1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những hiện tượng bí ẩn của cuộc sống

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Sai lầm của bài toán trên là ở chỗ tác giả đã cứng hoá vấn đề, tự mình trói tay mình. Tại sao lại chọn mẫu số bằng 2 mà không phải là một số khác? Em chỉ cần chọn mẫu số bằng 1 là OK.
    Vấn đề là ở chỗ: Con người đã dùng ý thức chủ quan của mình để suy luận, cho rằng việc phải thế, nhưng tự nhiên lại chẳng như thế cho.
  2. miraclelast

    miraclelast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Nếu LHX, Hoadao, xâydựng và Bất tam bất tứ chịu đọc kĩ mình nói thì mình đã trả lời về nguyên nhân sai lầm trong bài này rồi đấy. Đừng lấy những suy luận kiểu tâm linh ra áp đặt chuyện này.
    Vấn đề không phải là dùng ý thức chủ quan hay khác quan suy luận thế giới, mà việc xây dựng những tiên đề phải khác quan thì mọi suy luận sau đó mới chính xác được.
  3. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhân nguyện như thử... như thử...
    Thiên lý vị nhiên... vị nhiên...!
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Em xin tiếp tục chủ đề này.
    Như vậy, "Đạo" mà Lão Tử đề cập đến trong Đạo Đức Kinh có lẽ là cái mà cụ nhận biết được trong trạng thái Đại Định (Đạt Đạo), khi mà rung động của não bộ đạt tới trạng thái vi tế nhất, cộng hưởng với những rung động vi tế nhất của vũ trụ, cảm nhận được những hạt vật chất vi tế nhất, hiểu rõ mọi bí ẩn của vũ trụ.
    Và vì muốn nói lại cho người khác hiểu, bất đắc dĩ cụ đã phải sử dụng vốn ngôn ngữ hết sức giới hạn của con người để diễn đạt. Tiếc thay, người đời sau không hiểu, lại cứ căn cứ vào ngôn từ cụ để lại mà phân tích, mổ xẻ! Họ không hiểu rằng: Cách duy nhất để hiểu những điều cụ nói là phải chứng đắc được như cụ.
    ở trên có sử dụng các cụm từ: "rung động vi tế nhất", "hạt vật chất vi tế nhất". Nhưng thế nào là "Nhất"? Đây là vấn đề rất phức tạp mà ta đã nói đến ở các bài viết trước. Có lẽ cũng vì chữ "Nhất" này mà đã có biết bao bậc đại sư "đại sư" khẳng định mình Đạt Đạo và phủ nhận sự chứng đắc của người khác? Trong không gian tồn tại biết bao tầng mức, cấp độ vi tế khác nhau, các tần số dao động khác nhau, mà lại không thể xác định được cái gì là "vi tế Nhất", vậy thì làm thế nào biết được vị nào chứng đắc cao nhất đây?
  5. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Nếu có thể biết được thế nào là Cao Nhất cũng chính là Thấp Nhất, thì lúc đó có thể biết được cảnh giới cao nhất, và đó cũng là vi tế Nhất!
    Lại nói một cách thực sự hơn, gọi là vi tế khi chỉ có hợp thành, còn đã là vi tế Nhất thì ko những vừa hợp thành mà chẳng hợp thành đó, thế mới gọi là hợp thành đó. Do đó, vi tế NHẤT cũng chính là mọi cấp độ, ở cái Như Như Thực Tướng, thì mọi thứ đều là vi tế NHẤT, bình đẳng bất Nhị!
    Nếu thấy biết như thế tức là thấy biết Vi Tế Nhất!
    Lìa bỏ thấy biết đó! Đấy mới thực sự là vi tế Nhất!
  6. luctieuphung5112006

    luctieuphung5112006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Đôi dòng tản mạn về đạo
    Nhiều người trong chúng ta đều tiếp xúc với đạo và pháp theo mỗi cách khác nhau. Có những người thích tiếp xúc từ những mảng lý thuyết trống chơn. Đa giác thì nhiều cạnh. Tiếp xúc từ cạnh này nên đối kháng với cạnh kia. Tam tạng kinh Phật kinh điển thật, nhưng vạn pháp sinh ra đều có sự đối trọi. Người học Pháp nhân cơ hội tiếp nhận lý thuyết suông ấy mà có sự đối nghịch. Họ cãi nhau tranh luận trong bản ngã của họ về vô ngã. Tức cười(?) Thử hỏi trong chúng sinh muôn muôn kia, ai từng đọc kinh suông mà thành Phật. Ai từng đọc Đạo Đức Kinh suông mà thành tiên?
    Lại có những người vừa học vừa hành, nghe thấy là làm. Cũng hay. Vì đối với những người này Pháp đối với họ không phải để nói mà là để hành. Mỗi pháp là mỗi công thức luyện tập. Thời đại ngày nay, vạn pháp bày trình ình trên vạn nẻo đường. Con người do gặp pháp dễ dàng nên không biết quý trọng pháp. Điên khùng hơn nữa, nhiều người đem vạn pháp trộn lẫn, đem nhiều phương pháp thực hành nhào lặn làm một, tự biến mình thành cái nồi lẩu. Nhân đó, chưa biết cái hay của Pháp đã mạt thị Pháp. Tiếp đó rối bòng bong trong đống mục ruỗng của bản ngã quy đặt cho cháp Pháp mà đi vào con đường tẩu hoả... Tiếc thay... Thời này, mạt pháp là vậy.
    Lại nói, thiền định là cái gì đó rất hay trong chánh pháp. Là một Pháp môn tuyệt đỉnh của Như Lai truyền lại. Tiếc thay, ngày nay, các đệ tử Phật môn, chẳng ai thiền tốt bằng các đệ tử tập Yoga. Mà thực lòng, học và hành, cũng chẳng ai cứ thiền định mà thành Phật, thiền định mà thành Tiên, đúng thật là nghịch lý.
    Viết đến đây thật là oải cho chúng ta. Vậy ai đường đấy. Làm gì cứ làm tiếp. Chẳng qua chỉ là vài lời của kẻ lắm mồm. Mọi người đừng lấy đó mà sân hận hay hoan hỷ. Nghiệp đã quy đặt thế, nói lại ra thừa.
    Thực đáng buồn.
  7. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Hoá ra nghiệp đặt vào cọc buộc trâu cũng ngồi à?
    Thôi thì ai đường đấy, làm gì cứ làm tiếp, tìm kiếm, thực hành, tranh cãi, và kẻ lắm mồm đáng buồn, đáng buồn..
    mở miệng ra đã là sai rồi.
  8. luctieuphung5112006

    luctieuphung5112006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Thực ra lời hay khó nghe lắm. Bạn không nghe được tôi cũng không thấy buồn. Cái tôi buồn không phải buồn cho bạn.
    (Ngã mạn tí)
  9. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Muadongbuon huynh đài thực là kẻ biết mười chỉ nói chưa được một. Nhưng thấy chúng sinh mê đắm đã chẳng chịu cứu vớt, mà chỉ thích ngạo đời !?! Vậy ra tuy có "hỉ xả" nhưng thiếu chút "từ bi" chăng !?!
    Vàng 1 : Ý này hay thật là hay, nhưng ở trong sách nào vậy ?
    Vàng 2 : Quả là chí lý !!!
    Vàng 3 : Chưa chắc đã vậy. Phật tử chứng ngộ chân chánh thời nay đâu phải cứ vào chùa là thấy !
    Vàng 4 : Chẳng lẽ đành để "nước chảy bèo trôi" sao !
    Được DakhachLT sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 27/07/2007
  10. luctieuphung5112006

    luctieuphung5112006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Này Dạ Khách, chẳng phải bèo giạt mây trôi. Là tại sao? Nghiệp của ai, người ấy gánh. Ăn cây nào rào cây ấy. Ai tu người ấy hưởng. Tôi không thể tu cho bạn được, mà bạn cũng không thể tu cho nhân loại này được. Đừng bàn đến vấn đề tiểu thừa, đại thừa. Bởi tại sao? Chưa độ mình xong, sao độ nổi thiên hạ.
    Thêm nữa, ai muốn thắng Thiên thì làm đi. Ai muốn tu tập để thắng nghiệp lực cũng làm đi. Còn ngồi đây khích nhau, thiết nghĩ chẳng phải là ý hay.
    Bằng không, vẫn bị nghiệp lực trói buộc như trói trâu, thốt một lời phản biện, chẳng phải tự mình vả vào miệng mình sao?

Chia sẻ trang này