1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những hiểm nguy rình rập những người thờ sơn, sửa nhà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi trankhoavna, 28/03/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trankhoavna

    trankhoavna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những người làm thợ sơn nước đều là lao động tự do. Họ từ khắp mọi miền quê vào các đô thị tìm kiếm việc làm, lập nhóm thợ từ 3 đến 10 người. Đây là nghề tự học lẫn nhau chứ không trải qua trường lớp đào tạo.

    Vất vả mưu sinh


    Tại một căn nhà 3 tầng ở Khu đô thị mới Phước Long (phường Phước Long, TP. Nha Trang), mỗi ngày có khoảng 10 thợ sơn đứng chênh vênh trên giàn giáo hì hục chà những bức tường làm bụi bay mù mịt. Trang phục lao động của họ chỉ là những bộ quần áo cũ, lấm lem sơn nước, trên mặt mang một chiếc khẩu trang mỏng, không có kính bảo vệ mắt. Anh Hoàng Văn Thắng (27 tuổi, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa) có 5 năm làm nghề thợ sơn nhà cho biết: “Làm nghề này, chúng tôi không có hợp đồng lao động, làm ngày nào chủ cửa hàng sơn trả công ngày đó. Mỗi ngày, chúng tôi được trả công 200.000 đồng, còn ăn uống, trang phục bảo hộ lao động thì tự lo. Mặc dù đã mang khẩu trang, bụi vẫn bay vào mũi, mắt, họng rất khó chịu. Biết là rất nguy hiểm nhưng do không có bằng cấp, nghề nghiệp nên chúng tôi đành chọn nghề sơn nước để mưu sinh”.


    Ở phía bên ngoài của một căn nhà 5 tầng trên đường Hùng Vương (TP. Nha Trang) có 3 thợ sơn đu mình trên dây thừng để sơn tường. Họ ngồi trên một tấm ván gỗ nhỏ, bên hông đeo thùng sơn nước, cứ thế di chuyển để sơn hết bức tường này đến bức tường khác. Anh Lê Văn Hùng (37 tuổi, quê ở Nghệ An) đã 7 năm làm thợ sơn nước ở Nha Trang cho biết: “Chúng tôi nhận công trình tính theo mét vuông do đại lý sơn đưa ra với giá 8.000 đồng/m2. Mức giá như vậy thấp hơn từ 2.000 đến 3.000 đồng/m2 so với giá chúng tôi tự thỏa thuận với gia chủ. Làm nghề này, chúng tôi thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Tuy thu nhập ổn định nhưng nghề này ảnh hưởng sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Cách đây khoảng 4 tháng, có một người trong nhóm thợ do sơ suất nên bị trượt chân rơi từ tầng 3 xuống đất, rất may chỉ bị gãy tay”...


    Càng vào dịp cuối năm, nhu cầu sơn nhà tăng nên đây cũng là thời gian làm việc cao điểm của thợ sơn nước. Anh Đặng Văn Minh (26 tuổi, quê Hà Tĩnh) có 8 năm trong nghề sơn nước chia sẻ: “Công việc của chúng tôi làm lai rai cả năm, vào dịp cuối năm thì bận rộn hơn, vì ngoài làm cho những công trình xây mới, chúng tôi còn nhận sơn sửa lại nhà cũ... Công việc nhiều nên từ tháng 11-2014 đến nay, hầu như ngày nào chúng tôi cũng tranh thủ làm đến 22 giờ mới nghỉ. Chính vì vậy, thu nhập những tháng gần Tết từ 8 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Tranh thủ cuối năm, chúng tôi cố gắng làm để kiếm thêm ít tiền gửi về quê”.


    Nguy hiểm rình rập


    Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những người làm thợ sơn nước đều là lao động tự do. Họ từ khắp mọi miền quê vào các đô thị tìm kiếm việc làm, lập nhóm thợ từ 3 đến 10 người. Đây là nghề tự học lẫn nhau chứ không trải qua trường lớp đào tạo.


    Nghề sơn nước tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe, tính mạng. Bởi hàng ngày, thợ sơn nước phải làm việc trong môi trường đầy bụi; phải treo mình trên cao nên chỉ cần một chút sơ sẩy thì hậu quả thật khó lường. Anh Lê Văn Hùng chia sẻ: “Biết công việc nguy hiểm nhưng vì mưu sinh nên chúng tôi vẫn phải làm để có tiền gửi về quê chăm lo cho gia đình. Trong quá trình làm việc, anh em cũng thường nhắc nhở, động viên nhau phải cẩn thận, xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi leo lên cao...”.

    [​IMG]
    Những thợ sơn nước đu mình trên cao để sơn tường nhà

    Ông Đào Quốc Trưởng - chuyên viên an toàn lao động (Liên đoàn Lao động tỉnh) cho biết, nghề sơn nước thuộc nhóm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay, đa số những người làm nghề này đều không được trang bị bảo hộ lao động theo đúng quy định nên mối nguy hiểm luôn rình rập họ. Phần lớn người làm nghề sơn nước không được ký hợp đồng lao động, không được đóng các loại bảo hiểm và không được hưởng chế độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bên cạnh đó, hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn ít thanh tra, kiểm tra lao động ở lĩnh vực này.


    Để bảo đảm an toàn lao động, các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm những đơn vị xây dựng thuê lao động làm nghề sơn nước, làm vách ngăn thạch cao mà không trang bị bảo hộ lao động, không thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động, chủ doanh nghiệp về an toàn lao động. Có như vậy mới tránh được những tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra.
    >>> Xem thêm bảng giá trần thạch cao chính xác, uy tín, giá rẻ nhất

Chia sẻ trang này