1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những giai thoại..."trời ơi" trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh

    Ngô Sĩ Vinh(1591-…) 1646 Lý hải Hầu,Lưỡng quốc Công thần, Hữu Thị lang
    Thụy Đạo Giai,hiệu Vân Trai,húy Đăng.
    Sinh giờ hợi,ngày giáp ngọ,tháng 8 năm Tân mão,niên hiệu Quang Hưng năm thứ 14 (1591),mất ngày 20 tháng 3,người xã Lý Trai huyện Đông Thành,nay là xã Diễn Kỷ huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
    Con Hòang giáp Xuân Quận công Ngô Trí Hoà,cháu nội Tiến sỹ Khánh diễn Bá Ngô Trí Tri.
    Tiến sỹ khoa Bính tuất (1646) năm Phúc Thái thứ 4 đời Lê Chân Tôn,thăng Đôn hậu tán trị Công thần,Đặc tiến kim tử Vinh lộc Đại phu,Quang lộc Tự khanh.Năm Thịnh Đức thứ tư,Đinh dậu 1657, gia phong Công bộ Hữu Thị lang tước Lý Hải Hầu.
    Gặp lúc bên Trung Quốc,quân Mãn Thanh xâm lược Trung nguyên,nhà Minh thất thế,nhân thời cơ đó,Chúa Trịnh Tráng mưu đồ dành dật lại ít đất đai phía Bắc nước ta.
    Năm 1646,Vua sai Trịnh Lãm làm Thống lĩnh,Ngô Sĩ Vinh làm Đốc đồng đem 300 chiến thuyền vượt biển sang Quảng Đông ,lại gặp lúc vua Thanh đang bị quân Minh vây khốn,hai tướng giúp giải vây cho vua Thanh.Sau ngày Thanh Thành Tổ lên ngôi Hoàng đế Trung Quốc,sai Đốc học Hứa Khải Mông mang ba bức trướng gấm và thơ riêng sang tặng Ngô Sĩ Vinh và phong làm “Lưỡng quốc Công thần”.
    Tây vương Trịnh Tạc nắm chính sự,hiềm nghi Ninh Quận công Trịnh Toàn.Ông làm sớ minh oan cho Trịnh Toàn,Tây vương không nghe,tước hết quan tước của ông.
    Ông thọ hơn 80 tuổi.
    Sau ngày ông mất triều đình Lê Trịnh giao việc phụng thờ hương khói cho hai huyện Diễn Châu và Yên Thành thuộc trấn Nghệ An.
    http://traonha.wordpress.com/2012/03/11/khoa-bảng-họ-ngo-tiến-si-trước-1945/
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vịnh


    Theo Trí thức Việt
    http://www.vietgle.vn/trithucviet/d...AyMEM&key=Danh sĩ Ngô Sĩ Vịnh&type=A0&stype=0
    Ngô Sĩ Vịnh là danh sĩ đời Lê Chân Tông (1634 – 1649) nhà Hậu Lê, con tiến sĩ Ngô Thế Hoà, cháu nội tiến sĩ Ngô Trí Tri, quê làng Lý Trai, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An (nay là xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
    Năm Bính Tuất (1646), ông đỗ tam giáp tiến sĩ lúc 55 tuổi, làm quan đến chức Quan lộc tự khanh, tước Bá. Được tặng phong Đôn Hậu tán trị công thần, Tả thị lang, tước Lý Thanh Hầu.
    Gia tộc ông nhiều đời đi thi và làm quan, lại có danh tiếng mà dòng họ tự cho đây là một văn phái lớn của nước ta thuở xưa gọi là Ngô gia văn phái. Do đấy, ông cảm xúc có làm hai bài thơ tán dương công đức tổ tiên:
    Nguyên văn:
    演 歡 形 胜 縣 名 東 .
    秀 發 英 才 挺 將 公 ,
    六 藝 詩 書 廷 講 素,
    一 門 父 子 榜 聯 同.
    連 昇 仕 路 君 行 任 ,
    撐 拄 皇 家 拄 石 功 .
    忠 孝 兩 全 暈 赫 懌,
    封 碑 屹 立 對 蒼 穹.
    Phiên âm:
    Diễn, Hoan hình thắng huyện danh đông.
    Tú phát anh tài đĩnh tướng công,
    Lục nghệ thi thư đình giảng tố,
    Nhất môn phụ tử bảng liên đồng.
    Liên thăng sĩ lộ quân hành nhiệm,
    Xanh trụ hoàng gia, trụ thạch công.
    Trung hiếu lưỡng toàn huân hách dịch,
    Phong bi ngật lập đối thương khung.
    Bản dịch:
    “Diễn, Hoan danh thắng nhất miền đông.
    Nức tiếng anh tài có tướng công.
    Sáu nghề thi thư nền nếp cũ,
    Một nhà khoa bảng bố con chung.
    Đường mây thăng tiến nơi quân quốc,
    Trụ đá kiên trì với núi sông.
    Trung hiếu đôi đường công chói lọi
    Bia danh rạng rỡ với thiên không”.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh

    Trong mục "Dân ta phải biết sử ta" ở http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/7/33...nam-quan-tam-phat-trien-thuy-quan-ra-sao.html có dạy rằng:

    Các hoàng đế VN quan tâm phát triển thủy quân ra sao? [​IMG]

    Hải cốt thuyền

    Hồ Quý Ly, hoàng đế đầu tiên cải cách thủy quân


    Nhằm tăng cường hơn nữa sức chiến đấu của thủy quân, sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã tiến hành nhiều cải cách quân sự. Về thủy quân, bên cạnh các loại chiến thuyền theo mẫu cũ như lâu thuyền (thuyền lầu), lưỡng phúc thuyền (thuyền hai đáy), mẫu tử thuyền (gồm thuyền mẹ và thuyền con, chuyên dùng đánh hỏa công)… ông còn bí mật cho đóng một loại thuyền lớn là thuyền đinh sắt gọi là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương.

    Đến năm Giáp Thân (1404) con ông là Hồ Hán Thương lúc này đã nối ngôi, tiếp tục cho làm nhiều thuyền đinh sắt để phòng quân Minh.
    [​IMG]
    Lâu thuyền
    Loại thuyền Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương có hai tầng, tầng trên lát ván sàn tiện cho việc đi lại, chiến đấu. Tầng dưới chia làm hai ngăn với nhiều khoang, phía trên để giấu lính, phía dưới dành cho đội lính chèo với hàng dãy mái chèo dọc theo 2 bên thân thuyền. Điều đặc biệt, đây là loại thuyền vừa vận tải quân lương, vừa được trang bị nhiều thần cơ pháo khiến thủy binh của giặc Minh nhiều phen khiếp đảm kinh hồn, bị nhiều tổn thất.

    Tiếc thay, vì không được lòng dân ủng hộ nên cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại, nước ta bị giặc Minh đô hộ, lực lượng quân đội nói chung và thủy quân nói riêng dù mạnh nhưng không đủ sức cứu nổi vương triều này.

    Lê Thái Tổ, hoàng đế đầu tiên quy định nghi thức, cờ hiệu thủy quân

    Ngay trong năm đầu tiên ở ngôi vua, Lê Thái Tổ đã ban hành quy chế cụ thể cho lực lượng thủy quân cũng như vũ khí cho binh lính.

    Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào ngày mồng 10 tháng 8 năm Mậu Thân (1428), vua “định các khí vật như cờ xí, nghi trượng cho các quân, chiến khí và thuyền ghe: trung đội cờ vàng, thượng đội cờ đỏ, hạ đội cờ trắng. Mỗi vệ một lá cờ lớn của chủ tướng. Mỗi quân một lá cờ hạng trung, 10 lá cờ đội và 40 lá cờ nhỏ. Thuyền chiến dùng vào hỏa công 10 chiếc, thuyền nhỏ đi tuần thám hai chiếc.

    Ngoài ra, ống phun lửa loại đại tướng quân một chiếc, loại lớn 10 chiếc, loại trung 10 chiếc, loại nhỏ 80 chiếc. Nỏ mạnh 50 cái, câu liêm 50 cái, giáo dài 50 cái, phi liêm 40 cái, mộc mỗi người một chiếc. Phi tiêu hạng nhất dùng mỗi người bốn chiếc, hạng nhì dùng mỗi người 3 chiếc; dao to mỗi người 1 con. Mỗi quân dùng một người làm Sao quân (người thư lại biên chép –TG), mỗi đội dùng một người làm Sao đội”.

    Sử sách còn cho biết ngoài trang phục chung giống như các lực lượng khác, thủy quân thời Lê sơ đội nón thủy ma và nón sơn đỏ để có sự phân biệt.

    Lê Thánh Tông, người đầu tiên ban hành quân lệnh thủy trận

    Hoàng đế Lê Thánh Tông có lần nói với quần thần rằng: “Phàm có nhà nước tất có võ bị”, do đó vua rất quan tâm đến việc xây dựng quân đội để trấn áp nội loạn và bảo vệ đất nước. Bên cạnh bộ binh, kị binh, tượng binh… thì thủy binh cũng đã trở thành một binh chủng độc lập với việc chia thành nhiều phiên hiệu rõ ràng như: Thiện Hải thuyền, Đấu thuyền, Lâu thuyền, Tẩu Kha thuyền, Khai Lãng thuyền, Hải Cốt thuyền...với hình dáng, cấu trúc, chạm khắc, màu sắc, cờ hiệu khác nhau.

    Năm Ất Dậu (1465), lần đầu tiên phép duyệt thủy trận và quân lệnh thủy trận được ban hành cụ thể, sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ban hành phép duyệt tập trận đồ thủy bộ. Về thủy trận thì có những đồ pháp như: Trung hư, Thường sơn xà, Mãn thiên tinh, Nhạn hàng, Liên châu, Ngư đội, Tam tài hành, Thất môn, Yến nguyệt... Lại ban 31 điều quân lệnh về thủy trận…”.

    Chính nhờ sự quan tâm đến xây dựng quân đội, trong đó có thủy binh nên thời Lê Thánh Tông, đội chiến thuyền lớn nhất lịch nước ta đã được hình thành; vào năm Kỷ Sửu (1469), Lê Thánh Tông đã huy động một phần trong số đó đi chinh phạt Chiêm Thành. Theo sử sách, ngoài lực lượng bộ binh thì có tới 25 vạn thủy quân và 5000 chiến thuyền do nhà vua đích thân chỉ huy trong cuộc Nam chinh đó.

    Lê Chân Tông từng sai thủy quân Bắc tiến, cứu được vua Thanh

    Khi thấy triều đình nhà Minh ngày càng suy yếu, phía Bắc liên tục bị người Mãn Thanh tấn công uy hiếp, nhận thấy đây là cơ hội có thể thu lại một số vùng đất bị xâm lấn từ trước nên vào năm Bính Tuất (1646), vua Lê Chân Tông sai Trịnh Lãm làm Thống lĩnh, Ngô Sĩ Vinh làm Đốc đồng đem 300 chiến thuyền vượt biển sang đánh Quảng Đông.


    Tình cờ khi chiến thuyền Đại Việt tới, gặp lúc vua Thanh đang bị quân Minh vây khốn, hai tướng liền dẫn quân xung trận giúp giải vây. Sau này nhớ ơn cứu mạng, vua Thanh Thế Tổ đã gửi vật phẩm ban thưởng.

    Riêng Ngô Sĩ Vinh vì có công lớn nhất nên vua Thanh sai Đốc học Hứa Khải Mông mang sang tặng ba bức trướng gấm và phong làm “Lưỡng quốc công thần”. Ngoài ra còn có bài thơ tặng riêng vị tướng này trong đó có câu: “…Cô ảnh thượng linh đao vị đoạn/Ngưng nghiêm do hỷ phát như sơ/Mông hưu cường hặng do kinh lộ/ Mộc ảnh cô can độc khoái dư…” (Giáo thiêng bị chặn thân còn sống/Mái tóc y nguyên vui chiến công/ Quân địch hùng cương đà run sợ/ Công ông sáng tựa áng mây hồng).

    Thủy quân của vua Gia Long khiến Anh quốc kinh hoàng


    Thủy quân nước Việt thời chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) đã đụng độ và đánh bại chiến thuyền của Hà Lan, một trong những quốc gia có lực lượng thủy quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Sự kiện này được ghi chép nhiều trong các tài liệu, sách sử của Việt Nam và cả của các nhà buôn, giáo sĩ phương Tây. Tuy nhiên có một trận thủy chiến khác cũng oanh liệt không kém nhưng ít được sử sách và người đời nhắc đến. Trong trận chiến này, thủy quân Anh quốc, cũng là một lực lượng hùng mạnh trên thế giới, đã phải nếm mùi thất bại.

    Theo sách Việt sử toàn thư, do nhiều lần đưa thư xin ngoại giao, thông thương đều bị khước từ nên năm Qúy Hợi (1803) nước Anh Cát Lợi (Anh) cho một hạm đội gồm 7 chiếc tàu từ biển Đông theo đường sông vào Hà Nội gây hấn, bị quân ta vây đánh, đốt cháy nhưng không dám lên tiếng phản đối.

    Một tài liệu khác là cuốn Thanh triều sử lược của Tá Đằng Sở Tài thì cung cấp một thông tin rất thú vị: “Bấy giờ người cầm đầu binh lính Anh Cát Lợi đóng ở Ấn Độ nghe biết bên nước An Nam, họ Nguyễn mới tân tạo, ở chỗ sơ hở có thể thừa cơ được, bèn đem hơn 10 chiếc tàu chiến kéo vào cửa sông Phú Xuân. Người An Nam rút hết thuyền núp ở trong nội cảng. Vài trăm dặm không có bóng người…

    Đêm đến, thình lình có tới 110 chiếc thuyền nhỏ tiến ra miền hạ du của nội cảng, theo chiều gió thuận, nhân dòng sông xuôi, đánh hỏa công. Người Anh không có đường chạy! Bảy chiếc tàu vào trước đều bị đốt cháy, những chiếc còn ở ngoài biển cũng sợ sệt trốn nốt. Thẹn không dám về nước, bọn người Anh ấy kéo sang Quảng Đông toan chiếm Áo Môn song không trôi, lại rút đi”.

    Vua Minh Mạng đóng tàu thuyền theo mẫu của châu Âu

    Minh Mạng là vị hoàng đế rất quan tâm đến việc học hỏi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây, trong đó có việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền. Không chỉ chú trọng gia tăng số lượng, mà vua còn cho tăng chủng loại tàu thuyền. Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Mậu Tý (1828) vua ấn định số lượng các loại thuyền cần đóng ở các địa phương.

    Tinh thần tiến bộ của Minh Mạng được sử sách ghi nhận rõ. Ví dụ cuốn Quốc sử di biên cho biết vào tháng 4 năm Canh Dần (1830) “vua nghe nói ngoại quốc có xe hỏa, tàu thủy và nhiều vật lạ, sai lũ (Đặng) Khải đi Lã Tống, Tây dương để mua”.

    Quy chế thủy quân cũng được Minh Mạng cải tiến, ông định kích thước và kiểu dáng cho từng hạng thuyền, thống nhất trong phạm vi cả nước để các xưởng thuyền theo các quy thức đó mà đóng. Đặc biệt, Minh Mạng đã cho đóng thuyền bọc đồng theo mẫu của người Pháp. Vào năm Nhâm Ngọ (1822), vua cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp đưa về Huế, đặt tên là Điện Dương, để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền tại kinh đô nghiên cứu, triển khai đóng theo mẫu.

    Sách Khâm định Đại Nam thực lục cho biết tháng 6 năm ấy, vua “sai Thống chế thủy sư Phan Văn Trường coi đóng thuyền hiệu theo kiểu Tây dương”. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên hoàn thành được đặt tên là Thụy Long; sau đó hàng hoạt thuyền bọc đồng được đóng thêm chủ yếu là thuyền chiến, một số là thuyền dùng trong các chuyến công cán ở nước ngoài.

    Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết thuyền bọc đồng được phân thành 4 hạng khác nhau là hạng rất lớn, hạng lớn, hạng vừa, và hạng nhỏ.

    Ngoài thuyền bọc đồng, năm Mậu Tuất (1838) Minh Mạng cho mua một chiếc tàu máy hơi nước cũ của Pháp đem về tháo ra nghiên cứu để lấy mẫu đóng thử, đến tháng 4 năm sau chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên của nước ta đóng xong và chạy thử thành công. Tháng 10 cùng năm đó chiếc tàu máy hơi nước thứ 2 cũng được hoàn thành. Từ đó, vua xây dựng quy thức đóng tàu máy hơi vào năm Canh Tý (1840) với “thân rộng 7 thước 5 tấc, dài trên dưới 4 trượng, nhưng thân không quá sâu, khoảng 1 trượng, để dễ dàng di chuyển trên các dòng sông” (Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ).

    Vua Thiệu Trị cho diễn tập đường thủy ra nước ngoài

    Lên ngôi đầu năm Tân Sửu (1841), Thiệu Trị tiếp tục cho tiến hành đổi mới thủy quân như thời vua cha Minh Mạng. Ông đã cho sửa chữa một số tàu, nâng vận tốc lên cao hơn, cho đóng thêm 2 chiếc tàu máy hơi nước và mua một chiếc tàu máy hơi nước mới dài 9 trượng 5 thước 7 tấc, rộng 1 trượng 5 thước 1 tấc, sâu 6 thước, đặt tên là Điện Phi. Đây là chiếc tàu máy hơi nước lớn nhất mà triều Nguyễn sở hữu.

    Điều thú vị là với mục đích kiểm tra khả năng của tàu thuyền bằng việc diễn tập thủy trình với tuyến đi xa, kết hợp với hoạt động thương mại nên vào năm Bính Ngọ (1846) vua Thiệu Trị sai Thị lang bộ Hộ là Tôn Thất Thường và Lang trung Nguyễn Công Nghĩa dùng thuyền lớn đi sang Giang Lưu Ba (Batavia thuộc Indonesia ngày nay); Thự lang trung bộ Công là Vũ Đình Ý và viên ngoại lang Đỗ Tuấn Đại đáp thuyền to sang Tân Gia Ba (Singapore ngày nay) để “diễn tập đường thủy, nhân tiện mua các thứ hàng hóa”.

    Vua Tự Đức thành lập đội tuần duyên đầu tiên

    Trước sự hoành hành của cướp biển Tầu Ô, nhận thấy thủy quân triều đình kém khả năng trong việc truy quét cướp biển nên sau khi nhận được bản tấu của đại thần Bùi Viện gửi ngày mồng 8 tháng 7 năm Bính Tý (1876) đề nghị lập một “đội hải quân đi tuần khắp miền duyên hải nước ta” với nhiệm vụ “vận tải lương tiền của nhà nước, hộ vệ các nhà buôn và trừ diệt những giặc bể còn đương hoành hành ở Đông hải”, vua Tự Đức đã đồng ý cho lập lực lượng Tuần dương quân thuộc Nha tuần hải do chính Bùi Viện phụ trách với chức phong Thương chính tham biện kiêm Tuần hải nha chánh quản đốc.

    Lực lượng Tuần dương quân có quân luật riêng gồm 12 điều và được chia làm hai nhóm là Thanh đoàn đội mũ vải mặc áo nẹp xanh và Thủy dũng đội nón dấu mặc áo nẹp đỏ, thuyền của họ gọi là thuyền tuần dương dùng để tuần tiễu, canh phòng mặt biển và chống hải tặc. Tuần dương quân còn được bố trí tại các chi điếm của Nha tuần hải ở nhiều thương cảng, cửa biển trọng yếu.

    Từ khi thành lập, Tuần dương quân đã giao chiến nhiều trận với giặc biển Tầu Ô, có lần truy đuổi chúng đến tận đảo Hải Nam. Dần dần các tuyến hàng hải trở lại yên ổn, các cửa biển trở nên sầm uất, tàu thuyền ra vào buôn bán ngày một nhiều. Tiếc rằng lực lượng tuần duyên đầu tiên của nước ta tồn tại không được lâu, ngay sau cái chết đột ngột của Bùi Viện vào ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Dần (1878), không ai có đủ khả năng và uy tín kế thừa vị trí của ông nên lực lượng này đã tan rã nhanh chóng.

    Lê Thái Dũng (bee)


  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh

    ĐVSK Bản Kỷ Tục Biên 18c phần Vua Lê chúa Trịnh (1600 - 1662) chép:

    Bính Tuất, [Phúc Thái] năm thứ 4 [1646] , (Minh Long Vũ năm thứ 2; Thanh Thuận Trị năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 22, mưa đá, chim muông bị hại nhiều.
    Tháng 2, Kinh sư mưa đá.
    Năm ấy được mùa to.
    Sai chánh sứ Nguyễn Nhân Chính, phó sứ là bọn Phạm Vĩnh Miên, Trần Khái, Nguyễn Cổn cùng với sứ thiên triều là Đô đốc Lâm Sâm vượt biển sang Phúc Kiến cầu phong với nhà Minh. Khi ấy vua Minh lên ngôi, bị người Thanh đánh phá. Bề tôi nhà Minh lại tôn lập Vĩnh Lịch Hoàng Đế. Nhà Minh sai bọn Hàn lâm Phan Kỳ mang sắc thư, cáo mệnh và ấn bạc mạ vàng sang [39a] nước ta, phong cho Thái thượng hoàng làm An Nam quốc vương. Sứ Minh cùng với bọn Nhân Chính đi đường bộ theo cửa Trấn Nam quan mà về.
    Bấy giờ nước Minh loạn to. Thủ lĩnh Long Châu là Triệu Hữu Kinh bị người anh họ là Triệu Hữu Đào giết. Con Kinh là Hữu Khải cầu cứu, bèn sai Quỳnh Nham công Trịnh Lệ tiến quân lên Thái Nguyên, đánh Cao Bằng, bắt được Triệu Hữu Đào và cả gia thuộc đem về Kinh sư, dụ bảo phải hoà mục với nhau rồi cho về bản châu.
    Mùa đông, tháng 10, thi Hội sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Nguyễn Đăng Cảo 17 người.
    Tháng 12, thi Điện. Vua đích thân ghi cho Nguyễn Đăng Cảo đỗ tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, Nguyễn Viết Cử đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Văn Đạt 15 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh

    Không rõ ông Lê Thái Dũng dựa vào đâu mà phịa ra chiến công "Bắc Phạt" của Ngô Sĩ Vinh. Rõ ràng nhân dịp đô đốc Lâm Sâm dong thuyền sang Đàng Ngòai (chắc để mượn quân, mượn lương hay đòi cống nạp) vua Lê vội vàng gửi một sứ bộ quá giang Lâm Sâm đi Phúc Kiến để cống nạp và cầu phong, việc mà 8 năm trước sứ bộ Nguyễn Duy Hiểu đã thất bại. Ông Dũng thổi việc đi nhờ sang Phúc Kiến thành "300 chiến thuyền tiến đánh Quảng Đông", việc triều cống vua Minh được phù phép thành "giải nguy vua Thanh Thế Tổ". Vua Thanh Thế Tổ năm đó mới 8 tuổi hỉ mũi chưa sạch mà ông Dũng bắt phải xông pha đánh nhau với nhà Minh. Cụ Ngô Sĩ Vinh năm 1646 vừa đỗ Tiến sĩ, chưa kịp làm quan, không hề có tên trong sứ bộ bổng trở thành "lưỡng quốc công thần" mà chưa thấy có sử sách nào ghi chép lại. Sức mạnh của Hải quân Đại Việt ở đâu mà không cử nổi một chiến thuyền theo sang Phước Kiến làm cho sứ bộ ta và sứ thần nhà Minh phải lội bộ về nước mất nhiều tháng trời.

    Cái cách "làm sử" của ông Lê Thái Dũng này thật cực kỳ...bố láo và nguy hiểm. Nó đầu độc "tự sướng" cho thế hệ trẻ mà không đếm xỉa gì đến sự thật.


  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh


    Kiểm tra trên mạng thấy có ông Lê Thái Dũng nào đó viết một đống sách sử, không biết có phải là ông Lê Thái Dũng "Bắc Phạt" nói trên không. Nếu đúng thì chả biết ông Dũng đã viết bao nhiêu chuyện "tồ lô" trong những quyển sách này.


    1. [​IMG] Ngàn Năm Sử Việt - Việt Sử Những Dấu Ấn Đầu Tiên (Màu Nâu) - Tập 3 Nxb Văn hóa Thông tin
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 208 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 14.5 x 20.5 Ngày xuất bản: 12 - 2011
    Trọng lượng: 220.00 gr Số lần xem: 402
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 38.000 VNĐ
    Giá bán: 38.000 VNĐ --> [​IMG]




    2. [​IMG] Ngàn Năm Sử Việt - Việt Sử Những Dấu Ấn Đầu Tiên (Vàng Nhạt) - Tập 2 Nxb Văn hóa Thông tin
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 216 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 14.5 x 20.5 Ngày xuất bản: 12 - 2011
    Trọng lượng: 242.00 gr Số lần xem: 367
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 39.000 VNĐ
    Giá bán: 39.000 VNĐ --> [​IMG]




    3. [​IMG] Ngàn Năm Sử Việt - Việt Sử Những Dấu Ấn Đầu Tiên (Màu Tím) - Tập 1 Nxb Văn hóa Thông tin
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 236 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 14.5 x 20.5 Ngày xuất bản: 12 - 2011
    Trọng lượng: 253.00 gr Số lần xem: 388
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 42.000 VNĐ
    Giá bán: 42.000 VNĐ --> [​IMG]




    4. [​IMG] Ngàn Năm Sử Việt - Việt Sử Những Điều Hay Nên Biết (Xanh Rêu) - Tập 1 Nxb Văn hóa Thông tin
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 192 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 14.5 x 20.5 Ngày xuất bản: 03 - 2011
    Trọng lượng: 220.00 gr Số lần xem: 1531
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 26.000 VNĐ
    Giá bán: 26.000 VNĐ --> [​IMG]




    5. [​IMG] Ngàn Năm Sử Việt - Việt Sử Những Điều Hay Nên Biết (Màu Nâu) - Tập 2 Nxb Văn hóa Thông tin
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 204 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 14.5 x 20.5 Ngày xuất bản: 03 - 2011
    Trọng lượng: 220.00 gr Số lần xem: 1110
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 33.000 VNĐ
    Giá bán: 33.000 VNĐ --> [​IMG]




    6. [​IMG] Ngàn Năm Sử Việt - Việt Sử Những Điều Hay Nên Biết (Xanh Nước Biển) - Tập 3 Nxb Văn hóa Thông tin
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 204 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 14.5 x 20.5 Ngày xuất bản: 03 - 2011
    Trọng lượng: 220.00 gr Số lần xem: 816
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 33.000 VNĐ
    Giá bán: 33.000 VNĐ --> [​IMG]




    7. [​IMG] Bộ Sách Kỷ Niệm Ngàn Năm Thăng Long - Hà Nội - Hỏi Đáp Về 82 Bia Tiến Sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội Nxb Quân đội nhân dân
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 252 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 14.5 x 20.5 Ngày xuất bản: 03 - 2010
    Trọng lượng: 250.00 gr Số lần xem: 681
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 40.000 VNĐ
    Giá bán: 40.000 VNĐ --> [​IMG]




    8. [​IMG] Những Điều Thú Vị Về Các Vua Triều Lý Nxb Lao động
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 208 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 13x20.5 Ngày xuất bản: 09 - 2009
    Trọng lượng: 220.00 gr Số lần xem: 2260
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 33.000 VNĐ
    Giá bán: 33.000 VNĐ --> [​IMG]




    9. [​IMG] 99 Câu Hỏi Đáp Về Thời Đại Hùng Vương Nxb Lao động
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 224 Hình thức bìa: Bìa mềm
    Kích thước: 13x19 Ngày xuất bản: 06 - 2008
    Trọng lượng: 190.00 gr Số lần xem: 2568
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 30.000 VNĐ
    Giá bán: 30.000 VNĐ --> [​IMG]




    10. [​IMG] Giở Trang Sử Việt Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
    Tác giả: Lê Thái Dũng.
    Số trang: 180 Hình thức bìa: Mềm
    Kích thước: 14.5x20.5 Ngày xuất bản: 2007
    Trọng lượng: 220.00 gr Số lần xem: 13090
    (phí vận chuyển)

    Giá bìa: 27.500 VNĐ
    Giá bán: 27.500 VNĐ
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh

    ĐVSK chép tiếp về việc sứ bộ ta và sứ thần nhà Minh đ bộ về Thăng Long:

    [39b] Đinh Hợi, [Phúc Thái] năm thứ 4 [1647] , (Minh Vĩnh Lịch năm thứ 1; Thanh Thuận Trị năm thứ 3). Mùa hạ, tháng 5, bọn Nguyễn Nhân Chính đón sứ Minh đem sắc phong và ấn đến cửa quan.
    Bèn sai Lễ bộ thượng thư Thiếu bảo Dương quận công Nguyễn Nghi cùng với bọn Hộ bộ tả thị lang Nguyễn Thọ Xuân, Thiêm đô ngự sử Đồng Nhân Thái, Hộ khoa đô cấp sự trung Nguyễn Sách Hiển, Đề hình Trương Luận Đạo, Lại khoa cấp sự trung Nguyễn Văn Quảng đón tiếp về Kinh.

    Sứ Minh làm lễ ban phong, tuyên đọc lời thề rằng: "Trẫm nghĩ, đế vương dấy lên, trước hết vỗ yên ngoài cõi; Xuân Thu nghĩa lớn, riêng lo tưởng lệ tôn vương. Xưa Hoàng tổ ta mở mang bờ cõi, chân trời, góc biển, đều thuộc bản đồ. Nước An Nam người riêng hưởng thanh giáo, lễ nhạc y quan dần dần quen nếp, chịu ơn nhà nước trăm đời, để phúc cháu con mấy kiếp. Đô thống ty Lê [40a] Hựu sớm tỏ tài lành, một niềm cung thuận, nêu đức hay chinh phục cõi hoang, mà tiếng tốt thấu vào cửa khuyết. Đương khi Long Vũ Hoàng Đế ta ngự ở đất Mân2724 , một mình nước ngươi vượt biển sang triều cống. Tuy nhà nước không quý vật xa, nhưng làm tôi dâng cống, lòng thành thờ nước lớn thực đáng khen. Nghĩ cõi xa cũng là con đỏ, ta ban đất chia phong, chính là vỗ yên người xa bằng đức. Trẫm là cháu đích tôn của Thần Tông Hoàng Đế, được thần dân trong nước suy tôn, nối giữ nghiệp lớn, cai trị muôn phương, xa thì hâm mộ truyền thống hoà hiệp của Đường đế Nghiêu, gần lại nhớ tới oai thanh gồm trị của Hán Tuyên Đế. Nay loài hôi tanh làm phản, bị cả bốn biển cùng thù. Tráng sĩ Sở Thục nổi như mây, cờ nghĩa Ngô Việt đều hưởng ứng. Tiêu diệt giặc Hồ, dẹp yên bốn cõi. Khen ngươi trung thành, trẫm rất yêu mến. Vì thế, sai quan Hàn lâm Phan Kỳ, quan Khoa đài Lý Dụng Tiếp đem [40b] phù tiết phong ngươi làm An Nam quốc vương. Ôi! Đồ phẩm phục vâng tự mệnh trời, ngọc khuê bích truyền tới con cháu. Làm vua nước ngươi, chăn nuôi dân ngươi, việc nông tang cũng thuộc đức đế; cõi xa về chầu, trấn phiên tới cống, ngọc cung cầu chớ biếng chức xưa. Trẫm nghĩ, cột đồng nhà Hán dựng lên, cõi Nam yên mãi, vua Hạ hội ở Đồ Sơn, lại thấy Trung Nguyên. Hãy kính theo!".
    ...................

    Trong này cột đồng Mã Viện lại được nhắc đến, không thấy ai có ý kiến gì nhỉ.
    Theo Va tui thì có vị quan nào trong triều nghe nhắc cột đồng sau đó tức quá mới viết ra hai câu đối mà ngày nay người ta gán cho ông Giang Văn Minh
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh

    Trong bài trên còn có đọan:
    Thủy quân của vua Gia Long khiến Anh quốc kinh hoàng


    Thủy quân nước Việt thời chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) đã đụng độ và đánh bại chiến thuyền của Hà Lan, một trong những quốc gia có lực lượng thủy quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Sự kiện này được ghi chép nhiều trong các tài liệu, sách sử của Việt Nam và cả của các nhà buôn, giáo sĩ phương Tây. Tuy nhiên có một trận thủy chiến khác cũng oanh liệt không kém nhưng ít được sử sách và người đời nhắc đến. Trong trận chiến này, thủy quân Anh quốc, cũng là một lực lượng hùng mạnh trên thế giới, đã phải nếm mùi thất bại.

    Theo sách Việt sử toàn thư, do nhiều lần đưa thư xin ngoại giao, thông thương đều bị khước từ nên năm Qúy Hợi (1803) nước Anh Cát Lợi (Anh) cho một hạm đội gồm 7 chiếc tàu từ biển Đông theo đường sông vào Hà Nội gây hấn, bị quân ta vây đánh, đốt cháy nhưng không dám lên tiếng phản đối.

    Một tài liệu khác là cuốn Thanh triều sử lược của Tá Đằng Sở Tài thì cung cấp một thông tin rất thú vị: “Bấy giờ người cầm đầu binh lính Anh Cát Lợi đóng ở Ấn Độ nghe biết bên nước An Nam, họ Nguyễn mới tân tạo, ở chỗ sơ hở có thể thừa cơ được, bèn đem hơn 10 chiếc tàu chiến kéo vào cửa sông Phú Xuân. Người An Nam rút hết thuyền núp ở trong nội cảng. Vài trăm dặm không có bóng người…

    Đêm đến, thình lình có tới 110 chiếc thuyền nhỏ tiến ra miền hạ du của nội cảng, theo chiều gió thuận, nhân dòng sông xuôi, đánh hỏa công. Người Anh không có đường chạy! Bảy chiếc tàu vào trước đều bị đốt cháy, những chiếc còn ở ngoài biển cũng sợ sệt trốn nốt. Thẹn không dám về nước, bọn người Anh ấy kéo sang Quảng Đông toan chiếm Áo Môn song không trôi, lại rút đi”.

    -------------
    Vụ này xưa nay cũng mới nghe lần đầu, đọc mà không hiểu nó xảy ra ở đâu? Hà nội thì năm 1803 chưa được đặt tên còn sông Phú Xuân thì ở Nhà Bè. Nội cảng là gì? Không biết nó là gì thì hạ du của nó là gì? Người Anh đến không rõ đã làm gì chưa mà quan quân nhà Nguyễn trốn sạch trong vòng mấy trăm dặm. Nhỡ họ đến mang quà tặng? Không lẽ mỗi lần thuyền bè nước ngòai đến thì phải sơ tán hết dân chúng trong vòng vài trăm dặm. Từ cửa biển dến Hà nội, Huế và Sài gòn có đến vài trăm dặm không?

    Trận đánh có mùi "Xích Bích Ao binh" này từ hướng nào sao tàu của Anh lại "không có đường chạy"? Người Anh xưa có máu "thẹn không dám về nước"?
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Ngô Sĩ Vinh

    Một phần thì ông Lê Thái Dũng cóp từ đây, còn phần ông dẫn Việt sử toàn thư vụ tàu Anh đánh Hà nội thì không rõ ở trang nào

    TẠP CHÍ XƯA & NAY
    Có một trận hải chiến dưới triều vua Minh Mạng?

    SỐ 406 (06 – 2012)
    Tôn Thất Thọ
    [​IMG]
    Cách đây gần 70 năm, trong số đầu tiên của tạp chí Tri Tân (số 1) phát hành ngày 3-6-1941 có đăng bài viết của tác giả H.B trên mục “Mảnh sử liệu”, nội dung bài viết trên đã dựa vào tập Thanh triều sử lược của tác giả Tá Đằng Sử Tài thuật lại một trận chiến của thủy quân Việt Nam dưới triều các vua Nguyễn đã đánh thắng hải quân Anh sang xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhận thấy đây có thể là “một sử liệu mới” nên xin được chép lại nguyên văn bài báo trên:
    “Hơn 100 năm trước đây, Việt Nam đã đại thắng người Anh trong một trận thủy chiến.
    Lạ nhỉ! Nhưng thật không. Các bạn đọc chắc sẽ phân vân mà hỏi như vậy, khi mới đọc hết cái đầu đề trên.
    Phải! Lạ! Lạ vì hơn trăm năm trước đây, nước Việt Nam đã có thủy quân hùng cường đến thế nào mà chiến thắng nổi người Anh Cát Lợi!

    Thì đây, chúng tôi xin nhường Tá Đằng Sử Tài, tác giả cuốn Thanh triều sử lược trả lời các bạn về câu hỏi ấy:
    “Trước kia An Nam vẫn ghét thuốc phiện và đạo Thiên Chúa của Tây phương. Đã lâu, họ tuyệt hẳn các tàu bè thông thương ở Quảng Nam.
    Bấy giờ, người cầm đầu binh lính Anh Cát Lợi đóng ở Ấn Độ nghe biết bên nước An Nam, họ Nguyễn mới tân tạo, có chỗ hở có thể thừa cơ được, bèn đem hơn mười chiếc tàu chiến kéo vào cửa sông Phú Xuân.
    Người An Nam rút hết thuyền vào núp ở trong nội cảng. Vài trăm dặm không có bóng người…
    Đêm đến, có tới một trăm mười chiếc thuyền nhỏ lẻn ra miền hạ du của nội cảng, theo chiều gió thuận, nhân dòng sóng xuôi, đánh hỏa công.
    Người Anh không có đường chạy! Bảy chiếc tàu vào trước đều bị đốt cháy! Những chiếc còn ở ngoài biển cũng sợ sệt trốn nốt!
    Thẹn không dám về nước, bọn người Anh ấy kéo sang Quảng Đông, toan chiếm Áo Môn, song không trôi, lại rút đi”.(Thanh Triều sử lược, quyển 6, tờ 20).
    Đọc mẫu sử trên ta thấy nó nếu kết quả không sai sự thật – chẳng là một việc đối ngoại tối quan trọng ở đời bấy giờ, lại là một cái vinh dự rất phi thường của con nhà binh Việt Nam hồi hơn 100 năm trước đây nữa” (trích Tri Tân, Tlđd, trang 10).
    Tác giả Thanh triều sử lược cũng như tác giả H.B của bài viết trên không nói cụ thể trận chiến trên diễn ra dưới thời vua nào, nhưng căn cứ vào thời điểm ra đời của tạp chí Tri Tân mà tác giả H.B ghi là “hơn 100 năm trước”, có nghĩa là sự kiện trên xảy ra trước năm 1841, đó là thời gian trị vì của vua Minh Mạng (1820-1840).
    Điều rất ngạc nhiên là khi tra cứu các tài liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện… chúng ta không thấy các sử thần nhà Nguyễn ghi chép gÌ về sự kiện đó cả, nhất là giai đoạn dưới thời vua Minh Mạng. Trong giai đoạn này, Đại Nam thực lục đã nhiều lần ghi lại các sự kiện tàu Anh Cát Lợi thường hay vào các cửa biển nước ta mục đích để xin thông thương buôn bán mà thôi.
    Thiển nghĩ đây là một sự kiện “lớn” mà nếu hực sự xảy ra thì Quốc sử quán triều Nguyễn không thể không ghi lại. Trong khi cùng một sự kiện tương tự xảy ra dưới thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), khi thủy binh Việt Nam đánh thắng tàu chiến Hà Lan vào xâm phạm nước ta vào năm 1644 – nghĩa là trước thời điểm đó 200 năm thì sách Thực lục ghi chép rất cụ thể:
    “Giáp Thân, thứ 9 (1644)… mùa hạ tháng 4…Thế Dũng Hầu (tức Phúc Tần, Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế) đánh phá giặc Ô Lan (tức Hà Lan bây giờ) ở cửa Eo. Bấy giờ giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử thì mật báo với Chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh dẹp. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra, Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền Thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhằm thẳng phía đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt chết” (ĐNTL, T1, Nxb Giáo Dục 2007, tr.55-56).
    Bài báo trên tạp chí Tri Tân viết từ hơn 70 năm trước về một sự kiện rất quan trọng ở nước ta, nhưng qua sử liệu của một soạn giả nước ngoài chép, vì thế rất mong các nhà sử học nghiên cứu tìm hiểu thêm.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và Nguyễn Ánh

    Báo QĐND


    Truyền thuyết Thứ phi Hoàng Phi Yến ở Côn Đảo
    Danh tiết giữa biển trời

    QĐND - Thứ Ba, 07/09/2010, 20:39 (GMT+7)
    [​IMG] In trang này ​

    Lấy truyền thuyết, thần thoại để nói chuyện đời thực là mô tuýp quen thuộc của kho tàng chuyện kể dân gian Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, con người thực đã được truyền thuyết hóa để nêu gương đời. Bà Lê Thị Răm, thứ phi của Nguyễn Ánh (Thứ phi Hoàng Phi Yến) ở thế kỷ 18 là một người như vậy. Bà là hiện thân của mẫu hình phụ nữ trung trinh tiết liệt thời xưa, được dân gian bồi đắp nhiều tình tiết mang tính truyền thuyết thành một giai thoại để đời...
    [​IMG]
    Miếu Bà tọa lạc dưới chân núi Thánh Giá
    CHUYỆN KỂ TỪ MIẾU BÀ
    Đỉnh núi Thánh Giá cao gần 600m so với mặt nước biển, được coi là “nóc nhà” của Côn Đảo. An Sơn Miếu (Miếu Bà) thờ Thứ phi Phi Yến nằm ở một vị trí cực đẹp sát chân núi. Miếu tựa lưng vào sườn núi, phía trước là con đường dẫn ra hai cái ao sen nước trong như gương. Xa hơn là bờ biển uốn lượn hình cánh cung với những bãi cát tuyệt đẹp, một điểm đến hấp dẫn của du lịch. Ngôi miếu thờ Thứ phi được lập từ cả trăm năm trước, ngay sau khi bà từ trần. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, công trình đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên vị trí và dáng vẻ ban đầu. Miếu thờ Thứ phi Phi Yến có quy mô lớn hơn bất cứ một ngôi miếu nào ở đất liền, tương đương với một ngôi đền hoặc ngôi chùa. Vì thế, di tích này còn được người dân Côn Đảo gọi bằng những cái tên khác: Đền thờ Bà hay Chùa Bà. Về kiến trúc, công trình vừa mang dáng dấp của một ngôi đền, vừa gần với ngôi chùa. Điều này một phần lý giải, Thứ phi Phi Yến trong đời sống tinh thần của người dân Côn Đảo vừa như một vị Thành Hoàng Làng, vừa như một vị Quan âm Bồ Tát. Vị trí trang trọng nhất trong ngôi miếu là nơi đặt bức tượng bà Thứ phi. Tượng mang hình dáng của một đức bà Quan âm, gương mặt đượm buồn, thần thái toát lên vẻ thanh cao, thánh thiện.
    Ông Nguyễn Văn Chước, người quản lý Di tích An Sơn Miếu từ năm 1975 đến nay cho hay: Bức tượng bà Thứ phi là do người dân tưởng tượng ra mà chế tác nên. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đề cập đến ngày tháng năm sinh và quê quán của bà Lê Thị Răm. Thân thế của bà được sử sách nhắc đến từ khi bà bị Nguyễn Ánh đưa ra Côn Đảo. Câu chuyện này được kể lại như sau:
    Vào năm 1783, Nguyễn Ánh bị Nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi, đến đường cùng đã phải vượt biển ra Côn Đảo lánh nạn, đem theo gia đình và các thuộc hạ thân tín. Tại đây, Nguyễn Ánh có ý định cho người liên hệ với Pháp để cầu viện đánh lại Tây Sơn. Thứ phi Hoàng Phi Yến khuyên can chồng: Việc đối phó với Tây Sơn là chuyện trong nhà. Chúa Công không nên cầu cạnh ngoại bang. Nếu có thắng được Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà không khéo còn rước họa cho xã tắc về sau. Cho rằng Thứ phi có ý thông đồng với Tây Sơn để hại mình, Nguyễn Ánh nổi giận sai binh lính nhốt bà vào một hang đá trên một hòn đảo hoang, nằm ở phía tây nam của đảo chính. Trên đường đào tẩu, con trai của Thứ phi Phi Yến và Nguyễn Ánh là Hoàng tử Cải (Hoàng tử Hội An) khóc lóc đòi mẹ, đã bị Nguyễn Ánh ném xuống biển. Xác trôi dạt vào làng Cỏ Ống, được dân làng vớt, đem chôn và lập miếu thờ (ngày nay miếu và mộ Hoàng tử Cải vẫn còn tại làng Cỏ Ống). Bị giam trong hang tối, Thứ phi đã được một con vượn bạch hái trái cây rừng và lấy nước suối nuôi sống, sau đó được một con cọp đen cõng ra khỏi hang đưa về làng Cỏ Ống, nơi có mộ Hoàng tử Cải. Vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, người dân Côn Đảo tổ chức lễ tế tại làng An Hải và thường đón bà Phi Yến về dự. Kỳ Lễ tế năm 1785, theo thông lệ, bà Phi Yến được dân làng rước về. Là một người đàn bà sắc nước hương trời, bà Phi Yến lọt vào “tầm ngắm” của không ít kẻ đàn ông háo sắc. Đêm hôm đó, bà đã bị một tên đồ tể người làng An Hải tên là Biện Thi lẻn vào phòng riêng toan cưỡng bức. Bà đã cự tuyệt và tự tử để giữ vẹn danh tiết. Cảm phục tấm gương trung trinh tiết liệt của bà, dân làng lập miếu thờ.
    Vào năm 1861, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo, thiết lập nhà tù và di chuyển dân trên đảo về đất liền. Ngôi miếu không được trông coi, bảo vệ nên đã bị hư hại. Năm 1958, chính quyền Sài Gòn chuyển địa danh Côn Đảo trở thành tỉnh Côn Sơn. Ông Nguyễn Kim Sáu, Trưởng ty Ngân khố Côn Sơn, một người có tư tưởng tín ngưỡng, trọng đức, sau khi tường tận chuyện đời Thứ phi đã đề nghị trích quỹ phúc lợi của tỉnh, sử dụng sức lao động khổ sai của tù nhân để xây dựng lại Miếu Bà. Dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng hiện tại ngôi miếu (cũng có thể coi như một ngôi đền, ngôi chùa) vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ.
    [​IMG]
    Con đường phía trước dẫn ra bãi biển tuyệt đẹp

    GIÁ TRỊ TÍN NGƯỠNG VÀ GÓC NHÌN HIỆN TẠI
    Ông Đoàn Hữu Hoàng Minh, cán bộ Ban quản lý Di tích Côn Đảo (đã nghỉ hưu) là một chuyên gia về văn hóa Côn Đảo, người được coi như một nhà “Côn Đảo học”, cho hay: Văn hóa Côn Đảo là sự hội tụ những giá trị từ các vùng, miền ở đất liền, nơi dung hòa các giáo lý tôn giáo, tạo nên bản sắc riêng của vùng đất thiêng. Nếu như hệ thống di tích: Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa trang Hàng Dương... có giá trị đặc biệt to lớn về lịch sử cách mạng, thì Miếu Bà là di tích văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu nhất của người dân xứ đảo. Nghi thức tín ngưỡng ở Miếu Bà là sự hòa quyện, đan xen giữa Phật giáo và Nho giáo. Hằng tháng vào ngày rằm, mồng một âm lịch, người dân địa phương và người đi biển thường đến viếng Bà để cầu sự may mắn, bình yên.
    Trước đây, việc tổ chức giỗ bà Phi Yến là hoạt động tự phát của người dân. Vào ngày giỗ, dân làng tổ chức ăn chay theo nghi thức Phật giáo. Những năm gần đây, ngày giỗ bà Phi Yến trở thành một lễ hội văn hóa lớn trong năm, được Ủy ban MTTQ và ngành văn hóa địa phương phối hợp với Ban quản lý Di tích Côn Đảo và người dân tổ chức, thu hút hàng ngàn du khách từ đất liền và là một trong những sự kiện xúc tiến du lịch lớn của Côn Đảo trong năm.
    Theo lô-gích tư duy thông thường của người Việt thì vợ chồng là mối quan hệ rất thiêng liêng. Khi chồng là kẻ bị người đời lên án thì vợ khó bề được yêu quý. Nhưng bà Thứ phi trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Côn Đảo thì lại không tuân theo lô-gích ấy. Chuyện bà Thứ phi được con vượn bạch và cọp đen nuôi nấng, cứu sống là những chi tiết mang tính truyền thuyết. Nó được hình thành và hoàn thiện thông qua sự truyền khẩu từ thế hệ này qua thế hệ khác, phản ánh sinh động triết lý sống của người dân Côn Đảo, đó là sự trọng nghĩa tình, qua đó gián tiếp lên án sự nhẫn tâm đến tàn độc của Nguyễn Ánh. Lời khuyên của Thứ phi với Nguyễn Ánh được lưu truyền như một giá trị, phản ánh ý chí yêu nước, cự tuyệt với ngoại bang của người dân Côn Đảo. - “Xét từ góc nhìn hiện tại, ta thấy rõ tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn của bà Thứ phi. Nhưng trên hết, khi nhắc đến Thứ phi Hoàng Phi Yến, đó là một mẫu hình của người phụ nữ đặt danh tiết, phẩm hạnh lên trên hết. Đức tính cao đẹp ấy của bà trở thành một biểu tượng về phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam, một giá trị văn hóa linh thiêng neo giữa biển trời Côn Đảo. Người dân ăn chay trong Lễ tế (đồng thời là ngày giỗ của bà) chính là để thể hiện lòng tín ngưỡng đối với sự thanh cao trong phẩm giá của bà. Điều này mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.” - Chuyên gia Đoàn Hữu Hoàng Minh nói.
    Chuyện đời (đúng hơn là quãng cuối đời) của Thứ phi Hoàng Phi Yến đã trở thành một truyền thuyết dân gian, khẳng định sức sống bất chấp quy luật thời gian. Có một số tư liệu cho rằng, truyền thuyết ấy là khởi nguồn của câu ca dao Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu đời đắng cay. Căn cứ để đưa ra nhận định này là “Cải”, “Răm” trong câu ca dao không chỉ là hai loài rau, mà là tên của hai nhân vật trong truyền thuyết. Mặt khác, câu ca dao đã lột tả tâm trạng chia lìa đau đớn và bi kịch của tình mẫu tử, phu thê. Khi Hoàng tử Cải bị cha ném xuống biển, cũng đồng thời là lúc bà Thứ phi bước vào đoạn trường đầy cay đắng. Một số bậc cao niên ở Côn Đảo thì cho rằng, việc bà Phi Yến được cứu sống là do một số cận thần của Nguyễn Ánh, vì thương bà nên đã bí mật đưa bà ra khỏi hang. Chi tiết vượn bạch và cọp đen được dân gian đưa vào mang ý nghĩa giáo dục, rằng, một con người trung trinh tiết liệt như bà, đến những con vật, mãnh thú còn động lòng trắc ẩn, huống hồ con người.
    Giá trị của các truyền thuyết, trong đó truyền thuyết về Thứ phi Hoàng Phi Yến là một điển hình, dù có nhiều cách tiếp cận, nhiều dị bản, nhưng tất cả đều xoay quanh triết lý nhân sinh coi trọng phẩm giá con người. Định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cả vật thể và phi vật thể ở Côn Đảo để xây dựng nơi đây thành điểm đến du lịch mang tầm quốc tế vào năm 2020, cũng dựa trên cái nền của những giá trị văn hóa ấy.
    Bài và ảnh: Phan Tùng Sơn


    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/89/123060/print/Default.aspx

Chia sẻ trang này