1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những đứa con không cha - Trần Thu Trang

Chủ đề trong 'Văn học' bởi CrassPunkIsDead, 24/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CrassPunkIsDead

    CrassPunkIsDead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Những đứa con không cha - Trần Thu Trang

    Truyện ngắn, kô phải tự truyện.
    http://360.yahoo.com/thutrang7777


    Phần 1

    Ngôi nhà mới sao mà xui xẻo, nằm kề bên cái quán nước của một ngõ nhỏ đầy ắp dân ngụ cư. Vừa chân ướt chân ráo chuyển về gia đình tôi dường như đã trở thành những nhân vật bí hiểm mà người ta muốn khám phá, chọc ngoáy cho thỏa chí tò mò. Mẹ trẻ hơn cái tuổi gần 40 của mình, không biết đây là cái họa hay cái phúc, nhưng chắc chắn mẹ là cái cột trụ duy nhất của gia đình. Bóng đàn ông thiếu vắng, chỉ có anh Giang trông mảnh khảnh, thư sinh không giống một anh chàng 23 tuổi kể cả khi cố tình ra vẻ mặt già đời. Nhưng chẳng phải anh, cũng không phải mẹ, có thể tôi quá nhạy cảm nên tưởng vậy, nhưng mọi ánh mắt soi mói đều dồn về tôi và nhất là đứa nhỏ mới hơn tháng tuổi bé xíu như búp bê mà tôi ôm trong lòng. Ngày đầu còn ngồi trên bộ ghết và cái bàn con tạm bợ, ông tổ trưởng tổ dân phố đã sang ngay hỏi chuyện. Người ta gọi chúng tôi là bốn mẹ con, khen mẹ trẻ thế mà còn đẻ dược thằng cu rõ kháu. Buổi tối mẹ đi nghỉ sớm, tôi còn đang dỗ thằng bé khóc mãi chẳng nín, Giang hì hục bắt chước con đàn bà rửa bát, quét nhà thì mấy bà hàng xóm lắm chuyện đã sang hỏi thăm. Mặt hai bà điêu toa đến buồn nôn. Thằng bé sợ im bặt và giảy nảy mỗi khi hai bà lên tiếng. Miệng thì hỏi mà mắt cứ đảo đi đảo lại, rồi miễn cưỡng ra về và chào chúng tôi như chào đôi vợ chồng trẻ nếu có gì cần cứ giúp đỡ thì cứ hỏi, hàng xóm láng giềng mà. Tôi bực mình mà chẳng dám đập cửa mạnh, sợ dánh thức mẹ dậy. Anh Giang tiện tay ra đóng hết cửa sổ, ngoài xa thấy lũ trẻ con tối đen thui rồi còn rong rêu ngoài đường. Hỗn độn thật, loạn xạ hết cả lên, chúng tôi nhìn nhau và tự nhủ, sẽ không được yên ổn lâu.

    Đêm tĩnh lặng mà ngoài cửa vẫn xôn xao tiếng quán nước. Vài thằng say rượu ngâm thơ nghe đến ngứa tai, tiếng chúng trêu gái, tiếng cãi nhau loạn xa, rồi lại vài tiếng xì xào về thằng nhỏ, xì xào gì mà nghe rõ mồn một cố tình cho tôi nghe thấy. Thằng bé con ai? Con của người đàn bà kia chẳng? Bà ta có lẽ hơi già để có 3 đứa con và nếu thế thì bố nó đâu? Hay nó con của đôi trai gái kia, trông chúng nó có vẻ không giống anh em, nhưng lại hơi quá trẻ để sống đàng hoàng với nhau và sinh con thế này. Giọng bà hàng nước ngân lên thánh thót như tiếng chuông: ?oTrẻ con bây giờ hư hỏng lắm, moiứ tí tuổi đầu đã học làm người lớn rồi, chả con chúng nó thì con ai.?o Tôi bất lực nhìn về phía anh Giang và nhận được một lời an ủi:

    - Thôi kệ người ta, mình cứ im lặng là được.?o

    Thì chẳng im lặng nữa, có gì để mà nói, giải thích thế nào, mà bọn đó cũng chẳng xứng đáng để được nghe mình biện hộ, nhưng cái kim giấu lâu trong bọc cũng lòi ra, huy hoàng gì đâu.

    - Hay mình nghĩ ra cái gì thống nhất để nếu ai hỏi, lỡ nói thì còn khớp, anh nhỉ?

    Anh Giang ra hiệu mình khẽ, rồi gật đầu. Nhất định cho thằng bé là con của tôi và anh không được.

    - Để bé Quang là con nuôi đi? Ví dụ mình nhặt được nó ở nhà hộ sinh, thương nên mang về.

    Giang suy nghĩ một lúc, tôi nheo mắt nhìn xem anh sẽ nói gì.

    - Không được, nhà mình giàu nứt đố đổ vách đâu mà nuôi con. Cũng có người như thế, nhưng ít lắm, không hợp lí đâu em ạ.

    Không là con nuôi thì thế tìm ai làm bố cho nó, đẻ thằng con trai mà bố cũng không thèm ở với mẹ chắc? Mà mẹ cũng hơi quá sức khi có Một đứa 23, một đứa 17, một đứa 1 tuổi. Chẳng còn cách nào nữa. Tôi thở dài quay ra cửa sổ tìm thanh thản thì nó đã bị đóng vì lũ buôn chuyện kia, đành nhìn cái ống thông gió bé tí trên góc trần chẳng to đủ để khoe vần trằng.

    - Để nó và em là con của mẹ, để anh là đứa con rơi đi, dù gì thì em với Quang còn chung một họ, như thế sẽ thật hơn đấy, người ta tin ngay ý mà, dân ngụ cư lao động, chẳng nghĩ gì đâu.

    Ừ thế cũng có lí, bớt cho mẹ vài tuổi thành 34 còn anh sẽ là con trai của những chú bác đã mất vì bom đạn vậy. Tôi và nhóc Quang sẽ là con cái của một người bố đi nước ngoài. Chúng tôi thỏa thuận và dặn nhau nói cho mẹ ngay ngày hôm sau.


    ----------------------------------------------------------------------------------------------



    Phần 2

    Tôi sững sờ cả đêm không ngủ vì sự hi sinh của anh, làm một đứa con rơi. Và sự thật cũng không khác thế là mấy. Anh tên Lê Nhẫn Giang, tôi là Trần Thu Trang, chúng tôi không phải anh em cùng cha. Tôi cũng chỉ hiểu mập mờ, mẹ tránh kể về chuyện đó. Ngày xưa chiến tranh, gia đình mẹ lúc thì ở Hưng Yên, lúc lại ở Hà Nội, phần vì sơ tán, phần vì ông hi sinh, bà một mình nuôi các con và còn mang gạo và thực phấm ra Hà Nội bán. Mẹ tuy mất cha nhưng nhà vẫn khấm khá, được học hành tử tể và cũng được bà chiều vì là con gái duy nhất, các anh đi kháng chiến năm 72 Mỹ tàn phá Hà Nội cũng theo cha về trời. 15,16 tuổi mẹ lớn đẹp như tiên nữ nên đi Hà Nội về Hưng Yên một mình với vài người quen. Vài lần như thế rồi mọi chuyện cũng xảy ra từ đó. Ngại nói về chuyện này, mỗi lần kể còn rơm rớm nước mắt, mẹ bị một người đàn ông cách đó mấy thôn hiếp dâm. Xấu hổ, sợ sệt, cảm giác bị làm nhục, mẹ không nói cho ai và chẳng biết làm gì. Nào thời đó đã nạo hút thai như bây giờ, người ta còn đang chiến đấu, còn phải có tiền mua thuốc cho bộ đội, cái bụng mẹ to lên khi vừa tốt nghiệp cấp 3. Bà khóc nhiều, nhưng thông cảm và chăm mẹ ở nhà sinh con. Người đàn ông mà anh phải gọi bằng cha sau những lần trút bỏ tội lỗi ngày mẹ vào nhà hộ sinh cũng vẫn ra nhìn mặt con trai và kí tên vào giấy khai sinh. Mỗi lần ra ủy ban làm việc, lùng lục giấy tờ Giang nhìn cái tên của ông ý, mang cái họ của ông ý mà cứ ngồi thần ra, ép nước mắt chảy vào trong. Anh nói không có bố, chỉ có mẹ và bà. Anh lớn trong tay bà nhiều nhất khi mẹ đỗ đại học và đi học xa. Mấy năm trôi qua, mẹ ra trường, bà già yếu rồi mất, tuy còn nhỏ nhưng anh vẫn nhớ rõ mồn một và cũng không muốn nhắc đến. Một mẹ một con ở Hà Nội tuy vất vả khó nhọc nhưng mẹ chống trụ được. Con đi học lớp một, mẹ đi làm. Từ nhỏ Giang đã là một đứa trẻ tự lập, tự học, tự lo cho bản thân, anh rất cô độc vì không ai chơi với thằng con không có bố. Những cuộc họp phụ huynh ở lớp, mẹ bận chẳng đến được, anh trả lời cô giáo:

    - Con không có bố, mẹ con làm nhiều nghề, từ sáng đến tối mịt, không thể đến được

    Không có bố, cái từ mà người ta nghe đã thấy tội lỗi, có cô giáo vẫn thương, có cô ghét, chắc nghĩ xem mẹ nó làm nghề gì mà có con hoang lại còn đi đến tối mịt. Giang chỉ nói với tôi, anh quen rồi, luôn thờ ơ với những lời nói đó.

    Cái này thì chính tôi hiểu, vì tôi cũng có mà như không có cha. Những gì tôi nhớ được về cha quá mờ nhạt. Chỉ biết năm 5,6 tuổi, cũng mới đi học và cũng phải học với cách tả về người cha đã ra đi của mình. Mờ nhạt nhưng những kinh khủng nhất vẫn khiến tôi thấy sợ chính bố mình. Bố hay đánh mẹ mỗi khi mẹ đi công tác về, đánh cả anh Giang, không cho tôi chơi với anh và mắng khi tôi khóc. Tôi còn nhớ rõ bố đay nghiến:

    - Thằng kia, mày chỉ là một ngọn cỏ hoang ngoài bờ đê đến đây, đừng lôi kéo con tao ra đường lêu lổng sớm tối thế. Cút ngay cho khuất mắt.

    Đêm đó tôi sợ ngủ cạnh bố mẹ, mò ra góc nhà ôm anh đang khóc ở ghế gỗ lạnh, rồi cả hai cùng khóc, nhưng vừa khóc vừa cố nén lại, nếu bố nghe thấy thì chết cả hai đứa. Cái nỗi sợ ấy là nỗi sợ cuối cùng, nhưng còn ám ảnh đến mãi bây giờ, hôm sau, bố ra đi và không trở về nữa, chỉ nghe nói theo gái đi biền biệt, có thể ở nước ngoài, có thể cũng đã chết cũng nên.

    Nhớ đến bố, tôi lại sợ, run lên cầm cập, đêm nay cũng vậy, Tôi muốn ra ôm anh rồi khóc, anh đã hi sinh quá nhiều cho tôi, từ nhỏ đến giờ, kể cả việc rời Hà Nội vào đây. Bảo ta ngủ mà sao khó thế, sáng mai đầu tuần còn bao nhiêu việc.

    Đêm mưa, những cơn mưa chắc cuối cùng của mùa này, thời tiết ở đây khó chịu, thất thường, tôi ngủ thiếp đi trong lạnh lẽo nhưng khô khan mà thức giậy trong những cơn sợ sệt. Thằng bé thi thoảng lại khóc, lúc thì mẹ dỗ, lúc thì anh dỗ nó, sự mết mỏi kéo rũ mi mắt cả hai người như đếm tối kép sụp màn mây về rõ gần mặt đất.

    Trần Thu Trang
  2. CrassPunkIsDead

    CrassPunkIsDead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Phần 3
    Tháng 10 chẳng như ở Hà Nội, nắng sao vẫn chang chang, gay gắt đốt khét mái tóc rễ tre cứng đơ thô ráp. Sáng xứ Bắc mờ mờ sương thu, gió hơi lành lạnh thở vào lòng man mát, còn nơi đây, không khí khô khan, nỏng bỏng, mình nghẹn chẳng thở, đầu óc nóng ran, quay cuồng, vậy mà vẫn buốt lòng bởi chút xa lạ.
    Tiếng xe cộ phanh kít, còi rú lên từng hồi thành bản nhạc bất đắc dĩ của đường phố mới sớm mai đã hỗn độn, anh Giang giật phắt tay mình lại: ?oRa đây anh dắt, lớn tướng rồi mà đi chẳng chịu nhìn đường gì cả.?o Tôi vẫn còn quá bé nhỏ so với cái thế giới bao la này, nhưng cũng đúng, quá lớn để anh trai dắt tay đến trường. Ngày đầu tiên đi học, không háo hức như đến trường khi vào lớp 1, lớp 6 hay lớp 10, cũng chẳng thấy sợ, chẳng thấy gì hết, đầu óc hoặc quá trống rỗng, hoặc núc ních những suy tư, đến nỗi vô cảm. Trường học đã vào quy củ được 1 tháng, không khai giảng, cờ hoa, bóng bay, sân trường lặng thinh, những hàng cây bơ vơ, sân gạch thô ráp, bàn chân nặng chịch giáng lên từng bước cầu thang chả tội tình gì. Lủi thủi vào lớp cùng ông hiệu trưởng, lí nhí chào cô giáo, rồi cúi xụp mặt ngồi xuống ghế, cái chỗ đã được dành sẵn cho cô học sinh mới chuyển về. Những ánh mắt tò mò, có đứa chỉ trỏ, nghe thấy rõ tiếng bàn tán nhưng không thế hiểu được cái giọng nói nghe như tiếng Tây. Rồi tất cả đều dần biến mất như một vài phút ve kêu râm ran, lại trở về tĩnh lặng, trống trải và hụt hẫng, chỉ còn tiếng phấn cọ vào bảng cót két và tiếng giấy loạt xoạt. Giữa bao nhiêu người tôi vẫn như cái cây cô đơn giữa sân trường, tưởng chừng như thời gian ngừng lại, đồng hồ kim giây hì hục điểm những âm thanh nặng chĩu, mỗi một giây, mỗi một nhịp tim đều hướng về Hà Nội, lại nghĩ vu vơ, nhớ bạn bè, thầy cô, mái trường đã nửa năm nay từ khi ra đi không một lời từ biệt. Miên man trong dòng suy nghĩ tiếng chuông tan tiết đánh thức tôi dậy, lạ lùng, mình muốn ngay bây giờ được tan biến đi, được chui xuống đất và giã từ thế giới khác biệt này. Lại một tiết học nữa, nối tiếp nhau, sự nỗ lực quá vô ích gọi cái chí thêm nản dần, nản dần. Không kịp, viết như gió đuổi và vẫn không viết được hết, phải nhìn mãi vào vở đứa bên cạnh khiến nó điên lên vì khó chịu và liếc ánh mắt chua ngoa nhìn. Ừ, cũng là tiếng Việt cả, thế nhưng vẫn phải dịch trong đầu từ giọng này sang giọng Hà Nội và chẳng còn thời gian để chép nữa, mặc kệ, tung hê tất cả, lại ru dòng suy nghĩ đã bị ngắt quãng kia ra ngoài cửa sổ, hòa với gió rồi bay vút đi, bay cao lên như cánh diều giấy trước khi tiếng chuông kế tiếp kéo nó xuống trở lại với mặt đất hiện thực nhưng đấy những hư vô. Mọi thứ tưởng như sụp đổ dưới chân không còn chịu đựng được thêm một tích tắc duy nhất nữa thì tiếng chuông cuối cùng cũng kịp kêu, một sự giải thoát tạm thời, người người bước ra phía cống trường và tôi đi theo dòng người đó, vì thực sự chẳng biết đi đâu. Rẽ trái hay phải, nhà tôi ở ngõ nào, đi đến bằng đường nào. Rõ ràng anh đã dặn kĩ buổi sáng mà có chịu để vào đầu đâu. Gõ vào cái bộ não vô tích sự này một cái. Đau quá, xót xa quá, chỉ muốn ngồi phịch xuống khóc, khóc cho những xót xa này tan chảy ra trôi đi, khóc đến khi có một cánh tay thân quen kéo mình dây. Trời, lại nghĩ vu vơ rồi, ngoảnh lại mình đang ở đâu đây, chẳng lẽ mới tí thế đã lạc? Khốn khiếp ngọn suy nghĩ đáng sợ đang vây quanh ta. Nó từ đâu đến hay từ trong ta mà ra? Ngắt ngay nó lại, nén chặt nó vào trong lòng và phải tìm được cách về nhà đã.
    Áhhhh! Run bắn cả người tưởng một cành cây đổ xuống vai hóa ra là thằng con trai nào đó trông đến ngố. ?oHâm thế, làm tôi giật mình gần chết.?o Đưa cái mặt vênh váo giả tạo gồng mình lên giữa nơi đất khách quê người, trong đầu tôi còn lẩm bẩm: ?oCó cần phải đánh vần lại cho hiểu rõ hơn không hả đồ ngốc??o Cái mặt ngố của nó càng ngố hơn, nhìn cũng phì cười nhưng ta chẳng có thời gian mà cười với nhà ngươi, tôi quay lưng đi tiếp. ?oƠ, chờ tí bạn ơi!!!?o Nó gọi với lại, một giọng thân thiện dã man và lạ không, một giọng Hà Nội, hoặc ít nhất là giọng Bắc. Lòng tôi như được sưởi ấm, như con chim lạc loài nghe tiếng cuả gọi bầy đàn. Cái mặt nó bắt đầu làm tôi tưởng nhớ đến bạn bè, đến Hà Nội, hồn tôi lại được thổi lên mây như một trái bóng bơm bằng niềm nhung nhớ những phút giây ngày xưa.Nó đưa tôi về nhà, con đường tự nhiên gần hơn và Hà Nội hơn, khác hắn với cách mà anh Giang nhét vào đầu tôi lúc sáng. Hai hàng cây vỉa hè chợt đỏ lên như phượng nở, mùi hoa sữa, cốm thơm đâu đây dịu ngọt và đôi tai được vuốt ve bởi một giọng Hà Nội rất yêu thương.
    Trước cống nhà tôi mới nói lời cảm ơn đầu tiên cho nó, cho tất cả những gì nó tặng một đứa con gái không quen biết nhưng vênh váo, chỉ vì con bé đó là người Hà Nội. Tôi chỉ kịp hỏi tên rồi tiếng điện thoại rung lên, giọng mẹ: ?oCon đón thằng bé chưa? Nhớ cho nó ăn, có chuyện gì nhắn tin cho mẹ, chiều mẹ về sớm.?o Trời, còn thằng bé nữa, tôi quên khuấy đi mất. ?oMuộn rồi, bà trông trẻ thể nào cũng cáu điên lên đây, Long đèo Trang sang đó nhé, đã thương thì thương cho chót, Trang phải đón thằng nhóc.?o Long hồn nhiên: ?oTrang có em à??o Tôi nhảy tót lên xe thúc nó đi, vờ như con gió đã vô tình cuốn mất câu trả lời bay vù đi mất.

    --------------------------------------------------------------------------
    Phần 4
    Thằng nhóc đang ngủ, nhỏ xíu như con búp bê bằng bông mềm mại, tôi mân mê làn da mịn màng tưởng như trong suốt nhìn thấy hết những mạch máu của sự sống bé li ti đang chảy rào rào trong cơ thể non nớt và gương mặt thơ trẻ căng lên mũm mĩm không một sợi vấn vương bụi đời. Cả tôi và Long đều ngắm nó quên đi cả thời gian, quên cả xin lỗi cũng như cảm ơn bà trông trẻ. Đến lượt Long phải huých vào tôi một cái mà mang thằng bé về chứ cứ đứng như trời trồng mãi thế thì ngố thật. Long tiễn tôi về, tôi mời Long vào nhà uống nước, dù gì thì nó cũng làm thằng xe ôm tự nguyện bất đắc dĩ cho từ trưa đến giờ. Mới về được mấy hôm, tôi lúng túng vụng về ngoáy loạn cái nhà bếp lên. Thằng bé nhúc nhích, cả hai tôi nhìn nhau ra hiệu suỵt cho nó ngủ tiếp, ai ngờ quỷ nhỏ khóc toáng lên, tôi đành ôm nó vào lòng chẳng biết nói sao với ông khách mời đang ngồi thở trước cái quạt gió đợi một ngụm nước trả ơn mát lành. Long nhanh nhẹn bảo tôi ra pha sữa cho bé uống để Long ôm nó hộ. Nhẹ nhõm cả người, một cách giả quyết rất hợp tình hợp lí, lịch sự và đàn ông. Nhìn con mèo ngồi ôm con chuột cực kì điêu luyện mà mình đỏ cả mặt lên vì xấu hổ, con búp bê nín khóc và mắt mở thao láo nhìn Long như đã quen từ lâu, tôi mang bình sữa ra mà nó cũng chẳng chịu nhìn mình hay ít nhất là bình sữa. Long nháy mắt: ?oỞ nhà mình mình cũng có em 5 tuổi, mẹ Trang bao tuổi mà có em bé thế??o Lại một câu hỏi khiến tôi rùng mình, đầu óc tôi chợt trống rỗng, hoang mang, phải nói gì chứ, trời đất! Cái vụng về lần này cứu giúp tôi một lần nữa thoát khỏi cái câu hỏi đó, chả hiểu sao bình sữa rơi phịch xuống đất, đổ tung tóe, cái mặt ngượng đỏ ngang quả gấc chín nhưng trong đầu thở phào nhẹ nhõm. Long trả cái mầm sống bé nhỏ vào đôi bàn tay mình: ?oGiữ nhỏ để mình làm cho.?o Thằng nhóc đói thật, mà có cái gì không cho nó khóc. Mũi nhỏ xinh còn tèn tẹt cứ rúc vào ngực mình, ngượng quá. Thỉnh thoảng quay ra lén nhìn xem Long có thấy không thì nhận được một nụ cười rất thư sinh, ừ, rất Hà Nội. Một sự nhanh nhẹn điêu luyện, cái bàn tay liến thoắng dọn dẹp, lau chùi rồi mang bình sữa mới cho thằng bé. Chúng tôi nhìn thằng bé bú ngon lành rồi cùng mỉm cười y hệt một gia đình bé nhỏ. Đợi nó ngủ thiếp đi Long về với lời hẹn sáng mai rủ đi học. Tôi vẫy Long đi hết cái phố nhỏ ngoằn nghèo, cái phố bớt xa lạ, Long bớt xa lạ, chính tôi cũng bớt xa lạ.
    Căn phòng trống trải, yên tĩnh, những âm thanh sự sống chẳng kịp xuyên vào nơi đây. Bốn bức tường khép kín không giao du với bên ngoài ngay cả ánh nắng he hắt qua vành cửa sổ cũng không đủ chiếu sáng góc nhà. Minh Quang là ánh sáng, là mặt trời, là sự sống duy nhất tỏa sáng trong nhà. Cu cậu đang ngủ ngon lành. Một sự ấm áp bình yên mơn trớn da thịt tôi tưởng chừng đã khô héo, sưởi ấm tâm hồn đầy những suy tư vu vơ. Sự trong lành của con trẻ như rửa sạch đầu tôi, cái thời gian trôi đi nhẹ nhàng cho tôi một chút hứng thú giở sách ra xem hơn một tháng nay lớp học đã đi qua những gì. Nhanh quá! Nửa năm không động vào sách vở đẩy tôi ra ngoài lề của nhịp học, làm gì bây giờ, từ giờ chắc phải học gấp đôi gấp ba người thường thì mới kịp được. May mà có anh Giang học sư phạm, nếu không thì chẳng biết làm sao. Một tay đung đưa cho nhóc ngủ, một tay viết. Anh trai thật tốt, người đàn ông tốt nhất trên. Có anh ở bên tôi cảm thấy được che trở khác nào hồi bé. Mới có 1 tiếng mà đã học được bao nhiêu thứ. Ước gì anh cũng vào trường tôi đang học dạy thì có phải hay không nhỉ? Vừa giảng cho em nghe, vừa dỗ thằng bé lúc nó cựa quậy, Không có chỗ dựa nào hơn gia đình và nhất là một gia đình bị thiệt thòi từ nhỏ, chúng tôi gắn bó với nhau thật thân thiết, gần gũi bởi những sợ tình cảm vô hình dày gấp đôi gấp ba bình thường. Thằng bé lại khóc, anh lại vừa bế nó một tay, tay kia vẫn dạy vẫn viết, chúng tôi vẫn học dưới tiếng Quang khóc mỗi lúc một to và mạnh hơn. ?oKhẽ nào! Khẽ nào!?o Từ nãy anh Giang vẫn dỗ nó mà chắc nó chẳng nghe thấy. Chúng tối đành ngừng lại, nhìn nhau thở dài chẳng nói gì. Anh là người hiểu hơn cả. Tôi chẳng có gì để biện minh, để nói, để than thở. ?oThôi đưa thằng nhỏ em dỗ!?o Anh cũng gật đầu cẩn thận trao thằng bé đang cựa quậy hết mình lên đôi tay nhỏ bé của tôi. Tôi dỗ nó rồi anh đi nấu cơm rồi chúng tôi lại đổi cho nhau. Mẹ về cơm đã ngon lành, mẹ ăn nhanh rửa nhanh ngồi xem tivi trông. Mẹ là một người theo tôi cực kì cam chịu, không chiều con, có vẻ ít quan tâm vì luôn bận bịu xong thương con hết mực. Mẹ là một người từng trải nhưng mẹ không già. Hai đời chồng, hai đứa con không cha, một mình xoay sở, chịu khó công tác xa nhà, mẹ là một người rất đam mê công việc. Một tay nuôi hai con, tưởng dựa dẫm được một người đàn ông, vâng, ông bố của tôi, ông Trần Tố Minh, người đã trao cho mẹ tôi những lời hứa xong lại bỏ mẹ tôi một mình. Tôi hãi cái tên đó, không dám nói ghét, nói căm thù, nhưng ngoài hai từ đó tôi không biết dùng từ nào để tả đủ. Hình như mẹ sợ, bao nhiêu đàn ông cưa cẩm mẹ, chúng tôi biết hết nhưng không nói ra, cầu cho mẹ được ý trung nhân mà chẳng ra đâu hết. Người đến rồi đi như những cơn gió vờn một cái cây sung sức còn đầy lá. Nhưng mẹ vẫn đẹp, đẹp nhất. Đi với mẹ ai nghĩ chúng tôi là mẹ con. Nét mặt mẹ chỉ hơi đăm chiêu nhưng giữa mọi người lại rất vui vẻ, có lẽ đó là cái nghề của mẹ, cái nụ cười thân thiện của những buổi họp mặt, kí hợp đồng với đối tác kinh doanh. Mẹ là nhân viên số một của công ty và người ta lo nếu mẹ bỏ ra làm riêng, lo từ lâu lắm rồi. Giá như tôi cũng sẽ giỏi như anh, như mẹ. Ôi cái mái trường kia, liệu đến lúc nào tôi mới quen được? Một mặt vui mừng vì đã có Long bênh cạnh, một mặt vẫn một chút buồn vu vơ với những ánh mắt thiếu cảm tình của những người xa lạ. Mong là mình chỉ đã quá nhạy cảm.

    Trần Thu Trang

Chia sẻ trang này