1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những hàng cây Hà Nội.

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hanoipho, 24/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Những hàng cây Hà Nội.

    HÀ NỘI PHỐ VÀ CÂY​

    [​IMG]

    Phố sẽ chỉ là phố, nhựa đường và bê tông, không hồn cốt, không mênh mang kỷ niệm. Những phố phường Hà Nội đi vào hoài niệm của người dân Thủ đô không bởi giá trị giao thông muôn thủa của nó mà chính bởi hương sắc đầy ấn tượng của 28.000 cây xanh. Theo thống kê của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, hiện có 68 loài cây được trồng trên các tuyến phố. Tuy nhiên, phố không phải là rừng và việc trồng cây trên phố cũng không nhằm đến mục đích đa dạng sinh học.

    Phố phường Hà Nội được hình thành đã ngót nghét ngàn năm nhưng phải thành thực thừa nhận rằng việc hình thành những con phố có "cá tính" mới chỉ diễn ra trong khoảng 100 năm nay, bắt đầu bằng quá trình quy hoạch trồng cây trên phố thời thuộc Pháp. Trước năm 1945, trên các tuyến phố Hà Nội có 46 loài cây, trong đó có nhiều loài xuất xứ không từ bản địa như Bàng, Xà cừ, Long não, Sao, Sếu (cơm nguội)...Mỗi con phố với một loài cây chủ đạo hợp lý đã làm nên một dáng vẻ riêng của Hà Nội không hề giống bất cứ một đô thị nào. Thậm chí mỗi một mùa cũng có dáng vẻ riêng. Mùa xuân hoa Sưa nở trắng dốc Ngọc Hà. Đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng quanh năm xanh um, chớm hè hoa Sấu ngọt hương. Đường Lý Thường Kiệt chói loá màu Phượng đỏ trong khi phố Thợ Nhuộm miên man với sắc tím Bằng lăng. Thu sang hàng Xà cừ lão đại trên đường Hoàng Diệu thả ngàn lá dát vàng không gian. Đông về những phố cổ trở nên vô cùng gợi cảm bởi dáng vẻ đầy tính tạo hình của thân bàng trụi lá...

    Những con phố lâu nay đã trở thành một niềm tự hào của người Hà Nội, và bản sắc phố phường do những hàng cây tạo nên thực đáng để trân trọng. Cây không chỉ làm đẹp cho phố mà còn góp phần tăng tỷ lệ m2 xanh trên đầu người cho Hà Nội. Hiện nay, tỷ lệ này ở Hà Nội là 4,2 m2/người. Đây là con số chứng tỏ việc phát triển cây xanh trong thành phố của chúng ta có những bước tiến đáng kể. Mỗi năm, Hà Nội trung bình trồng mới được từ 1.500 đến 2.000 cây. Tuy nhiên, tỷ lệ m2 xanh trên đầu người của Hà Nội vẫn còn quá thấp so với những đô thị khác. ở châu Âu, bình quân từ 8-10m2, trong khu vực, tỷ lệ này cũng đạt 6m2, còn theo Công ty Công viên cây xanh Hà Nội thì mục tiêu đến hết năm 2002 cũng mới chỉ là 5m2. ở một đô thị cổ như Hà Nội, với quỹ đất dành cho vỉa hè rất hạn hẹp thì việc tăng diện tích dành cho cây xanh tương đối khó khăn. Đối với những đường phố mới thì phương án khắc phục duy nhất là những giải phân cách xanh. Nhưng việc trồng cây trên giải phân cách không thể đáp ứng nhu cầu bóng mát vì không thể trồng được những loài cây lớn. Trong khi đó, ngay ở các đường phố cũ, một số loài cây qua thời gian cũng đã bộc lộ sự không phù hợp. Cây Xà cừ, một trong những loài cây điển hình của Hà Nội, hiện chiếm tỷ lệ 28% số lượng cây trồng trên phố đã đến lúc cần phải loại bỏ bởi đây là loại cây lớn nhưng bộ rễ chùm của nó rất tốn đất trong khi lại không đủ sự vững chắc. Cây Bàng, cây Sếu (cơm nguội) cũng đứng trong danh sách bị loại bỏ trong quy hoạch cây xanh Hà Nội tương lai. Cây Bàng vốn đã quá ấn tượng trong tranh phố của danh hoạ Bùi Xuân Phái nhưng cây bàng trong tranh không có ...sâu róm. Cây Sếu tuyệt đẹp nhưng thân hình quyến rũ của nó cũng rất được các loài tầm gửi mến chuộng dẫn đến tình trạng cành khô, chết nhiều, không an toàn cho người đi đường. Như vậy, Hà Nội mùa thu trong tương lai sẽ không còn những "cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ". Thay vào đó là những loài cây có tốc độ tăng trưởng nhanh như Muồng, Keo, Bằng Lăng, Sữa... Hiện tại, ở những đường phố mới đã được trồng những loài cây này. Đường Nguyễn Chí Thanh, cây keo đã cao tới 7, 8m, đường Trần Khát Trân không lâu nữa sẽ ngập hương hoa Sữa đêm đầu đông, đường Thái Hà, Xuân Thuỷ cây Muồng hoa vàng đã có bóng mát...

    Sự thay đổi về chủng loại cây cối được trồng trên phố sẽ có tác động như thế nào đối với bộ mặt phố phường? Bà Tuyết Thanh, Trưởng phòng kế hoạch Công ty Công viên cây xanh Hà Nội khẳng định rằng đây là phương án đã được nghiên cứu khá kỹ càng và tính phù hợp của những thay đổi này đã được chứng minh trên một số tuyến đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ như vậy. Đối với nhiều người dân Hà Nội thì hương vị và dáng vẻ của mỗi cái cây trên đường phố còn là một kỷ niệm chứ không chỉ đơn thuần là ý nghĩa môi trường. Những loài cây mới như Muồng, Keo được coi là một thứ cây tiên phong trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì khả năng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là khả năng phát triển rất nhanh. Song về mặt thẩm mỹ thì đây là những loài cây khá đơn điệu. Cây Muồng cành lá quá rậm rạp và trái Muồng thường khô trên cây thành những mảng màu nâu đen không lấy gì làm đẹp. Còn Bằng lăng tuy vào đầu hè hoa tím rực rỡ nhưng không lâu sau đã héo và dập nát trên cây. Tóm lại, đối với phần đông người Hà Nội quan tâm tới vấn đề cây trên phố, những loài cây mới dường như không đem lại nhiều thiện cảm. Vậy đâu là loài cây thực sự phù hợp cho thành phố Hà Nội?

    Trước hết, những con phố nào được coi là lý tưởng? Không khó để trả lời câu hỏi này! Có tới 80% người được hỏi cho rằng những con đường như Phan Đình Phùng, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu là những con đường đẹp nhất. Điều đáng nói, đó đều là những đường phố trong hệ thống "phố Tây", do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ, những con đường quanh năm xanh mát nhưng tầm nhìn lại rất thoáng bởi những hàng cây cao, lá xanh quanh năm. Trong số 4 con phố kể trên, đường Hoàng Diệu chủ yếu trồng Xà Cừ, các phố còn lại có loài cây chủ đạo là Sấu. Xà Cừ, như đã phân tích, tỏ ra không còn thích hợp với đường phố chỉ bởi bộ rễ chùm. Còn Sấu thì sao? Có thể nói đây là loài cây thích hợp nhất với đường phố vì có lá xanh quanh năm, cây cao, bóng mát, thêm vào đó là hương thơm dễ chịu vào mùa hoa và quả Sấu thì đã quá thân quen với bát canh chua mùa hạ... Nhiều người còn cho rằng bản thân bộ rễ nổi của cây Sấu cũng là một vẻ đẹp của Hà Nội Phố. Nhưng cây Sấu có một nhược điểm lớn khiến cơ quan chức năng về cây ở Hà Nội không mấy ưa thích. Đó là chậm lớn. Thời gian để ươm một cây Sấu cho tới lúc có thể đem trồng ngoài đường phố phải mất từ 5 đến 7 năm. Đó cũng là điểm yếu khiến một số loài cây rất đẹp khác phải chung số phận không được trồng mới cùng với Sấu như Sao, Long não...Cũng phải nói thêm đôi chút về loài cây Sao đen. Đây là một trong số những loài cây đẹp nhất của Hà Nội, dáng thẳng và cao thanh thoát, được trồng nhiều nhất ở phố Lò Đúc khiến con phố này một thời được gọi là phố Cò do có nhiều cò tìm về đậu. Cũng như Sấu, Sao trên phố Lò Đúc có được trồng từ hàng trăm năm nay nên đã có dấu hiệu bị cỗi. Tương tự như vậy, hàng Phượng vĩ trên đường Lý Thường Kiệt cũng đã đến tuổi về hưu, mùa hè vừa qua đã không còn ra hoa. Có thể nói, việc trồng lại cây cho những con phố đẹp đã đến thời điểm cần được đem ra bàn như một việc cấp bách. Trồng một cái cây không khó nhưng quyết định trồng loại cây gì lại không đơn giản. Cây trên phố không chỉ là cây, lâu nay đó đã là một niềm tự hào của Hà Nội Phố. Vì vậy, việc quy hoạch trồng cây trên phố không thể chỉ là do chủ quan của một cơ quan như Công ty Công viên và cây xanh, mà còn rất cần sự tham gia góp của nhiều ngành, nhiều cấp./.

    Thảo Đan
  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    CÂY LỘC VỪNG​
    [​IMG]
    Cây Lộc vừng bên Hồ Gươm.​
    Trong số hàng trăm loài cây xanh được trồng xung quanh khuôn viên di tích hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ nhiều đời nay thì có rất nhiều cây ra hoa rồi kết trái theo mùa như cây sấu, cây bằng lăng, phượng vĩ, hoa ban, soài, hoa gạo... Thế nhưng có loài cây được trồng ở đây duy nhất có 2 cây bên phía vệ hồ đằng trước Sở Điện lực thành phố lại chỉ nở hoa vào đúng mùa thu, đó là cây lộc vừng. Muộn hơn hoa sữa, hoa lộc vừng thường nở vào giữa mùa thu và thời gian hoa nở cũng diễn ra chóng vánh trong khoảng nửa tháng rồi lịm tắt để ấp ủ cho mùa sau. Chẳng thế mà người Hà Nội xa xứ ngoài nỗi nhớ hoa sữa mỗi mùa thu về thì hoa lộc vừng cũng gợi lại trong mỗi người những canh cánh bên lòng về Hà Nội, về Hồ Gươm huyền thoại.
    Là loài cây không lấy gì làm đặc trưng và nó cũng được trồng ở nhiều nơi, xong ở Hồ Gươm xuất hiện 2 loại cây lộc vừng mới đặc biệt làm sao khi hoa của nó có màu đỏ rực nở từng dẫy dài rũ xuống y như buông mành trông thật mê hồn. Chính tại 2 gốc cây lộc vừng đã có biết bao nhà nhiếp ảnh quốc gia và quốc tế "đốt" phim tại đây. Họ mê vẻ đẹp của những dây hoa. Không ít danh hoạ cũng tìm tới để lấy cảm hứng sáng tác và nếu tôi nhớ không nhầm thì có khá nhiều những bức ảnh lịch tết của nhiều năm và nhiều bức hoạ lấy cây lộc vừng nở hoa làm nền, trông thật tuyệt vời. Những độ hoa sắp nở là tôi thường qua hồ dạo mát đều đặn hơn. Tôi muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một loài hoa mộc mạc nhưng mùi hương và sắc màu thì lại kiêu sa rực rỡ ấy. Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao người ta đặt tên là hoa lộc vừng? Quả là nhìn những cánh hoa nhỏ có những chùm râu li ti rụng tôi cứ cảm tưởng như vô số hạt vừng được rắc xuống. Chỉ khác rằng hạt vừng là màu đen và trắng, còn hoa lộc vừng màu đỏ.
    Những buổi sớm mai thu, khi sương sớm còn giăng mỏng qua con đường ven hồ song song với đường Đinh Tiên Hoàng thì sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một tấm thảm màu hồng hoa lộc vừng rụng xuống liên kết và bồng bềnh trên mặt nước. Hoa lộc vừng thường nở và khoe sắc về đêm nên không khí về đêm ở quanh Hồ Gươm như dịu lại, thơm tho bởi hoa lộc vừng và những chùm hoa sữa đâu đó nơi cổng đền Ngọc Sơn, đầu phố Bà Triệu... Chẳng biết có phải không chứ nhiều bậc cao niên sống gần hồ kể rằng cứ mùa hoa lộc vừng nở là các cụ rùa thường nổi lên nhiều lần? Mới đây thôi, khi hoa lộc vừng nở, vài hôm sau có một cụ rùa nổi lên chập chờn dưới những thảm hoa đỏ mặt nước hồ. Hay như vào ngày 27/9 khi công trình tượng đài vua Lê Thái Tổ sau một thời gian tu sửa nâng cấp và gắn biển công trình chào mừng 990 năm Thăng Long, thì dưới hồ rùa lại nổi và bơi vào nằm dưới rặng si già trong đền Ngọc Sơn. Có thể là giai thoại về rùa Hồ Gươm còn nhiều điều bí ẩn, song như thế đã là một linh ứng tuyệt vời.
    Trong những ngày lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, khuôn viên xung quanh Hồ Gươm được trang hoàng lộng lẫy và dưới trời thu hoa lộc vừng nở rộ mừng ngày đại lễ./.
  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    HOA SỮA​
    [​IMG]
    Hoa sữa không biết được du nhập vào Hà Nội từ bao giờ, cây cao, dáng đẹp, thân mốc thếch, cao tới gần 20m, cành đan xen khúc khuỷu. Khác với nhiều loại cây, lá cây hoa sữa phát triển từng đốt, mỗi đốt thường xoè ra từ 6-7 lá, giống như lá cây ngũ gia bì nhưng to hơn. Từ những đốt cành nảy ra những nhánh nhỏ vươn về mọi phía, làm cho tán cây luôn xanh mướt, bấm vào cành non thấy chảy ra chất nhựa có màu trắng như sữa, phải chăng vì thế mà dân gian gọi là cây sữa. Cùng với hoa dạ lan, nhài, trà mi, nguyệt quế... hương hoa sữa chỉ thơm về đêm.
    Cây hoa sữa không có mùa trút lá, chỉ lác đác rụng lá vàng, nên suốt năm cây luôn xanh tốt. Hoa sữa nở vào độ cuối thu đầu đông, những cụm hoa nhỏ xíu chen chúc từng đám mầu trắng phớt. Độ hoa nở, những ngày lặng gió, không gian xung quanh như được ướp bằng mùi hương hắc thơm ngào ngạt, một mùi hương như mơ như thực, bởi hoa nở trên cao không nhìn thấy, còn cái mùi hương nồng nàn quyến rũ ấy cứ lan xa, dưới gốc cây rơi rắc những chấm hoa nho nhỏ, như tấm voan mỏng mịn màng còn phảng phất mùi hương.
    Nhưng không hiểu sao, hễ nói về hoa sữa, người ta vẫn nhớ về con đường Nguyễn Du, nơi ấy có không gian tĩnh lặng, có hồ nước lung linh khiêm nhường mà thơ mộng. Những đêm đầu đông, trong sương giăng lành lạnh, ngồi bên bồ Thiền Quang dù ở bờ bên kia, vẫn ngửi thấy mùi hoa sữa. Nhiều lứa đôi thường đến đây dạo bước dưới hàng cây sữa, phải chăng bởi hoa sữa thơ mộng dễ khắc vào nỗi nhớ kỷ niệm tình yêu?
    Ngược đường Thuỵ Khê theo tàu điện về chợ Bưởi ngày xưa cũng có nhiều cây hoa sữa. Mới cách đây gần 30 năm, ngồi trên toa xe điện vào những đêm đông, suốt đoạn đường vẫn ngửi thấy hương sữa, giờ đây đoạn đường này chỉ còn lại 5 cây, dọc đường hầu hết được trồng dâu da xoan. Kể ra, cây dâu da xoan cũng đẹp, rất dễ trồng, lá xanh mướt, mùa xuân, mùa hè hoa nở trắng có mùi thơm dịu nhẹ, dưới nắng vàng những chùm quả cũng lung linh đỏ rực. Nhưng cây rất thấp, không thể nào sánh được với hoa sữa. Vì sao cây hoa sữa ở đoạn này lại ít đi? Tìm hiểu thì được biết một số người thiếu ý thức thấy cây sữa mọc trước nhà, hoa toả hương họ chê là hắc, nên tìm cách hạ đi.
    Mấy năm gần đây, chừng như người ta cũng bắt đầu thấy được giá trị của hình tượng hương hoa sữa với phố phường Hà Nội, nên một số phố được trồng thêm rất nhiều cây sữa.
    Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những khách xa về thăm Hà Nội. Hoa sữa cũng đi vào nhạc, vào thơ, đã làm xốn xang bao tâm hồn trẻ, ai không khỏi bâng khuâng khi nghe câu hát "Em ơi Hà Nội phó, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa"... Hương hoa sữa ở đây như gắn với tình yêu và phố phường Hà Nội. Rồi "hoa sữa thôi rơi, em bên tôi những chiều tan lớp" như nỗi niềm luyến tiếc mùa hoa sữa đã qua gợi bao kỷ niệm. Và nhiều lắm, có biết bao bài văn, bài thơ viết về hoa sữa, cây hoa sữa đã tôn thêm biết bao thơ mộng cho Hà Nội những mùa đông.
    Tôi yêu Hà Nội, tôi yêu những đêm đầu đông không gian lành lạnh sực nức mùi hoa sữa, tôi ước mong có nhiều đường phố Hà Nội được trồng thêm nhiều cây sữa, một loại hoa không đẹp nhưng ngát hương, và chẳng thể nào quên với những người đi xa. Hoa sữa quả là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, Thủ đô yêu dấu của chúng ta./.
    Nguyễn Văn Lục
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Cây cơm nguội​
    [​IMG]
    Mang một cái tên xấu xí, cây cơm nguội chẳng có hương thơm, cành cũng không thẳng và lá không to... nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết...Nhưng cây cơm nguội có vẻ riêng mà không cây nào sánh được.
    Hà Nội có những đường cây khá đẹp. Nó là niềm yêu của ai đang ở Hà Nội, là nỗi nhớ của người đi xa, cũng là mong chờ của ai chưa đến.
    Phố Trần Hưng Đạo có rặng sấu sum suê, tán tròn, xanh quanh năm. Phố Lò Đúc có hàng sao đen cao vút, thân thẳng tắp, đầy bóng mát. Đường Thanh Niên có phượng đỏ rực trời hè, nay còn thêm hoa ban tím. Phố Hàng Dầu có hoa sữa, nay còn thêm dâu da xoan. Đặc biệt phố Lý Thường Kiệt và quãng cửa Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, phố Đinh Tiên Hoàng, có hàng cây cơm nguội. Cái tên xấu xí, nhưng nó có vẻ riêng, không cây nào sánh được. Nó còn có tên nữa là sếu. Hình như chỉ Hà Nội mới có nhiều cây này. Bóng mát lăn tăn, mùa hè xanh ngát. Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc nhìn cành khẳng khiu mà tưởng ta đang đi trong tranh thuỷ mặc.
    Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây. Tháng mười, khi hoa sữa toả hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất. Thu đã đến hẳn rồi Hà Nội ạ.
    Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất... Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu; màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non như màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm, nắng xuân sớm. Lá ấy trông ngon như màu cốm, hấp dẫn trẻ thơ ngắt quả chơi, hấp dẫn cả những ai yêu nhau phải hò hẹn tìm nhau.
    Cây cơm nguội sống hàng trăm năm, có khi còn dài hơn một đời người. Cây cơm nguội mọc thành hàng, cho phố thêm thơ mộng. Trong bóng hàng cây ấy, ai là người có những kỷ niệm vui buồn của đời mình với một gốc cụ thể nào? Có thể đó là buổi không thuộc bài, hôm đi bắt ve sầu, lúc đánh mất hòn bi ve, hôm đi tiễn đưa người bạn, cái buổi lần đầu tiên cầm tay ai, hồi hộp không nói nên lời. Cũng có thể đó là chỗ hai người chia tay vĩnh biệt, hoặc cắt đứt mọi ràng buộc một đời...
    Cây cơm nguội hẳn biết chia sẻ nỗi niềm, tình cảm ấy. Vì thế mà nó cứ thì thầm lao xao, mà rung rinh sáng lên trong nắng ấm, trong mưa phùn, trong dòng đời của bao cây khác, hoa rực rỡ hoặc thơm ngát hoặc thơm nồng... Cây cơm nguội khiêm tốn vì hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to... nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết...
    Tuy vậy, cũng có những cây cơm nguội quá già nua, bị sâu ăn ruỗng, phải nhường chỗ cho cây non, có khi là khác loài. Nhưng nó im lặng, vui lòng./.
    Băng Sơn
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 24/07/2004
  5. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0


    Hoa sữa​
    Được hltangoc sửa chữa / chuyển vào 14:09 ngày 24/07/2004
  6. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Phải công nhận là có đi xa Hà Nội mới thấy được vẻ đẹp của các hàng cây ở Hà Nội. Chẳng ở nơi đâu lại có nhiều cây cổ thụ đến thế, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của Hà Nội rồi.
    Nhớ đợt sang Thái Lan, tớ phải công nhận Bangkok là một thành phố rất hiện đại với những đường cao tốc làn trên làn dưới trông rất đẹp mắt. Nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng cây, có chăng thì chỉ là nhưng cây hoa cảnh được người ta trồng trang trí bên đường. Tự nhiên lúc đó thấy yêu Hà Nội hơn bao giờ hết.
    Lại nhớ có đợt vào Quảng Bình, thị xã Đồng Hới bây giờ cũng thay da đổi thịt nhiều lắm, hầu như vết tích của chiến tranh đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho phố xá nhộn nhịp và những hàng cây xanh mướt. Hẳn ai đó muốn đem một chút Hà Nội vào miền Trung bằng cách đem trồng hoa sữa cả một khu phố mới. Bọn ấy có tưởng tượng được cả một khu phố toàn là hoa sữa thì sẽ thế nào không? Người Hà Nội yêu hoa sữa đến thế cũng chỉ dám trồng thi thoảng một vài cây. Mùi hương thoang thoảng sẽ làm cho không gian thêm thi vị. Chứ bắt tớ ngửi cả ngày hoa sữa chắc...tỏi mất. hihi. Không biết bây giờ khu phố ở Đồng Hới đó (tớ không nhớ nổi tên) có chặt bớt đi không nhỉ? Chứ không thì...vào mùa hoa sữa nở thì là một cực hình đối với dân địa phương.
    Thế mới biết muốn copy một Hà Nội cũng chẳng phải dễ. Thế mới biết tự hào khi được sống ở đây...
    Ôi sao yêu quá Hà Nội ơi...

  7. nhihanoi

    nhihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    đọc bài viết của bạn sao tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc và may mắn quá khi đuợc sinh ra và lớn lên ở đây, Hà nội thân thương. Và may mắn hơn nữa, tôi được sống trong con phố kỷ lục của Hà nôi "phố mà duy nhất có 2 hàng cây trên vỉa hè"
    Mỗi khi tôi buồn, tôi thường đi dạo trên con phố nhà mình, chân bước nhẹ trên thảm lá sấu vàng, lá sà cừ, và vây quanh mình là mùi hương các loài hoa. Khiến tôi thấy nỗi buồn như được chia sẻ, như được tan đi và bước theo những bước chân mình. Tôi thường nói với cô cháu gái nhỏ của mình "2 cô cháu mình đi nghe xào xạc nhé". Khong biết các bạn thế nào, chứ tôi tôi yêu thích và thấy Hà nội đep nhất vào tháng những ngày cuối tháng 3 và tháng 4, khi ấy lá sấu, lá sà cừ rụng đầy ánh lên những tia nắng đầu mùa hạ.....những chiếc lá vàng bay theo gió chạm nhẹ vào tay vào mặt, một cảm giác thanh bình
    Phải nói thật là gần đây khi tôi phải đi công tác xa nhà một vài tuần, và khi về đặt chân về cửa ngỏ thủ đô, tôi tự nhiên có một cảm giác thật lạ, thật mới mẻ, như thể tôi tìm được một điều gì đó như thể một vật quý báu bao lâu nay của mình, một cảm giác thật thư thái, một cảm giác rằng "ta đã về đây, về thành phố thân thương mà ta đã có rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ với nó. Cảm giác của tôi lúc đó cực kỳ vui thích và yên bình
    Các bạn có cảm giác như thế không nhỉ, hỡi những ngưòi bạn đồng hương khác của tôi ơi
  8. nhihanoi

    nhihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
  9. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Loài cây bị đặt "nhầm" tên - Cây Sấu​

    [​IMG]
    Người Hà Nội ăn xong cái Tết Nguyên đán thì tiết trời cũng ấm dần lại. Mưa xuân phơi phới bay. Các loài cây nảy lộc, đâm chồi. Rồi, thoắt cái, bằng lăng, bàng, phượng vĩ, sầu đông? nhất loạt hồi lại màu xanh. Hà Nội hớn hở một màu xanh. Và đúng lúc này - giống như một chiến binh được đổi gác - chàng hiệp sĩ sấu mới vội vàng thay áo lá.
    Xem ra cái cách rụng lá, thay lá của sấu cũng khác hẳn các loài cây khác.
    Đây là cách rụng lá của bàng, qua thơ Nguyễn Bính:
    Thu đi trên những cánh bàng
    Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
    Hôm qua đã rụng một rồi?

    Trong khi ấy sấu cứ thong thả, nhẩn nha, vừa ra lộc xanh, vừa rụng lá vàng một cách rất bản lĩnh, rất tự tin. Nên chi, sấu được mệnh danh là chàng chiến binh đứng gác cho màu xanh Hà Nội, là vậy.
    Bước sang tháng Tư, tính theo lịch âm, trời đã hoe lên làn nắng mới. Gió nồm Nam hây hẩy. Lá sấu rụng hối hả. Gặp cơn gió mạnh, lá sấu bay bay như những trận mưa vàng.
    Vậy là đến lúc này, người Hà Nội coi như đã đặt cả hai chân vào mùa hè rồi. Bao nhiêu âm thanh, màu sắc, niềm vui, nỗi lo của buổi hè sang, choán lấy tâm trí mọi người. Nào chuyện điện đóm, nước nôi. Nào chuyện dán tem máy điều hoà nhiệt độ và quạt Nhật, quạt Tàu. Nào các buổi trình diễn thời trang áo tắm, mát mẻ đến bốc lửa. Rồi tiếng sấm đầu mùa bốc lên. Trận mưa rào đầu mùa sập xuống?
    Sau một đêm mưa, sáng ra, vừa mở cửa bỗng giật mình. Trên nền thảm lá sấu rụng đêm qua còn vàng tươi mặt hè, đã thấy la liệt những chấm trắng tựa như những cánh hoa cau rụng. Thì ra sấu đã đơm hoa.
    Cái cách thay lá của sấu đã khác, cách đơm hoa của sấu càng rất khác. Phàm là cây, như bưởi, như chanh, như lựu? khi nở hoa lá khoe hoa, đua hoa. Sấu đơm hoa lúc nào, đố ai biết. Cho đến khi những chùm hoa sấu đực rụng trắng vỉa hè, người ta mới hay.
    Bạn tôi, một người làm thơ không chuyên, đã có những câu thơ viết về cây sấu như thế này:
    Đơm hoa kết trái
    Lặng thinh vòm cao
    Nghĩ mình là sấu
    Cần chi ồn ào...

    Kể cũng là một nét đẹp thầm, nét duyên thầm của một loài cây từng gắn bó với nhiều thế hệ người Hà Nội.
    Thế rồi, chả biết bằng con đường nào, chỉ ít lâu sau đó một buổi sáng các bà các chị nội trợ xách làn ra chợ, đã thấy sấu non xuất hiện ở các quầy rau quả tươi. Một mớ rau muống, vài chục quả sấu non, thêm quả cà bát muối, ấy là khẩu phần quen thuộc của mọi nhà. Nếu có thêm đĩa tôm rảo rang, vỏ tôm ửng tươi màu da cam, đặt bên đĩa rau muống luộc xanh mơ; bên bát nước rau đánh sấu non thoáng một màu hồng dịu... thì có thể nói đó là bữa ăn mùa hè ?okinh điển'''' của người xứ Bắc. Và, thú vị thay, trong các bữa ăn thanh đạm ấy, bát nước rau muống luộc đánh sấu chả đáng giá là bao, lại trở thành mớn át chủ bài. Còn như những gia đình có cha già, mẹ yếu thì đây chính là dịp để người ta thể hiện tình yêu thương, lòng hiếu thảo. Chỉ cần ít quả sấu, chút thịt nạc là đã có bát canh chua ngọt, mát ruột người già. Chao ôi! Cái thứ quả của cái loài cây có tên là? sấu ấy!
    Tháng tư bước sang tháng Năm - cũng theo lịch âm - là tiết của hạ chí, đêm ngắn ngày dài. Sự nóng nực gia tăng. Ve trốn nắng trên những vòm sấu, kêu như điên. Lúc này quả sấu đã vào kỳ chắc xanh. Các nhà thầu tung ra một lực lượng chuyên nghiệp đi gồi sấu. Họ trèo thoăn thoắt, lần ra các cành, bẻ từng nhành sấu ném xuống, hoặc bứt quả cho vào bị, ròng dây thả xuống. Quả sấu xanh bắt đầu tràn ngập các chợ, các bến tàu, bến xe, tỏa về các vùng. Sấu còn biến dạng, ngoài bát canh chua, trở thành các món quà vặt mà hấp dẫn của người Hà Nội. Lúc này, trên các đường phố, ở các cổng trường học, đã thấy xuất hiện những chiếc xe đẩy với món sâu dầm độc đáo. Gặp cơn oi nồng, khô rát, thấy món sấu dầm là mọi người thưởng thức ngay một cốc. Hương vị dịu chua, ngọt mát của sấu dầm giải đi cái khát một cách rất hiệu nghiệm, lại cho ta cảm giác khoan khoái nơi thanh quản.
    Và chưa hết, cũng vào lúc mùa quả sấu đang rộ này, người ta bắt đầu muối sấu, làm ô mai sấu. Mùa sấu qua đi nhưng quả sấu còn lại suốt bốn mùa với con người. Đó là món ô mai sấu rất hợp ''''gu'''' các bà, các chị lại rất hay chui vào cặp sách của các cô nữ sinh Hà Nội ''''hơi bị'''' thích quà vặt!
    Tôi có may mắn là nhà ở ngay tại một đường phố ?orất sầm uất? về cây sấu. Ở đây sấu đã thành cổ thụ. Gốc vững, thân cao, tán lá giao nhau phía trên lòng đường, tạo thành một vòm xanh cao vút như vòm mái một cung điện. Bởi thế, chúng tôi không thể không sót ruột, vào những ngày nhà thầu cho gồi sấu. Người ta leo trèo hái lượm. Mà không phải chỉ là hái lượm, họ bẻ cả những cành sấu tướng, chi chít quả, ném xuống cho người ở dưới gốc bứt hái, lấy quả bỏ lại cành lá ngổn ngang. Sau những buổi gồi sấu như thế mái vòm ?ocung điện? của chúng tôi lỗ chỗ thủng, nhìn lên thấy có những mảnh trời.
    Vậy là xong một vòng quay của một tuổi đời cây sấu, kể từ lúc sấu ra lộc, thay lá, đơm hoa, kết trái cho đến lúc người ta bứt hái, gồi tỉa. Và người ta quên đi. Bởi cuộc sống còn có nhiều điều cần nhớ, nhiều việc cần làm.
    Thế rồi cữ mưa ngâu đến tự lúc nào. Trời dịu lại. Đêm nằm, nghe tiếng gió mưa, tiếng rơi lộp bộp trên mái ngói, mới giật mình mà nhớ ra: Sấu đã chín!
    Nhưng, đã qua trận bứt hái như thế, hỏi còn đâu là sấu xanh để mà chín?
    Vậy mà còn. Thế mới lạ cho cái loài cây có tên gọi là sấu ấy!
    Cư dân trong khu ?ophố cây sấu? chúng tôi có câu thành ngữ: Cây sấu giấu quả. Chả là trong khi trèo cây, hái lượm, người ta như bị choáng ngợp trước màu xanh vòm sấu. Quả sấu lúc chắc xanh, da biếc đúng như màu lá sấu. Trên cao, gió đưa cành, những chùm quá sấu lúc ẩn lúc hiện trong ngách lá. Qua cơn ''''càn quét'''', quả sấu còn lại không phải là ít. Và nó lặng lẽ chín như nó từng lặng lẽ đơm hoa kết trái ngày nào. Đến lúc này, những người trèo sấu cho các nhà thầu, tự cho mình có quyền đi vét nốt đợt sấu chín. Họ dùng những con sào dài, đầu sào có cái cù nèo mà ngoặc xuống những chùm sấu vàng ươm.
    Cuối cùng, để chấm hết một mùa sấu, quả sấu một lần nữa lại trở thành món quà khá thú vi của người Hà Nội. Sấu chín được gọt vỏ, cắt khoanh theo hình ốc, bày lên đĩa, đặt trên các xe đẩy, bán rong. Ăn miếng sấu chín, ngọt lự, giòn tan còn nghe như có mùi thơm của nắng.
    Món quà ngon chả đáng giá gì. Nhưng người Hà Nội vốn cầu kỳ, tinh tế, nên cái sự thưởng thức trái sấu chín cuối mùa còn có ý nghĩa tiếp nhận lời chào tạm biệt của một thứ quả của loàí cây lá xanh bốn mùa, quả sai lúc lỉu, chua thì chua gắt, ngọt thì ngọt đến tận cùng của vị đằm thắm, hiếu thảo và thủy chung.
    Và xin hãy nhớ cho, nó tên là? sấu!
    Lưu Loan - Hà Nội tạp văn
    Và đây là một bài viết khác, một cái nhìn và cảm nhận khác.
    HÀ NỘI MÙA HOA SẤU​
    Sáng nay, tôi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, ngồi hít thở không khí trong lành của sương sớm ban mai khi thành phố lúc còn chưa ồn ã náo nhiệt. Chút nắng sớm chiếu rọi qua hàng sấu già càng làm lộng lẫy vẻ đẹp kiêu sa của những chùm hoa sấu li ti đầu mùa đang thầm lặng tỏa hương. Tôi hơi bất ngờ vì hoa sấu nở nhanh đến như vậy. Mới hôm nào cách đây vài độ, lá vàng còn xào xạc rụng hoài trên phố. ấy vậy mà chỉ qua một vài cơn mưa đầu mùa hạ, lá sấu xanh non đã phủ kín những cành gầy run rẩy. Những chùm hoa sấu cũng bắt đầu nhú lên từ những đầu cành non đó.
    Người ta vẫn từng nói, Hà Nội là nơi tập trung của hầu hết các loài hoa đặc trưng nhất ở mọi miền đất nước. Mỗi phố cổ hay một con đường mới nào đấy, đâu đâu ta cũng bắt gặp muôn vàn cây hoa với đủ màu sắc kiểu dáng từ phượng vĩ, hoa bằng lZng, hoa ban cho tới các loài hoa quý phái hơn như hoa lan, bạch lan, hoa sữa... Vâng! Nhưng có lẽ hoa sấu đối với tôi nó gắn nhiều kỷ niệm hơn cả bởi sự mộc mạc, giản dị đến khiêm nhường, bởi tuổi thơ tôi đã từng được những hàng cây sấu minh chứng. Tôi nghĩ chẳng riêng gì tôi mà hầu như tất cả những ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì ngoài các loài hoa khác ra, hoa sấu không thể thiếu trong hành trang tuổi thơ đầy ắp của mỗi người trước khi bước vào cuộc sống... chính vì lẽ đó mà mỗi khi mùa hè tới, mùa hoa sấu về những kỷ niệm trong tôi lại dâng trào.
    Ngày nhỏ, mỗi lần dạo phố vào ban đêm, dưới ánh trZng bàng bạc xuyên qua những lỗ hổng của cành lá xuống đường, bà tôi thường bảo: "Cháu có nhìn thấy hàng hoa sấu li ti màu trắng trên cây kia không?". Tôi cZng mắt ra nhìn nhưng không sao nhìn thấy, chỉ một màu xanh đen của lá và những khoảng sáng của trZng. Sáng sớm hôm sau tôi dậy thật sớm để ra xem hoa sấu, quả thực nó nhỏ lắm, chỉ bằng đầu cái cọng cỏ màu trắng. ít bữa hoa sấu rụng, tôi và bọn trẻ con tha hồ nhặt chúng, xâu lại thành chuỗi hạt đeo cổ trông rất ngộ và thích thú.
    Đẹp nhất, thơ mộng nhất là phố Phan Đình Phùng, bởi lẽ phố này rất nhiều cây sấu. Đi dưới đường vào mùa hoa sấu người ta như ngây ngất hơn khi những cánh hoa sấu rụng như mưa bụi, đậu trên đầu, trên vai. Hoa sấu đẹp giản dị, khiêm nhường. Mùi hương và màu sắc của hoa không quý phái, ngất ngây như hoa sữa, hoàng lan hay dạ lan..., nhưng vẫn toát lên vẻ quyến rũ riêng làm ta nao lòng. Dọc Trần Phú, Phan Đình Phùng, Bà Triệu, quanh Hồ Hoàn Kiếm, Tràng Thi..., màu lá xanh rì của những hàng sấu gợi lên nét riêng của phố phường Hà Nội. Lũ trẻ lớn lên ôm kỷ niệm từ màu lá xanh, chùm hoa bé xinh, đến những quả sấu non lớn dần theo thời gian, nóng lòng chờ sấu già, sấu chín để được leo trèo hái quả. Hái cho thỏa lòng khao khát chứ nào có Zn được bao nhiêu!
    Những mùa sấu ở Hà Nội cứ đến và qua đi. Có khi người ta quên mất nó trong bận bịu thời gian, nhưng với những người đi xa, mùa hoa sấu là ký ức tuổi thơ, là nỗi nhớ nao lòng về một Hà Nội không thể nào quên được ...

  10. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Hoa Sưa ​
    [​IMG]
    Những hạt mưa mang hơi thở ấm áp của mùa xuân lây phây hồng mã lũ học trò hồn nhiên vui đùa dưới bóng hoa Sưa trên những con phố cổ. Hoa Sưa, cái tên mà người ta vẫn yêu thương gọi chệch là "hoa xưa" như bừng tỉnh trong tiết xuân. Loài cây bảng lảng ấy cả năm trời cứ khẳng khiu, còm cõi đứng nép mình bên những hàng Sấu, Bằng Lăng, Xà cừ, Phượng Vĩ... Thế mà chỉ sau Tết Nguyên Đán độ tháng trời đã lung linh từng chùm trắng tuyết và sắc lá non xanh.
    Hoa Sưa và mưa bụi chẳng biết đã quấn quýt với nhau tự thửa nào để điểm tô thêm sắc xuân phố phường Hà Nội. Mưa bụi tan là lúc hoa Sưa bíu ríu chia tay hẹn mùa sau trở về. Bấy giờ, lũ học trò thầm tiếc lại, rủ nhau nán lại sau giờ tan học, đi nhặt hoa Sưa rụng để ép vào trang vở, dành dụm sắc trắng tinh khôi.
    Nhưng hoa Sưa nhiều nhất vẫn là trong vườn Bách Thảo, thuộc làng Ngọc Hà - vùng đất cổ Hà Nội. Ngọc Hà - Hữu Tiệp, cái tên đã thành thân thuộc với mỗi trái tim Thủ đô khi muốn nói về một điều gì đó thật trong trẻo, thanh khiết bởi nhắc đến vùng đất này là nhắc đến những vườn hoa rực rỡ sắc màu, thơm ngát hương đưa. Chẳng biết có phải tại đất thơm thoang thoảng mùi hoa nên đã sinh ra những con người rạng danh trong lịch sử. Chính Thái uý Lý Thường Kiệt là con người của vùng đất này. Ông vốn Họ Ngô tên Tuấn, sinh ra trên đất phường Thái Hoà (phía núi Cung, mé trên vườn Bách Thảo ngày nay). Sự nghiệp lẫy lừng, võ công hiển hách "đánh Tống bình Chiêm" của ông còn mãi rạng danh trong sử sách. Ông còn là tác giả của bài Thơ Thần nổi tiếng vang lên sang sảng bên dòng Như Nguyệt thủa nào, được muôn đời sau ví như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Về sau này góc nhỏ thôn Khán Xuân thuộc đất Ngọc Hà (nay thuộc trụ sở làm việc của Văn phòng Chính phủ) còn sinh ra nàng thơ kiêu kì trong lịch sử văn học Việt Nam, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương sinh ra trên đất cổ Ngọc Hà từ cái thời rừng Lim rừng Sưa còn giăng giăng đất làng, bến nước Hồ Tây còn ăn lan mãi đến tận đầu đường Hoàng Hoa Thám bây giờ.
    Ngày xửa ngày xưa, có thứ hoa mùa xuân ra trắng trong trẻo, mọc lan man thành rừng tên ngọn núi Sưa (núi Sưa trong vường Bách Thảo vẫn thường bị gọi nhầm là núi Nùng. Thực ra núi Nùng nằm trong Hoàng Thành, khu thành Cửa Bắc bây giờ). Chẳng biết có phải do người xưa yêu mến mà lấy luôn tên núi đặt thành tên hoa hay hoa đẹp đã thành tên của núi... thời gian xa xôi quá đã thành một vệt quá vãng khiến bây giờ chẳng còn ai biết nữa? Chỉ biết rằng cả đất, cả hoa đã thành một phần máu thịt của Thủ đô. Trên núi có đình Hữu Tiệp, trước đây cứ đến tháng Giêng lại mở họi với nhiều trò dân gian như kéo co, chọi gà, cờ người, thổi cơm thi...
    Hoa Sưa đã không nở thì thôi, nở ra là trắng toát như giục giã đất trời. Tán cây như từng đụn tuyết trắng, có tán lại bồng bềnh như mây. Khi một ngọn gió vô tình vờn quanh là những bông tuyết ấy rụng lả tả, mỏng manh mang đến cảm giác được đi dạo dưới cảnh trời Âu xứ tuyết hay Sa Pa - chợ Tình. Yêu hoa, người thì gọi là hoa Xưa, người lại gọi hoa Sưa, không ai chịu ai nhưng sắc trắng ấy thì không sao quên được ..."

Chia sẻ trang này