1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những giai thoại..."trời ơi" trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Lê Văn Tám

    [​IMG]

    [​IMG]


    Không ảnh này chụp khu vực cầu Thị nghè tháng 4/1945. Hai bên bờ rạch Thị Nghè Va tui đã chia làm 7 khu vực có đánh số từ 1-7 theo chiều kim đồng hồ. Khu vực số 5 là chợ và khu phố chợ Thị Nghè. Ông Khiết nói kho xăng nằm trên bờ rạch Văn Thánh: vây nó là hãng dầu Phú Mỹ chứ không phải chi nhánh nào của Shell. Nghe nói hãng dầu Phú Mỹ này sản xuất dầu ăn mờ. Vị trí nó nằm ngay bên trái khu vực 7 bên cạnh trận địa phòng không (D) của quân Nhật bảo vệ phía Bắc Ba son. Ta thấy nó có nhà xưởng nghiêm túc chứ không sập xệ như bác Khiết mô tả, ta cũng không thấy các phuy xăng. Còn nếu nằm trên bờ rạch Thị Nghè (H) thì khu vực 6 là khu vực phù hợp với ông Khiết ậy nó là mô tả: "Nó nằm kề bên bờ con rạch gần chợ, thuyền ghe hoặc xe ô tô đều ra vô được." trên bờ rạch Thị Nghè Tuy vậy ta có thể thấy không hề có chổ nào thích hợp để là một cây xăng có vài chục tới trăm phuy xăng dầu 200 lít.

    Dù là có cây xăng đi nữa thì cũng nên nhắc lại là thời thế chiến thì xăng dầu bị quân Nhật quản lý chặt chẻ, nhất là nguồn cung từ bốn hãng nói trên không còn thì lấy đâu ra dầu để bán cho tư nhân?

    Ông bà tui có kể lại là thời 1945 không có dầu lửa người ta phải đốt đèn bằng dầu phộng. Ấy là nhà khá giả chứ nghèo thì có dầu phộng đâu mà đốt. Riêng ngoài vườn nhà ông bà tui có cây mù u to lắm nên ông bà tui làm cây rọi mù u từ trái mù u giả nhỏ trộn với mủ mù u để đốt thay đèn dẩu. Ông bà cũng nói do thiếu hàng công nghiệp như dầu lửa, xà bông, vải vóc nên sinh ra rệp quá trời. Không có xà bông người ta giặt quần áo bằng trái nhàu. Trái nhàu tuy có cho bọt nhưng quần áo lại nhanh chóng ố vàng, mau mục. Không có vải vóc thì có người phải mặc bố tời cho rệp tha hồ sinh sôi nảy nở. Dù sao thì trong miền Nam không đến nỗi bị chết đói như ngoài Bắc.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Lê Văn Tám

    Một chuyện khác nữa là vào tháng 9/1945, quân Nhật giao kho đạn Thị Nghè và khu Ba son lại cho quân Pháp. Ngày 23/9 quân Pháp đã tiến đánh chiếm cầu Thị Nghè nhưng không thành công. Rạch Thị Nghè trở thành chiến tuyến: bên phía Sở Thú thì quân Pháp-Anh-Nhật còn bên phía chợ Thị Nghè thì thuộc về quân *********. Đến ngày 17-18/10/1945 Pháp cố gắng chiếm cầu một lần nữa nhưng thất bại.

    Tại sao một trạm xăng dầu lọt vào tay quân ta, ta không sử dụng làm bom xăng kiểu Molotov ****tail mà lại đốt bỏ?
    Và vai trò của Lê Văn Tám trong việc đốt kho xăng này thì chắc không như giai thoại đã nêu.

    Cuối cùng ông Thịnh định dùng lời ông Khiết chỉ để chứng minh có ai đó tên Tám đốt kho xăng nhưng tai hại là theo ông Khiết kho xăng đó quá dễ đốt nên cần chi Lê Văn Tám tẩm xăng vào người làm bó đuốc sống. Va tui có sống vào thời đó Va tui cũng có thể đốt được mà không bị làm sao.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Lê Văn Tám

    [​IMG]


    [​IMG]

    Kho đạn Pyrotechnie tháng 4/1945. Bọn Nhật lùn láo cá sơn chữ thập đỏ lên ba ngôi nhà của kho như thể đây là bệnh viện

    Vụ nổ ngày 8/4/1946 là có thật nhưng phía Pháp cho là phe Bình xuyên gây ra

    Le 8 avril 1946, il est 11 heures du matin ; le Suffren est à quai. 11 heures est l'heure où les "rationnaires" qui prennent leur leur de garde à midi, se présentent sur le pont devant la cuisine des équipages, afin d'y recevoir le repas de consistance (distribution pour la part de deux hommes). Un puissant souffle d'air est projeté depuis la pyrotechnie, qui en s'engouffrant dans les superstructures du navire, parvient à le soulever légèrement de l'avant. Les hommes en attente devant la cuisine, en ressentent la secousse. L'un d'entre eux, qui est déjà servi, est sur les marches de l'échelle qui descend au poste d'équipage. Déséquilibré, la gamelle part devant, en déversant son contenu. Le tout agrémenté par le son métallique de la gamelle buttant sur les marches jusqu'à sa fin de course. Depuis la page avant du Suffren, on apercevait une énorme colonne de fumée noire s'élevant vers le ciel. Dès l'explosion produite, la compagnie de débarquement du Suffren a été envoyée sur place, malgré les explosions qui continuaient à se produire à l'intérieur des bâtiments. Selon enquête, ce sont les Binh Xuyen qui ont fait le coup malgré la garde faite par l'armée française. La 3ème D.I.C. du Général Nyo et le groupement Massu poursuivent souvent en vain un ennemi insaisissable.... Les explosions se firent encore entendre pendant plusieurs jours.

    http://unacita.marseille.free.fr/lecroiseursuffren/index.html

    Ảnh vụ nổ nhìn từ tàu Suffren trên sông Sài gòn

    [​IMG]

    Vụ này theo các nguồn tin Pháp thì xảy ra lúc 10-11 giờ sáng ngày 8/4 làm 60 người chết, không rõ bao nhiêu lính bao nhiêu dân, làm sập một phần kho còn phía ta thì vụ nổ xảy ra rạng sáng ngày 9/4 /1946 làm chết cả đại đội Âu Phi. Vụ nổ làm sập đài radio bên cạnh đồng thời làm hỏng một số đồ cổ của Viện Bảo Tàng theo lời của Louis Malleret viết trong tác phẩm khảo cứu "Văn hóa Phù Nam"
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Lê Văn Tám

    Tóm lại dù Lê Văn Tám có thể không là một cá nhân nào nhưng Lê Văn Tám lại là hình ảnh của mỗi con người đã hy sinh xương máu cho công cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do của đất nước của dân tộc dù họ hy sinh ở đâu, trong hoàn cảnh nào và dù họ có thuộc Đảng phái nào.

    Va tui cũng nghĩ là không cần thiết phải thay đổ tên công viên, tên trường vv và vv. Ông Phan cứ nói rõ là thế cho nhẹ lòng, còn ai tin kiểu gì thì makeno. Đọc các bài dưới đây để hiểu hơn về con người cụ Trần thì hẳn độc giả phần nào hiểu được vì sao cụ Trần trối lại cho cụ Lê. Cụ Trần chết lúc nước nhà chưa hòa bình nếu không chắc cụ sẽ không ngần ngại tự mình nói lên sự thật.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Lê Văn Tám

    Nhiều tài liệu chính thống không còn nhắc đến Lê Văn Tám

    Mặt trận Thị Nghè - Cầu Bông trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến

    Khoảng 0 giờ ngày 23/9/1945, trong trang phục quân đội Hoàng gia Anh, các toán quân Pháp lợi dụng đêm tối bất ngờ tập kích các công sở của ta ở trung tâm thành phố, lần lượt chiếm giữ nhiều vị trí trọng yếu như trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc, đài phát thanh, nhà bưu điện, ngân hàng, nhà đèn… 3 giờ sáng ngày 23/9 chúng đánh chiếm các cầu nối trung tâm thành phố vùng ngoại ô, trong đó có cầu Bông và cầu Thị Nghè.

    Đến 4 giờ sáng ngày 23/9/1945, khoảng 1 tiểu đoàn quân Pháp triển khai lực lượng tấn công cầu Thị Nghè. Nhưng lực lượng vũ trang ta, nòng cốt là anh em công nhân Ba Son đã tổ chức trận địa phục kích tại một địa điểm gần Sở thú. Từ bốn mặt, lợi dụng địa hình địa vật thuận lợi (bụi rậm, cây to), quân ta đồng loạt xông ra dùng dao găm, mã tấu đánh giáp lá cà tiêu diệt địch. Bị tập kích bất ngờ, quân Pháp hoảng hốt bỏ chạy. Hàng chục tên địch bị diệt, ta thu được nhiều vũ khí, đạn dược. Trận thắng đầu tiên này tạo nên khí thế náo nức phấn khởi, có sức cổ vũ mạnh mẽ, quân dân địa phương hăng hái xông lên, làm nên nhiều chiến công và thành tích mới.

    Từ 8 giờ sáng ngày 23/9/1945, các lực lượng du kích chiến đấu, thanh niên xung phong vũ trang và nhân dân Bình Hòa - Thạnh Mỹ Tây liên tục chống trả quân Pháp hết sức quyết liệt ở khu vực cầu Bông, cầu Thị Nghè, kiên quyết không cho giặc chiếm giữ cầu. Chỉ huy sở mặt trận cầu Thị Nghè đặt tại đình Cầu Sơn do đồng chí Nguyễn Bân làm Chỉ huy trưởng, Nguyễn Hưng làm Chỉ huy phó; hai cơ sở hậu cần của mặt trận đặt tại khu vực ngã ba Hàng Xanh và xóm chùa Phước Viên - Phối hợp cùng lực lượng vũ trang và nhân dân Thạnh Mỹ Tây chiến đấu tại mặt trận Thị Nghè còn có một bộ phận Cộng hòa vệ binh khoảng 50 người (phần lớn là thanh niên vùng Cây Quéo, Cây Thị) do Nguyễn Văn Kỳ phụ trách và 1 đại đội quân người dân tộc Giarai do Y Blếch chỉ huy. Bên cạnh đó, còn có lực lượng Thanh niên Tiền phong vũ trang làm nhiệm vụ chốt chặn từ Bà Chiểu đến cầu Bông do đồng chí Phan Văn Hưng phụ trách.

    Gần trưa ngày 23/9/1945, sau cuộc họp khẩn cấp tại nhà số 627 - 629 đường Cây Mai (Hội nghị Cây Mai), Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ lập tức phát lời kêu gọi "Tất cả đồng bào già, trẻ, trai, gái hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân giặc xâm lược!". Cuộc kháng chiến bắt đầu từ Sài Gòn, đã chính thức lan ra toàn Nam Bộ. Vừa có vinh dự là nơi mở đầu Nam Bộ kháng chiến, khu vực Thị Nghè - Cầu Bông cũng là địa bàn trọng điểm của Mặt trận Số 1 (còn gọi là mặt trận tiền tuyến Sài Gòn - Gia Định hay mặt trận miền Đông), cùng với ba mặt trận khác hợp thành thế bao vây ngăn chặn địch trong nội thành Sài Gòn suốt nhiều ngày sau đó.

    Cũng trong ngày 23/9/1945 được sự hỗ trợ của một số lính Nhật, quân Pháp mở cuộc tấn công khu vực cầu Cũ. Nhưng vừa vượt qua cầu, chúng đã bị du kích ta bắn tỉa, diệt 4 tên. Khoảng giữa trưa, chúng lấn qua địa bàn Thị Nghè và tới 2 giờ chiều mới qua khỏi Ngã ba Nhà Làng. Tại đây, chúng bị quân dân ta chặn đánh quyết liệt, buộc phải lên xe tháo chạy về Sài Gòn lúc 4 giờ chiều, bỏ lại trận địa hơn 20 xác chết.

    Liền sau đó, Ban Chỉ huy mặt trận Thị Nghè tổ chức họp rút kinh nghiệm (do các đồng chí Nguyễn Bân, Chỉ huy trưởng lực lượng vũ trang tại chỗ, Nguyễn Văn Bảy, Chỉ huy Quân sự và Nguyễn Văn Tư, Bí thư Chi bộ Ba Son chủ trì). Hội nghị thống nhất phương án củng cố các cứ điểm chiến đấu ở cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Mới, Bà Chiểu, cầu Dầu… tăng viện cho các nơi này một số dân quân do các anh Hai Rim, Hồng Văn Sắng và Y Blếch chỉ huy.

    Tiếp đó, từ ngày 24/9 đến 23/10/1945 quân dân Bình Hòa - Thạnh Mỹ Tây liên tục tổ chức nhiều đợt phản công và tiến công tiêu diệt quân Pháp xâm lược, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên Ban Chỉ huy mặt trận Số 1 quyết định rút về chiến khu An Phú Đông để cùng với quân dân cả nước tổ chức cuộc kháng chiến 9 năm giành thắng lợi hoàn toàn bằng chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
    [​IMG]
    Bức tranh tái hiện quân dân ta kiên cường phản công quân Pháp tại cầu Thị Nghè ngày 18/10/1945. (Ảnh: TNN st)
    (Trích nguồn: Lịch sử đấu tranh, xây dựng của Đảng bộ và nhân dân quận Bình Thạnh 1930 - 2005).
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Lê Văn Tám


    Bia kỷ niệm chiến thắng cầu Thị Nghè

    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    ...với ông Liệu không ít người cho là vì chuyện “thê thiếp” mà ảnh hưởng đến đường công danh của ông (...). Giờ có dịp nhìn lại, qua những nhân chứng, cùng nhiều tư liệu mới được công bố về ông Trần Huy Liệu, bài viết dưới đây điểm đôi nét những nỗi đa đoan của nhà sử học đào hoa này.


    Những cuộc tình
    của sử gia Trần Huy Liệu




    Phạm Quang Đẩu



    Cuối năm 2010 vừa qua, có một sự kiện được nhiều người quan tâm là nhà yêu nước, kiêm sử gia Trần Văn Giàu đã về cõi vĩnh hằng ở tuổi tròn 100. Nhân dịp này, nhiều người lại nhớ tới một nhà yêu nước khác cũng kiêm sử gia đó là ông Trần Huy Liệu (1901-1969). Hai ông Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu có nhiều điểm giống nhau : cùng hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp từ khi còn rất trẻ(ông Liệu hơn ông Giàu 10 tuổi, hoạt động trong Việt Nam Quốc dân đảng từ trước năm 1930) ; cùng viết báo công khai cổ vũ lòng yêu nước chống thực dân ; khi cuộc Cách mạng Tháng 8-1945 nổ ra hai ông đều giữ những trọng trách lớn (ông Liệu được bầu là Phó chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng, sau cách mạng thành công là Bộ trưởng Bộ thông tin tuyên truyền cổ động, thay mặt chính phủ cách mạng vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại, còn ông Giàu được bầu là Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ, sau cách mạng Tháng tám 1945 là Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ) ; rồi sau đó đều không giữ trọng trách gì nữa, chỉ chuyên nghiên cứu và giảng dạy sử học đến khi qua đời. Nỗi oan của ông Giàu đã được biết qua cuốn hồi ký mới công bố, còn với ông Liệu không ít người cho là vì chuyện “thê thiếp” mà ảnh hưởng đến đường công danh của ông (Ông Giàu trong chuyện tình lại rất đơn giản, chỉ chung thuỷ có một bà). Giờ có dịp nhìn lại, qua những nhân chứng, cùng nhiều tư liệu mới được công bố về ông Trần Huy Liệu, bài viết dưới đây điểm đôi nét những nỗi đa đoan của nhà sử học đào hoa này.


    [​IMG]


    Nhà sử học Trần Huy Liệu đột ngột qua đời ngày 28-7-1969. Chưa đến tuổi “ thất thập cổ lai hi ”, song có lẽ linh cảm được sự sắp ra đi của mình nên ông đã để sẵn một di chúc, viết trên giấy xé từ cuốn sổ tay nhỏ, gạch chân dòng đầu tiên : “Một khi tôi ngã xuống”. Trang đầu, phần 2 ông đề cập ngay đến chuyện vợ con, sòng phẳng mà vẫn chưa dứt nỗi ân hận, ưu tư lúc sắp xuống mồ : “Tôi có hai vợ và sáu con cả trai lẫn gái. Vợ tôi, Nguyễn Thị Tý, đã từng sống với tôi trong những ngày gian khổ, giúp đỡ sự nghiệp cách mạng của tôi, tôi không bao giờ phụ tình. Đề nghị sau khi tôi chết, cho vợ hai tôi là Nguyễn Thị Hy và hai con tôi là Trần Nguyệt Quang và Trần Trường Chiến về dự tang lễ của tôi một cách chính thức và đi lại với gia đình cho vui…”
    Ông lấy bà Nguyễn Thị Tý từ ngày ở quê làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Còn mối tình Trần Huy Liệu - Nguyễn Thị Hy là cả một thiên tình sử, ta sẽ có dịp nói ở phần sau. Còn có một “ bóng hồng ” đã đi qua đời ông trước cuộc gặp với bà Hy, mà chỉ đến những năm gần đây con cháu ông mới được biết thêm chi tiết cụ thể. Sau ngày nước nhà thống nhất, giáo sư Phan Huy Lê, hiện là chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, vốn là cán bộ nghiên cứu khi còn rất trẻ dưới quyền của Viện trưởng Viện Sử học Trần Huy Liệu, vào công tác ở Đà Lạt. Một hôm có ông bà Việt kiều từ Mỹ về, tìm đến. Bà tên Phạm Thị Bách, tức Thu Tâm, ngay lúc đầu gặp giáo sư Lê đã tự giới thiệu là “ người thân Trần Huy Liệu ”. Và trước mặt cả chồng, bà vẫn nói thẳng thắn : “ Sau này tôi có gặp một vài người nữa, nhưng không có ai nặng tình như với ông Liệu ”. Ấn tượng về bà của giáo sư Lê sau cuộc gặp là “rất sắc sảo, thành thực, có khả năng biểu đạt cao”. Rồi bà Bách còn tìm ra Hà Nội với mục đích duy nhất được thắp nén nhang trên mộ người xưa yêu dấu. Con trai út của sử gia Trần Huy Liệu là nhà báo Trần Chiến (tức Trần Trường Chiến trong di chúc) hiện đang làm việc tại báo Hà Nội Mới. Năm 1996 anh có dịp tiếp xúc với bà Bách ở thành phố Hồ Chí Minh và được đọc trọn cuốn hồi ký của bà “ Những ngày xa xưa ấy ” do nhà xuất bản Thế Kỷ, Hoa Kỳ mới ấn hành. Nhà báo Trần Chiến đã hiểu rõ hơn về mối tình dang dở của cha, mà trong các trang ghi chép, nhật ký để lại ông hay nhắc đến cái tên “ Thu Tâm ”.
    [​IMG]
    Ông Trần Huy Liệu và gia đình tại quê làng Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định (11-1945)​

    Năm 1933, cô gái tuổi 18 tuổi Thu Tâm ra thăm người chị họ tên Hồng đang làm hộ sinh ở nhà bảo sanh Côn Đảo. Thời kỳ này Trần Huy Liệu bị Pháp bắt giam tại đây. Thu Tâm quê Hải Dương, dòng dõi văn thân, bà nội là chị ruột Nguyễn Thiện Thuật, hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã làm cuộc khởi nghĩa ở chiến khu Bãi Sậy (Hải Dương), sau bị đàn áp đẫm máu. Từ lâu cô rất khâm phục tinh thần kháng Pháp của những người yêu nước thế hệ cha anh, từng quen biết qua lại với Nguyễn Thái Học, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng. Và cô đã đọc chăm chú, say sưa những bài báo của Trần Huy Liệu với nhiều bút danh như : Nam Kiều, Đẩu Nam, Côi Vị, Hải Khách. Trần Huy Liệu năm 1929 là Bí thư kỳ bộ Nam Kỳ của Quốc dân đảng, ông nổi tiếng với những bài báo đả kích gay gắt chế độ thực dân Pháp trên các tờ báo xuất bản ở Sài Gòn như Đông Pháp thời báo, Nông cổ mín đàm, Ngòi bút sắt…Vậy là kỳ nghỉ trên đảo, cô gái thông minh, xinh đẹp ấy đã tình cờ gặp được thần tượng của mình. Trần Huy Liệu hơi thấp, chân tập tễnh do bị địch tra tấn, mắt lại hơi “ loè ”, bù lại ông có vẻ đẹp của tâm hồn yêu nước cao cả, con người tài hoa, trái tim đa cảm. Buổi đầu Trần Huy Liệu có cảm tình với người nữ hộ sinh nhiều hơn và chỉ coi Thu Tâm như một “cô bé” dễ mến. Rồi Hồng và Thu Tâm trở về Sài Gòn. Mỗi khi Hồng nhận được thư ông từ ngoài đảo, thì đều không mấy quan tâm mà giao cho cô em viết trả lời mượn danh nghĩa chị. Thực ra, Hồng chỉ coi người tù cộng sản ấy như bao người khác mà cô nể trọng mà thôi. Ngày Hồng lên xe hoa, Thu Tâm thấy không thể “thư giả tình thật” mãi, đã nói thực mọi chuyện với Trần Huy Liệu, thổ lộ là đã thầm yêu ông ngay từ lần gặp đầu trên đảo. Khi Trần Huy Liệu được trả về đất liền, chính quyền thực dân không cho phép ông trở lại Sài Gòn nơi vợ và các con ông đang sinh sống. Ông gặp Thu Tâm ở Huế và trái tim họ đã hoà cùng nhịp đập. Trong cuốn hồi ký “ Những ngày xa xưa ấy ”, bà Phạm Thị Bách tức Thu Tâm có những đoạn mô tả ý nghĩ của hai người lúc đó, cũng có những sự khác nhau. Trích đoạn : “ Nằm trên mui thuyền trong một đêm trăng sáng tại cửa biển Thuận An, tôi nói với anh Liệu một câu thế này : theo chỗ em biết, anh là một nhà văn chân chính và quả thật có thiên tài, em xét đoán rất công bằng chứ không hề có thiên vị gì. Anh còn khá hơn Nguyễn Tường Tam rất nhiều, vì sao anh không theo nghiệp văn mà ưa thích chính trị nhỉ ? Anh Liệu trả lời không ngần ngại : anh chỉ thích lối viết văn tranh đấu mà thôi chớ còn viết văn tiểu thuyết thì không bao giờ anh muốn viết…” Mặc cảm và luôn cảm thấy mình có lỗi với người vợ đầu sâu nặng ân nghĩa của sử gia họ Trần, được thể hiện qua đoạn : “ Một đêm khuya thức giấc, anh Liệu thở dài và nói với tôi : em có biết trong lúc chúng ta vui vẻ thế này thì má thằng Diễm (tức bà Tý) ở nhà làm gì không ? Tôi giật mình, rờn rợn ấp úng trả lời em làm sao biết được. Anh Liệu ngồi dậy nói một cách buồn rầu : bà ấy ăn trầu em ạ. Tôi ngạc nhiên, sao lại ăn trầu vào nửa đêm ? Thì bà ấy buồn mà lại. Em có biết rằng anh vắng nhà bao nhiêu đêm thì bấy nhiêu đêm bà ấy thức suốt sáng…” Thu Tâm hiểu tình vợ chồng sâu nặng của ông và cô không thể đang tâm làm tan nát cái tổ ấm ấy. Những bạn chiến đấu gần gũi của Trần Huy Liệu lúc ấy, như Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh), Hoàng Quốc Việt, Khuất Duy Tiến, Trần Đình Long thì cũng có những góp ý chân thành cho cả hai. Thu Tâm quyết định chủ động dứt bỏ mối tình “ hồn **** mơ tiên ”, về sau bà lấy chồng và ra nước ngoài.
    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Hy thời thiếu nữ ở Hà Nội

    Ông Trần Huy Liệu gắn bó với bà Nguyễn Thị Hy (tức Sửu), là “ vợ hai ” như di chúc nói đến, trong một hoàn cảnh khác. Năm 1931, bà Hy kết hôn với ông Phạm Giao, con cả của quan Thượng thư triều đình Huế Phạm Quỳnh. Bà là con gái học giả Nguyễn Văn Ngọc ở Hà Nội, có đủ công -dung -ngôn -hạnh, lấy chồng năm 18 tuổi và theo chồng vào Huế đã có hai mặt con. Nhưng bi kịch gia đình nổ ra. Chồng bà công nhiên yêu người khác, lấy làm vợ hai. Bà âm thầm chịu đựng cảnh chồng chung một thời gian. Rồi được tin cha mất, bà có cớ để ra đi, mang cả hai con về Hà Nội chịu tang. Đó là vào năm 1942. Bà không trở lại Huế nữa, cùng hai con sống ở Ấp Thái Hà lúc đó còn hoang vu, là vùng ven nội. Nhiều chiến sĩ cách mạng, trong đó có ông Trần Huy Liệu lấy ấp này là nơi trú chân trước khi vào nội thành hoạt động. Đó là thời kỳ ông Liệu vừa vượt ngục Hoả Lò, ốm yếu, ông ở nhà bà Hy, được bà chăm nom thuốc thang chu đáo. Người đàn bà mới vào tuổi ba mươi, vốn là hoa khôi phố Hàng Buồm, vẫn còn đẹp mặn mà. Song hai người không bao giờ vượt quá giới hạn tình cảm, chỉ quý trọng nhau. Cách mạng thành công, triều đình Nguyễn cáo chung, rồi toàn quốc kháng chiến nổ ra cuối năm 1946, nhiều gia đình ở thủ đô bìu díu tản cư lên chiến khu…
    Năm 2009, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội cho ra mắt cuốn “ Trần Huy Liệu - Cõi người ” tủ sách Danh nhân Việt Nam. Tác giả không ai khác, là Trần Chiến, người con út nối nghiệp làm báo, viết văn của cha ngày trước. Anh mô tả cuộc tình có phần định mệnh của cha mẹ mình, đoạn kết : “ Súng nổ. Đất nước bước vào cuộc kháng chiến kéo dài tới 8 năm sau. Liệu lên thăm Sửu. Trong cái ấp nghèo dưới chân núi Voi, chẳng có gì ngăn được họ đến với nhau nữa. Đây là cuộc phiêu lưu tình cảm cuối cùng và sâu sắc nhất của Liệu. Cuối năm 1947 Sửu sinh con gái Trần Nguyệt Quang, đứa con sinh ra trong kháng chiến sài đẹn, ghẻ lở đã lớn lên ăm ắp tình mẹ nhưng đầy những khắc khoải, day dứt của người cha…”
    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Hy và hai con với người chồng đầu
    (năm ra Hà Nội 1942)​

    Có một điều về chính kiến của nhà sử học với thượng thư, kiêm học giả Phạm Quỳnh vốn là bố chồng bà Nguyễn Thị Hy, đáng để người đời hôm nay phán xét. Trong hồi ký Trần Huy Liệu viết tháng 8-1960 “ ”(Hồ sơ số 147, lưu trữ Viện Sử học, sau công bố trên Tước ấn kiếm của hoàng đế Bảo ĐạiHồi ký Trần Huy Liệu, NXB Khoa học xã hội 1991) có đoạn : “ Trong khi ấy bọn Pháp đã bắt đầu nhẩy dù xuống Huế, tên Pháp vừa nhẩy dù xuống đã hỏi ngay đến Bảo Đại, Phạm Quỳnh và những tên tôi tớ của chúng ngày trước. Ta một mặt tước khí giới của tên Pháp, một mặt xử trí thích đáng ngay những tên tay trong của Pháp như Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, đồng thời cô lập Bảo Đại…” Như vậy ông thẳng thừng coi ông Phạm Quỳnh là “ tay trong của Pháp ” và việc “ xử lý thích đáng ”(tức bắn chết ngay) là việc làm đúng đắn. Nhưng sau này, đã có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, trong các cuộc hội thảo, đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy ông chủ báo Nam Phong Phạm Quỳnh có nhiều công hơn tội, không đáng phải chết thảm như vậy. Đó là việc một thời gian dài ông luôn nhiệt thành với việc chấn hưng văn hoá dân tộc, là một người yêu nước bằng tích cực cổ suý nền quốc học. Giáo sư sử học Văn Tạo (từng là một học trò của ông Trần Huy Liệu, cũng công tác tại Viện Sử học) đã viết : “ Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt tù đầy các nhà yêu nước. Nhưng mặt khác, ông lại có công chuyển tải văn hoá Đông-Tây làm phong phú cho ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận ”. Còn có cứ liệu đã dẫn ra, chính Hồ Chủ Tịch lúc đó dù bận trăm công nghìn việc vẫn quan tâm đến việc tranh thủ các đảng phái, tôn giáo và giới trí thức, chỉ thị phải đưa ngay hai ông Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Phạm Quỳnh ra Hà Nội, nhưng đã quá muộn. Vậy là, ngay cả đến cuối đời ông Trần Huy Liệu vẫn không hiểu đúng về ông Phạm Quỳnh, đã có những lời viết “bất nhẫn” kể trên. Sinh thời, lúc đang nắm trọng trách ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Trần Huy Liệu (và cả Trần Văn Giàu nữa) vẫn bị các đồng chí của ông đánh giá là có xu hướng tư tưởng tả khuynh !
    Việc ông Trần Huy Liệu có vợ hai làm bà cả Nguyễn Thị Tý rất giận, song bà vẫn trọng và luôn lo lắng cho sự nghiệp của chồng. Hoà bình trở về thủ đô, hai bà ở hai nơi, ông đi lại thăm nom chăm sóc cả hai. Chỉ đến khi ông mất hai bà mới cùng chịu tang và gặp gỡ nhau.

    Khương Đình, đầu tháng 12-2010​
    Phạm Quang Đẩu







  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thị Nghè kháng chiến


    TT - Trong danh sách các cựu chiến binh của tổ 61, khu phố 4, phường 19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM vẫn còn ghi chú rõ ràng dưới tên ông Trần Văn Dũng: “Chiến sĩ mặt trận Thị Nghè 1945”, dù ông Dũng mất đã gần chục năm.
    Ông Trần Thanh Trung ngồi nhìn ra tấm bia tưởng niệm đặt dưới chân cầu, nhắc: “Ba tôi tham gia Lực lượng Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc, tham gia Cách mạng Tháng Tám, rồi chiến đấu ở mặt trận Thị Nghè này năm ông 17 tuổi”...
    Bước chân của lịch sử thì đã bước trên cầu Thị Nghè từ trước đó rất lâu.
    >> Kỳ 1: Xuyên thành Gia Định

    [​IMG]
    Mô hình mặt trận Thị Nghè một tháng cầm chân quân Pháp trong nội ô những ngày đầu cuộc kháng chiến - Ảnh: Tự Trung
    [​IMG]
    Vườn ông Thượng sục sôi những ngày Cách mạng tháng 8 - Ảnh tư liệu Dấu ấn vườn Ông Thượng
    Sáng 16-2-1859, tàu Avalanche của Pháp đi vào rạch Thị Nghè để thám thính thành Gia Định. Ngày hôm sau, sáu con tàu Pháp tiếp tục tiến vào và tấn công. Sau những trái đại bác và đổ bộ, quân Pháp đã tiến được vào cửa Bắc (cửa hướng ra rạch Thị Nghè). 10g sáng hôm ấy Gia Định thành thất thủ. Sợ không giữ được tòa thành rộng lớn, thuốc nổ được quân Pháp đặt để phá sập nhiều đoạn tường thành, các dinh thự, kho tàng bị đốt. Tài liệu của người Pháp ghi lại: “Kho thóc thành Gia Định cháy đến hơn hai năm mà khói vẫn còn nghi ngút...”.
    Mất nước. Những đêm dài nô lệ bắt đầu.
    Ông Dũng không còn để kể chuyện nhưng chắc hẳn nỗi đau xót Bến Nghé của tiền tan bọt nước/Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây đã thấm vào trong ông từ lâu lắm, từ những ký ức của cha ông, từ tiếng gót giày đinh lính Pháp gõ trên cầu Thị Nghè, vỏ gươm lính Nhật kéo lệt sệt trên đường chợ mỗi ngày. Thấm vào và tươm ra để rồi những ngày tháng 8-1945 ấy, cậu con trai 17 tuổi hăng hái gia nhập lực lượng Thanh niên tiền phong, cầm gậy tầm vông đi mittinh, đi cướp chính quyền và đi thẳng vào cuộc kháng chiến.
    Lý lịch của ông Dũng ghi ngày tham gia cách mạng là 19-8-1945. Ấy là ngày hơn 50.000 người dân Sài Gòn tham gia cuộc tuyên thệ lần thứ hai của lực lượng Thanh niên tiền phong tại vườn Ông Thượng. Những cây dầu, cây sao, cây gõ trong vườn và dọc hai bên đường Nguyễn Thị Minh Khai hôm nay, Chasseloup Laubat hôm đó, đã rung lên cùng bài diễn thuyết của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, cùng hòa reo với tiếng ca “Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi...” của những đoàn thanh niên tiền phong, phụ nữ tiền phong và cả phụ lão tiền phong.
    GS Trần Văn Giàu, người đã trưởng thành và học được tinh thần “tự do, bình đẳng, bác ái” ở ngay ngôi trường Chasseloup Laubat để rồi trở thành một người cộng sản, đã kể lại: “Nội dung tuyên thệ hôm đó: “Thời cơ giành độc lập dân tộc đã đến, thanh niên hãy siết chặt hàng ngũ sẵn sàng chiến đấu. Trung thành với Tổ quốc, với đồng bào. Sẵn sàng hiến dâng đến giọt máu cuối cùng cho độc lập dân tộc”. Tất cả thanh niên đều cùng quỳ xuống, tay nắm chặt giơ cao hô “Xin thề”. Sau đó cuộc diễu hành bắt đầu từ đường Chasseloup Laubat tỏa ra các ngả...”.
    Ở Thị Nghè hôm nay nhiều người còn nhớ tên Nguyễn Bân, vốn là thủ lĩnh lực lượng phòng thủ thụ động do Pháp lập ra, những ngày tháng tám ấy đã trở thành tráng trưởng của Lực lượng Thanh niên tiền phong Thị Nghè. Từng đoàn thanh niên với đồng phục áo sơmi cộc tay trắng, quần sậm, nón bàng xuất hiện với cuốc xẻng, tầm vông vạt nhọn trên tay, nụ cười và những bài hát trên môi, xăng xái giúp đồng bào dọn dẹp những đổ nát gây ra bởi cuộc giao tranh, luyện tập quân sự bảo vệ xóm làng...
    Thanh niên Tiền phong tuyên bố gia nhập Mặt trận *********. Một tuần sau, chính quyền về tay những con người đã quyết chọn “Độc lập hay là chết”.
    Một tháng bên cầu Thị Nghè
    Chính quyền non trẻ ra đời chưa đầy một tháng, súng đã lại nổ. Lệnh tản cư để lại một Sài Gòn “không điện, không nước, không lương thực, không người” được Ủy ban Kháng chiến Nam bộ ban hành. Hàng đoàn người đi khỏi thành phố qua những cây cầu, những con đường. Lửa cháy đỏ rực bao quanh thành phố, cầu Thị Nghè được chọn làm Mặt trận số 1 mở đầu Nam bộ kháng chiến, quân Pháp bị nhốt lại trong nội thành, lực lượng kháng chiến chiếm giữ khu vực ngoại ô.
    Các nhà báo Sài Gòn thời bấy giờ như Trần Tấn Quốc, Nguyễn Kỳ Nam đã ghi nhận lại: “Sài Gòn, thành phố chết! Hòn ngọc Viễn Đông đã biến thành một cảnh hoang vu, không một chút nào hoạt động. Người Việt đàn ông, đàn bà, già trẻ đã ra khỏi châu thành. Xe cộ đã ngừng hẳn, không một ai ra đường”...
    Dưới chân cầu Thị Nghè hiện giờ, một tấm bia lớn ghi nhớ: “Tại cầu này ngay từ sáng sớm 23-9-1945, quân và dân Thị Nghè cùng nhân dân thành phố vũ trang bằng vũ khí thô sơ, đã lập mặt trận cầu Thị Nghè chặn đứng quân Pháp gần hàng tháng trời không cho nống ra ngoại thành thành phố...”.
    Ở Nhà bảo tàng quận Bình Thạnh, sa bàn tái hiện cảnh phòng tuyến được giăng ra bằng cây to, bụi rậm, bàn ghế, giường tủ, xe bò, xe kéo, quầy hàng. “Cha tôi kể ngoài chợ, trong nhà có gì thì dân đều đem ra để làm chướng ngại vật”, ông Trung nói. Đội quân ở Mặt trận số 1 này được lịch sử gọi tên là bộ đội Nguyễn Bân. Điểm chỉ huy của ông Nguyễn Bân đóng tại đình Cầu Sơn, mặt trận là chân cầu, mặt cầu Thị Nghè với những chàng trai tuổi 17 như ông Dũng, vũ khí chỉ có vài khẩu súng, còn lại là mã tấu, dao găm. Cứ như thế mà những trận chiến đã diễn ra lúc ác liệt, lúc giằng co suốt gần một tháng. Cho đến ngày 18-10, quân Pháp tập trung mọi lực lượng trên mặt cầu, đạn pháo ác liệt, cán cân quá chênh lệch, quân kháng chiến mới tạm rút lui.
    Từ những hăng hái tuổi trẻ ban đầu, ông Dũng cùng em trai, chị gái đã dấn thân vào cuộc kháng chiến từ cầu Thị Nghè. Ba lần bị bắt vào các năm 1947, 1948, 1949, ông lần lượt kinh qua đủ các nhà lao Catinat, Phú Lâm, Chí Hòa, Biên Hòa cho đến ngày tập kết ra Bắc. Chị gái Trần Thị Lát và em trai Trần Văn Tề của ông lần lượt hi sinh trong những trận đánh du kích ở khu vực Thị Nghè năm 1949, 1950, mãi mãi nằm lại lòng đất mẹ. Hòa bình, trở về Nam ông Dũng lại đưa gia đình quay về cầu Thị Nghè, sắm một căn nhà nhỏ, ngày ngày nhìn ra tấm bia tưởng niệm.
    Thị Nghè, cái tên ấy còn vang dội một lần nữa trong những ngày đầu kháng chiến. Ấy là đêm 8-4-1946, một sĩ quan Nhật đã đầu hàng ********* dẫn đường cho hai cảm tử quân lội qua sông Thị Nghè chui vào một miệng cống lớn. Miệng cống này dẫn thẳng vào kho đạn của Pháp đặt cạnh Sở thú. Thuốc súng, chất dẫn cháy, dây tim được cài đặt vào một hầm chứa đạn và một mồi lửa được đốt lên. Một tiếng nổ dẫn theo nhiều tiếng nổ khác, các hầm đạn liên tiếp cháy, nổ, vang động cả một vùng suốt mấy ngày đêm cho đến ngày 12-4 mới dứt. Hai chiến sĩ cảm tử là công nhân Nhà đèn Chợ Quán đã không kịp rút ra vì gặp con nước lớn, tiếng nổ đầu tiên vang lên cũng chính là lúc họ hi sinh. Sau này người ta chỉ biết hai anh tên là Kỷ và Nỉ.
    Gần 30 năm sau kể từ ngày ấy, nhân dân Thị Nghè mới lại có dịp cờ hoa tưng bừng đón đoàn xe tăng vào thành phố, thống nhất đất nước. Trong 30 năm ấy, những dấu ấn của con đường Thiên Lý - Chasseloup Laubat - Hồng Thập Tự - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nguyễn Thị Minh Khai là rất dài. Dài như lịch sử.
    hoalongtrang thích bài này.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Lê Văn Tám

    Trần Huy Liệu và cuộc cải cách ruộng đất
    TP - Cuối năm 1939, phe phát xít thắng thế, thực dân Pháp thẳng tay khủng bố khốc liệt các chiến sĩ cộng sản. Trần Huy Liệu là một trong những cây bút gạo cội của báo Tin Tức, Đời nay, Le Travail.

    [​IMG]
    Ba người đứng thứ tư, năm, sáu từ trái sang đều là VNQDĐ Nguyễn Thái Học, Nam Xương (tác giả kịch “Ông Tây An Nam”, Trần Huy Liệu1. Chúng ra lệnh đóng cửa các tờ báo đang phát hành công khai, bắt ông cùng các ông Xuân Thủy, Trần Đình Long, Vũ Đình Huỳnh... Tháng 1 năm 1940, chúng bí mật chuyển tù chính trị từ Hỏa Lò đầy lên Sơn La. Đường đi đày gian nan lắm nỗi. Ông và ông Xuân Thủy chung nhau dây xích, vùa đi bộ vừa nói chuyện thơ ca cho quên nỗi mệt nhọc, đói khát…
    Trần Huy Liệu là thế. Trong cá tính ông, chất quân tử và chất lãng mạn hòa quyện trong máu thịt: “Trong lúc thân mình bị dồn ép, bị giày vò thì tâm hồn, tư tưởng mình vẫn chắp cánh cao bay tìm đến những nơi tươi đẹp nhất, âu đó cũng là một cách sống” (Hồi ký Trần Huy Liệu).
    Khi ấy, 32 tuổi, ông đã trưởng thành, đã “chín” trong trường học chốn lao tù. Sáu năm sau, vào ngục tù đế quốc lần thứ hai ở Sơn La, ông được các đồng chí tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ. Điềm đạm, cởi mở, chân tình, chịu khó học thêm tiếng Pháp, viết lý luận về chủ nghĩa xã hội…
    Ông cùng Tô Hiệu là linh hồn của chi bộ và Ủy ban tranh đấu để tổ chức các cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống, giữ vững khí tiết, tranh thủ học tập chủ nghĩa Mác Lê nin và văn hóa.
    Cuộc tuyệt thực dưới hầm Sơn La kéo dài từ 13/5 đến 24/5/1941 là cuộc đấu tranh dữ dội nhất, khốc liệt nhất. Tên Cút-Xô khét tiếng gian ác đẩy 156 người xuống hầm qua 21 bậc gạch với diện tích chỉ nhốt được 11 người và có một lỗ thông hơi duy nhất. Không cơm ăn, không nước uống, không đủ khí thở, ruột gan cào cấu rồi lịm đi trên nước sặc sụa hôi thối, nhưng không một ai rời bỏ đội ngũ.
    Là người phụ trách Ủy ban tranh đấu, ông khéo léo mượn truyện Hán Sở tranh hùng với hình ảnh Hàn Tín trong “Bối thủy trận” để động viên anh em giữ vững ý chí chiến đấu, đồng thời có quyết định sáng suốt ngừng tuyệt thực để gìn giữ lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài trong gông xiềng Sơn La.
    Chính ông, trong lao tù tàn khốc của địch đã tự trau dồi, rèn luyện khí tiết mà những bài thơ của ông còn lưu giữ được cho chúng ta thấy một tâm hồn, một cốt cách của nhà thơ Trần Huy Liệu.
    Đến nay, mỗi khi trở lại thăm di tích nhà tù Sơn La, mọi người vẫn nhớ bài thơ “Qua thăm gốc ổi” đầy bi thiết viếng các đồng chí của ông: “Thịt xương đã gửi cho rừng núi/Hận vẫn còn mang với tháng ngày”.
    Nhà văn Hoàng Công Khanh, người được sống cùng ông trong những năm ở ma thiêng nước độc Sơn La kể rằng: ”Những lúc tâm tình bên nhau, anh ấy bảo tôi: “Ở đời rất hiếm những kẻ trượng phu”. Khí phách và thẳng thắn, chân thực với mình và với đời, anh Trần Huy Liệu cũng minh bạch và đường hoàng như vậy”.
    2. Đọc di cảo của ông về cải cách ruộng đất (CCRĐ), tôi rất cảm phục ông. Những ghi chép trong chuyến đi thực tế ở Thái Nguyên khi ông làm Trưởng Ban Văn - Sử - Địa; nhãn quan trung thực, khách quan của người làm công tác nghiên cứu lịch sử; dũng khí của một cốt cách tùng bách - tất cả đã thôi thúc, giục giã ông viết những lời tâm huyết gửi Đoàn ủy CCRĐ đầu năm 1954, nêu lên ý kiến cho rằng: khác với Trung Quốc, ở Việt nam, đại đa số là trung tiểu địa chủ, và một số địa chủ thân sĩ đều có tinh thần yêu nước; số đại địa chủ làm tay sai cho đế quốc chiếm tỉ lệ không cao nên Đảng phải có sách lược triệt để phân hóa, tránh đấu tố tràn lan.
    Sau đó, ông viết bài “Xét lại hồ sơ của giai cấp địa chủ phong kiến” nhưng đến tháng 2/1957, bài mới đăng trên tập san Văn- Sử - Địa với bút danh Hải Khách.
    Những kiến giải khoa học về đặc điểm của giai cấp địa chủ phong kiến ở một nước thuộc địa không phải đã được chấp nhận ngay thời điểm đó. Ông kiên định giữ vững lập trường, ý thức trách nhiệm của người cách mạng và tâm sự với đồng nghiệp trẻ: ”Làm một người cách mạng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, thì mình thấy Đảng làm gì sai phải nói”.
    Biết mình bị “trên cho gọi” để “uốn nắn” nhận thức “mơ hồ giai cấp”, nhưng ông vẫn như người lữ hành không biết mỏi tới cái đích của sự thật. Sang những năm 60, ông lại tiếp tục nói lên tâm tư của nông dân chưa hẳn đã hoàn toàn tự nguyện vào HTX khi ta trống giong cờ mở đẩy HTX nhanh chóng phát triển từ bậc thấp lên bậc cao.
    Cái sự phải nói ấy chính là tiết tháo của người chính trực. Trái tim nhân hậu, yêu thương của ông đã đem lại ánh sáng cuộc sống bình yên cho một số người bị oan sai trong CCRĐ mà đến hôm nay, mọi người vẫn nhắc đến ông với tất cả sự trân trọng.

    [​IMG]
    Trần Huy Liệu trong hồ sơ nhà tù thực dân3. Trong những tháng ngày không còn bình yên ấy, ông đã đem tất cả lòng say mê, khí chất cương trực vào nghiệp sử. Nổi tiếng trong nghiệp báo từ thập niên 20 - 40 với các tờ Đông Pháp thời báo (1925-1926), Hòn cau tuần báo (1931-1934), Tiếng sóng bể (1931-1934), Tin tức(1938), Đời nay (1938-1939), Tiếng suối reo (1941-1942), Dòng sông Công (1943-1944), Đường nghĩa (1944-1945) do ông làm chủ bút, ông cũng là người nổi tiếng trong nghiệp sử, sự nghiệp do chính ông chọn từ khi ở chiến khu Việt Bắc, khi đã vào tuổi 52. Cũng không có gì lạ lẫm mới mẻ quá, bởi khi bị tù ở Hòn Cau ông đã gom góp tư liệu, bắt tay viết “Sơ thảo khởi nghĩa Thái Nguyên” và “Sơ thảo khởi nghĩa Yên Thế”.
    Cuốn “Sơ thảo lịch sử cận đại Việt Nam”, ông viết xong trước đợt chỉnh huấn 1952. Vậy là cái tiền duyên đã gắn ông vào nghiệp sử.
    Còn tôi, thế hệ hậu sinh may mắn được làm học trò Khoa Sử Đại học tổng hợp ngay sau khi đất nước thống nhất và đọc những tác phẩm “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” (2 tập) ông là tác giả; Lịch sử cách mạng Việt Nam (12 tập), ông viết chung với các ông Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Công Bình, Văn Tạo xuất bản trong ba năm1956-1957-1958; “Lịch sử Thủ đô Hà Nội” do ông chủ biên xuất bản năm 1960; Nguyễn Trãi xuất bản 1969; rồi những công trình nghiên cứu của ông về Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, về phong trào Cần vương, Đông kinh nghĩa thục… tôi cảm nhận rõ ràng lối hành văn khúc chiết, trong sáng, nhuần nhị, đầy sức hấp dẫn thuyết phục, không hề khô khan bởi những dẫn chứng sử liệu hay những luận điểm khoa học.
    Ông vung bút lực hào sảng nhất với niềm say mê và sức làm việc, sáng tạo phi thường. Mạch nguồn của tinh thần dân tộc và yêu nước không bao giờ vơi cạn trong lòng ông được thỏa sức tuôn chảy trong những trang sách ông đã viết.
    Cho đến ngày nay những luận điểm cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó của ông vẫn đúng đắn và được hậu thế bổ sung sâu thêm trong tiến trình phát triển của nền sử học.
    290 công trình nghiên cứu và các bản hồi ký là một di sản đồ sộ của nhà sử học Trần Huy Liệu, người đã có những cống hiến xuất sắc cho nền sử học đất nước, trong đó “Lịch sử 80 năm chống Pháp” đã đem lại vinh quang cho ông: tác phẩm được đưa vào làm sách giáo khoa trong các trường Đại học và sau đó ông được nhận huy chương Hum Bôn; bằng Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm khoa học cộng hòa dân chủ Đức.
    Ông Văn Tạo, cộng sự đắc lực của ông lúc đó còn nhớ: “Hồn cốt của sách này chính là cuốn “Sơ thảo lịch sử cận đại Việt Nam” 500 trang in bằng giấy rơm trên Việt Bắc (loại giấy rất xấu, không phải như giấy dó). Năm 2000, tác phẩm được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh”.
    Nhưng những ngày vui tươi tràn đầy hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi. Công trình cho bộ thông sử “Lịch sử Việt Nam”, ông đã dồn biết bao công sức, trí tuệ lên đề cương. Vậy mà đề cương đã không được thông qua.
    Thời gian sau, vị trí chủ biên được giao cho người khác. Đó quả là “sét đánh ngang tai” đối với ông và tập thể tác giả. Cuộc chiến tranh khốc liệt của đế quốc Mỹ hầu như đã cuốn tất cả vào dòng sông lớn - bảo vệ tự do độc lập Tổ quốc.
    Ông gác nỗi đau, lao mình vào công việc, phụng sự cách mạng và nhân dân, nhưng đối diện với chính mình, trái tim quả cảm, nhân hậu của ông như đã quá mệt mỏi với bao nỗi niềm ưu tư chồng chất bấy lâu.Và nó đã đột ngột ngừng đập năm 1969, khi ông tròn 70 tuổi.
    Phạm Kim Thanh



    http://www.tienphong.vn/van-nghe/120400/Tran-Huy-Lieu-va-cuoc-cai-cach-ruong-dat.html
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]


    Tàu Nhật bị máy bay Mỹ ném bom trên sông Sài gòn năm 1945

    [​IMG]

Chia sẻ trang này