1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những giai thoại..."trời ơi" trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    [​IMG]

    Dân dã dưa bắp cải



    Đã từ lâu, trong bữa cơm truyền thống và trong cả những ngày tết Nguyên đán của người Việt không thể thiếu món dưa hoặc cà muối. Đó là những món ăn dân dã, thanh đạm làm từ cây nhà lá vườn. Dưa cà làm cho bữa cơm thêm đậm miệng, giúp cân bằng và kích thích bữa ăn.

    Món dưa mà mọi người hay làm là dưa bắp cải. Những ngày được mùa, ăn không hết thì đem muối hoặc nén thành dưa để ăn dần hoặc đem kho với cá.
    Bắp cải có thể dùng để xào, nấu (người Tây còn để nấu súp), luộc và làm dưa. Làm dưa, bắp cải có thể làm riêng, có thể kết hợp với các loại rau khác như su hào, rau cần, rau má nhưng với rau cần là ngon hơn cả. Làm dưa bắp cải có hai kiểu: một là ăn ngay gọi là làm dưa, hai là để dùng ăn lâu ngày gọi là nén (bắp cải nén).
    [​IMG]
    Dưa bắp cải là món ăn dân dã, cân bằng, giải nhiệt và giúp bữa cơm ngày hè thêm ngon miệng.
    Bắp cải: nếu là lá xanh thì tách lá xếp thứ tự cuộn lại và thái nhỏ như kiểu thái hoa chuối; nếu là bắp cải cuộn thì dùng dao mỏng sắc thái cả chiếc (cũng như thái hoa chuối). Thái xong rửa sạch, để ráo nước cùng với rau răm.
    Rau cần: lấy loại rau bánh tẻ; vặt, cắt gốc, rễ, ngắt bỏ lá; cắt khẩu mía ba đến bốn phân. Rau răm ngắt bỏ gốc, cắt khẩu một hai phân phơi cùng với rau bắp cải. Hành tươi tươi rửa sạch, chẻ nhỏ, cắt khẩu ba phân. Nếu muốn có thể cho vài lát ớt thái mỏng, cà rốt thái chỉ để tạo màu sắc hấp dẫn cho dưa.
    Nước dưa chua pha với nước sôi để nguội, cho thêm muối (hoặc dùng đường pha nước muối, đường có tác dụng lên men) cho dưa nhanh chua.
    Cho rau bắp cải vào nước dưa. Nước dưa đủ sắp mặt rau để dưa chua đều. Khi dưa bắt đầu chua (kiểu chua giôn giốt) thì cho rau cần, hành tươi vào, đảo đều. Sáng cho rau cần, chiều tối là có thể ăn được.
    Dưa bắp cải hay cải rau cần khi vừa chua ăn chua chua, ngọt mát của rau, thơm của rau răm với hành tươi chấm nước mắm, ăn với cơm mà không cần ăn kèm. Ở quê tôi người ta gọi là ăn xổi (xổi là ngay). Khi dưa thực sự chua thì ăn kèm với thịt ba chỉ, thịt mỡ thái phay, ngon, ngậy mà không ngán, ớn.
    Phương Lam


    http://laodong.com.vn/Am-thuc/Dan-da-dua-bap-cai/10019.bld


    Theo như bài báo trên đây thì rau răm đã được muối cùng bắp cải từ lâu đời rồi



  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về Hoàng Phi Yến và "con ác thú" Nguyễn Ánh

    Túm lại qua những bài trên thì ai không bị bệnh Down cũng sẽ thấy sự nhảm nhí của câu chuyện "bà Phi Yến". Con đường để một nhân vật không có thật trở thành thần thánh để phục vụ cho mưu đồ xyz của những ai đó có thể mô tả như sau:

    1-Câu ca dao "Gió đưa cây cải...Rau răm..." có thể đã xuất hiện từ xa xưa như là một cách ví von về thân phận con người dựa trên sự quan sát thành phần hủ dưa muối, rồi ông
    Tiểu cao Nguyễn Văn Mại chú giải câu ca trên trong cuốn “Việt Nam phong sử” (xuất bản năm 1914) như sau:

    "Thơ phong sử này thuộc tỷ. Cải rau cải có thể làm dưa, tháng mùa đông bắt đầu gieo hột mà trồng. Trời, thiên triều, triều nhà Thanh bên Tàu. Nước ta trải các đời đều chịu triều đình Trung Quốc phong cho, cho nên gọi Trung Quốc là thiên triều. Răm, thứ rau có vị cay, mọc ở chỗ đất thấp. Theo Sử ký, Nguyễn Thị Kim, người ở làng Tỳ Bà, huyện Lương Tài, là cung phi của vua Lê Mẫn Đế. Lúc ấy quân Tây Sơn chiếm cứ thành Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái Hậu với cung phi chạy lên Cao Bằng, nếm mọi nỗi đắng cay. "Đến khi vua Chiêu Thống sai người sang cầu cứu với nhà Thanh thì trước hết bí mật khiến người hộ tống Thái Hậu và Nguyên Tử (con trai trưởng của vua) đi sang Tàu. "Còn Cung Phi Nguyễn Thị Kim đi theo không kịp, phải buồn hận trở về, âm thầm ẩn tránh trong dân gian lo việc làm ruộng nuôi tằm, dệt vải để sống bằng sức lực của mình. "Ngày xưa sống với phấn sáp cung trang, ngày nay nàng trở thành người đàn bà quê với áo vải hoa gai, vua thì chạy đi, nước thì tan mất, nỗi đắng cay không xiết được, cho nên làm thơ phong dao để tự ví mình. Cải, là thứ rau có vị đắng, ví với Thái Hậu Rau răm cũng có vị đắng, ví với Cung Phi “Ý nói là Thái Hậu đi xa sang Thiên Triều chưa biết kham khổ ra sao. Một mình Cung Phi ở lại trong đất giặc chiếm đóng phải chịu những nỗi cay đắng ấy. Đấy cũng là lời than thở. “Về sau vua Chiêu Thống ở Yên Kinh bị bịnh mà chết. Sau khi lấy được nước và định quốc đô, Triều Nguyễn ta xin nhà Thanh đưa linh cữu vua Lê Chiêu Thống về nước. "Cung Phi Nguyễn Thị Kim đến trước linh cữu lạy khóc rồi uống thuốc độc mà chết. Thương thay! Trung thần liệt nữ từ xưa đều thế”
    (trích dẫn nguyên văn).

    Nhà văn học Tạ Quang Phát dịch phần trên như thế nhưng trong
    Tập san Văn Hóa, số 1, 1976, trang 36 chính ông này không hiểu dựa vào đâu lại
    giải thích cách khác:

    "Cây cải ám chỉ hoàng tử Cải, con chúa Nguyễn Ánh. Rau răm ám chỉ Cung Phi Lê Thị Răm của chúa Nguyễn Ánh. Hoàng tử Cải không vui lòng đi theo giám mục Bá Đa Lộc làm con tin để cầu viện, bị chúa Nguyễn ném xuống biển. Cung Phi Lê Thị Răm không vui lòng cho đứa con trai duy nhất đi xa, cứ than khóc, bị chúa Nguyễn cho điệu lên bờ, bỏ lại Côn Đảo và sau cùng bị tên Biện làm nhục phải tự tử"


    http://e-cadao.com/giaithich/gtcadaocaycai.htm

    Ở đây phải nói ông Tạ Quang Phát nổi tiếng là một nhà dịch thuật Hán Việt cẩn trọng, một nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm túc thì bài viết nói trên của ông trong Tập san Văn Hóa, số 1, 1976 bị nhiều người biết ông nghi ngờ là không phải do ông viết.

    2-Chính bài viết nói trên là "cơ sở lý luận" ban đầu cho ai đó bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền bắt đầu từ Côn đảo để rồi lan tràn trong cả nước nhằm "giết" vua Gia Long một lần nữa. Bài viết nguyên thủy của "Tạ Quang Phát" được nhào nặn lại cho hợp lý h
    ơn. Ví dụ như "hoàng tử Cải" mới mấy tuổi đầu có biết gì đâu mà vui hay không vui đilàm con tin? Thế sao không cho bà Răm hay khóc lóc kia tiến lên trước để thành một người phụ nữ "can đảm
    dám can vua không làm chuyện xấu".( dù bà Răm trong chuyện trước đây nguyên là một người lái đò ít học). "Hoàng tử Cải" tuy được đảo xuống dưới nhưng cũng phải chết để cho thiên hạ thấy Nguyễn Ánh còn tệ hơn thú dữ.

    Câu chuyện được thêm thắt một số tình tiết huyền ảo hay gay cấn để vừa tạo sự thương cảm Răm Cải, vừa tạo sự căm ghét Nguyễn Ánh, vừa che dấu những cái phi logic xuyên suốt...

    3-Kịch bản đã có, người ta bắt đầu dàn dựng trên thực tế cho phù hợp với kịch bả
    n
    . Bà Phi
    Yến
    tiến vào An Sơn miếu chiếm chổ của Thiên Hậu thánh mẫu, cá voi Ngọc Lân thượng đẳng thần được phù phép thành quan đô đốc Ngọc Lân. "Hoàng tử Cải" chắc là nhảy vào chiếm chổ của Thần Hoàng trong miếu. Một tấm biển to tướng được dựng lên trước miếu để kể lại "huyền thoại" nói trên, rồi báo đài vào cuộc. Sách cũng chép chuyện trên một cách vô tội vạ.

    Chắc chắn là nhiều người dân Côn Đảo biết rõ câu chuyện bịa đặt trên, nhất là các cụ già nhưng
    chắc không có ai dám nói gì.

    4-Dần dà núi Bà, núi Chúa, Thiếu Gia miếu cũng được thay đổi "lý lịch" để tích hợp vào câu chuyện lừa d
    ối trên nhằm tăng cường phần "sự thật" của nó. Trong quá trình "đẽo chân cho vừa giày" nói trên thì câu chuyện sẽ có nhiều dị bản như ta đã thấy.

    5-Cuối cùng người ta hợp thức hóa "Răm và Cải" bằng lễ hội "Giỗ bà Phi Yến" rình rang. Người ta đặt tên bà Phi Yến cho một con đường, một khách sạn...Trong tương lai rất có thể lễ hội "giỗ bà Phi Yến" tr
    ở thành "Di sản văn hóa phi vật chất" cấp Quốc Gia hay quốc tế không chừng.

    Chuyện Nguyễn Ánh là con ác thú là chuyện có thật 100%, có ai đó muốn mọi người phải tin như thế.
    Va tui mong cơ quan chức năng tỉnh BR VT xem xét nghiêm túc vấn đề này, trừng trị những kẻ l[SIZE=2]ừa [SIZE=2]đ[SIZE=2]ảo. l[SIZE=2]àm m[SIZE=2]ất ni[SIZE=2]ềm tin c[SIZE=2]ủa nh[SIZE=2]ân d[SIZE=2]ân.[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
    hoalongtrang thích bài này.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]


    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình bít lỗ châu mai

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    [​IMG]



    Phan Đình Giót (1922-13 tháng 3 năm 1954), là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên **********************.[1][2]

    Tiểu sử

    Phan Đình Giót sinh ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh[2], trong một gia đình nghèo. Bố bị chết đói. Phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả.[3] Cách mạng tháng Tám thành công, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu.
    Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
    Tham gia trận Điện Biên Phủ

    [​IMG] [​IMG]
    Mộ Phan Đình Giót tại nghĩa trang A1 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên


    Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích.
    Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam.
    Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều.[3]
    Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.
    Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:[3]
    " Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân "Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.[3]
    Khen thưởng

    Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.[cần dẫn nguồn]
    Ngày 3 tháng 8, 1955, Phan Đình Giót được truy tặng Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau được truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì.[1][2]
    Ngày nay có những con đường và trường học mang tên ông.[3][4][5]
    Chú thích


    1. ^ a b Anh hùng Phan Đình Giót
    2. ^ a b c Về 16 cán bộ, chiến sĩ “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
    3. ^ a b c d e Tên anh: ngôi trường tôi học, con đường tôi đi
    4. ^ “Giải cứu” đường vào sân bay Tân Sơn Nhất
    5. ^ Đường Phan Đình Giót (Hà Nội)
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Giai thoại anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình bít lỗ châu mai

    Xem báo Quân Đội Nhân Dân, Số 128, 20 Tháng Sáu 1954 — bài "Đồng chí Phan Đình Giót chiến đấu đến giọt máu cuối cùng" dưới đây ta có thể thấy anh hùng Phan Đình Giót không thực sự lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Tác giả chỉ ghi là "phảng phất hình ảnh anh hùng lấp lổ châu mai". Sau này tam sao thất bản chăng?



    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về HUỲNH MẪN ĐẠT và TÔN THỌ TƯỜNG

    Cái bùng binh giữa hai đại lộ Bonard và Charner, theo cụ Vương Hồng Sễnh xưa gọi là BỒN KÈN:

    "Ngã tư Kinh Lấp đụng với con kinh về sau biến thành Đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi) hồi mồ ma thời Pháp, vẫn là xóm sang trọng nhất. Tại chỗ bồn nước ngay ngã tư này, hồi đó có xây một cái bệ cao hình bát giác, vào khoảng 1920 tôi lên học Sài Gòn còn thấy tận mắt. Mỗi chiều thứ bảy, tại bệ này có mấy chú lính san đá trỗi nhạc Tây cho đồng bào ta thưởng thức. Ngày nay, nhạc Pháp, nhạc Mỹ nghe nhàm tai, các rạp chớp bóng, máy hát và máy radiô “dọn ăn” đến chán bứ ê chề, chớ thuở ấy, làm gì mà được nghe nhạc ngoại quốc cho đã con ráy. Họa chăng tụi nào dám lết lại gần nhà hàng “Continental” dành cho “khách Tây” ăn (đường Đồng Khởi), nhà hàng Pancrazi trên đường Bonard (Lê Lợi), và chỗ ngã tư Bồn Kèn này mới được thưởng thức."

    Như vậy ở chổ ngã tư đó người ta cho lấp cái giếng và xây cái...Bồn kèn lên trên. Lúc nào không biết nhưng chắc sau 1881.

    [​IMG]

    Đây có lẽ là ảnh xưa nhất về cái Bồn Kèn cho thấy lúc đầu nó có mái che theo kiểu kiosque à musique mà người Pháp xây trong Sở Thú và ở CLB Sĩ quan (nay là UB ND Q1 trên đường Lê Duẫn) (1807 – 1883 ).
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về HUỲNH MẪN ĐẠT và TÔN THỌ TƯỜNG

    Có lần ông Huỳnh Mẫn Đạt lên chơi Sài Gòn, đang thơ thẩn nơi bồn kèn trước toà Đô chính chợt thấy Tôn thọ Tường, dừng xe bên đường, đi đến ông. Ông muốn tránh, đứng núp vào gốc cây; song Tôn cứ bước lại chào. Ông không làm sao được, đành đứng ra đáp lễ bằng một bài thơ:

    Cừu mã năm ba bạn cặp kè.
    Duyên đâu giải cấu khéo đè ne!
    Đã cam bít mặt cùng trời đất.
    Đâu dám nghiêng mình với ngựa xe.
    Hớn hở, trẻ dong đường dặm liễu.
    Thẫn thờ, già náu cột cây hoè.
    Núp nom cũng hổ, chào thêm hổ.
    Thà ẩn non cao chẳng biết nghe…

    Khi Pháp đến, Huỳnh cáo quan về, Tôn bấy giờ mới ra làm quan. Trước dấy hai bên kết bạn.Nay gặp lại đây, thì Tôn đã may được cơ hội tốt, ra làm quan. Thôi thì một đằng hớn hở dong dặm liễu, nghiêng mình với ngựa xe. Còn một đằng âu đành thẫn thờ núp cội hoè, bít mặt cùng trời đất.
    Tôn nghe xong, nét mặt sượng sùng, bụng nghĩ: trong cơn hoạn nạn gặp nhau giữa đường mà cũng ngâm nga, đúng thật là phong thói nhà nho. Nhưng như thế cũng phải: làm thơ thì dễ nói hơn là đối đáp thường vì thơ nhiều ý mà ít lời, huống chi hai bên tình ý cùng nghẹn ngào cả. Bèn đọc lại mấy vần biện minh cho mình.

    Tình cờ gặp gỡ bạn tiền liêu (1)
    Thi phú ngâm nga hứng gió chiều.
    Thế cục đổi dời càng lắm lắm.
    Thiên cơ mầu nhiệm hãy nhiều nhiều.
    Nước non dường ấy, tình dường ấy.
    Xe ngựa bao nhiêu, bụi bấy nhiêu.
    Hăng hái nhạc Tây hơi thổi mạnh.
    Nghe qua, ngùi nhớ giọng tiêu thiều ( 2 )

    Ý nói thế cuộc đổi thay, đi xe ngựa thế này có sung sướng gì đâu; cũng vì nhạc Tây thổi mạnh, thế Tây đương lớn, đành phải theo chiều, nhưng lòng riêng vẫn nhớ nhạc cũ.
    Tôn ngâm dứt, Huỳnh thấy lập luận bằng hai chữ đổi dời, không chịu, lại đọc tiếp luôn, cốt cho Tôn biết: giấy rách sao không giữ lề, giỏ kia dẫu nát cũng còn lại được cái khung tre chứ.

    Ngoài tai phải quấy vẫn nhàm nghe.
    Cuộc lợi đường danh ỏi giọng ve.
    Chớ nói đổi dời, sao cốt cách?
    Xưa nay giỏ nát vẫn còn tre.

    Từ đó Huỳnh trở về Hà Tiên, tiêu dao nơi non xanh nước biếc, không còn màng gì tới việc đời nữa.
    Năm 1883, ông từ trần thọ 77 tuổi.
    Ông có làm bài ngụ ngôn Chó già để nói tâm sự mình lúc tuổi cao sức yếu.

    Tuy rằng muôn cẩu có ân ba.
    Răng rụng lâu năm nó phải già.
    Bởi đuổi hươu Tần, nên mỏi gối.
    Vì lo khỉ Sở mới chùn da ( 3 )
    Không ai chấn Bắc ngăn bầy cáo.
    Ít kẻ nhờ Tây giữ đứa tà.
    Mạnh mẽ như xưa còn xốc vác.
    Bây giờ yếu đuối hết xông pha.

    Chú thích:
    1. Tiền liêu: bạn làm quan lớp trước.
    2. Tiêu thiều: nhạc đời vua Thuấn.
    3. Đời Tần thủy Hoàng, Triệu Cao chỉ hươu nói là ngựa, thử xem có ai theo mình không - Sở bá Vương thường bị diễu là khỉ đội mũ, không xứng với ngôi cao.


    Theo Va thì giai thoại trên không có thật, nếu có thật thì cũng ở chổ khác chứ không ở Bồn Kèn vì Tôn Thọ Tường chết năm 1877 còn Bồn kèn được xây sau 1881

    [​IMG]
    hoalongtrang thích bài này.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Vue du tombeau de Georges Pierre Pigneau de Behaine (1741-1799), eveque d'Adran. Saigon, Cochinchine, 1861. In 'Le Monde Illustre' n°233 du 28 septembre 1861






    [​IMG]


    [​IMG]

    Nguyên thủy mái lăng như trong hai hình này, sau đó trùng tu lại người ta mới gắn một chiếc thánh giá cùng hai con rồng chầu lên mái nhà
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
    Mộ Bá Đa Lộc ở Lăng Cha Cả
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133


    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133


    [​IMG]

    Tombeau de l'Evêque d'Adran Emile Gsell (French, died 1879)

    Date: 1866 Medium: Albumen silver print from glass negative Dimensions: 16.9 x 22.7 cm (6 5/8 x 8 15/16 in.) Classification: Photographs Cre*** Line: Gilman Collection, Purchase, The Horace W. Goldsmith Foundation Gift, through Joyce and Robert Menschel, 2005 Accession Number: 2005.100.501 (22)

Chia sẻ trang này