1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những giai thoại..."trời ơi" trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Có người lại cho rằng trong danh sách những người đẹp vang bóng trên đất Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19 và những thập niên đầu thế kỷ 20 phải kể đến hai người cùng danh gọi: "cô Ba", một trong hai "cô Ba xà bông" là con thầy thông Chánh, không phải vợ, được nhiều người ngưỡng mộ. Thứ hai là cô Ba Trần Ngọc Trà được xem là bà hoàng của các buổi dạ vũ và từng làm "điên đảo" những tay chơi bạt mạng như công tử Bạc Liêu.

    Tác giả "Sài Gòn năm xưa" đề cập đến một cách rõ nét, rằng: "
    Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến có cô Ba, con gái thầy thông Chánh là đẹp không ai bì, đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi Nhà nước in hình vào con tem Nhà Thơ Dây Thép".

    Cạnh cô Ba, tác giả nhắc đến một số hoa khôi khác như Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời... vốn là những người đẹp đã làm nghiêng ngả nhà cửa ruộng vườn của nhiều tay hiếu sắc. Theo đó, các cô mỗi chiều ngồi trên xe Delage để mui trần, có tài xế riêng, hoặc ngồi trên xe Hoa Kỳ mới cáu cạnh để lượn đi lượn lại quanh các đường phố chính của Sài Gòn từ chợ Bến Thành qua đường Bonard (đường Lê Lợi ngày nay) vòng qua trường Chasseloup - Laubat (trường Lê Quý Đôn ngày nay), xuống khu Chợ Lớn, khoe sắc trên đường nhựa "để lên Thủ Đức ăn nem hoặc đến tắm suối Xuân Trường... Tối lại dưới bóng đèn, các cô như **** tề tựu đủ mặt cạnh sòng bài sòng me, hoặc năm ba người gầy mâm hút có đờn ca giúp vui, báo hại các cậu con chủ điền muốn lên mặt với chị em đành phải trốn về bán lúa vay bạc Chà, cố cầm sự nghiệp ông bà để lại" mà chạy theo cho kịp nếp ăn chơi của các hoa khôi đương thời.


    Nhưng nếp sống ấy dường như không phù hợp với cô Ba xà bông. Có người bảo vì cô sinh ra trong một gia đình công chức nên không quen sống buông thả, người khác cho rằng bản tính của cô vốn vậy từ lâu. Gần đây, vào giữa năm 2006, trong bộ sách mới nhất quanh nội dung Hỏi đáp về Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh của nhiều tác giả do NXB Trẻ ấn hành, đã cho biết cô Ba là "
    người đã dám cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin, bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 và bị xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh". Người đẹp lừng lẫy Sài Gòn một thời, người mẫu đầu tiên của thương hiệu Việt nổi tiếng, đã có một kết cục cuối đời như thế?

    Người ta nói rằng "cô Ba xà bông" chính là cô Ba Thiệu, một hoa khôi đã từng đoạt vương miện của một cuộc thi sắc đẹp, đẹp đến nức tiếng thời bấy giờ, cô là
    con gái ông Nguyễn Trung Chánh ở Trà Vinh. Ông làm thông ngôn cho người Pháp những năm 1890 nên người đời gọi là thầy Thông Chánh. Do căm ghét tên biện lý Joboin ve vãn vợ mình, thầy đã lập mưu giết chết hắn và bị xử bắn. Trong ngày xử cha mình, cô Ba đã tỏ thái độ phản đối quyết liệt trước sự khiếp phục của bọn mã tà, phú lít. Hành động nữ nhi anh hùng cùng sắc đẹp của cô đã làm cho người đời kính trọng. Việc lấy tên cô Ba đặt cho nhãn hiệu xà bông cũng là ý tứ của ông Bền muốn đưa hình ảnh gần gũi ấy đến với rộng rãi công chúng.

    Người ta cũng nói rằng cô là vợ nhà tư sản Trương Văn Bền và được ông chọn làm người mẫu in hình lên sản phẩm xà bông của hãng mình vào năm 1930. Các hình ấy xuất hiện cùng lúc với các mẫu xà bông hình vuông nhiều cỡ, nặng 250 gr, 500 gr hoặc chỉ 125 gr, về sau thêm loại lớn và dài nặng gần 1 kg đúc thành cây mua về cắt từng miếng nhỏ xài dần. Mỗi loại như thế đều có sự "hiện diện" của cô Ba, lưu hành đến các nơi đô hội dần dần đến tận các chợ miền xa ngoài Sài Gòn và lục tỉnh. Như thế cô Ba đã nghiễm nhiên trở thành "người mẫu" đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt Nam mới ra đời đầu thế kỷ 20. Sự ra đời này cùng với hình ảnh cô Ba, theo một số nhà quan sát, đã nhấn mạnh sự có mặt của sản phẩm Việt và chấm dứt sự thao túng gần như độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp đối với người tiêu dùng Việt Nam lúc bấy giờ.


    Tại Bảo tàng TP HCM hiện nay vẫn còn lưu giữ những hiện vật ít ỏi còn lại của thương hiệu nổi tiếng một thời này. Đó là một bộ khuôn dập nhãn hiệu xà bông Cô Ba, những vỏ hộp in hình người phụ nữ Nam bộ có gương mặt phúc hậu, mặc áo dài đen, cổ đeo dây chuyền vàng đóng khung trong hình oval; những cục xà bông đã ngã vàng là xà bông đá nhãn hiệu Việt Nam; cục xà bông thơm màu xanh, một mặt in chữ nổi “CoBa”, mặt kia in hình logo Cô Ba đầu búi tóc cao quen thuộc, trong số hiện vật trưng bày còn có tờ rơi quảng cáo in hình vận động viên cách điệu cục xà bông đang trên đường chạy, bên dưới ghi hàng chữ “bao giờ cũng nhứt” rất ngộ nghĩnh. Những cục xà bông Việt Nam 72% dầu [​IMG] và xà bông thơm hiệu Cô Ba [​IMG] trưng bày trong Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, lão Vá có thấy chữ "CÔ BA" không? [​IMG]

    Từ hồi đó, ông Trương Văn Bền đã nghĩ ra cách quảng cáo sản phẩm cực kỳ độc đáo như vậy. Ngoài ra, gian trưng bày còn có danh thiếp ghi rõ tên công ty bằng tiếng Pháp cùng với nhãn hiệu “Cô Ba” quen thuộc với hàng chữ “Fonde En 1930 – Ets Truong-Van-Ben & Fils S.A - Huilerie et Savonnerie Vietnam (thành lập năm 1930 – Công ty Trương Văn Bền và Các con - Dầu và Xà bông Việt Nam).

    Lão Vá toàn nói về Cô Ba, Khoằm xin nói về ông Bền một chút, trong đọan này có trích dẫn một số nghiên cứu của ông Nguyễn Đức Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Phương Đông và những nhà sưu tầm khác.

    [​IMG]
    Tỷ phú người Việt gốc Hoa Trương Văn Bền – chỉ huy trưởng kỹ nghệ đầu tiên của Việt Nam


    Ông Trương Văn Bền là người Việt Nam đầu tiên thành công trong ngành kỹ nghệ đầu thế kỷ 20. Sinh ra ở Chợ Lớn trong một gia đình có truyền thống tiểu thủ công nghiệp, từ nhỏ ông Bền đã đam mê làm ăn buôn bán. Theo tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, “lúc đầu ông bán đậu phộng, đậu xanh, đường… trong một cửa tiệm nhỏ ở số 40 Rue du Cambodge (Chợ Lớn) – nay là đường Kim Biên. Năm 1905, ông mở một xưởng sản xuất và tinh luyện dầu ở Thủ Đức. Một năm sau, ông mở một nhà máy xay gạo ở Chợ Lớn và một ở Rạch Các. Ông cũng có một khách sạn và một tiệm mỹ phẩm ở Chợ Lớn. Năm 1918, ông mở thêm một cơ sở sản xuất dầu nữa ở Chợ Lớn. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dầu nấu ăn, dầu salat đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ…

    Là người nhạy cảm trong việc thương mại, nhìn xa thấy rộng, ông Bền biết rõ một tiềm năng kinh tế Việt Nam còn bị lãng quên: cây dừa. Từ năm 1918, ông đã lập xưởng ép dầu dừa. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dấu nấu ăn, dầu salat (salad oil) đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ. Mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn.

    Trong ký sự “Một tháng ở Nam Kỳ” (1918), ông Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền như sau: “Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn.

    Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông, ngõ hầu chiếm được phần to trong trường kinh tế nước nhà và thoát ly được cái ách người Tàu về đường công nghệ thương nghiệp….”.


    Lúc này ông đặc biệt chú ý tới dầu dừa, sản phẩm từ cây dừa được trồng bạt ngàn ở Bến Tre. Dầu dừa cũng là thành phần chính trong sản xuất xà bông, mà xà bông thời đó ở thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập cảng từ Pháp, giá rất mắc, chỉ giới thượng lưu mới dám xài. Xà bông trong nước cũng có nhưng làm nhỏ lẻ, yếu thế, không cạnh tranh nổi với hàng ngoại. Ông bắt đầu nghĩ tới việc làm xà bông để bán.

    Lúc đó đã có hai nhà máy làm xà bông của Pháp ở Sài Gòn do các ông Mazet và Boris làm chủ. Một mặt ông lân la tìm hiểu kỹ thuật sản xuất của hai nhà máy này, mặc khác ông gởi một kỹ sư giỏi qua Paris để tìm hiểu kỹ thuật làm xà bông với một kỹ sư người Pháp ở nhà máy làm xà bông Mazet. Khi kỹ sư về Việt Nam, ông bắt tay vào sản xuất mặt hàng xà bông của riêng mình, với mục tiêu hướng tới người bình dân trước tiên và sau đó là cả tầng lớp thượng lưu.

    Nắm được bí quyết rồi, ông tự sản xuất ra xà bông của chính mình bằng công thức: “Dầu dừa, sút kết hợp vài phụ liệu khác ”. Năm 1930, ông thành lập hãng tại đường Quai de Cambodge (trước chợ Kim Biên bây giờ) và cho ra đời sản phẩm “xà bông Việt Nam” 72% dầu, loại xà bông cục (còn gọi xà bông đá) dùng để giặt quần áo, rửa chén và cả tắm rửa cho người bình dân, ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng.

    Các xưởng ép dầu, xưởng làm xà bông, thâu nhận và tạo công ăn việc làm cho trên 200 công nhân. Khi công việc làm ăn phát đạt thêm, ông Bền còn xuất tiền cất một dãy phố 50 căn, gần Ngã Sáu Chợ Lớn, nằm góc đường Armans Rousseau và Général Lizé (trước năm 1975 đổi thành Minh Mạng - Hùng Vương).

    Rồi xà bông Cô Ba tức xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp. Ông Trương Văn Bền sản xuất xà bông “Cô Ba” từ cây dừa Bến Tre. Theo ông Hồ Vĩnh Sang – Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre thì dân Bến Tre đã làm dầu dừa bán cho Hoa kiều từ những năm đầu thế kỷ 20, bán cả cho ông Trương Văn Bền theo hai dạng: cơm dừa và dầu dừa thô. Rồi chủ hãng mới chế thành dầu ăn, xà bông… Lúc đầu có xà bông đá giặt còn nghe mùi dầu dừa. Sau ra loại xà bông thơm Cô Ba thì ai cũng chịu bởi nó thơm lâu. Dân miền Nam hồi đó toàn xài xà bông Cô Ba chớ đâu có hàng ngoại nhập gì vô được.

    Cho tới bây giờ vẫn chưa ai biết ông có bí quyết nào chế ra được loại xà bông có mùi thơm đặc trưng chân chất, gần gũi nhưng không kém phần kiêu sa, đài các mang tên “Cô Ba” ấy. Tận dụng nguyên liệu có sẵn, ứng dụng kỹ thuật mới, Công ty Trương Văn Bền và các con đã đưa ra những sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả phải chăng. Thêm vào đó, ông lại rất chú trọng đến việc quảng cáo và khuếch trương thương hiệu.

    Trên hộp xà bông của hãng là hình một trong những mỹ nhân nức tiếng Sài Gòn lúc bấy giờ - cô Ba. Xà bông cô Ba xuất hiện trên khắp các báo chí với lời kêu gọi: “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” và “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”.


    Đặc biệt trong các cuộc triển lãm, gian hàng của công ty luôn tạo ấn tượng cho khách bởi mô hình cục xà bông khổng lồ và giá cả sản phẩm rẻ hơn bình thường đến 25%.


    Hơn thế, ông Bền còn tìm cách đưa hình ảnh sản phẩm vào khắp các loại hình nghệ thuật được người Việt ưa thích lúc bấy giờ như ca vọng cổ, thơ lục bát…Thành công đến không ngoài dự tính.
    [​IMG] Bằng chất lượng và sự quảng bá rầm rộ, những “chiêu” tiếp thị độc đáo, ông Bền từng bước chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, xà bông Cô Ba của hãng xà bông Việt Nam đã đánh bạt cả loại xà bông Marseille nhập cảng của Pháp, chiếm lĩnh cả thị trường Đông Dương, thậm chí còn xuất cảng.

    [​IMG]

    Như vậy đủ thấy kiểu làm ăn của ông lúc đó quả là đáng nể. Sau đó, ông tiếp tục xuất xà bông qua các nước Malaysia, Singapore, Lào, Campuchia, Thái Lan, gần như chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á.

    Theo tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, ông Trương Văn Bền viết trong hồi ký của mình về việc khuếch trương sản phẩm xà bông: “…thấy xà bông bán chạy tôi làm thêm một chảo nữa. Nay nhiều thêm thì phải làm quảng cáo dữ mới bán được. Một mặt phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà bông Việt Nam, vì tiệm tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ của người Việt Nam về bán, trừ khi nào món đồ ấy đã được thông dụng, đem cho chúng mối lợi hàng ngày. Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Việt Nam bán không ? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu “Sao không buôn xà bông Việt Nam về bán ? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều ”. Hết người này tới người khác, thét rồi chủ tiệm cũng phải để ý lấy làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, cho người mua thử về bán. Tốp thì ôm đờn ca vọng cổ tán dương tính chất của xà bông Việt Nam, tốp thì đi đánh võ rao hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thêu xà bông Việt Nam. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo, nên xà bông Việt Nam bán chạy lắm (…)

    “… Năm 1941, tôi chịu cho sở binh lương một ít lợi quyền, nên bán được giá cao, chở đi Madagascar, Réunion … Mấy xứ thuộc địa Pháp này vẫn mua xà bông Marseille, nay vì chiến tranh, giao thương bế tắc nên phải mua của tôi…

    Việc ông đặt thương hiệu cho sản phẩm:
    “... tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và đã bị thất bại đau đớn. Đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to : “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới. Tôi không bỏ lỡ vội chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông, gọi Savon Việt Nam để nêu lòng ái quốc đang bồng bột ở trong xứ, xà bông Việt Nam là của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.

    Về tên gọi “Cô Ba” còn tuyệt chiêu hơn nữa. Cho tới bây giờ, hình ảnh người con gái đẹp in trên nhãn hiệu là ai, vì sao gọi Cô Ba?... vẫn ít người được biết. Và cuộc “truy tìm” nguồn cơn cái tên ấy mang nhiều bất ngờ thú vị.

    Bà Nguyễn Thị Bé 74 tuổi ở ấp Phú Chánh, xã Phú Hưng (TP Bến Tre) kể: "Hồi nhỏ tui thường theo tía chở dầu dừa lên Chợ Lớn bán cho hãng ông Bền. Cái hãng nó bự lắm, người ra vô tấp nập, ghe xuồng chở dầu lên xuống bán ì xèo. Ở Bến Tre này hầu như ai cũng bán cơm dừa, dầu dừa cho ổng để làm xà bông. Tui nhớ hồi đó đi mua cục xà bông đá, người ta cắt trong cái “bánh” cả ký lô bán dần từng cục nhỏ. Cái sàn nước nhà ai dưới quê cũng có cục xà bông đá trong “muỗng vùa” (gáo dừa khô) để rửa chén, giặt đồ. Nó rẻ, bọt nhiều, giặt thiệt sạch nên ai cũng ưa dùng..."

    “... trong những lần đi bán dầu dừa cho hãng ông Bền, tui có nghe người làm công loáng thoáng kêu bà chủ, vợ ông Bền là cô Ba. Có người còn nói ông thương vợ lắm nên in hình bà vô sản phẩm luôn”.


    Nhà thơ Lê Minh Quốc trong bộ sách “Những người Việt Nam đi tiên phong” viết: “… với mục tiêu phục vụ đại chúng, ông Trương Văn Bền đưa ra sản phẩm lấy tên Cô Ba, lý do thứ nhất là vợ ông được mọi người quen gọi cô Ba…

    Thấy mối lợi như vậy nhiều người chóa mắt cũng làm xà bông để tranh dành, Bà Đốc phủ Mầu ra xà bông “Con Cọp”, Balet ra xà bông “Nam-Kỳ” cũng có biểu tượng người đàn bà Việt Nam như xà bông Cô Ba, Nguyễn Phú Hữu ra xà-bông “3 sao” ở Cần Thơ... Nhưng tranh đua không lại với xà bông Cô Ba nên đều bị thất bại, bỏ cả.

    Ông Bền có nhiều con trai lẫn gái. Một người con, là ông Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trị Việt nam Công Thương Ngân Hàng (lập năm 1953) tại Sài gòn. Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, thay cha quản lý Hãng Xà bông Việt nam cho tới năm 1975.


    Điều gần như chắc chắn là, trong số những tấm hình do nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp sưu tầm được, có một tấm chụp cả nhà ông Trương Văn Bền cùng với 6 người con, trong đó ông Bền đứng ở vị trí thứ ba (từ phải sang). Ông và các con đều mặc áo trắng, duy chỉ một người phụ nữ ngồi ngay giữa là mặc áo dài đen, gương mặt phúc hậu, đầu búi tóc, cổ đeo dây chuyền vàng. Người đó không phải vợ ông Bền thì còn ai vô đây?
    [​IMG]
    Gia đình Trương Văn Bền, Cô Ba ngồi.


    Và nhãn hiệu Cô Ba in trên hộp xà bông cũng hoàn toàn trùng khớp với tấm hình gia đình ông Bền ở trên. Như vậy có thể kết luận cô Ba chính là vợ ông Bền.

    Sau năm 1975, Công ty Trương Văn Bền và Các con trở thành Nhà máy hợp doanh Xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1995, đơn vị này trở thành công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 7/1995, công ty Phương Đông liên doanh với tập đoàn Proter & Gamble lập một nhà máy mới ở Sông Bé.

    Ngày nay, người ta vẫn còn làm ra nó, tại số 40 đường Kim Biên, quận 5, TP HCM. Đó là một dãy nhà lớn bên hông chợ Kim Biên. Mặt dựng trước dãy nhà vẫn còn nguyên cái logo nổi hình người phụ nữ đầu búi tóc, vẻ dịu dàng thanh thoát. Nhìn biết ngay đó là Cô Ba, biểu tượng của người phụ nữ Nam bộ. Chỉ có điều hơi khác, bên dưới logo trước kia có hàng chữ “Công ty Trương Văn Bền và các con”, nay đã thay thế bằng “Công ty Phương Đông”.

    Ông Nguyễn Đức Hiệp cho biết: Cơ sở này trước kia chính là của ông Trương Văn Bền, chuyên sản xuất xà bông cục 72% dầu có nhãn hiệu “xà bông Việt Nam”, với xuất xứ từ nguyên liệu cây dừa Bến Tre. Và sản phẩm độc đáo nhất chính là cục xà bông thơm mang nhãn hiệu “xà bông Cô Ba” nức tiếng một thời. Năm 1977, người con út của ông là Trương Khắc Cẩn vẫn còn làm Phó Giám đốc. Năm 1995, công ty được cổ phần hóa do nhà nước quản lý. Hiện nay công ty vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm xà bông Cô Ba bởi nhiều người lớn tuổi vẫn còn ưa dùng. Và trên hết là bảo tồn một thương hiệu truyền thống khắc sâu lòng người hơn 80 năm qua”.

    Ông Trương Khắc Cần đã đi sang Pháp định cư từ lâu.

    Trong các hệ thống siêu thị Coo-p Mart hiện có bán xà bông Cô Ba do công ty Phương Đông sản xuất.
  2. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ờ mà sao hình này của lão Vá lại cụt mất phần cuối nhở?
    :-w:-w:-w
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Một số ảnh cổ về nghề làm xà bông ở Pháp

    Dụng cụ làm xà bông thế kỷ 19

    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Xà bông Mạc xây nổi tiếng trên toàn thế giới

    [​IMG]Affich
    [​IMG]

    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Ngày nay "xà bông Mạc xây" vẫn còn nổi tiếng ở Pháp. Ai có dịp đi du lịch Mạc xây cũng muốn trở về nhà với vài cục xà bông đặc sản

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Savon de Marseille
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Chính quyền Mạc xây cũng đầu tư bảo tồn thương hiệu "xà bông Mạc xây" một thời vang bóng. Khách du lịch Mạc xây có thể thăm viếng các viện bảo tàng, nhà máy và hiệu buôn xà bông cổ xưa.

    savon de Marseille "le Fer à Cheval"


    [​IMG]



    [​IMG]"

    Le Savon de Marseille

    Xà bông Mạc xây được sản xuất từ năm 1688

    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Chính quyền Mạc xây cũng đầu tư bảo tồn thương hiệu "xà bông Mạc xây" một thời vang bóng. Khách du lịch Mạc xây có thể thăm viếng các viện bảo tàng, nhà máy và hiệu buôn xà bông cổ xưa.


    [​IMG]


    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]


    Le séchage sur les canisses

    [​IMG]

    La machine à estampiller.

    [​IMG]


    L'estampillage sur les six faces.

    [​IMG]


    Le stockage.

    [​IMG]


    [​IMG]


    Il ne vous reste plus qu'à faire la lessive.


    [​IMG]

  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Xà bông cục Mạc xây làm mưa làm gió thị trường Đông Dương cho tới khi một hãng buôn tên là Pachod frères et Cie, có trụ sở tại 16 , av. de Saxe, Lyon. (Vốn 3 triệu quan Pháp) nhập một số mỹ phẩm và xà bông thơm cao cấp được sản xuất ở Lyon nhằm vào các khách hàng tiền nong rủng rỉnh.

    Khoảng những năm 1910, hãng này đặt hàng công ty mỹ phẩm Parfumerie F. More au & fils có nhà máy cũng tại Lyon một số mỹ phẩm như dầu thơm, lotion, phấn thơm và xà bông nhãn hiệu "Cô-Bà" để xuất khẩu vào thị trường Đông dương mà đặc biệt là ba nước Bắc kỳ, An nam và Nam kỳ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tại sao họ đât tên là xà bông, nước hoa ..."Cô-Bà" ta vẫn chưa biết chính xác. Rất có thể là do những sản phẫm này với hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ thích hợp cho quý Cô quý Bà hơn là cho đấng mày râu.

    Bao bì tất cả các sản phẩm "Cô-Bà" đều được trang trí bởi hoa thơm phương Đông bao quanh hình ảnh một thiếu nữ trong trang phục phụ nữ giàu có Nam kỳ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Người thiếu nữ đó có là một nhân vật đặc biệt nào không. có là thứ Ba trong gia đình không thì ta cũng chưa biết và Va mỗ cũng e rằng không phải một cô Ba đặc biệt nào cả.




  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Vài sản phẩm của cty Parfumerie F. Moreau & fils Lyon

    Hộp đựng xà bông

    [​IMG] [​IMG] F. MOREAU & FILS

    «Marcella» - (années 1900) Importante boite rectangulaire pour 3 savons, en carton gainé de papier polychrome illustré de guirlandes de lauriers fleuris, de rubans, d'un portrait de femme en médaillon et d'un brûle parfum, titrée. D: 11 x 21 cm. [​IMG] [​IMG] F. MOREAU & FILS

    «Muguet» - (années 1900) Boite rectangulaire pour 3 savons, en carton gainé de papier polychrome illustré de muguet, de motifs orientalistes, et d'un profil d'élégante en réserve sur fond d'océan, titrée. D: 10 x 20 cm.
    [​IMG] [​IMG] F. MOREAU & FILS

    «Cyclamen Ambré» - (années 1900) Belle boite pour 3 savons de forme trilobée en carton gainé de papier polychrome titré, illustrée de fleurs et feuilles de cyclamen. D: 15 x 21 cm.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại về "cô Ba xà bông"

    Hãng buôn Pachod frères et Cie, có trụ sở tại 16 , av. de Saxe, Lyon. (Vốn 3 triệu quan Pháp)

    Ngoài là đại lý độc quyền một số mỹ phẩm và xà bông thơm cao cấp được F. Moreau & fils sản xuất ở Lyon công ty này đại lý độc quyền phân phối ở Đông Dương cho lốp xe Englebert , nệm Simmons, xe đạp Mercier, Simplex, Exshaw Cognac và một số hàng vải vóc nhập khẩu từ Pháp'

    Sau này họ thành lập công ty con "Pachod Frères et Compagnie d'Indochine Import-Export" có trụ sở tại
    22, đại lộ de la Somme (Hàm Nghi ngày nay), Sài Gòn
    và ở 40, đại lộ Henri d'Orleans Hà Nội


    Một hóa đơn của Hãng buôn Pachod frères et Cie
    [​IMG]

Chia sẻ trang này