1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những hiện tượng cần giải đáp trong vật lý.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguoiluhanhcodoc_666, 08/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Những hiện tượng cần giải đáp trong vật lý.

    Sau đây là 1 số vấn đề ít thấy trong các sách Vật Lí và khó trả lời. Hi vọng các bạn có thể giúp mình trả lời những câu hỏi này. Những câu hỏi dưới đây nằm trong chương Điện Từ trong Vật Lí.

    1. Hiện tượng tam giác quỷ được giải thích như thế nào? Có phải đó là do 1 từ trường cực mạnh tác dụng lên các tàu thuyền và may bay hay không? Làm sao để có thể tạo ra 1 từ trường cực lớn?

    2. Nhiệt độ lớn nhất mà con người có thể tạo ra là bao nhiêu? Nhiệt độ cao nhất của Mặt Trời là bao nhiêu? Ta có thể tập hợp nhiều nguồn sáng để tạo ra 1 ánh sáng có nhiệt độ cao (khoảng trên 1000K) hay không?

    3. Lực hấp dẫn sinh ra từ đâu? Tại sao người ta lại quy ước ở tâm Trái Đất không có lực hấp dẫn, trong khi thực tế lực hấp dẫn vẫn tồn tại ở đây?

    Nếu bạn nào có thể giải thích được những câu hỏi trên vui lòng liên hệ với nick yahoo: ZzKEIKANzZ. Xin cảm ơn rất nhiều.

    http://thuvienvatly.com/Labiang/index.php?option=com_content&task=view&id=1662&Itemid=36
  2. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    1. Tam giác quỷ chưa chứng minh thực sự là có tồn tại hay không nên chưa có gì nói chắc được
    2. Nhiệt độ lớn nhất mà con người tạo ra? bạn phải phân biệt được hai cách tính nhiệt độ: đo theo sức nóng thông thươngg và đo theo động năng của các hạt rồi quy ra. Nếu theo khái niệm nhiệt độ thông thường ta vẫn hiẻu thì nhiệt độ tối đa đạt được là trong các vụ nổ bom khinh khí, khoảng vài triệu độ C. Còn theo cách 2 thì đạt khoảng 120 triệu độ.
    3. Bản chất cái gì gây ra lực hấp dẫn vẫn chưa rõ. Hiện nay tạm chấp nhận giả thiết của Einstein là hấp dẫn gây ra do khối lượng của vật thể làm cong không-thời gian quanh nó. Khôi lượng càng lớn thì độ cong càng lớn và do đó hấp dẫn càng lớn.
    QUy ước ở tâm TĐ hấp dẫn bằn 0 vì khi coi TĐ là hình cầu thì các phần của hình cầu vốn đều nhau về mọi mặt nên lực hấp dẫn tồng cộng do chúng gây ra tại tâm là bằng 0.
  3. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bạn NTDU giải đáp đúng rồi, xin bổ sung thêm:
    Ý thứ hai: Nhiệt độ bề mặt của Mặt trời khoảng 6000 độ C, và tâm của nó có nhiệt độ chừng vài triệu độ, tại đó liên tiếp có các vụ nổ nhiệt hạch.
    Bản thân ánh sáng không có nhiệt độ, chỉ khi ánh sáng rọi vào một vật hấp thụ ánh sáng thì vật đó sẽ nóng lên và chỉ có vật đó tăng nhiệt độ mà thôi. Ánh sáng đi xuyên qua không khí trong bầu khí quyển Trái đất, nhưng hầu như không làm cho không khí nóng lên đáng kể, vì không khí gần như trong suốt, chỉ cho ánh sáng đi qua mà không hấp thụ năng lượng. Tới khi ánh sáng xuống đến mặt đất, do mặt đất hấp thụ ánh sáng nên năng lượng của ánh sáng mới truyền vào mặt đất, làm cho mặt đất nóng lên. Lúc này, do truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt và đối lưu, nhiệt lượng từ mặt đất mới truyền vào không khí sát mặt đất và làm chúng nóng lên theo. Điều này giải thích vì sao các đỉnh núi cao gần với Mặt trời hơn, nhưng lại quanh năm tuyết phủ. Đầu tiên, do trên cao có nhiều gió lạnh, đỉnh núi nếu có tiếp nhận chút năng lượng từ Mặt trời và nóng lên thì cũng bị nguội ngay, thậm chí lạnh đến đóng băng. Băng có màu trắng nên phản xạ ánh sáng rất tốt, khiến cho đỉnh núi càng ít có khả năng hấp thụ nhiệt từ ánh sáng? Cuối cùng, chúng đành chịu phủ băng quanh năm.
    Ý thứ ba: Các thuyết vật lý mới đang tìm cách lý giải về lực hấp dẫn, gắn nó với một loại hạt cơ bản hoặc một loại sóng mà hiện chưa được chứng minh. Tạm thời, ta chấp nhận lực hấp dẫn là thuộc tính vốn có của các khối lượng, cũng như chấp nhận rằng cường độ lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với các khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các khối lượng này (suy cho cùng, trong cuộc sống, ta phải chấp nhận rất nhiều khái niệm mà chưa thể hoặc không thể giải thích!). Việc coi lực hấp dẫn tại tâm một vật có khối lượng (trọng tâm) bằng không là đúng, không phải là quy ước, điều này đúng kể cả vật có hình cầu hay không. Chúng ta đều biết rằng vật chất cấu tạo từ các phân tử và phân tử nào cũng có khối lượng, vì thế mà chúng đều có trường hấp dẫn riêng. Tuy nhiên, tại trọng tâm một khối lượng thì chiều và cường độ các vec-tơ lực hấp dẫn thành phần triệt tiêu nhau, khiến cho tại đó không tồn tại lực hấp dẫn. Thế nhưng khi xét hai hay nhiều khối lượng tương tác hấp dẫn với nhau, ta vẫn coi các vật đó là chất điểm và trọng tâm của chúng chính là điểm đặt lực hấp dẫn.

Chia sẻ trang này