Đó là phần lớn bề mặt Sao Hoả bị rỗ vì các miệng núi lửa.Hiện nay con ngưòi đang có nhiều kế hoạch nghiên cứu về sự sống của SH!

  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thấy bác có ý kiến, đọc luôn, rồi thấy toàn thông tin trên mạng ! Hix
  7. tamthanh1103

    tamthanh1103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Tàu Mars Express sẽ theo dõi robot Phoenix hạ cánh xuống sao Hỏa​
    Theo yêu cầu của NASA, tàu thăm dò sao Hỏa Mars Express của châu Âu sẽ theo dõi robot Phoenix thuộc NASA hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa. Robot Phoenix dự kiến được phóng đi vào ngày 4-8 sau khi bị hoãn 24 giờ và sẽ hạ cánh xuống ?ohành tinh đỏ? vào mùa xuân năm 2008. Sứ mệnh của robot là nghiên cứu môi trường sao Hỏa và truy tìm dấu vết của sự sống trên hành tinh này.
    Mars Express sẽ theo dõi giai đoạn bay vào quỹ đạo, xuống và hạ cánh (EDL, Entry Descent and Landing) của Phoenix. Thời gian bay xuống nguy kịch nhất, kéo dài khoảng 13 phút. Trong thời gian này, robot sẽ truyền một loạt thông tin liên tục đến 2 vệ tinh của NASA trên quỹ đạo bay quanh sao Hỏa.
    Theo ông Fred Jansen dẫn đầu sứ mệnh Mars Express thuộc cơ quan không gian châu Âu (ESA), trong số dụng cụ trang bị tàu Mars Express, hệ thống Mars Express Lander Communications (MELACOM) được thiết kết để liên lạc với các robot thăm dò trên bề mặt sao Hỏa. Mars Express không những liên lạc với Phoenix trong giai đoạn EDL, mà còn có thể theo dõi robot trong giai đoạn tiếp theo của sứ mệnh dự kiến kéo dài 90 ngày.
    Cơ quan NASA còn có 2 robot thăm dò khác hoạt động trên bề mặt sao Hỏa. Khi Phoenix gặp chúng vào giữa năm 2008, nhiều dữ liệu sẽ được gửi về Trái Đất.
    Ngoài việc yêu cầu hỗ trợ trong giai đoạn EDL, NASA còn đề nghị ESA theo dõi việc phóng robot Phoenix từ mặt đất, ở trạm Kourou, Guyane thuộc Pháp.
    [​IMG]
    (Ảnh: NASA)​
    Theo HTV, Người lao động
    Nguồn: khoahoc.com.vn
  8. pluto22027

    pluto22027 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Theo em về vấn đề sự sống trên Hoả tinh hãy hy vọng vào Phoenix (chỉ là hy vọng). Còn giả thiết có sự sống trên sao Hoả, biết đâu sự sống trên Trái đất được bắt đầu từ đó, khi mà có sự kết thúc trên sao Hoả! hoặc trong tương lai, nó sẽ là một môi trường NHÂN TẠO! khi đó iem lên kiếm mảnh đất sinh sống, chứ ở đây đắt đỏ quá. Về vấn đề ôxy như bạn gì nêu, em nghĩ đó là điều kiện cần cho dạng sống trên Trái đất, còn ở nơi khác??? (có thể người ta chỉ cắn nhau là sống qua ngày:D). Dạng sống ở một nơi khác đó cũng có thể chịu đựng được một nhiệt độ khủng khiếp để vẫn có thể tồn tại trong viên đá đến từ sao Hoả chứ, khả năng thích nghi của sinh vật trên Trái đất cũng là rất cao (trong băng Nam cực, trong axid mạnh...).
    Em thì em vẫn tin vào giả thiết tồn tại sự sống trong vũ trụ, thậm chí là nền văn minh cao và không chỉ là một vài. Còn trong hệ mặt trời bé tí teo ấy à ...
  9. perodactyle

    perodactyle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Theo mình nghĩ thì có thể Hoả tinh sẽ được phát hiện ra sự sống vào 1 ngày nào đó (dưới dạng vi khuẩn). Hoặc là con người sẽ đổ bộ lên đó và xây dựng đế chế loài người thứ hai.
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự sống có thể tồn tại ngay cả trong các điều kiện khắc nghiệt nhất. Ví dụ, các bào tử vi khuẩn có thể ?ongủ đông? trong một môi trường lạnh, khô, yếm khí qua hàng triệu năm và có thể hoạt động lại khi có các điều kiện thuận lợi. Rất có thể ở vùng cực của Sao Hoả tồn tại những vi khuẩn như vậy. Do sự dao động của trục quay Sao Hoả, cứ sau khoảng 100 nghìn năm lại có một thời gian ngắn tồn tại nước ở dạng lỏng ở vùng cực của hành tinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống.
    Tàu thăm dò Phoenix sẽ tiến hành các thí nghiệm hoá học phức tạp nhằm xác định tỉ lệ các bon, nitơ, phốt pho, hiđrô (các nguyên tố cơ bản của sinh vật sống) trong đất Sao Hoả. Từ đó đưa ra những đánh giá tổng quan về khả năng tồn tại sự sống trong vùng cực bắc hành tinh đỏ. Ngoài ra, tàu thăm dò cũng sẽ tìm kiếm các cặp phân tử oxi hoá khử và xác định một số tính chất khác của đất như độ pH, độ mặn.
    Mặt dù có trong nó những thành tố thuận lợi cho sự sống tồn tại, đất Sao Hoả cũng được dự đoán là chứa những chất có khả năng kìm hãm sự sống (ví dụ : những chất oxi hoá mạnh có thể phá huỷ các phân tử hữu cơ). Những chất oxi hoá mạnh như vậy hoàn toàn có thể được tạo thành trên bề mặt khô hạn và bị chiếu bởi tia cực tím cường độ mạnh như Sao Hoả. Tuy nhiên, chỉ cần ở phía dưới mặt đất khoảng vài inch, sự sống có thể được bảo vệ tránh khỏi các tia có hại trong nắng Mặt Trời. Do đó, Phoenix sẽ đào sâu xuống dưới bề mặt hành tinh đỏ để thu thập mẫu vật cho các thí nghiệm.
    [​IMG]
    ====
    Lược dịch một phần nội dung tại website của NASA về tàu thăm dò Phoenix
    http://phoenix.lpl.arizona.edu/science03.php

Chia sẻ trang này