1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những giai thoại..."trời ơi" trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    Nguồn gốc bài thơ : Không đề nhưng thấm đậm khí tiết trung trinh của người phụ nữ - bà Phi Yến


    Xin trân trọng giới thiệu nguồn gốc bài thơ truyền miệng của bà Phi Yến - Vợ của chúa Nguyễn Ánh
    “ Đốt nén hương thề tạ chúa công
    Can vua nên nỗi tội thông đồng
    Ngai vàng một thuở ngồi chưa vững
    Bia đá ngàn năm vết vẫn còn
    Máu chảy ruột mềm đau phận thiếp
    Nồi da xáo thịt thỏa lòng ông
    Sông sầu, núi thảm hoa mờ lệ
    Đã khóc cho con lại khóc chồng”
    Bà tức là bà Phi Yến không rõ vợ thứ mấy của chúa Nguyễn Ánh (Nguyễn Phúc Ánh) tục gọi là bà Lê Thị Răm.
    Cậu Hoàng tử Hội An con của đức bà Phi Yến và Nguyễn Ánh tục gọi là Hoàng tử Cải

    Tương truyền rằng vào khoảng cuối thu năm 1783 Nguyễn Ánh bôn đào ra Côn Đảo để tránh sự theo dỏi của nhà Tây sơn. Vỡ thất bại liên tục nên ông có ý định đưa Hoàng tử tháp tùng cùng Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến rất không bằng lòng về điểm này từ đó nói lên những lời khuyên can của mình rằng:
    “Việc đánh nhau với Tây Sơn ta có thể coi như việc trong nhà, chúa công nên dùng nghĩa binh trong nước thì hơn. Bệ hạ nhờ sức mạnh của người ngoài về giải quyết vấn đề nội bộ dù chúng ta có thắng Tây Sơn đi nữa cũng chẳng vẻ vang gì, thiếp e còn lắm điều rắc rối về sau..”. Chỉ mấy lời khuyên can như vậy ấy mà Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng với Tây Sơn. Trước cảnh búa rìu sấm sét của một vị chúa độc tài, bà Phi yến vẫn giữ lập trường kiên định không cho Hoàng tử Hội An đi làm tôi con cho ngoại bang, và muôn năm sau lịch sử sẽ bia truyền cái tội cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ. nếu không có các quan cận thận can ngăn ắt hẳn bà Phi Yến không thoát khỏi tội chém đầu. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh vẫn còn ác ý làm khổ người vợ trẻ bằng cách sai giam cầm bà vào một hang đá trên một hòn đảo hoang vắng. Địa danh Hòn Bà đời từ đó. Trước hang đá có nhiều tảng đá lớn chắn ngang nên bà không thể ra ngoài được, trong hang chỉ có ít bánh nếp và một chum nước lã vừa đủ sống chừng nữa tháng trở lại. Tại đó chỉ có con vượn bạch, một con vật hết sức khôn ngoan và trung thành với bà nuôi nó từ khi còn nhỏ luôn luôn ở bên cạnh hầu hạ bà. Vừa nhốt xong bà Phi Yến nghe tin có quân Tây Sơn sắp tràn ra đảo. Nguyễn Ánh bèn cùng đám tùy tùng xuống mấy chiếc thuyền chạy về đảo Phú Quốc. Theo với đám người chạy loạn có con hắc hổ của hoàng tử Cải Nó rất mến hoàng tử, đi đâu nó cũng đi theo nửa bước cũng chẳng chịu rời. Khi thuyền sắp nhổ neo, Hoàng tử thấy sao không có mẹ mình bèn hỏi thăm người nọ người kia. Có người trung nghĩa tiết lộ mẹ của Hoàng tử đang bị giam cầm. Khi đó cậu mới khóc rống lên kêu gào thảm thiết để yêu cầu với cha là cho mẹ cùng theo, hoặc là cùng sống chết với mẹ. Nguyễn Ánh không bằng lòng bảo với các quan: Thằng nhóc con này rất có thể một lòng với người mẹ phản trắc của nó. Ngay bây giờ nếu ta không loại trừ trước, biết đâu nó chẵng là kẻ loạn thần tặc tử sau này? Nói đoạn chính tay ông vừa xách đầu đứa con vô tội ném xuống biển vừa nói: “ Đấy mi muốn thế ta cho phép mi ở lại để được trọn niềm hiếu thảo với mẹ mi ! Khi thấy Hoàng tử rơi xuống biển con hắc hổ vội vàng phóng theo. Nhưng con hắc hổ có thể vào bờ cạn dễ dàng, còn thảm thương thay cho Hoàng tử Hội An mới có 5 tuổi nên phải chết chìm dưới dòng nước xanh. Hắc hổ sau khi lội được vào bờ không thấy Hoàng tử cùng lên, nó cứ đứng nhìn ra biển cho đến khi thủy triều rút cạn nhìn thấy thi hài Hoàng tử nằm yên trên bờ san hô, Nó bèn đem thi hài của Hoàng tử lên, móc lỗ chôn tại giữa khu rừng gần bờ Đầm Trầu. Dân làng Cỏ Ống thấy con vật mà ăn ở có tình có nghĩa như vậy nên ai cũng động lòng, xúm nhau vun đất, đắp đá cho nấm mộ được cao lên. Rồi lập miếu phía trước mộ để thờ Hoàng tử. Miếu ấy mệnh danh là Miếu Cậu.
    Nói về con hắc hổ sau khi chôn cất Hoàng tử xong, tuy chỉ là con vật không hơn không kém song nó rất có nghĩa với Hoàng tử Hội An. Đêm lên rừng rậm non cao kiếm ăn, ngày về nằm bên mộ Hoàng Tử kêu gào thảm thiết. Một đêm nọ không rõ tình cờ hay vì một lý do huyền bí nào đó Hắc hổ gặp lại Vượn bạch. Tuy không biết nói nhưng vượn bạch đã tả dấu thế nào mà nó hướng dẩn con Hắc hổ qua tận bên kia hòn đảo (tức Hòn Bà ngày nay) để gặp được đức bà Phi Yến đang bị giam cầm trong động đá. Sau mấy chập mừng mừng , tủi tủi, hắc hổ và vượn bạch ra dấu hiệu như bảo bà cùng đi theo. Bà gượng sức leo lên lưng cọp cho nó cõng đi. Hơn nữa ngày vượt suối trèo đèo vất vả lắm mới qua tới được ven rừng Cỏ Ống. Khi tới trước mộ Hoàng tử hai con vật dừng chân lại, dân làng Cỏ Ông hay tin kéo đến rất đông và kể cho bà biết đây là nấm mộ của Hoàng tử. Đau xót trước tình cảnh ấy dân làng Cỏ Ống xúm nhau làm một ngôi nhà khỏ khang trang gần mộ Hoàng tử để bà sớm hôm chăm sóc ngôi mộ đứa con vô phúc của mình. Bởi bà Phi Yến có tên tục là Răm và Hoàng tử Hội An có tên riêng là Cải nên người đương thời bấy giờ mới đặt ra câu hát:
    Gió đưa cây Cải về trời
    Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay"
    Trong thời gian này bà Phi Yến có sáng tác nên bài thơ và truyền miệng cho đến ngày hôm nay :
    “ Đốt nén hương thề tạ chúa công
    Can vua nên nỗi tội thông đồng
    Ngai vàng một thuở ngồi chưa vững
    Bia đá ngàn năm vết vẫn còn
    Máu chảy ruột mềm đau phận thiếp
    Nồi da xáo thịt thỏa lòng ông
    Sông sầu, núi thảm hoa mờ lệ
    Đã khóc cho con lại khóc chồng”
    Một hôm làng An Hải có cuộc đàn chay khá lớn. muốn cho cuộc lễ phước thiện ấy thêm phần long trọng, ban hội tề làng An Hải cử một bô lão làm đại diện và bốn dân phu qua tận làng Cỏ Ống để thỉnh đức bà Phi Yến, khi đến nơi người ta dọn sẳn cho bà một gian phòng đặc biệt để bà có chỗ nghỉ ngơi. Thuở ấy (1785) Đức bà Phi Yến mới 25 tuổi xuân, nhan sắc đang thời tươi thắm, lộng lẫy như một bà tiên nên tên đồ tể của làng An Hải là Biện Thi không ngăn nổi lòng tà dục và hắn đó đi đến nước liều. Đêm đó hắn giả say rồi lộn chui vào phòng giữa lúc đức bà đang ngon giấc, với sự quyết tâm hái mận bẻ đào. Khi hắn vừa mới chạm đến cánh tay thì Đức bà giật mình thức dậy và tri hô lớn, tức thì tên Biện Thi bị dân làng túm cổ đem đóng gông chờ sự quyết định của số phận.
    Theo luân lý xưa không đợi khi có bị cưỡng bức mới gọi là thất tiết, chỉ cần nắm tay, động đến tà áo coi như xâm phạm tiết hạnh rồi. Đức bà Phi Yến bấy lâu nay tuy đã dứt tình, song vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bởi thế Đức bà đã tự mình chặt đứt cánh tay dơ dáy ấy và nhờ một bà lão mang đi chôn. Nhưng vẫn chưa thấy hết tủi nhục trong lòng, ngay đêm hôm đó thừa lúc mọi người không để ý, bà đã liều mình tự tử để vẹn toàn danh tiết. Khi tin chẳng lành này đến tai, toàn thể dân làng Cỏ Ống phẩn uất chẳng khác nào lửa đổ thêm dầu với đủ thứ gậy gộc, giáo mác kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm thế nào cho Đức bà sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng An Hải. Do sự dàn xếp khôn ngoan của quan Hải trấn, dân làng Cỏ ống dần dần bớt cơn thịnh nộ, khi đó ông đưa Làng An Hải phải làm heo tạ lỗi và nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống được toàn quyền ra giải pháp dung hòa như sau:
    Làng An Hải phải làm heo tạ lỗi và nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống được toàn quyền định đoạt. Số phận đã an bài cho Đức Bà nằm xuống tại làng An Hải nên cũng thuận theo ý trời để thi hài Đức Bà lại cho dân làng An Hải lo việc tống táng và lập miếu thờ, hàng năm cúng bái có sự tham gia của giới chức và dân làng Cỏ Ống. Sau cuộc an táng thi hài của Đức Bà, một cuộc hành quyết diễn ra tại làng Cỏ Ống, tên Biện Thi phải đền tội bằng cách xử tùng xẻo
    Sau đó người ta truyền rằng Đức bà Phi YếnHoàng tử Hội An đó hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành hay chuyện dữ sắp xảy ra. Đức bà Phi Yến đã nêu cao tấm gương ái quốc, sáng suốt nhận định được quốc vận hậu lai, trước cảnh búa rìu sấm sét của vị chúa độc đoán. Bà vẫn một niềm cương quyết chống trả không chịu đồng lõa với những hành động có tội với lịch sử. Đến như Hoàng tử Hội An tuy mới 5 tuổi đã tỏ ra là đứa con chí hiếu thà chịu chết với mẹ hiền còn hơn là tham sống với người cha thô bạo.
    Người xưa đã có 4 câu thơ đề tặng:
    “Lũng đất chôn sâu niềm uất hận
    Lưng trời đeo mãi vết tang thương
    Thương người cương trực liều thân thể
    Trách kẻ tà dâm dạ khó lường”.
    Từ đó đến nay bà con, nhân dân Côn Đảo hàng năm đều tổ chức lễ giỗ Bà vào ngày 18/10 âm lịch.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    An Sơn Miếu




    [​IMG]

    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Từ trung tâm Côn đảo theo đường Nguyễn Văn Linh rẽ qua Huỳnh Thúc Kháng ta tới con đường tuyệt đẹp hai bên là hồ nước ngọt đó là đường Hoàng Phi Yến (tên này nghe lạ nhất là các bác ở khu vực miền bắc)

    [​IMG]

    Một trong hai hồ nước ngọt lớn ở Côn đảo đó là hồ An hải, Hồ được chia làm hai bởi con đường nhưng có điều kỳ lạ là phần giáp núi An hải A thì cây cỏ và bông súng mọc rất nhiều, nơi câu cá nước ngọt lý tưởng

    [​IMG]

    [​IMG]


    phần còn lại là An hải B về phía biển thì cá tôm cây cỏ dường như không tồn tại, hồ trong vắt

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cuối hồ An hải Có một ngôi miếu cổ là An Sơn Miếu.

  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toa...-bien-cua-vua-gia-long-n20110721162944894.htm


    Sự nghiệp lẫy lừng trên biển của vua Gia Long



    (TT&VH Cuối tuần) - LTS: Sau khi đăng bài phỏng vấn GS-TS Nguyễn Quang Ngọc trong chuyên đề Đứng trước biển(TT&VH Cuối tuần số 28), BBT có nhận được ý kiến của bạn đọc muốn làm rõ hơn về đánh giá của GS “Gia Long là vị vua có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển”. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của GS viết riêng cho TT&VH Cuối tuần đề cập tới vấn đề nói trên (các tít trong bài do TT&VH Cuối tuần đặt).

    Thủy quân - sức mạnh triều Nguyễn

    Đã quá lâu rồi người ta quen nhìn nhận tất cả những gì của Tây Sơn thì đều là tiến bộ cách mạng, còn của nhà Nguyễn thì chỉ là lạc hậu *********, mà quên đi rằng Tây Sơn đến thời Quang Toản cũng đã tàn tạ, suy kiệt và đâu còn tiến bộ nữa. Nguyễn Ánh đành rằng phải chịu trách nhiệm hết sức nặng nề trước lịch sử vì đã từng rước quân ngoại bang về dày xéo bờ cõi. Nhưng ông là người có tài cầm quân, có tài tổ chức và tập hợp dân chúng, thừa hưởng được những thành quả của các thế hệ cha ông và của cả Tây Sơn nữa, nếm mật nằm gai mở cõi và định cõi, làm nên một nước Việt Nam thống nhất, rộng dài và trọn vẹn như ngày hôm nay. Sự nghiệp này của ông liệu có lẫy lừng không nhỉ?

    [​IMG]
    Vua Gia Long, người sáng lập nên nhà Nguyễn, vương triều
    phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam



    Hơn 40 năm trước, từ khi còn là sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi đã từng trăn trở về câu ca dao này:


    “Lạy trời cho chóng gió nồm,

    Để thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra”.
    Lúc đầu tôi không hiểu và còn buồn cho những người dân mà tôi nghĩ là họ thiếu “ý thức chính trị”. Nhưng khi đi sâu tìm hiểu sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh từ sau khi vua Quang Trung tạ thế, thì tôi mới vỡ lẽ ra rằng sự mong đợi của họ là đúng và có lý. Đã đến lúc họ trông chờ đoàn thuyền hùng mạnh của Nguyễn Ánh ào ra Bắc lật nhào ngai vàng ruỗng nát của vua Quang Toản càng sớm càng tốt.

    Lực lượng của Nguyễn Ánh lúc này tập trung ở Gia Định và con đường tấn công ra Bắc chủ yếu bằng thuyền. Quân đội Tây Sơn tuy mâu thuẫn, chia rẽ nhưng cũng còn đông, trong đó thủy quân xem ra cũng còn khá mạnh. Cuộc đối chọi một mất một còn giữa thủy quân Nguyễn Ánh và thủy quân Tây Sơn ở dọc dải ven biển từ Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên, Thị Nại, Quy Nhơn, Phú Xuân, Nhật Lệ, cửa Hội... cho thấy sự phát triển hơn hẳn của binh thuyền Nguyễn Ánh. Đến trận đánh cuối cùng vào thành Thăng Long cũng có một đạo thủy quân của Nguyễn Ánh vượt biển vào sông Vị Hoàng và ngược sông Hồng đánh lên...

    Thủy quân Nguyễn Ánh trưởng thành trong quá trình giành và giữ đất Nam bộ, lại được sự giúp đỡ và đào tạo trực tiếp của chuyên gia giỏi phương Tây như anh em nhà Dayot, như Jean Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng)... được tổ chức, trang bị các phương tiện kỹ thuật, vũ khí hiện đại, đã đánh bại quân đội và thủy quân Tây Sơn. Sau chiến thắng, thủy quân, hải quân của vua Gia Long được tổ chức lại chính quy hơn trở thành lực lượng chủ chốt bảo vệ đất nước, vương triều và biển đảo rộng mênh mông của Tổ quốc. M.A.Dubois de Jancigny, phái viên của Chính phủ Pháp ở Trung Quốc và Đông Dương mô tả lực lượng hải quân của vua Gia Long: “Hạm đội bao gồm những pháo thuyền mang theo từ 16 đến 22 khẩu đại bác. Những thuyền lớn có từ 50 đến 70 mái chèo, những thuyền nhỏ có hơn 40 hoặc 44 mái chèo”.

    GS Vu Hướng Đông, chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, thừa nhận: “Nhân tố biển đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thế lực cát cứ các chúa Nguyễn. Các đời chúa Nguyễn phần nhiều chú ý triển khai hoạt động biển và phát triển sự nghiệp biển. Vua Gia Long nhờ vào biển để phát triển thế lực của mình, đánh thắng thủy quân Tây Sơn bằng thủy chiến. Thời Gia Long đã ra sức phát triển lực lượng thủy quân, đóng thuyền buồm và tàu chiến và cử tàu thuyền ra nước ngoài. Vua Gia Long từng lệnh cho Bộ Công tổ chức biên soạn cuốn Duyên hải lục ghi chép độ sâu của thủy triều ven biển và cây số đường biển. Ông lên ngôi, nước Xiêm xin triều Nguyễn xuất quân từ đường thủy và đường bộ để giúp họ đánh Miến Điện, vua Gia Long cho rằng không thể đi theo đường bộ, nên đi theo đường biển qua Hải Tây để hợp binh với nước Xiêm... Vua Gia Long đã khá quen thuộc về đường giao thông ven biển và đường giao thông trên biển giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á”.

    Hoàng Sa, Trường Sa - sự nghiệp lẫy lừng nhất của Gia Long

    Như thế, GS Vu Hướng Đông đã nói khá đúng về những công tích lẫy lừng trên biển của vua Gia Long. Chỉ tiếc một điều (có thể ông đã quên, hay cố tình quên) là chưa nói tới hoạt động thực thi chủ quyền của vua Gia Long và Vương triều Gia Long ở Hoàng Sa và Trường Sa, mà theo tôi đấy mới chính là sự nghiệp lẫy lừng nhất của vua Gia Long ở trên biển.

    [​IMG]
    Bản dập mộc bản thời Nguyễn nói về việc vua Gia Long phái thủy quân ra Hoàng Sa đo đạc

    Theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì vào năm 1803, nghĩa là chỉ mới mấy tháng sau khi thành lập Vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã chính thức “sai mộ dân ngoại tịch lập đội Hoàng Sa” theo như truyền thống có từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên gần 2 thế kỷ trước. Đặc biệt liên tục trong các năm 1815, 1816, ông “sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển” và triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ. Ông còn mở rộng quan hệ với các nước, nhận địa đồ đảo Hoàng Sa từ thuyền Mã Cao năm 1817, tuyên bố về hoạt động chủ quyền của Vương triều mình ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào phản đối hay có ý định tranh giành với ông. Đây là một trong những trang đẹp nhất, rạng rỡ và ngời sáng nhất của lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ riêng Việt Nam, mà cả thế giới đều biết.

    Về thăm đảo Lý Sơn - quê hương của đội Hoàng Sa, chúng tôi thấy nhà thờ Phạm Quang Ảnh có đôi câu đối mà theo chúng tôi chính là biểu tượng tuyệt vời của truyền thống anh hùng quả cảm Việt Nam ngoài biển đảo:


    “Trung can huyền nhật nguyệt,
    Nghĩa khí quán càn khôn”.
    Điều rất đặc biệt là người dân địa phương cho đến nay vẫn còn giữ được rất nhiều tư liệu quý báu minh chứng cho một lịch sử vô cùng gian khó và hào hùng khai chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các nguồn tài liệu phong phú và độc đáo này, có một số tư liệu vô giá của thời Gia Long như Tờ kê trình của Phú Nhuận hầu viết vào năm Gia Long thứ 2 (1803); Đơn của phường An Vĩnh ngày 11 tháng 2 năm Gia Long thứ ba (1804), Văn khế bán đoạn đất của xã An Vĩnh phục vụ cho hoạt động của đội Hoàng Sa lập vào năm Gia Long thứ 15 (1816)...


    "Nhân tố biển đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thế lực bất cứ các chúa Nguyễn"
    Hoạt động chủ quyền của vua Gia Long ở Hoàng Sa và Trường Sa đã được người phương Tây vô cùng khâm phục và đặc biệt đề cao. Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) từng viết hồi ký xác nhận: “Xứ Đàng Trong mà Quốc vương ngày nay mang danh hiệu Hoàng đế bao gồm xứ Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc của Cao Miên, một vài đảo có người ở không xa bờ biển và quần đảo Hoàng Sa, gồm có những đảo nhỏ, bãi đá ngầm và mỏm đá không người ở. Chỉ đến năm 1816 thì nhà vua hiện nay (vua Gia Long) mới chiếm hữu được quần đảo này”.
    Giám mục Jean Louis Taberd cho rằng: Quần đảo Pracel “Vào năm 1816, nhà vua (vua Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta”. Ông còn cho xuất bản cuốn Từ điển La Tinh An Nam và kèm theo tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, trong đó có vẽ một cụm các đảo nhỏ với dòng chữ ghi chú: Paracel Seu Cát Vàng, khẳng định chính thức và chính xác Paracel hay là Bãi Cát Vàng thuộc vào bản đồ nước Việt Nam.

    Tiến sĩ Gutzlaff, hội viên của Hội địa lý Hoàng gia Luân Đôn, biên soạn cuốn sách Geography Of The Cochinchinese Empire cho biết: “Chính phủ An Nam nhận thấy lợi ích có thể đem lại được nếu như dựng lên một ngạch quan thuế và đã duy trì những thuyền đánh thuế và một đội quân nhỏ đồn trú ở tại chỗ để thu thuế đối với tất cả những ai đến đó, và để bảo vệ những dân chài của nước họ”.

    Năm 1850, M.A.Dubois de Jancigny viết sách nói rõ: “Chúng tôi chỉ muốn nhận xét rằng đã từ 34 năm nay (tức là từ 1816 đến 1850), quần đảo Paracels (mà những người An Nam gọi là Cát Vàng), thật là một chốn mê cung chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát thật sự đã làm những người đi biển kinh hãi và chỉ có thể kể đến trong số những địa điểm hoang vu cằn cỗi nhất của địa cầu, quần đảo do đã bị các người xứ Đàng Trong chiếm giữ. Chúng tôi không rõ họ đã có đặt một cơ sở nào không (có thể với mục đích là bảo vệ công việc đánh cá), nhưng chắc chắn rằng nhà vua Gia Long đã chủ tâm đính thêm đoá hoa độc nhất vô nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó”.

    Đấy mới chỉ là một vài thông tin ban đầu mà tôi vừa tập hợp được qua một góc nhìn còn nhiều hạn hẹp. Nhưng chỉ với một số lượng thông tin này, theo tôi, cũng có đủ cơ sở để nhận định “Gia Long là vị vua có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển”. Còn điều gì thêm nữa, mong bạn đọc bổ sung và chỉ giáo. Tôi xin được chân thành cảm ơn.

    Nguyễn Quang Ngọc
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    Tình cờ đọc được bài trên của ông Ngọc, cháu gái của Va tuyên bố:
    -Ông giáo sư đó nói thế nào chứ con không tin ông vua đó là người có tài thu phục lòng người vì ông đó ác hơn cả hổ dữ.

    Va tui hơi bất ngờ: Ủa sao con lại nói ông vua Gia Long như vậy. Nó mới kể cho tôi nghe chuyện bà Phi Yến mà nó được nghe từ người HDV du lịch trong chuyến nó cùng cha mẹ đi du lịch Côn Đảo.

    Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã, nhấn mạnh: ”Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Kỹ thuật tuyên truyền như Joseph Goebbels giải thích, tóm lại, là nói dối đúng lúc và nói dối nhiều lần.

    Huyền thoại về bà Phi Yến cũng được bộ máy truyền thông tuyên truyền theo cách đó để rồi ngày nay một bài viết không có gì sai của ông Ngọc trở nên chói tai với nhiều người vì họ đã tin vào chuyện bà Phi Yến là có thật.

    Không thật sao được, như cháu gái tui giải thích, là bao nhiêu báo đài cũng nói như thế, Côn Đảo có cả con đường và khách sạn mang tên bà Phi Yến. Người ta lại dựng nguyên tuồng cải lương cho huyền thoại này. Trong lớp nó được dạy là Nguyễn Ánh là kẻ phản quốc, kẻ cõng rắn cắn gà nhà...


    Gần đây Côn Đảo có một tấm ảnh có hình bóng một sinh vật lạ không hề giống bất kì sinh vật nào của trái đất thì xuất hiện ngay những tin đồn xung quanh việc “sinh vật lạ” xuất hiện ở Côn Đảo "chính là con vật có tên Hắc Hổ khi xưa từng theo chúa Nguyễn Ánh thua trận trước quân Tây Sơn mà bỏ ra Côn Đảo. Khi đó, Nguyễn Ánh từng đổ tội cho vợ mình là bà Phi Yến thông đồng với quân Tây Sơn nên nhốt vào hang đá, đồng thời chém đầu con trai mình là Hoàng tử Hội An vứt xuống biển do cãi lời cha. Cũng may, thi hài của Hoàng tử Hội An sau đó đã được Hắc Hổ kéo lên chôn ở khu rừng gần bãi Đầm Trầu. Sau đó, bà Phi Yến được Hắc Hổ cậy hang đá cứu thoát đưa về bên mộ con."

    Sự kiện trên cho thấy người ta đã
    tin vào những điều dối trá về "bà Phi Yến".
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    Cũng may là có nhiều người không tin vào chuyện "bà Phi Yến", như ông Đinh Văn Hạnh có bài viết dưới đây:




    Lịch sử


    Miếu Bà ở Côn Đảo thờ ai ?
    Đinh Văn Hạnh


    Ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) có một ngôi miếu gọi là miếu Bà, cũng có tài liệu ghi là An Sơn miếu, nhưng phổ biến nhất là tên gọi đền thờ bà Phi Yến. Cũng phải nói ngay rằng miếu Bà là ngôi miếu duy nhất ở Côn Đảo, ngày 18-10 âm lịch hàng năm, có diễn ra lễ hội trang trọng do ngành văn hóa tổ chức. Miếu Bà đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch tổng thể trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích lịch sử Côn Đảo theo quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Có thể nói miếu Bà là một trong rất ít di sản văn hóa dân gian của Côn Đảo.

    Sẽ là không có gì để bàn khi nguồn gốc miếu Bà đã được đăng tải trên mạng, được giới thiệu trong hầu hết các website, ấn phẩm, báo chí quảng bá du lịch từ trung ương đến địa phương (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) và bất cứ du khách nào ra Côn Đảo, đến miếu Bà đều được nghe truyền thuyết sau đây:
    “Miếu Bà được xây lần đầu tiên từ năm 1785 để thờ bà Phi Yến, vợ của Nguyễn Ánh, sau này là vua Gia Long.

    Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước. Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là: An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Bá Ða Lộc sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách. Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ, về sau núi đó được đặt tên là hòn Bà. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải (còn gọi là hoàng tử Hội An), con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận và nghĩ rằng bụng dạ Cải rồi cũng như mẹ nó nên Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bãi biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ hoàng tử Cải. Một lần, sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.

    Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc bà và đã lập nên ngôi miếu to, đẹp để thờ bà. Năm 1861, sau khi chiếm đảo, Pháp đã quyết định di dời toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát dần. Năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ. Từ truyện tích trên mà Nam Bộ có câu ca “Gió đưa cây Cải về trời/Rau Răm ở lại chịu lời đắng cay” (chữ cải trong lời ca này được người ta viết hoa vì cho rằng đó là tên mà cũng là tượng trưng cho hoàng tử Cải, tương tự chữ răm cũng vậy)([1]).
    Nội dung câu chuyện trên (di sản văn hóa phi vật thể) gắn với ngôi đền (di sản văn hóa vật thể) là căn cứ để di tích này được xếp hạng. Với tính chất là di sản văn hóa dân gian, miếu Bà rất được chú ý trong quần thể di tích lịch sử cách mạng nhà tù Côn Đảo.

    Câu chuyện trên (gắn với miếu Bà) gần như được thừa nhận “hiển nhiên” và không ai đặt lại vấn đề vì cho rằng truyền thuyết đó đã được lưu truyền “rộng rãi từ rất lâu”, liên quan nhiều sự kiện lịch sử và quá trình bôn tẩu của Nguyễn Ánh cũng như vài tính cách mà người đời suy xét ở ông. Với sự sưu tầm còn có hạn, bài viết này muốn đặt lại vấn đề có phải miếu Bà hay An Sơn miếu ở Côn Đảo từ năm 1785 đã thờ bà Phi Yến, thứ phi của Nguyễn Ánh không?

    Nguyễn Ánh-Gia Long có bao nhiêu vợ con?
    Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả do Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1995 thì Nguyễn Ánh có tất cả 21 bà vợ, 13 hoàng tử và 18 hoàng nữ. Thế phả ghi rõ họ tên, lai lịch từng bà nhưng không thấy có ai tên là Răm (Lê Thị Răm) hay thụy là Phi Yến cũng như không có hoàng tử nào tên là Cải hay Hội An. Nhưng chúng ta hãy tạm tin giả định bà Lê Thị Răm và đứa con trai mới 4 tuổi của Nguyễn Ánh vì làm trái ý đã bị ông giết nên không được đưa vào Thế phả!
    Nguyễn Ánh sinh ngày 8-2-1762. Ông cùng chúa Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần phải cậy nhờ bóng tối chạy thoát khỏi thành Phú Xuân đêm 28 Tết Ất Mùi (1775) trước sự truy đuổi của quân Trịnh. Lúc ấy Nguyễn Ánh là một cậu bé 13 tuổi. Không thấy tài liệu nào nói hoàng tôn Nguyễn Ánh đã mang theo một bà vợ nào trong khi chạy trốn.

    Người vợ đầu tiên của Nguyễn Ánh là bà Tống Thị Lan được “tiến cung” rồi tấn phong là “Nguyên phi” (cũng có thể hiểu là người vợ thứ nhất) trên đất Gia Định vào năm 1778([2]). Khi ấy, Nguyễn Ánh 16 tuối, trở thành Nhiếp chính quốc sau khi Duệ Tông và Tân Chính vương bị quân Tây Sơn giết ở Long Xuyên. Người vợ thứ hai là bà Trần Thị Đang (sinh năm 1769) được tấn phong “Nhị phi”, vốn là người có công hầu hạ mẹ Nguyễn Ánh trong những ngày bà chạy trốn quân Trịnh ở An Du và đã cùng bà trốn vào Gia Định khi Nguyễn Ánh trở thành Nhiếp chính. Những bà vợ khác của Nguyễn Ánh đều được tiến cung khi ông đã là vua Gia Long (từ 1802). Bà Tống Thị Lan sinh được hai hoàng tử là Nguyễn Phúc Chiêu (mất lúc còn nhỏ) và Nguyễn Phúc Cảnh, tức hoàng tử Cảnh được đưa sang Pháp làm con tin lúc 4 tuổi (1784). Còn Nhị phi Trần Thị Đang những ngày cùng Nguyễn Ánh phiêu dạt trước sự truy đuổi của Tây Sơn thì ngày đêm cầu khẩn xin thái bình rồi mới sinh con. Vì nếu có con mà bỏ đi thì bất nhân mà mang theo thì bận lòng chúa thượng. Mãi tới năm 24 tuổi (1791), khi Nguyễn Ánh đã làm chủ Nam Bộ và Bình Thuận thì bà sinh được hoàng tử Đảm (sau này là vua Minh Mạng). Như vậy, trong 17 năm bôn ba, Nguyễn Ánh chỉ sinh được 3 hoàng tử, trong đó Nguyễn Phúc Chiêu bị bệnh chết lúc còn nhỏ. Không thấy có bà vợ nào là Phi Yến sinh hoàng tử Cải cả.

    Cũng cần nói thêm các bà vợ của Nguyễn Ánh trong thời gian ông bôn tẩu khắp nơi chưa thấy ai được ban tên thụy. Vì vậy, nếu bà Răm đã làm trái ý ông phải tội chết mà lại mang cái tên thụy Phi Yến thì không thể có chuyện Gia Long đã ban tặng sau năm 1802.

    “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” là câu ca khá phổ biến ở Nam Bộ, nhưng không rõ xuất hiện trong thời kỳ nào. Có điều nếu theo câu chuyện trên thì câu ca đó phải ra đời sau khi bà Phi Yến qua đời. Ai cũng biết ẩn ý của câu ca này chủ yếu là để bày tỏ sự trách cứ người gây ra một việc gì đó rồi ra đi để người ở lại phải chịu hậu quả, điều tiếng... Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của câu ca chẳng ăn nhập gì với nội dung câu chuyện của bà Phi Yến và hoàng tử Cải, kể cả khi câu chuyện này là có thật đi nữa. Nhưng…

    Nguyễn Ánh có tới Côn Đảo không?

    Câu chuyện về bà Phi Yến và hoàng tử Cải dễ dàng được chấp nhận vì ngay trong biên niên sử của nhà Nguyễn có nói rằng Nguyễn Ánh đã chạy ra Côn Đảo tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn vào đúng cái thời điểm mà truyện tích trên “sắp đặt”. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 2 và cả Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập viết rằng tháng 7 năm Quý Mão 1783, Nguyễn Ánh đem binh ra đảo Côn Lôn. Quân Tây Sơn biết nên đem đại đội chiến thuyền ra vây ba vòng, quân binh trùng trùng điệp điệp. Tưởng không thể thoát được nhưng may thay khi trời đang trong thì giông bão lại nổi lên nhấn chìm nhiều chiến thuyền Tây Sơn, nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát được về đảo Phú Quốc. Dù là ghi chép của các sử gia Quốc sử quán triều Nguyễn cũng có ít nhất hai điều làm người ta nghi ngờ. Thứ nhất, trước đó (tháng 6) Nguyễn Ánh đã bị quân Tây Sơn đánh cho tơi bời trên vùng biển Hà Tiên-Phú Quốc, đến nỗi Cai cơ Lê Phước Điển phải đóng vai Lê Lai cứu chúa, Nguyễn Ánh mới thoát được. Nhiều tướng lĩnh của Nguyễn Ánh đã bị quân Tây Sơn bắt và giết. Liệu Nguyễn Ánh còn đủ thuyền bè, binh lực để vượt biển ra Côn Đảo được chăng? Thứ hai, đảo Côn Lôn cách đất liền hơn trăm cây số, từ Đông sang Tây dài hơn 15km, nơi rộng nhất đến 9km với diện tích trên 51km2, quân Tây Sơn do Phò mã Trương Văn Đa chỉ huy làm sao đủ thuyền ghe để vây kín ba vòng giữa muôn trùng biển khơi? Sự nghi ngờ về sự kiện lịch sử này ghi trong Đại Nam thực lục từ những năm 40 của thế kỷ trước đã được tạp chí Tri Tân đặt ra tranh luận và giải quyết (số 50-14 Juin 1942; số 61- 26 Aout 1942; số 67-7 Octobre 1942)… Họ đã đưa ra được những chứng cớ thuyết phục, kể cả việc phủ nhận tên gọi núi Chúa ở Côn Đảo không “liên quan” gì đến Nguyễn Ánh([3]). Nhưng các tác giả trên tạp chí Tri Tân cũng là người đi sau. Vì sự nhầm lẫn của các sử gia nhà Nguyễn chép lại quá trình bôn ba của Nguyễn Ánh đã được sử gia người Pháp Ch. Maybon đính chính rất rõ ràng trong cuốn Histoire moderne du pays d‘Annam, 1582-1820 (Paris, Plon, 1919), rằng “đảo Côn Lôn”-vốn chỉ được “nghe kể chép lại”, trong Đại Nam thực lục chính là đảo Cổ Long (Koh Kong), một hòn đảo nhỏ nằm phía biển Campuchia, gần vùng biển Hà Tiên-Phú Quốc chứ không phải Côn Lôn/Côn Đảo mà mọi người đã biết-đây chỉ là sự nhầm lẫn khi chuyển chữ Koh Kong sang Hán tự. Trong gần 10 năm bị Tây Sơn truy lùng gắt gao nhất, Nguyễn Ánh chưa từng và cũng không đủ sức để chạy ra Côn Đảo. Đến khi binh lực lớn mạnh thì ông lại bận rộn với việc truy kích quân Tây Sơn đến tận Phú Xuân và ở đó làm vua cho đến lúc qua đời mà không một lần đến Côn Đảo([4]). Vậy thì…

    An Sơn miếu thờ ai?

    Cho đến cuối thể kỷ 17, Côn Đảo vẫn chưa có cư dân người Việt sinh sống. Theo một số tài liệu thì trước đó hòn đảo này là địa bàn của vương quốc Châu Mạ và sau đó người Chăm từng đến đây sinh sống. Cái tên Pulau Kundur (đảo bí) mà người Pháp sau này phiên âm là Poulo condore vốn là tiếng của người Nam đảo (Malayo-polynesian). Năm 1723, theo ghi chép của một người Pháp khi đến Côn Lôn thì lúc ấy trên đảo có khoảng 200 người. Đây là lớp cư dân đầu tiên của làng An Hải sau này. Năm 1789, Côn Đảo có “không đầy 60 gia đình đi trốn sống ngắc ngoải trong cảnh nghèo đói cực độ” (dẫn theo Phạm Xanh, Tìm hiểu quá trình hình thành một làng đảo-làng An Hải, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, 2-1987). Thời Minh Mạng, Côn Đảo có một đội quân đồn trú thường trực nhưng phải khai khẩn đất hoang để tự túc lương thực. Minh Mạng còn ban dụ chiêu dân trong các tỉnh nếu tình nguyện ra Côn Lôn làm ăn, sinh sống thì cấp tiền vốn mỗi người 10 quan. Vì vậy, đến giữa thế kỷ 19, dân số trên đảo lên tới 1.000 người. Cư dân đến Côn Đảo từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng khi đến đây, đa số họ đều gắn với nghề biển vì các rẻo đất ven núi chật hẹp, lại phụ thuộc hai mùa mưa nắng nên rất khó bám nghề nông.

    An Sơn miếu của ngư dân làng An Hải có thể đã được xây dựng trước khi thực dân Pháp biến nơi đây thành nhà tù (1862). Và có thể là nơi thờ Bà Chúa Tiên hoặc Bà Chúa Ngọc là vị thần bảo trợ cư dân miền biển và hải đảo mà cư dân phía Nam thường tôn thờ (vốn có nguồn gốc từ người Chăm). Cũng có thể đấy là đền thờ Thủy Long Thánh Phi, một nữ thần sông nước, có hai người con là Cậu và “Bà” Cậu là những vị thần cai quản các hải đảo hoặc cù lao ven sông ven biển. Hiện nay, ở Côn Đảo vẫn còn một cái am nhỏ gọi là miếu Cậu mà người ta gán cho là đền thờ hoàng tử Cải. Nhưng đây là những phỏng đoán ban đầu, vì miếu Bà nguyên thủy đã bị ngôi miếu mới “chồng lên” từ năm 1958 để thờ bà Phi Yến. Các hoành phi câu đối mới chỉ ca ngợi đức bà chung chung, không đưa lại thông tin gì cho nhận định trên, mặc dù bức hoành phi Hán tự An Sơn miếu sơn son thếp vàng vẫn còn treo trước chính điện.
    Có một thực tế là ở Côn Đảo còn lưu truyền nhiều chuyện kể dân gian. Mỗi đỉnh núi, mỗi hòn đảo, mỗi địa danh, mỗi vùng biển, mõm đá… đều có sự tích. Theo tìm hiểu bước đầu của chúng tôi, hầu hết những câu chuyện đó đã ra đời trong thời kỳ Côn Đảo là nhà tù. Đó là câu chuyện của những người tù. Họ đã sáng tác ra chúng trong những tháng ngày bị đày ải để bày tỏ tinh thần lạc quan yêu đời và đôi khi gửi gắm tình cảm yêu nước, căm thù giặc…
    *
    Trở lại với truyền thuyết trên có vài điều để suy ngẫm. Câu chuyện có nhiều mâu thuẩn và thiếu lôgic. Nhưng người ta cứ tuyên truyền mỗi khi cần giới thiệu về Côn Đảo như đó là một cách để thỏa mãn việc kết tội Nguyễn Ánh.

    Nguyễn Ánh được xem là một người khôn ngoan, tài trí. Dù bao phen phiêu bạt chân trời góc biển vẫn một lòng vì cơ nghiệp tổ tông. Ông biết chọn người, dùng người và giàu lòng thương quân sĩ; chí hiếu với mẹ, chí tình với vợ và rất yêu thương con cháu. Điều này không phải nghe theo một chiều từ ghi chép của Thế phả tộc Nguyễn mà người ta có thể cảm nhận được trong những ngày Nguyễn Ánh 17, 18 tuổi bôn ba trên đất Gia Định. Giết vợ, vứt con mới 4 tuổi xuống biển đáng sợ hơn cả hổ dữ theo như câu chuyện trên làm sao thu phục nhân tâm, nhất là trong cơn biến loạn bị truy đuổi liên tục để dựng nghiệp đế vương như Nguyễn Ánh đã quyết tâm và làm được? Sự nhầm lẫn địa danh của các sử gia nhà Nguyễn đã tạo chỗ dựa cho một truyền thuyết tai hại, không lấy gì làm dễ chịu về vị vua yêu quý của họ. Các sử gia đâu biết rằng sự sai lầm đó, sau này, một lần nữa (và có thể mãi mãi) đã “giết chết” Nguyễn Ánh trên một hòn đảo đau thương nơi tận cùng đất nước?

    Đảo Côn Lôn là một hòn đảo đặc biệt trong số các hòn đảo của Việt Nam. Từ năm 1862, những người dân chài ở đây đã phải ra đi sau hơn 100 năm xây dựng làng xóm để nhường chỗ cho nhà tù. Lịch sử tồn tại 113 năm của nhà tù thực dân đã phủ che lớp văn hóa dân gian hiếm hoi trên đảo để viết nên những câu chuyện khác. Những câu chuyện của nhà tù, của người tù có thể đã khác xa những câu chuyện dân gian của người đánh cá. Câu chuyện về bà Phi Yến là một truyền thuyết lịch sử, nhưng lại quá xa lạ với sự thật lịch sử đã phủ che lớp văn hóa dân gian hiếm hoi của Côn Đảo không biết còn tồn tại đến bao giờ?

    Thành phố Hồ Chí Minh, 25-9-2007

    ([1]) Nếu quan tâm có thể vào google để tìm trên mạng hoặc đọc cuốn Côn Đảo, sự tích và truyền thuyết, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 (từ trang 22-30) để tham khảo thêm truyền thuyết trên, giữa chúng cũng có một số chi tiết thêm bớt, khác nhau, nhưng về cơ bản như đã dẫn trên.

    ([2]) Tống Thị Lan là con gái thứ ba của Quý Quốc Công Tống Phúc Khuông cùng cha chạy vào Gia Định năm 1774, khi thành Phú Xuân có biến. Bà sinh năm 1762, cùng tuổi với Nguyễn Ánh.

    ([3]) Cũng xin nói thêm, nếu người dân Côn Đảo quý trọng bà Phi Yến, căm ghét Nguyễn Ánh thì tại sao lại phải đặt tên ngọn núi cao nhất cho ông? Tôi có đọc đâu đó Trần Quốc Vượng viết ở Việt Nam đi điền dã ở đâu cũng thấy có núi Chúa.
    Xin cung cấp thêm một số chi tiết cũng cần quan tâm về vấn đề trên. Mặc dù Bá Đa Lộc thất bại trong việc kêu gọi Pháp hỗ trợ binh lực cho Nguyễn Ánh đánh lại Tây Sơn, nhưng theo phân tích tình hình của một số thương gia, thuyền buôn nước ngoài thì giúp chúa Nguyễn sẽ có lợi về sau. Vì vậy, họ đã giúp hoặc mua giúp Nguyễn Ánh vũ khí, kể cả các đội thủy quân tình nguyện. Do tình hình Gia Định còn phức tạp nên Côn Lôn là nơi thích hợp để tàu buôn nước ngoài cập bến cung cấp vũ khí giúp Nguyễn Ánh. Ngày 19-9-1788, tại Côn Lôn, tàu La Dryade đã chuyển tới cho Nguyễn Ánh 1.000 khẩu súng (trên chuyến tàu này binh nhì Pháp Olivier đã trốn ở lại đảo rồi theo Hồ Văn Nghị về phục vụ Nguyễn Ánh. Olivier là người Pháp có nhiều công lao trong việc dựng nghiệp của Nguyễn Ánh). Năm 1789, Nguyễn Ánh đã đặt viên quan ở Côn Lôn để mời và tiếp nhận tàu thuyền phương Tây tới. Cuối năm 1790, Côn Lôn trở thành một điểm nuôi ngựa cho đội quân Nguyễn Ánh dùng. Sau này, khi Nguyễn Ánh đã hoàn toàn làm chủ đất Gia Định thì Vũng Tàu và Bến Nghé là nơi cập bến của các tàu thuyền nước ngoài đến giúp hoặc buôn bán với Nguyễn Ánh.

    ([4]) Do khuôn khổ bài viết, chúng tôi không có điều kiện dẫn sự kiện chứng minh cho các vấn đề trên. Thực ra, nó đã được các nhà sử học đi trước làm sáng tỏ. Chúng tôi chỉ tập trung những vấn đề mà bài viết đang đặt ra.




    Đinh Văn Hạnh
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    Bài đó có thể đọc ở đây
    http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7382

    Va tui cơ bản là tán thành với ý kiến của ông Đinh Văn Hạnh và ở trong topic mênh mông này Va tui xin bổ xung thêm vài ý kiến nhỏ.

    1- Người xứ Đàng Trong đã định cư ở Côn Đảo sớm hơn ông Hạnh nghĩ, năm 1687 khi William Dampier đến Côn Đảo đã có làng của người xứ Đàng Trong (Cochinchina) ở vị trí làng An Hải ngày nay rồi tuy Dampier cũng ghi nhận là ngoài làng đó thì nhà của người dân Đảo có rải rác ở khắp thung lũng này.

    Do Nguyễn Ánh chưa bao giờ đến đây nên nói "Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là: An Hải, An Hội và Cỏ Ống."
    là không có cơ sở
    .

    2- Các thông tin bảo rằng khi Pháp chiếm Côn Đảo rồi đuổi hết dân đảo để lập nhà tù vào năm 1862 là không có cơ sở. Dân trên đảo vẫn ở trên đảo. Tuy vậy ta có ghi nhận dân đảo từ từ giảm đi. Nếu như trong quyển Dictionnaire général de biographie et d'histoire, de mythologie, de géographie ancienne et moderne..của .Charles Dezobry ấn hành vào năm 1857 ghi nhận Côn Đảo có 800 dân thì đến năm 1937 quyển Guide touristique général de l'Indochine : guide alphabétique Taupin chép "Résidence de la Direction des Iles et du Pénitencier de Poulo-Condore. 2.680 habitants se décomposant comme suit :
    Européens 108 + 95 hommes de l'armée de terre. Indigènes libres 261. Chinois 17. Population Pé-
    nale : 2.199."

    Nguyên nhân giảm có thể là do sách 1857 ghi sai hay do việc di dân về đất liền vì mục đích kinh tế hay cả hai. Tuy nhiên ta có thể khẳng định người Pháp không ép buộc toàn bộ dân chúng phải rời đảo.Do đó việc miếu hư hỏng hoang phế để rồi có ông gì tên Sáu xin xây lại miếu là không hề có cơ sở.

    3-An Sơn Miếu được cho là xây dựng vào năm 1785 cũng không có cơ sở vì trước đó vào năm 1687, Dampier đã nhìn thấy miếu này được xây bằng gỗ ở đúng vị trí ngày nay. Dampier mô tả miếu khá chi tiết, ngoài sân có tượng một con ngựa và một con voi cao 5 feet quay đầu về hướng nam. Trong miếu thì Dampier không nhớ rõ là thấy có tượng người gì không nhưng Dampier nói miếu này thờ giống như những miếu khác mà ông từng thăm viếng ở xứ Bắc kỳ (Tunquin). Do đó miếu này chắc chắn không phải được dựng lên thờ bà Phi Yến nào đó vào năm 1785.

    4-Làng An Hải nằm ở cực nam thung lũng, một bên là biển một bên là núi cao. Nếu tên làng thể hiện mong ước biển yên sóng lặng của dân làng thì tên An Sơn của miếu thể hiện ước mong rừng núi bình yên. Không có liên quan gì giữa tên miếu (hay mục đích xây miếu) với "bà Phi Yến" cả. Làng Cỏ ống không biết thành lập năm nào nhưng thời Dampier không được nói tới, các tài liệu nước ngoài trong thế kỷ 18 cũng không nói tới làng Cỏ Ống. Nếu năm 1785 mới đước thành lập thì dân số chắc cũng chả có bao nhiêu vì thung lũng Cỏ ống nhỏ hẹp hơn bên An Hải nhiều, vị trí địa lý che chắn sóng gió lại càng không bằng, vậy mà dân Cỏ ống năm 1785 dám sang đòi "làm cỏ" dân An Hải nghe thật buồn cười.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    oGiai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    5-Miếu An Sơn thờ ai?

    Dampier từ năm 1685 đã chỉ ra rằng An Sơn Miếu thờ thần linh giống như những ngư dân hay thuyền buôn Trung hoa ở biển Đ[SIZE=2]ông l[SIZE=2]úc [SIZE=2]đ[SIZE=2]ó hay th[SIZE=2]ờ m[SIZE=2]à Dampier ghi l[SIZE=2]à "idol[SIZE=2]"[SIZE=2].
    [SIZE=2]Ki[SIZE=2]ểm tra nh[SIZE=2]ững g[SIZE=2]ì c[SIZE=2]ó trong mi[SIZE=2]ếu Va tui c[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ể x[SIZE=2]ác [SIZE=2]đ[SIZE=2]ịnh ch[SIZE=2]ính x[SIZE=2]ác h[SIZE=2]ơn [SIZE=2]hai v[SIZE=2]ị m[SIZE=2]à An S[SIZE=2]ơn mi[SIZE=2]ếu tr[SIZE=2]ư[SIZE=2]ớc [SIZE=2]đ[SIZE=2]ây th[SIZE=2]ờ ph[SIZE=2]ụng:

    [SIZE=2]-Th[SIZE=2]ứ nh[SIZE=2]ất l[SIZE=2]à b[SIZE=2]à T[SIZE=2]h[/SIZE]i[SIZE=2]ê[SIZE=2]n [SIZE=2]Hậu th[SIZE=2]ánh m[SIZE=2]ẫu, kh[SIZE=2]ớp v[SIZE=2]ới m[SIZE=2]ô t[SIZE=2]ả tr[SIZE=2]ư[SIZE=2]ớc [SIZE=2]đ[SIZE=2]ó c[SIZE=2]ủa Dampier v[SIZE=2]à c[SIZE=2]ũng ph[SIZE=2]ù h[SIZE=2]ợp v[SIZE=2]ới hai c[SIZE=2]âu [SIZE=2]đ[SIZE=2]ối [SIZE=2]cổ [SIZE=2]ở [/SIZE][/SIZE][SIZE=2][SIZE=2]ch[SIZE=2]ính [SIZE=2]đi[SIZE=2]ện th[SIZE=2]ờ b[SIZE=2]à.
    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    [SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]
    [SIZE=2]"[/SIZE][URL="http://www.haidangtravel.com/"][COLOR=#000080][COLOR=Red]Thánh [/COLOR]đắc phối [COLOR=Red]thiên[/COLOR] an hải quốc”[/COLOR][/URL][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]

    [SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][FONT=Arial][URL="http://www.haidangtravel.com/"][COLOR=#000080]“[COLOR=Red]Mẫu[/COLOR] nghi xưng [COLOR=Red]hậu[/COLOR] ấm côn bang[SIZE=2].[/SIZE]" [/COLOR][/URL][/FONT]
    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]

    [SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]-Th[SIZE=2]ứ hai [SIZE=2]l[SIZE=2]à c[SIZE=2]á [SIZE=2]ông voi m[SIZE=2]à vua Gia Long phong l[SIZE=2]à[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2] "Nam hải cự tộc [COLOR=Red][I]ngọc lân[/I][/COLOR] Thượng đẳng Thần".

    Nh[SIZE=2]ư v[SIZE=2]ậy c[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ể [/SIZE][/SIZE]ban [SIZE=2]đ[SIZE=2]ầu mi[SIZE=2]ếu th[SIZE=2]ờ b[SIZE=2]à Thi[SIZE=2]êu H[SIZE=2]ậu r[SIZE=2]ồi [SIZE=2]đ[SIZE=2]ến th[SIZE=2]ời vua Gia Long hay sau [SIZE=2]đ[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ờ th[SIZE=2]êm [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE] [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    [SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2] "Nam hải cự tộc [I]ngọc lân[/I] Thượng đẳng Thần"[/SIZE][/SIZE][/SIZE][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2].

    [SIZE=2]Chuy[SIZE=2]ện [SIZE=2]đ[SIZE=2]ưa t[SIZE=2]ư[SIZE=2]ợng Ph[SIZE=2]ật B[SIZE=2]à, [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]"b[SIZE=2]à [SIZE=2]Phi Y[SIZE=2]ến" v[SIZE=2]ào chi[SIZE=2]ếm ch[SIZE=2]ổ b[SIZE=2]à Thi[SIZE=2]ên H[SIZE=2]ậu hay "h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử C[SIZE=2]ải" v[SIZE=2]ào chi[SIZE=2]ếm c[SIZE=2]h[SIZE=2]ổ [SIZE=2]Th[SIZE=2]ành H[SIZE=2]oàng l[SIZE=2]à [SIZE=2]sau 1975.

    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    5-Miếu Cậu hay Thiếu Gia Miếu([SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]少爺廟) [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]thờ ai?

    Miếu Cậu hay còn có tên chữ là "Thiếu Gia Miếu" nằm trên một quđồi cách bãi Đầm Trâu nhỏ kh[SIZE=2]oảng [SIZE=2]4[/SIZE]00m, ph[SIZE=2]ía sau mi[SIZE=2]ếu [/SIZE]c[SIZE=2]ó m[SIZE=2]ột ng[SIZE=2]ôi m[SIZE=2]ộ c[SIZE=2][SIZE=2]ổ c[SIZE=2]ó m[SIZE=2]ộ [/SIZE][/SIZE][/SIZE]bia ghi l[SIZE=2]à "Thi[SIZE=2]ếu Gia Chi M[SIZE=2]ộ" nh[SIZE=2]ưng [SIZE=2]đ[SIZE=2]ư[SIZE=2]ợc g[SIZE=2]án cho l[SIZE=2]à m[SIZE=2]ộ h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử [SIZE=2]C[SIZE=2]ải. Theo "truy[SIZE=2]ền thuy[SIZE=2]ết" th[SIZE=2]ì con h[SIZE=2]ắc h[SIZE=2]ổ [SIZE=2]đ[SIZE=2]ã v[SIZE=2]ớt x[SIZE=2]ác h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử C[SIZE=2]ải l[SIZE=2]ên ch[SIZE=2]ôn [SIZE=2]ở [SIZE=2]đ[SIZE=2]ây. Kh[SIZE=2]ông hi[SIZE=2]ểu con h[SIZE=2]ắc h[SIZE=2]ổ c[SIZE=2]ó am hi[SIZE=2]ểu phong th[SIZE=2]ủy g[SIZE=2]ì kh[SIZE=2]ông m[SIZE=2]à ch[SIZE=2]ổ [SIZE=2]đ[SIZE=2]ất [SIZE=2]đ[SIZE=2]ẹp c[SIZE=2]ách b[SIZE=2]ờ 100 m[SIZE=2]ét kh[SIZE=2]ông ch[SIZE=2]ôn m[SIZE=2]à c[SIZE=2]ầy c[SIZE=2]ục tha [SIZE=2]đi kh[SIZE=2]á xa m[SIZE=2]ới ch[SIZE=2]ôn nh[SIZE=2]ư ng[SIZE=2]ày nay.

    [SIZE=2]D[SIZE=2]ân l[SIZE=2]àng C[SIZE=2]ỏ [SIZE=2]ống c[SIZE=2]ũng t[SIZE=2]ệ, m[SIZE=2]ộ hay mi[SIZE=2]ếu [/SIZE][/SIZE]h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử th[SIZE=2]ì ph[SIZE=2]ải ghi r[SIZE=2]õ [SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]"Thi[SIZE=2]ếu [/SIZE]V[SIZE=2]ư[SIZE=2]ơng"[SIZE=2] ho[SIZE=2]ặc "H[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử" ho[SIZE=2]ặc "V[SIZE=2]ư[SIZE=2]ơng [SIZE=2]gia" "v[SIZE=2]ư[SIZE=2]ơng t[SIZE=2]ử" [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    [SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]ho[SIZE=2]ặc[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]"T[SIZE=2]h[SIZE=2]ế t[SIZE=2]ử chi m[SIZE=2]ộ" "Th[SIZE=2]ế t[SIZE=2]ử mi[SIZE=2]ếu" [SIZE=2]đ[SIZE=2]ằng n[SIZE=2]ày l[SIZE=2]ại ghi qu[SIZE=2]á khi[SIZE=2]êm t[SIZE=2]ốn l[SIZE=2]à [/SIZE]"[SIZE=2]Thi[SIZE=2]ếu gia". [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE] [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]
    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    Nếu mộ Cậu có vnhư được xây vào đầu thế kỷ 19 thì miếu Cậu có thđ[SIZE=2]ư[SIZE=2]ợc x[SIZE=2]ây tr[SIZE=2]ễ h[SIZE=2]ơn nhi[SIZE=2]ều. Tr[SIZE=2]ư[SIZE=2]ớc c[SIZE=2]ửa mi[SIZE=2]ếu [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][SIZE=2]th[SIZE=2]ấy ghi n[SIZE=2]ăm 1967 (kh[SIZE=2]ông r[SIZE=2]õ l[SIZE=2]à n[SIZE=2]ăm x[SIZE=2]ây hay n[SIZE=2]ăm tr[SIZE=2]ùng tu[SIZE=2])[/SIZE].

    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    [SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2]Hai c[SIZE=2]âu [SIZE=2]đ[SIZE=2]ối tr[SIZE=2]ư[SIZE=2]ớc c[SIZE=2]ửa mi[SIZE=2]ếu kh[SIZE=2]ông [SIZE=2]ăn nh[SIZE=2]ập g[SIZE=2]ì v[SIZE=2]ới c[SIZE=2]âu chuy[SIZE=2]ện [/SIZE][/SIZE]h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử C[SIZE=2]ải (m[SIZE=2]à ch[SIZE=2]ỉ ra ng[SIZE=2]ôi mi[SIZE=2]ếu n[SIZE=2]ày ng[SIZE=2]ày x[SIZE=2]ưa [/SIZE][/SIZE]c[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ể th[SIZE=2]ờ th[SIZE=2]ần h[SIZE=2]oàng c[SIZE=2]ủa ng[SIZE=2]ôi l[SIZE=2]àng [SIZE=2]Cỏ [SIZE=2]ống[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE], m[SIZE=2]ột thi[SIZE=2]ếu gia n[SIZE=2]ào [SIZE=2]đ[SIZE=2]ó[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE].) [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]

    "Vạn Hộ Lương Nhân Cư Bỗn Lỵ"
    "Thiên Phù Hiển Sĩ Lạc Hòa Hoan"

    [SIZE=2][SIZE=2]C[SIZE=2]âu chuy[SIZE=2]ện "h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử C[SIZE=2]ải" 4 tu[SIZE=2]ổi [/SIZE]c[SIZE=2]ó hai con th[SIZE=2]ú nu[SIZE=2][SIZE=2]ô[/SIZE]i "kh[SIZE=2]ủng" l[SIZE=2]à v[SIZE=2]ư[SIZE=2]ợn b[SIZE=2]ạch v[SIZE=2]à h[SIZE=2]ổ [SIZE=2]đen nh[SIZE=2]ưng kh[SIZE=2]ông hi[SIZE=2]ểu sao tr[SIZE=2]ư[SIZE=2]ớc mi[SIZE=2]ếu l[SIZE=2]ại ch[SIZE=2]ỉ [/SIZE]c[SIZE=2]ó t[SIZE=2]ư[SIZE=2]ợ[/SIZE][/SIZE]ng hai con ng[SIZE=2]ựa[SIZE=2],[/SIZE] [SIZE=2]t[/SIZE]rong mi[SIZE=2]ếu [SIZE=2]l[SIZE=2]ại c[SIZE=2]ó 6 con ng[SIZE=2]ựa kh[SIZE=2]ác m[SIZE=2]à kh[SIZE=2]ông h[SIZE=2]ề c[SIZE=2]ó h[SIZE=2]ình [SIZE=2]ảnh g[SIZE=2]ì c[SIZE=2]ủa hai con th[SIZE=2]ú kh[SIZE=2]ủng n[SIZE=2]ói tr[SIZE=2]ên.
    [SIZE=2]
    C[SIZE=2]ó t[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]ài li[SIZE=2]ệu ghi r[SIZE=2]ằng C[SIZE=2]ôn l[SIZE=2]ôn th[SIZE=2]ời Minh M[SIZE=2]ạng l[SIZE=2]à n[SIZE=2]ơi nu[SIZE=2]ôi ng[SIZE=2]ựa cho qu[SIZE=2]ân [SIZE=2]đ[SIZE=2]ội[SIZE=2]. N[SIZE=2]ếu [SIZE=2]đ[SIZE=2]úng v[SIZE=2]ậy th[SIZE=2]ì c[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ể v[SIZE=2]ị thi[SIZE=2]ếu gia n[SIZE=2]ằm d[SIZE=2]ư[SIZE=2]ới m[SIZE=2]ộ kia c[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ể l[SIZE=2]à con trai c[SIZE=2]ủa quan "B[SIZE=2]ật m[SIZE=2]ã [SIZE=2]ôn" nh[SIZE=2]à Nguy[SIZE=2]ễn ch[SIZE=2]ăng?

    [SIZE=2]C[SIZE=2][SIZE=2]ái[/SIZE] t[SIZE=2]ên C[SIZE=2]ỏ [SIZE=2]Ống ch[SIZE=2]ắc c[SIZE=2]ũng [SIZE=2]ít nhi[SIZE=2]ều li[SIZE=2]ên quan [SIZE=2]đ[SIZE=2]ến ng[SIZE=2]ựa. C[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ể gi[SIZE=2]ả[SIZE=2] thi[SIZE=2]ết r[SIZE=2]ằng l[SIZE=2]àng C[SIZE=2]ỏ [SIZE=2]ống l[SIZE=2]à do nh[SIZE=2]ững ng[SIZE=2]ư[SIZE=2]ời l[SIZE=2]ính nu[SIZE=2]ôi ng[SIZE=2]ựa l[SIZE=2][SIZE=2]ậ[/SIZE]p ra th[SIZE=2]ời Minh M[SIZE=2]ạng hay sau n[SIZE=2]ày v[SIZE=2]à v[SIZE=2]ị thi[SIZE=2]ếu gia kia c[SIZE=2]ó th[SIZE=2]ể l[SIZE=2]à con c[SIZE=2]ủa vi[SIZE=2]ên quan tr[SIZE=2]ấn ng[SIZE=2]ự t[SIZE=2]ại l[SIZE=2]àng n[SIZE=2]ày. Nh[SIZE=2]ưng d[SIZE=2]ù g[SIZE=2]ì [SIZE=2]đi n[SIZE=2]ữa th[SIZE=2]ì mi[SIZE=2]ếu v[SIZE=2]à m[SIZE=2]ộ n[SIZE=2]ày c[SIZE=2]ũng kh[SIZE=2]ông c[SIZE=2]ó b[SIZE=2]ất c[SIZE=2]ứ [SIZE=2]đi[SIZE=2]ều g[SIZE=2]ì li[SIZE=2]ên quan [SIZE=2]đ[SIZE=2]ến "h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử C[SIZE=2]ải" n[SIZE=2]ào [SIZE=2]đ[SIZE=2]ó[SIZE=2].

    [SIZE=2]N[SIZE=2]ói m[SIZE=2]ộ thi[SIZE=2]ếu gia l[SIZE=2]à m[SIZE=2]ộ "h[SIZE=2]oàng t[SIZE=2]ử C[SIZE=2]ải" th[SIZE=2]ì c[SIZE=2]ó ai tr[SIZE=2]ả l[SIZE=2]ời [SIZE=2]đ[SIZE=2]ư[SIZE=2]ợc l[SIZE=2]à m[SIZE=2]ộ b[SIZE=2]à Phi Y[SIZE=2]ến [SIZE=2]ở ch[SIZE=2]ổ m[SIZE=2]ô? Kh[SIZE=2]ông ai bi[SIZE=2]ết m[SIZE=2]ộ c[SIZE=2]ủa b[SIZE=2]à Phi Y[SIZE=2]ến [SIZE=2]ở [SIZE=2]đ[SIZE=2]âu c[SIZE=2]ả.[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]


    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE] [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE] [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE] [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]

    [/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    Cái phi lý của mối quan hệ Nguyễn Ánh-Răm-Cải bị chính người Đà Nẵng chỉ ra


    Đà Nẵng cuối tuần
    Có hay không mối tình giữa vua Gia Long và Lê Thị Răm?
    Cập nhật lúc 20:03, Thứ Sáu, 03/12/2010 (GMT+7)

    Đà Nẵng là một trong những địa phương có nhiều “duyên nợ” với các vua chúa nhà Nguyễn. Người ta nói nhiều về sự hiện diện của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn tại vùng đất này, khi họ đi “tuần du” tại đây. Nhiều truyền thuyết, chuyện kể dân gian nói về mối liên hệ giữa vương triều Nguyễn với đất Hàn xưa cũng vì thế mà thêm nhiều. Tuy nhiên, liệu có hay không một mối tình diễm lệ giữa vua Gia Long và bà Lê Thị Răm tại làng An Hải?
    [​IMG]
    Bờ biển phía Đông của Đà Nẵng hồi đầu thế kỷ 20.​
    Tại Đà Nẵng, có người không biết căn cứ vào tài liệu nào, đã dựng lên một “chuyện kể dân gian” về đoàn tuần du của chúa Nguyễn Phúc Côn cùng con trai là Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) tại bến đò An Hải và mối tình diễm lệ với cô lái đò Lê Thị Răm như sau: “Cuối năm 1775, chàng công tử Nguyễn Phúc Ánh, con của Nguyễn Phúc Côn, tuổi tròn 14 (thực ra chưa đầy 13 tuổi – TG), nhân chuyến du hành Quảng Nam, cơ duyên gặp cô lái đò Lê Thị Răm 16 tuổi (tuổi Canh Thìn - 1760), quê làng An Hải, là cháu bốn đời của Hương tiến tham nghị Lê Cảnh. Cô lái đò có cơ duyên chèo thuyền đưa công tử Ánh đến tham quan phố Hội An và đảo Yến (Cù lao Chàm).
    Thế rồi năm 1776, tình hình chiến sự thay đổi cục diện, chúa Nguyễn bèn bỏ kinh thành Phú Xuân vào Nam, cô lái đò Lê Thị Răm theo tình quân vào Nam. Năm 1778, bà sanh được hoàng tử đặt tên là Nguyễn Phúc Cải. Bởi vì bà có tên là Răm nên đặt tên con là Cải cùng loài rau cay. Còn đối với Nguyễn Phúc Ánh, nhằm kỷ niệm mối tình đẹp của hai người trên đất Quảng, lại sanh cho mình một hoàng tử nên đã ban tặng cho bà là “Phi Yến” (kỷ niệm về đảo Yến); đặt tên con là Nguyễn Phúc Hội An. Thế rồi, trong một lần vì can gián vua Gia Long không nên nhờ thực dân Pháp giúp mình đánh lại quân Tây Sơn nên Lê Thị Răm đã bị ông giết chết; còn hoàng tử Cải vì kêu khóc thảm thiết nên bị vứt xuống biển, xác trôi vào bãi Cỏ Ống tại Côn Đảo. Cũng tác giả giai thoại trên, còn dẫn ra một câu ca cũ như một sự minh chứng cho “bia miệng” về số phận của những nhân vật này:

    [​IMG]
    Quan Tuần phủ Quảng Nam tiếp Phái bộ Simon tại cửa Hàn năm 1862.
    Gió đưa cây cải về trời
    Rau răm ở lại chịu đời đắng cay
    Trước hết cần thấy rằng: Thời điểm 1775, quân Trịnh tiến công thành Phú Xuân, Định vương Nguyễn Phúc Thuần cùng gia quyến bỏ Huế chạy vào trú tại Hành Dinh - Bến Giá (nay thuộc làng Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang), để rồi sau đó ít lâu, lại nghe tin quân của anh em Tây Sơn đang tiến ra đến cửa Kỳ Hà (nay thuộc thành phố Tam Kỳ), Định vương bèn cùng gia quyến từ Cửa Hàn chạy trốn vào Nam. Trong một tình thế hiểm nghèo như vậy: phía Bắc quân Trịnh đang tiến gấp; phía Nam quân Tây Sơn đang hùng dũng tiến ra, liệu Định vương Nguyễn Phúc Thuần có dám đi “tuần du” hay để người con trai mới 13 tuổi đầu của mình đi rong chơi đây đó?
    Lại nói, Nguyễn Ánh sinh ngày 8-2-1762, nếu căn cứ vào năm “tuần du” như chuyện vừa dẫn thì ông mới 13 tuổi, chưa có vương vị gì, lại đi với vua cha, lẽ nào lại “sang đò” tùy tiện đến vậy? Liệu Định vương có dám để một cô gái 16 tuổi chèo thuyền đưa một đứa bé 13 tuổi rong ruổi vào Hội An, ra đến Cù lao Chàm để chơi, đến mức nẩy sinh tình cảm yêu đương? Ở đây cũng cần nói thêm một chi tiết, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định rằng, ở thời điểm truyền thuyết nêu ra, Nguyễn Ánh chưa bao giờ có mặt tại Côn Đảo cả. Lại thêm, theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả do Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc biên soạn, Nhà Xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1995, thì Nguyễn Ánh có tất cả 21 bà vợ, 13 hoàng tử và 18 hoàng nữ. Thế phả đã ghi rõ họ tên, lai lịch từng bà, nhưng không thấy có ai tên là Răm (Lê Thị Răm) hay thụy là Phi Yến, cũng như không có hoàng tử nào tên là Cải hay Nguyễn Phúc Hội An cả!
    Riêng về câu ca dao “Gió đưa cây cải…” vừa nêu, ai đã từng đọc cuốn “Việt Nam phong sử” (xuất bản năm 1914) của Tiểu cao Nguyễn Văn Mại thì sẽ thấy ông chú giải câu ca trên chẳng ăn nhập gì với… đất Hàn. Câu ca là sự diễn tả nỗi niềm của vợ Lê Chiêu Thống là bà Hoàng thái hậu và cung phi của ông là Nguyễn Thị Kim, trong lúc họ “tỵ nạn” bên Trung Quốc, sau khi “rước voi về giày mả tổ” đưa quân Thanh vào Việt Nam, bị Quang Trung đánh cho tan tành mà thôi.
    Theo chúng tôi, đây chỉ là câu chuyện gán ghép, mỗi địa phương thêu dệt một vẻ, riêng mối tình giữa vua Gia Long và bà Lê Thị Răm vừa dẫn, được cho xuất phát từ Đà Nẵng nhằm làm cho vùng đất Cửa Hàn thêm phần huyền thoại hoặc cũng có thể nhằm “hợp thức hóa” một khía cạnh nào đó của người kể câu chuyện này mà thôi!
    Lưu Anh Rô
    http://www.baodanang.vn/channel/543...tinh-giua-vua-Gia-Long-va-Le-Thi-Ram-2019464/
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh


    Vài nhận định về câu hát "Gió đưa cây cải về trời// Rau răm ở lại chịu đời đắng cay".




    Gió đưa cây cải về trời
    Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
    Hai câu thơ trên có lẽ đã trở nên quá phổ biến và được nhiều người biết đến. Và khi hỏi đến nguồn gốc của hai câu ấy, người ta thường gắn nó với câu chuyện về chúa Nguyễn Ánh tức giận khi bà Phi Yến can ngăn nhà vua cầu viện Pháp hoặc Xiêm tuỳ theo biến thể. Tôi viết bài viết này dựa trên tư liệu được xuất bản trong cuốn sách “Huyền thoại Côn Đảo”, nhà xuất bản Lao động xã hội xuất bản năm 2008, chịu trách nhiệm xuất bản là Hà Tất Thằng, biên tập Hoàng Thị Thanh Mai, đọc bản in thử là Ban biên tập sách chính trị-văn hoá giáo dục, công ty văn hoá trí tuệ Việt, trình bày bởi Trung tâm mỹ thuật ứng dụng và công ty văn hoá trí tuệ Việt. Nguồn cung cấp ảnh sử dụng trong cuốn sách là do Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo và UBND huyện Côn Đảo và CLB nhiếp ảnh Trí Tuệ Việt cung cấp. Bản đầy đủ của câu chuyện tôi đã ghi chép nguyên văn theo sách và lưu trữ trên trang mediafire.com ở đường link sau: http://www.mediafire.com/?7ggo6w5xu753dx4
    Trước hết, có thể dễ dàng nhận thấy một số yếu tố thần kỳ trong câu chuyện như chi tiết về con hắc hổ của hoàng tử Cải và con vượn Bạch được bà Phi Yến nuôi từ nhỏ. Hai yếu tố trên có lẽ được thêm vào để thể hiện sự yêu kính của người dân với bà Phi Yến và hoàng tử Cải. Tuy nhiên, có thật sự là chỉ có hai yếu tố trên là “chi tiết được thêm vào” trong câu chuyện về bà Phi Yến và hoàng tử Cải hay không?
    Thứ nhất, câu chuyện kể rằng mùa thu năm 1783, vua Gia Long lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Ánh (hay còn được gọi là Nguyễn Ánh) bôn đào ra Côn Đảo để tránh sự truy đuổi của lực lượng Tây Sơn. Những người tìm hiểu lịch sử giai đoạn này đều biết năm 1783 Nguyễn Ánh có trận đánh với quân Tây Sơn, đến tháng Bảy thì lẩn trốn quân Tây Sơn. Có nghĩa khoảng thời gian đưa ra này có thể coi là hợp lý. Cũng theo câu chuyện này, sau đó vị chúa Nguyễn này chạy sang Phú Quốc. Có thể dễ dàng nhận biết trên bản đồ, Côn Đảo và đảo Phú Quốc có thể xem tương đối nằm hai bên của vùng đất liền phía nam Việt Nam, khi đó là vùng Gia Định. Muốn đi từ Côn Đảo ra Phú Quốc chuyện tất yếu là phải đi ngang qua vùng Gia Định.
    Quân Tây Sơn lúc này đã chiếm được vùng Gia Định, vị chúa này nếu thật sự lúc đó đang ở Côn Đảo, ông ấy thật sự có thể nghĩ đến chuyện chạy sang Phú Quốc, ngang qua trước mặt quân Tây Sơn sao? Và nếu Nguyễn Ánh muốn liều lĩnh thì lẽ nào quân Tây Sơn có thể để kẻ thù của mình dễ dàng chạy ngang qua trước mặt sao?
    Như vậy, có thể khẳng định chuyện chúa Nguyễn có mặt ở Côn Đảo lúc bấy giờ là rất phi lý!
    Thứ hai, theo như câu chuyện được ghi lại, lúc đó trên đảo có bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm và hoàng tử Cải tên thật là Nguyễn Phúc Cải. Theo ghi chép của nhà Nguyễn thì không có bà phi nào của vua Gia Long tên là Lê Thị Răm hay có thuỵ là Phi Yến, cũng không có hoàng tử nào tên Hội An hay Cải. Ta cứ cho là vì quan thần nhà Nguyễn không muốn ghi chép lại chuyện xấu của vua mình nên đã cố ý lờ đi họ thì sự tồn tại của hai nhân vật này trong ghi chép cũng không hợp lý.
    Truyện kể rằng năm 1783, hoàng tử Cải đã 5 tuổi, tức là hoàng tử Cải sinh năm 1778. Nguyễn Ánh sinh năm 1762, có nghĩa là khi có hoàng tử Cải, Nguyễn Ánh chỉ mới 16 tuổi. Năm 1777, Nguyễn Ánh lúc bấy giờ đang chạy loạn cùng Duệ tông Nguyễn Phúc Thuần. Cho rằng hoàng tử Cải sinh tháng 1 thì trễ nhất vào khoảng tháng 3 năm 1777 bà Phi Yến đã phải được lập làm phi. Mùa thu năm 1777 đoàn người của Duệ tông Nguyễn Phúc Thuần đều bị quân Tây Sơn bắt và hành quyết, có nghĩa là bà Phi Yến có mặt trong đoàn người chạy loạn năm đó, và đang có mang. Tuy nhiên, không có tài liệu nào ghi lại rằng năm đó trong đoàn người của Duệ tông có một phụ nữ mang thai. Duệ tông và những người đi theo đều bị bắt, chỉ có một mình Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát. Tại sao không có ghi chép nào về bà Phi Yến vào khoảng thời gian này? Hay Nguyễn Ánh và người phụ nữ tên Lê Thị Răm chỉ gặp nhau một lần vào năm 1777 rồi sau đó bản thân Nguyễn Ánh cũng không biết đến sự có mặt của đứa con trai tên là Nguyễn Phúc Cải? Vậy thì hai người gặp lại nhau như thế nào khi suốt những năm từ 1777 đến năm 1783 là những năm chiến sự triền miên, Nguyễn Ánh lúc đó liên tục chạy trốn sự truy sát của quân Tây Sơn? Không lẽ giữa họ có một con vật đưa tin trung thành lúc nào cũng có thể tìm được chủ, bất kể là chủ nhân đang ở đâu?
    Một số nguồn tin cho rằng bà Lê Thị Răm quê gốc ở Đà Nẵng, Nguyễn Ánh và bà gặp nhau trong một lần bà ấy đưa đò chở ông và Duệ tông sang sông. Chuyện đó là hoàn toàn phi lý vì kể từ năm 1775 Duệ tông và đoàn người của mình, trong đó có cả Nguyễn Ánh, đã đang có mặt ở Gia Định. Lẽ nào trong lúc chạy loạn, đoàn người này lại chạy ngược từ Gia Định lên Đà Nẵng rồi lại... chạy xuống Gia Định tiếp khi quân Tây Sơn liên tục đánh xuống?
    Thứ ba, truyện truyền rằng Phi Yến là tên thuỵ, Lê Thị Răm mới là tên thật. Tuy nhiên, chuyện ban tên thuỵ chỉ có sau khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, trở thành vua Gia Long. Nếu đã giết bà ấy rồi, liệu ngài ấy có đặt thêm tên thuỵ cho bà hay không? Chưa kể đến việc trong Thế phả của Nguyễn Phúc tộc không có ai tên là Lê Thị Răm hay có thuỵ là Phi Yến, nếu bà ấy bị xoá tên trong Thế phả thì lẽ nào lại đặt thêm tên thuỵ rồi mới... xoá?
    Sự tồn tại của bà Phi Yến và hoàng tử Cải có khi nào cũng là “yếu tố thần kỳ” như con hắc hổ và con bạch vượn kia?
    Thực chất, hai câu thơ
    Gió đưa cây cải về trời
    Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
    đã có từ trước. Có giả thiết cho rằng đây là câu hát về hũ dưa muối trong gia đình. Người ta thường muối dưa bằng rau cải và rau răm nhưng khi ăn người ta thích ăn rau cải hơn nên cuối cùng, thứ còn sót lại trong hũ là rau răm bị bỏ đi. Ông bà ta ngày xưa xúc động trước hình ảnh hai loài rau cùng ngâm một lúc, đến cuối cùng chỉ có một thứ rau bị bỏ lại, bị đổ đi không ai thương tiếc nên mới ngân lên câu ca như thế, chẳng có chút liên quan gì đến vua Gia Long. Và cả câu chuyện về bà Phi Yến kia cũng chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của một số người, và đền thờ bà Phi Yến tương truyền là đền thờ một vị thánh thần nào đó của Côn Đảo được dựng và thờ cúng từ nhiều năm trước đó, là vị thần thánh nào thì không có tài liệu chính xác để xác minh vì những năm gần đây, người ta vẫn cho rằng nơi đó là để thờ bà Phi Yến và quên đi giá trị thật của ngôi đền đó.
    Có thể thấy "sức mạnh của những lời đồn thổi" lớn thế nào khi có một cộng đồng sẵn sàng hưởng ứng không cân nhắc, đến cả thần thánh còn bị thay tên đổi họ! Hay vì nó gắn với một vị vua bị gán ghép quá nhiều tai tiếng, thêm một cũng không ít, bớt một cũng không nhiều. Từ một người không thật, một câu chuyện hư cấu mà có thể lập đền thờ cúng, tổ chức lễ hội... thì còn bao nhiêu sự dối trá đang che lấp chân diện của vị vua này?



    http://yume.vn/ng_huynhmai/article/...au-ram-o-lai-chiu-doi-dang-cay-.35D37755.html



    Bài trên đưa ra một giả thiết về hủ dưu muối hay hay

Chia sẻ trang này