1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những giai thoại..."trời ơi" trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Huyền thoại An Sơn Miếu (Côn Đảo)

    Thứ Năm, 19/04/2012 23:13
    An Sơn Miếu (miếu Bà) nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 2km về phía Tây Nam. Tương truyền, năm 1783 bị quân Tây Sơn truy sát, chúa Nguyễn Ánh đem vợ con và 100 gia đình chạy ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo) cùng dân sở tại lập ra 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống.



    Muốn đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh tính chuyện cầu viện quân Pháp và định gửi hoàng tử Cảnh sang làm con tin. Thứ phi (Hoàng Phi Yến) của Chúa can rằng “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ Chúa công không nên nhờ ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều tiếng rối rắm về sau”. Vì lời khuyên này, nhà chúa cho rằng thứ phi thông đồng với quân Tây Sơn nên tức giận xử tội chết.

    Nhờ có quan đô đốc Ngọc Lân can gián và lúc đó hoàng tử Hội An (con của bà) còn quá nhỏ nên nhà chúa hạ lệnh tống giam bà trong một hang đá trên hòn Côn Lôn nhỏ (nay gọi là hòn núi Bà). Lấp kín cửa hang bằng những tảng đá lớn, chỉ để một ít bánh nếp và một chum nước lã đủ sống chừng nửa tháng. Vừa nhốt bà xong, nhà chúa nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh ra đảo. Chúa Nguyễn vội vàng cùng tuỳ tùng xuống thuyền chạy về đảo Phú Quốc.

    [​IMG]
    An Sơn Miếu.

    Khi thuyền nhổ neo, Hoàng tử không thấy mẹ bèn hỏi, có người tiết lộ mẹ của Hoàng tử bị giam cầm trên đảo. Hoàng tử khóc rống lên kêu gào, đòi cha cho mẹ cùng theo, hoặc là để mình ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh tức giận đã túm đứa con vô tội ném xuống biển. Hoàng tử Hội An chết, thi hài dạt vào bãi san hô và được dân làng Cỏ Ống chôn tại khu rừng gần bãi Đầm Trầu rồi lập miếu thờ ngay trước mộ.

    Bà Phi Yến cũng được dân làng giải thoát khỏi hang đá và cho bà biết sự tình về Hoàng tử. Mọi người cùng nhau giúp bà dựng một ngôi nhà ngay bên mộ Hoàng tử Hội An để bà chăm sóc mộ phần đứa con xấu số. Tên tục của bà là Lê Thị Dăm, Hoàng tử Hội An tên riêng là Cải nên người bấy giờ đặt ra câu hát:

    Gió đưa cây Cải về trời
    Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay


    Thời gian này, bà có sáng tác một bài thơ và được truyền miệng đến ngày nay:

    Đốt nén hương thề
    tạ chúa công
    Can vua nên nỗi tội thông đồng
    Ngai vàng một thuở
    ngồi chưa vững
    Bia đá ngàn năm vết vẫn còn
    Máu chảy ruột mềm
    đau phận thiếp
    Nồi da xáo thịt thoả tình ông
    Sông sầu, núi thảm hoa mờ lệ
    Đã khóc cho con
    lại khóc chồng”


    Vào ngày Rằm tháng Bảy năm Ất Hợi (1785), ban hương làng An Hải bên cạnh có cuộc đàn chay lớn, muốn cho buổi lễ phước thiện thêm long trọng, ban hội tế cử bô lão và phu kiệu qua làng Cỏ Ống xin được thỉnh, rước đức phi về dự. Dân làng dành cho bà một gian phòng đặc biệt để nghỉ ngơi. Năm ấy bà mới 24 tuổi, nhan sắc đang thời lộng lẫy, có tên đồ tể là Biện Thi liếc trộm dung nhan của bà đã không ngăn nổi tà dục. Đêm đó, hắn lén chui vào phòng bà toan giở trò xằng bậy. Nhưng hắn vừa chạm đến cánh tay thì bà đã giật mình, tri hô lên. Tức thì tên Biện Thi bị dân làng trói gô cổ.

    Tuy dứt tình với chúa Nguyễn, song bà vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bà cho rằng cánh tay ấy đã bị dơ dáy liền chặt bỏ và nhờ người mang chôn nhưng vẫn còn thấy tủi nhục. Đêm đó, thừa lúc mọi người không để ý, bà đã thắt cổ tự tử để vẹn toàn danh tiết. Hay tin, dân làng Cỏ Ống nổi giận với đủ thứ gậy gộc, giáo mác kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm cho bà... sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng.

    Nhờ sự dàn xếp khôn ngoan của quan Hải trấn, dân làng Cỏ Ống mới bớt cơn thịnh nộ với cách xử lý là: Làng An Hải phải làm heo tạ tội và nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống toàn quyền định đoạt. Số phận đã an bài cho Đức bà nằm xuống ở làng An Hải nên cũng thuận theo ý trời để thi hài Đức bà lại cho dân làng An Hải lo an táng và lập miếu thờ, hàng năm cúng bái có sự tham gia của giới chức và dân làng Cỏ Ống.

    Sau cuộc an táng thi hài của bà, tên Biện Thi cũng bị xử tội chết. Người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Hội An đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành, dữ sắp xảy ra. Dân trên đảo đã cùng nhau xây dựng một ngôi miếu để thờ bà.

    Thực dân Pháp chiếm Côn Đảo, thiết lập nhà tù đã di dời toàn bộ dân trên đảo về đất liền, ngôi miếu không được chăm sóc đã sụp đổ. Năm 1958, Côn Đảo trở thành tỉnh Côn Sơn dưới chế độ Mỹ - ngụy. Viên trưởng ty ngân khố Côn Sơn là Nguyễn Kim Sáu đã xem lại “Sử lược Côn Đảo”, thấy có một người phụ nữ Việt Nam “Trung trinh tiết liệt” đã bỏ mình tại đây, bèn đề nghị trích một khoản tiền trong quỹ phúc lợi của tỉnh, sử dụng sức lao động khổ sai của tù nhân để xây dựng An Sơn Miếu, thờ bà Phi Yến ngay trên nền ngôi miếu ngày xưa.

    An Sơn miếu ngày nay được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch trùng tu và phát huy di tích lịch sử Côn Đảo theo Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Có thể nói, miếu bà là một trong rất ít di sản văn hoá dân gian ở Côn Đảo. Và là một trong hai phụ nữ (Hoàng Phi Yến và liệt sĩ Võ Thị Sáu) được dân địa phương tôn sùng như bậc thánh nữ linh thiêng...


    Theo Tử Văn (Quảng Ninh Online)
    http://nld.com.vn/20120416100957418p0c1201/huyen-thoai-an-son-mieu-con-dao.htm
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và Nguyễn Ánh

    Trang web của Bảo tàng Bà rịa Vũng Tày có bài:



    Thứ sáu, 12-04-2013
    Trang chủ

    Giới thiệu

    Liên kết

    Liên hệ - Góp ý



    Trang chủ


    Bảo tàng


    Di sản Văn hoá


    Khảo cổ học


    Cổ vật


    Thông tin khoa học


    Thư viện hình ảnh


    Di tích Nhà tù Côn Đảo


    Hội KHLS BRVT


    QLNN về DSVH


    Liên hệ - Góp ý






    Tìm kiếm




    Góc hình ảnh

    [​IMG]

    [​IMG]



    Liên kết Website
    Báo Thanh Niên Báo Tuổi Trẻ Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh Bảo tàng phụ nữ Việt Nam








    Bảo Tồn Di Tích An Sơn Miếu Thực Trạng và Giải Pháp


    [​IMG]Di tích An Sơn Miếu, nhân dân địa phương quen gọi là Miếu Bà Phi Yến, tọa lạc tại làng An Hải, dưới chân núi Thánh giá, cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 2500m về hướng Đông nam trên trục đường Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, Miếu Bà. Nơi đây xây dựng để thờ Thứ phi Hoàng Phi Yến (vợ thứ của chúa Nguyễn Phúc Ánh).
    [FONT=&quot]Theo truyền thuyết Bà đã mất tại làng An Hải năm 1785, nơi hiện nay có ngôi miếu thờ Bà. Ngôi miếu tọa lạc trên một khu đất khá bằng phẳng, có nhiều cây thị rừng cổ thụ tỏa bóng mát. Kiến trúc sân vườn hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, tạo vẻ linh thiêng, huyền bí. Di tích là một ngôi miếu nhỏ, xây d[/FONT][FONT=&quot]ự[/FONT][FONT=&quot]ng lại vào năm 1958 thời Mỹ - Ngụy, thờ Bà Cậu Côn Lôn và Quan Đô đốc Ngọc Lân (một vị quan trung thần với mẹ con bà Phi Yến)[/FONT]
    [FONT=&quot] Năm 1783 Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy ra Côn Đảo tị nạn. Bà thứ phi Hoàng Phi Yến cùng chạy theo ông ra đảo. Theo truyền thuyết Bà bị giam cầm trong một hang đá, trên hòn đảo hoang vắng, nằm về phía tây nam của đảo chính, do ngăn cản Nguyễn Ánh cầu viện sự giúp đỡ của người Pháp. Con trai của Phi Yến và chúa Nguyễn Ánh là Hoàng Tử Cải (Hoàng Tử Hội An) khóc lóc đòi mẹ, cũng bị Nguyễn Ánh khép vào tội a tòng1 với mẹ và bị ném xuống biển. Xác trôi dạt tấp vào làng Cỏ Ống, được dân làng vớt, đem chôn và lập miếu thờ (ngày nay miếu và mộ Hoàng Tử Cải vẫn còn tại làng Cỏ Ống). Khi bị giam trong hang đá bà Phi Yến đã được con Vượn Bạch nuôi sống bằng những trái cây rừng. Sau đó Vượn Bạch cùng Hắc Hổ (con vật này là bạn của Hoàng Tử Cải) cứu sống ra khỏi hang đá và đưa về làng Cỏ Ống nơi có mộ con bà.[/FONT]
    [FONT=&quot] Năm 1785 tại làng An Hải có tổ chức cúng tế trong làng. Theo lệ thường hàng năm vào rằm tháng 10 âm lịch, bà Phi Yến được dân làng rước về cùng tham dự cho thêm phần long trọng. Tại đây, bà đã bị một tên đồ tể người làng An Hải tên là Biện Thi xâm phạm đến danh tiết. Bà đã tự tử để giữ vẹn danh tiết vào ngày 18/10 âm lịch (1785). Để tỏ lòng thương tiếc, dân làng đã xây một ngôi miếu để thờ Bà.[/FONT]
    [FONT=&quot] Năm 1861 Thực dân Pháp chiếm Côn Đảo, thiết lập nhà tù và cho di dời toàn bộ số dân trên đảo về đất liền, do đó ngôi miếu không được chăm sóc nên đã sụp đổ. Đến năm 1958, Côn Đảo trở thành tỉnh Côn Sơn dưới chế độ Mỹ-Ngụy. Trưởng ty ngân khố Côn Sơn là ông Nguyễn Kim Sáu đã xem lại “Sử lược Côn Đảo” và thấy một người phụ nữ Việt Nam “Trung trinh tiết liệt” đã bỏ mình tại đây, bèn đề nghị trích một khoản tiền trong quỹ phúc lợi của tỉnh, sử dụng sức lao động khổ sai của tù nhân để xây dựng An Sơn Miếu, thờ bà Phi Yến ngay trên nền ngôi miếu ngày xưa.[/FONT]
    [FONT=&quot]Giá trị Văn hóa vật thể: [/FONT][FONT=&quot]Ngôi miếu xây dựng theo dạng chữ nhất, có tường rào bao quanh. Tổng diện tích là 4200m2, trong đó diện tích kiến trúc chiếm 1.100m2 ( 21,5m x 50m ), có cổng ra vào quay về hướng tây nam, (cao 2,5m, rộng 2m, dày 0,4m) bằng xi măng. Bên trên cổng vào gắn tấm biển cũng bằng xi măng (cao 0,5m, dài 2,5m, dày 0,1m) sơn vàng với dòng chữ “An Sơn Miếu” đắp nổi sơn đỏ.[/FONT]
    [FONT=&quot] Lối vào lát đá rộng 2m, phía trứơc ngôi miếu là sân miếu, đặt một bàn thờ thiên. Trước bàn thờ thiên là một ao tròn xây bằng xi măng, bên trong có hòn non bộ, biểu tượng hang đá nơi bà Phi Yến bị Nguyễn Ánh giam cầm. Trong sân miếu trồng nhiều hoa và cây cảnh tạo cảnh quan, lối đi lát đá dẫn vào miếu, hai bên đặt ghế đá cho khách thập phương nghỉ chân, trong sân miếu có hai cây thị cổ thụ.[/FONT]
    [FONT=&quot] Cửa Tam quan của ngôi miếu xây vòm cuốn quay về hướng đông. Bên trên cửa gắn tấm bảng gỗ (cao 0,5m, dài 1,5m) nền vàng, chữ Hán sơn đỏ (AN SƠN MIẾU). Xung quanh bảng trang trí hình hoa cúc dây. Phía sau cửa Tam quan là chính điện, tiếp giáp sau chính điện là nhà nghỉ, nhà bếp, kho. Bên phải chính điện là nhà ăn.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trong chính điện đặt 4 bàn thờ, ngoài cùng thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở giữa lui vào phía trong, bàn thờ bà Hoàng Phi Yến. Bên phải bàn thờ bà Phi Yến là bàn thờ Quan Đô đốc Ngọc Lân và bên trái là bàn thờ Hoàng Tử Cải.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Giá trị Văn hóa phi vật thể: [/FONT][FONT=&quot]Côn Đảo từ sau ngày giải phóng 1975 không có một tổ chức tôn giáo nào. Huyện Côn Đảo tuy nhỏ có diện tích khoảng 76,71 km2, dân số chưa đến 6000 người nhưng lại là nơi tập trung một “nền văn hóa Việt Nam thu nhỏ”. Bởi lẽ, người dân Côn Đảo đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Mỗi người đều mang những nét văn hóa ở vùng miền nơi họ sinh sống trước khi nhập cư ra Côn Đảo. Điều đáng quan tâm đó là sự dung hòa tất cả những nét văn hóa vùng miền, các tôn giáo… tạo nên một bản sắc văn hóa riêng cho Côn Đảo.[/FONT]
    [FONT=&quot]Để đáp ứng nhu cầu tâm linh, người dân đã thỉnh một pho tượng phật Bà Quan Âm vào thờ trong Miếu Bà. Hàng tháng vào ngày rằm, mồng một người dân địa phương và người đi biển đều đến đây cúng viếng, vì thế miếu còn có thêm tên gọi là Chùa Bà. Trước đây việc tổ chức giỗ bà Phi Yến chỉ là tự phát của nhân dân địa phương, đến năm 1987 có sự tham gia của Mặt Trận Tổ Quốc Huyện Côn Đảo và sau này là Ban Quản lý Di tích Lịch sử Cách mạng Côn Đảo hợp tác tổ chức thành Lễ giỗ Bà vào ngày 18/10 ( âm lịch ) hàng năm. [/FONT]
    [FONT=&quot]Thực trạng và giải pháp tồn tạo, phát huy: [/FONT][FONT=&quot]Di tích An Sơn Miếu với những giá trị về cảnh quan, lịch sử văn hóa cần được bảo tồn, tôn tạo một cách xứng đáng. Mặc dù được chính quyền và nhân dân, hàng năm đầu tư kinh phí trong việc duy tu, sửa chữa nhưng hiện nay di tích vẫn đang bị xuống cấp trầm trọng, có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Gây cảm giác nguy hiểm cho du khách và người dân khi đến đây.[/FONT]
    [FONT=&quot] Di tích hiện nay được Ban Quản lý Di tích Lịch sử Cách mạng Côn Đảo quản lý. Nhằm trùng tu, tôn tạo và phát huy tốt hơn nữa giá trị di tích, trước mắt cần phải có những giải pháp cụ thể, tránh việc làm mới di tích. Loại bỏ các bộ phận kiến trúc xây chắp vá với di tích.[/FONT]
    [FONT=&quot] Về kinh phí trùng tu di tích, hiện nay nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thì chưa có. Vì vậy, sự tự nguyện đóng góp kinh phí từ tất cả các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, cá nhân… trên địa bàn huyện, cũng như trong cả nước là hết sức quan trọng. Do đó, cần nêu cao vai trò chủ thể của nhân dân với di tích. Nâng cao niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của cộng đồng cư dân huyện đảo, trên cơ sở gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích và khai thác có hiệu quả nhất.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot] THIÊN ANH[/FONT]


    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Các tin khác:DANH SÁCH LIỆT SĨ HY SINH TẠI NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (21-11-2011)
    Hoạt động báo chí cách mạng ở nhà tù Côn Đảo (01-10-2011)
    Cảm nghỉ về thăm lại Côn Đảo (30-09-2011)
    Những cuộc vượt vượt ngục của tù chính trị Côn Đảo thời cai trị của thực dân Pháp (30-09-2011)
    Danh sách 53 chúa đảo của "địa ngục trần gian" Côn Lôn (02-10-2011)
    Người ghi dấu tù nhân Côn Đảo (28-03-2010)
    Bức tranh thêu của nữ tù chính trị Côn Đảo (26-02-2010)
    Thư gửi Chúa đảo của tù biệt giam Trại 2 __(phần tiếp theo) (26-02-2010)
    Thư gửi Chúa đảo của tù biệt giam Trại 2 (26-02-2010)
    Đấu tranh chống ly khai của tù chính trị qua tư liệu Nhà tù Côn Đảo (26-02-2010)
    Bút tích chống ly khai của các chiến sỹ tù chính trị Côn Đảo __(P.2) (tiếp theo P.1) (26-02-2010)
    Bút tích chống ly khai của các chiến sỹ tù chính trị Côn Đảo __(P.1) (26-02-2010)
    Di Tích Nhà Tù Côn Đảo (02-02-2009)
    Các Hình Thức Đấu Tranh Của Tù Nhân Tại Nhà Tù Côn Đảo 1862 – 1975 (03-02-2009)
    Mảnh Đất, Con Người Côn Đảo (03-02-2009)
    Một Vài Địa Danh Ở Côn Đảo (03-02-2009)
    Phòng Trưng Bày Lưu Niệm Nhạc Sĩ Camille Saint Saens Tại Di Tích Nhà Công Quán (03-02-2009)
    Bảo Tồn Di Tích An Sơn Miếu Thực Trạng và Giải Pháp (03-02-2009)
    Biệt Danh “Kép Độc” Tại Nhà Tù Côn Đảo (03-02-2009)
    Phát Huy Di Tích Nhà Tù Côn Đảo Qua Trưng Bày Kho Mở (03-02-2009)






    Tiêu điểm & Sự kiện


    [​IMG] Giáo dục về nguồn - 2009

    [​IMG] Di tích lịch sử văn hoá núi Dinh

    [​IMG] Hải Đăng Vũng Tàu

    [​IMG] Lễ hội Dinh Cô

    [​IMG] Khảo cổ học BR-VT: Tìm về quá khứ

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]



    Thống kê truy cập
    969.059


    Bản quyền thuộc về Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuĐịa chỉ: Số 4 Trần Phú, thành phố Vũng Tàu - Điện thoại: 064. 3852421 - 3512613
    Website được thiết kế năm 2009 bởi công ty 4PSoft
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Nỗi Buồn Con Chốt Thí

    Huyền Lam
    15-10-2012

    Cách đây 2 hôm, người bạn giới thiệu tôi xem phóng sự "So Far, So Close" (SH-So Close So Far Away) do tập đoàn truyền thông quốc tế Al Jazzeera thực hiện. Phim dài 49 phút được chiếu trên TV nhiều nước và Youtube ngày 11 tháng 10 năm 2012. Nội dung phim nói về nữ phóng viên Cath Turner người Úc gốc Việt được đem ra nước ngoài trong chiến dịch Babylift vào cuối cuộc chiến 1975. Đây là chiến dịch lên tin hằng đầu thế giới thời bấy giờ, một chiếc máy bay không may bị rơi làm tử nạn hằng trăm em bé...

    [​IMG] Huỳnh thị Cẩm Tú ngày trước, nay là Cath Turner

    Cath Turner là phóng viên quốc tế, hiện công tác cho Al Jazzeera - New York.

    Cath kể về cuộc sống tại Úc trong gia đình cha mẹ nuôi đầy ấp thương yêu, những nổi niềm riêng khi chung quanh toàn “màu trắng”, hành trình khó khăn đi tìm lại cha mẹ ruột, cũng như tìm hiểu thêm chiến dịch Babylift đưa trẻ sơ sinh mồ côi ra nước ngoài...


    Phóng sự đầy cảm động, có vài đoạn làm tôi ướt đôi mắt. Phim lôi cuốn từ phút đầu đến phút cuối. Tuy nhiên ở phút 25.30 giây, cảm xúc tôi ngỡ ngàng, chấn động....dù phần nào đã từng trải nghiệm chiến tranh chính trị có bao trò ảo thuật khó biết đâu điểm đâu diện. “Nỗi buồn nhược tiểu” len lỏi trong tôi.


    Giọng Cath: “Hoa Kỳ nói rằng Cộng Sản sẽ làm hại 3000 cô nhi để giải thích kế hoạch đem các em ra nước ngoài


    Tôi và hơn 3000 ngàn bé sơ sinh được di tản, vô cùng biết ơn những người đà cứu giúp, do đó tôi muốn gặp người lên kế hoạch di tản để hiểu thêm vì sao tôi rời Việt Nam.”


    Và tôi tìm gặp Fran Smith, trưởng phòng phân tích tình báo CIA tại Sài Gòn, người trực tiếp thực hiện chiến dịch babylift. Những gì ông ta nói làm tôi thật sự choáng! Chuyện các em bé sẽ bị cộng sản giết hại là chuyện dối trá mà mục đích là để chính quyền Hoa Kỳ thuyết phục các chính trị gia viện trợ chế độ VNCH được tồn tại. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Trước các ống kính truyền thông thế giới, tổng thống Ford đã phù phép hình ảnh ông bồng em bé xuống phi cơ như một chiến thắng trước sự sụp đổ tất yếu VNCH


    [​IMG]Fran Smith đang nói với Cath Turner

    Fran nói: “các em bé sơ sanh chẳng có gì nguy hại cả! Theo tin tình báo thì những người hợp tác với chúng tôi mới có nguy cơ bị Cộng Sản làm hại....chúng tôi dùng hình ảnh các em sơ sanh mủm mỉm dễ thương để thuyết phục thế giới rằng VNCH cần được cứu... Thật sự thì những em bé như cô, chúng tôi coi là “bụi đời”, cô nhi chiến tranh, là thành phần không mấy quan tâm

    [​IMG] Cath Turner

    Cẩm Tú nghẹn ngào: “...tôi không biết phải nghĩ làm sao, không biết mình đang tức giận, hay đau buồn...

    Fran: “Người Mỹ đến VN không phải vì quan tâm cho người VN, mà là để nhập cuộc chơi trong cán cân chính trị thế giới! Người Hoa Kỳ không ngại dùng người VN trẻ hay già để thực hiện những mục tiêu thầm kín, và việc dùng trẻ mồ côi là cách duy nhất”

    Cath khóc nức nở: “...những gì ông nói thật sự làm vỡ tan niềm tin của tôi bấy lâu. Tôi cứ tưởng mục đích chiến dịch babylift là vì sự tốt lành cho các em sơ sinh... là chiến dịch nhân đạo. Bố mẹ nuôi người Úc của tôi cũng tưởng như thế vì cơ quan thiện nguyện nói như thế...


    "Việt Nam là con chốt thí để các thế lực chính trị thế giới chơi trò" đã cướp đi bao triệu sinh mạng đồng bào tôi, bao sinh lực, đem đến bao niềm đau nổi khổ trong tận cùng. Dư âm trò chơi này vẫn còn tác động dai dẵng đến ngày nay, nơi chất độc da cam, nơi hận thù, chuyên quyền, tham nhũng, chia rẻ, đố kị, xách động... vẫn là đám mây mù phất phưởng chung quanh có nguy cơ kéo đất nước vào cảnh máu đổ thịt rơi một lần nữa.


    Ước mong mọi người xem, cùng cảm nghiệm để thương đồng bào, thương quê hương hơn, cùng trải lòng tha thứ, chăm lo nhau, để xoá tan đám mây mù lảng vảng....


    Theo Blog Huyền Lam
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cha nội đó là Frank Snepp. Ý kiến đó là ý kiến cá nhân của ổng. Ta có thể thấy sự lạnh lùng đến mức thô bạo giống như một kịch bản dàn dựng. Nước mắt cũng có sẵn trong kịch bản. Cả Cathy và Frank Snepp đều muốn một scandal thì phải.

    Nước Mỹ có quan tâm đến số phận các dân tộc khác không? Câu trả lời dễ dàng có được dựa trên thực tế.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bài thi lịch sử cười ra nước mắt
    Có thí sinh trả lời: "Rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công, giặc bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc". Thậm chí, Lê Lợi cũng trở thành anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


    Theo nhận xét chung của giáo viên, đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử năm nay dễ hơn những năm trước, thí sinh chỉ cần trình bày những kiến thức cơ bản, không yêu cầu phân tích, lí giải, một học sinh có học lực trung bình cũng có thể làm được.
    Tại Nghệ An, tỉ lệ bài thi đạt điểm trên trung bình không nhiều, số bài thi dưới điểm trung bình, kể cả điểm 0 khá phổ biến. Một túi bài thi (24 bài), tổng điểm chỉ đạt 40,5, trong đó chỉ duy nhất 1 bài đạt điểm 5; một túi bài thi khác, tổng điểm 49, không có bài nào đạt điểm trên trung bình.
    Thậm chí có túi bài thi tổng điểm chỉ đạt 32, trung bình mỗi bài thi chưa đủ 1,5 điểm. Nhiều thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai từ ngữ, ngữ pháp, sự "nhầm lẫn" và nhận thức lệch lạc về lịch sử.
    Có thí sinh dùng sai thuật ngữ và sai ngữ pháp: "Thông qua chính sách điều lệ vắn tắt, sinh hoạt vắn tắt", "kỷ cương vắn tắt" ... Một thí sinh khác lại viết: "Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lan, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E... Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành thắng lợi buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari năm 1972".
    Cũng câu hỏi về chiến dịch Hồ Chí Minh, có thí sinh trả lời: "...Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc".
    Có thí sinh có bài thi nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ: "...Đến ngày 30/4/1975, bộ đội ta đã tiến thẳng và bao vây Điện Biên Phủ... ".
    Khi nói về tội ác của Mỹ - Diệm, có thí sinh viết: "... Mỹ - Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập... Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mỹ dạy".
    Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, thí sinh viết "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.
    Ở câu 1, đề II, phần lịch sử Việt Nam, khi trình bày tình hình nước ta sau năm 1945, nhiều thí sinh viết: "...Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công thì Việt Nam dân chủ cộng hòa gặp khó khăn từ nhiều mặt...", "...quân Anh vào Việt Nam với danh nghĩa là giải tán quân Pháp... quân Tưởng tiến vào miền Nam Việt Nam..." , "...Tưởng là một tên Việt gian bán nước", "...sau Cách mạng Tháng Tám, các khu công nghiệp bị tàn phá nặng nề...".
    Ở phần thi lịch sử Thế giới, sự sai sót cũng rất phổ biến. Trình bày diễn biến cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: "...Mở đầu là cuộc binh biến Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công, đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son đã bị giết hại...".
    Một thí sinh khác nêu: "...Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo...".
    Theo nhận định của nhiều giám khảo, môn Lịch sử là môn thi có nhiều thí sinh đạt điểm kém nhất và sẽ có nhiều trường tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ đạt mức dưới 50%.
    Nguồn:VnExpress
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một số sách nước ngoài về số phận trẻ lai. Không rõ chất lượng thế nào nhưng chắc cũng có giá trị tham khảo



    [​IMG]

    THE DUST OF LIFE ( xin tạm dịch Trẻ Bụi Đời ) của tác gỉa ROBERT S. Mc KELVEY, nói về thảm trạng của các trẻ lai Mỹ bị bỏ rơi tại Việt Nam.




    [​IMG]

    THE UNWANTED ( xin tạm dịch Đứa Trẻ Không Mong Đợi ) của tác giả KIEN NGUYEN . Ký ức tuổi thơ mà chính tác giả (trẻ lai Mỹ) đã hồi tưởng lại khi bị bó quên sao lãng , thậm chí bị làm nhục vào hai thập niên 70 và 80.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và Nguyễn Ánh

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] Trang chủ [​IMG] Site map [​IMG] Liên hệ [​IMG] Unicode font
    [​IMG] Thứ sáu, 12/04/2013


    Giới thiệu



    Tin Côn Đảo Chính trị - Xã hội
    [​IMG]
    Kinh tế
    [​IMG]
    Du lịch
    [​IMG]
    Công tác Đoàn
    [​IMG]
    Phòng chống thiên tai




    Điểm đến



    Sản phẩm



    Dịch vụ



    Trên quê hương BR-VT



    Khoa học - Công nghệ



    Khuyến nông



    Dự án đầu tư



    Tư liệu



    Bạn đọc viết



    Hành chính công


    Văn bản pháp quy


    [​IMG]
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá các dịch vụ du lịch ở Côn Đảo
    Tốt
    Bình thường
    Không tốt
    [​IMG]
    [​IMG]
    Kết quả
    [​IMG]
    Trang web liên kết



    [​IMG]
    Số lượt truy cập
    206106




    Lễ hội [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lễ hội giỗ bà Phi Yến
    [​IMG] Lễ giỗ bà Phi yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo. Và An Sơn miếu với những giá trị chứa đựng bên trong nó, đã được UBND tỉnh BRVT công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh. Đây là niềm tự hào của nhân dân huyện nhà, cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, trong đó có việc tổ chức lễ giỗ Bà – một hoạt động văn hóa gắn với di tích, để những giá trị văn hóa của di tích An Sơn miếu cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi.
    Cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về phía tây nam, có một ngôi miếu khiêm tốn nằm trên đường Hoàng Phi Yến, khu dân cư số 3. Theo truyền thuyết là nơi dân làng An Hải xưa phụng thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt, dám cản ngăn chồng bán nước cầu vinh. Người phụ nữ ấy là bà thứ phi Hoàng Phi Yến và ngôi miếu kia là An Sơn Miếu.
    Truyền thuyết kể rằng, bà Phi Yến là thứ phi của Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Vì muốn chống lại Tây Sơn, giữ lấy chiếc ngai vàng của mình, Nguyễn Ánh đã cầu viện giặc Pháp. Vì ngăn cản chồng “cõng rắn cắn gà nhà”, bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh giam vào một hòn đảo nhỏ trên biển, còn hoàng tử Cải – con của bà và nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Sau khi được Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Một hôm, dân làng An Hải sang làng Cỏ Ống xin rước Bà sang dự lễ đàng chay cho thêm phần long trọng. Đêm đó, tên Biện Thi, vì không kiềm lòng được trước sắc đẹp của Bà đã lẻn vào phòng Bà định dở trò đồi bại. Hắn vừa chạm vào cánh tay thì Bà giật mình tri hô. Để giữ gìn danh tiết, bà đã tự chặt đứt cánh tay của mình rồi tự vẫn. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thời bà.
    Hàng năm, vào trung tuần tháng 10 âm lịch, nhân dân Côn Đảo lại long trọng tổ chức lễ giỗ Bà. Người dân ở đây xem bà Phi Yến như một vị thần phò trợ cho cuộc sống của họ. Lễ hội bắt đầu từ đêm 17/10 âm lịch. Vào đêm này, Ban tổ chức Lễ giỗ bắt đầu bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Người dân ở Côn Đảo cũng bắt đầu đến miếu để dâng lên những vật phẩm mộc mạc và thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây. Đặc biệt là những người yêu thích đờn ca tài tử sẽ được dịp tham gia và thưởng thức suốt đêm loại hình nghệ thuật này. Khoảng 9giờ sáng ngày 18/10 âm lịch, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Những người vào dâng lễ đội mâm lễ vật trên đầu xếp thành hàng. Trong nền nhạc lễ, đoàn đại diện các Đoàn thể, Khu dân cư trịnh trọng dâng lễ. Chủ lễ đọc văn khấn trong làn khói hương, trong điệu nhạc lễ dân tộc lúc réo rắc, khi trầm buồn. Tất cả tạo nên một không khí trang nghiêm, long trọng và cả sự xúc động. Sau phần tế lễ, nhân dân dự lễ và du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các Khu dân cư quyên góp và thực hiện.Với tấm lòng thành và tài nấu nướng khéo léo, các Khu dân cư đã mang đến lễ hội những món chay vừa ngon vừa đẹp mắt để dâng cúng và thếch đãi mọi người, nhưng cũng là để tưởngnhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.
    Có thể nói, từ nhiều năm qua, ngày giỗ Bà đã trở thành một dịp để mọi người thành tâm khấn nguyện những điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình, người thân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đó chính là nhu cầu hướng vào tâm thánh thiện.Vào dịp này mọi người thấy gắn bó nhau hơn, đồng cảm hơn và sự gắn kết cộng đồng từ bao đời nay như được thắt chặt hơn. Cũng từ nhiều năm qua, lễ giỗ Bà được chính quyền địa phương quan tâm, phối hợp MTTQVN huyệnvới các cơ quan chức năng tổ chức dưới hình thức lễ hội và từng bước nâng lễ giỗ Bà hàng năm thành lễ hội truyền thống của huyện theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp tập quán và thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân Côn Đảo.



    Theo Quốc Thái - Ngày 29/9/2011 Tìm kiếm

    Off Telex VNI
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình ảnh
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh Côn Đảo
    [​IMG]
    Trạm Thông tin KH-CN Côn Đảo
    [​IMG]
    Thông tin thời tiết
    [​IMG]
    Sở Khoa học - Công nghệ
    [​IMG]
    Công báo tỉnh BR-VT
    [​IMG]
    Thông tin KHCN nông thôn
    http://sokhcn.baria-vungtau.gov.vn/condao/news_detail.asp?news_id=472&cat_id=113
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và Nguyễn Ánh

    [​IMG]



    Dưới cùng là khu vực làng An Hải, cắt ngang hồ là đường Hoàng Phi Yến

    An Sơn Miếu
    [​IMG]

  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh




    [​IMG]
    Hai bên tả - hữu Hoàng tử Cải và quan đô đốc Ngọc Lân, người đã can gián chúa Nguyễn xin Bà khỏi tội chết khi Ánh khép Bà vào tội thông đồng với Tây Sơn. Trên hàng cột trước cửa chùa, được khắc nổi hai câu đối:

    Trung nghĩa gián quân thiên cổ chiếu
    Tiết hạnh quyên sinh vạn đại truyền

    [​IMG]
    [​IMG]
    Đến tham quan An Sơn Miếu, du khách sẽ được nghe hướng dẫn viên kể về truyền thuyết bà Phi Yến và Hoàng tử Cải.

    [​IMG]
    Bia đặt tại An Sơn Miếu​


    #40.
    [​IMG]

    #41.
    [​IMG]


  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú"Nguyễn Ánh

    Miếu cậu

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]






    [​IMG]

    Miếu cậu




    [​IMG]

    THIẾU GIA MIẾU
    [​IMG]

    #44.
    [​IMG]

    #45. Mộ của hoàng tử Cải
    [​IMG]

    #46.
    [​IMG]

    少爺廟

    "Vạn Hộ Lương Nhân Cư Bỗn Lỵ"
    "Thiên Phù Hiển Sĩ Lạc Hòa Hoan"

Chia sẻ trang này