1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những hiện tượng tự nhiên còn chưa được giải thích thoả đáng !

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 20/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Những hiện tượng tự nhiên còn chưa được giải thích thoả đáng !

    Tôi muốn mở topic này để post lên những hiện tượng hoặc các lỉnh vực mà hiện khoa học chưa có lời giải thích thoả đáng...anh chị em box KS cùng cho ý kiến, bình luận ; coi như vừa giải khuây vừa học hỏi...
    LS xin làm phát đầu...
    Sóng lừng - những điều chưa biết
    Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thần và sóng lừng. Sóng thần là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ trái đất và đã được nghiên cứu khá kỹ, nhưng sóng lừng cho đến nay vẫn là hiện tượng gây nhiều tranh cãi. Từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến... Đó là chân dung sơ bộ nhất về một cơn sóng lừng.
    Sóng lừng - nguy cơ rình rập các con tàu biển.
    Hai thủy thủ của chiếc tàu dầu khổng lồ Esso Langedoc mang quốc tịch Panama đã bỏ mạng vì sóng lừng ở vùng biển thuộc Ấn Độ Dương, gần Nam Phi. Theo lời kể của thuyền phó Philipp Leageour, lúc bấy giờ thời tiết tuy không tốt song chưa thể gọi là biển động. Bất ngờ từ mặt biển cách mạn tàu bên phải vài chục mét, một bức tường bằng nước dài hàng nghìn mét đột ngột dựng lên, chồm tới với cái lưỡi xoắn cuộn trên đầu, càn băng qua con tàu, chạy tiếp rồi đổ ụp xuống cách mạn trái tàu vài trăm mét. Buồng chỉ huy cao ngất nghểu, cả ngọn ăng ten là khoảng 30 mét tính từ mặt nước, vậy mà tất cả đều chìm ngập trong nước khi con sóng lướt qua. Sau phút kinh hoàng, người ta thấy thiếu hai trong số các thủy thủ bấy giờ đang làm việc trên boong. Họ đã bị lũy nước cuốn theo và nhận chìm xuống đáy biển khi nó đổ sụp xuống. Tàu Esso Langedoc vẫn còn may mắn vì sóng lừng chỉ lướt qua. Năm 1980, trong vùng biển Nhật Bản, chiếc tàu chở hàng Derbeashir của Anh đã bị một con sóng lừng đổ ụp lên đầu và nhấn chìm ngay tức khắc. Toàn bộ thủy thủ đoàn 44 người bỏ xác đáy biển. Theo số liệu thống kê mới đây của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), trong hai thập niên gần đây nhất, có khoảng 200 chiếc tàu biển bị sóng lừng làm đắm, trong đó có 22 con tàu khổng lồ được mệnh danh là "không thể đánh chìm". Tổng cộng hơn 600 người thiệt mạng. Còn theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu tai nạn hàng hải Đức thì trên khắp các đại dương, mỗi tuần có ít nhất hai con tàu bị sóng lừng làm hư hại hoặc gây thiệt hại về người. Từ đâu có sóng lừng? Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc và sức gió, thời gian thổi của gió và diện tích mặt nước mà gió thổi qua. Giả sử một cơn bão có gió cấp 12 (khá hiếm) lướt qua từ eo biển Trung Mỹ, băng qua bề mặt Thái Bình Dương, đến vùng biển Đông của Việt Nam, vượt quãng đường xấp xỉ 18.000 km, thì sau một giờ di chuyển, nó tạo được những con sóng có độ cao trung bình 4,2 mét. Theo các tính toán, sau một ngày đêm, sóng do cơn bão này tạo ra sẽ cao trung bình 14,1 mét, sau một tuần, sóng đạt 20,7 mét, nhưng rồi dừng ở đó, không thể cao hơn được nữa, do nhiều yếu tố cản trở, trong đó quan trọng nhất là trọng lực. Vậy từ đâu sinh ra những con sóng lừng cao hơn 25 mét? Lại càng khó hiểu khi sóng lừng cao trên 30 m thường xuất hiện vào những lúc biển tốt, hoàn toàn không có gió lớn. Ngày 27/2/2003, tàu Perm của hải quân Nga đo được chiều cao của một con sóng lừng thuộc vào hàng kỷ lục: 34 mét - bằng chiều cao của tòa nhà 12 tầng! Các nhà khoa học còn cho rằng có thể có những con sóng lừng cao trên 50 mét dù cho đến nay chưa ai bắt gặp. Về lý thuyết, sóng lừng có thể xuất hiện trong lúc biển động và nếu một con sóng lừng trên 30 mét "đội" trên đầu mình một con sóng 20 mét do gió tạo ra thì chiều cao tổng cộng rõ ràng trên 50 mét. Xác suất xảy ra điều này là rất thấp, song không phải là bằng không. Năm 1995, trên vùng biển Bắc của Nga, trong một cơn biển động, sóng đã quét sạch mọi thứ trên một giàn khoan dầu của hãng Statoil mà lúc bình thường là cao 41 mét so với mặt biển. Người ta nghi đây là loại sóng mẹ - con như đã nói ở trên. Trong khuôn khổ chương trình lớn MaxWave của Cơ quan vũ trụ châu Âu có một dự án mang tên WaveAtlas (Bản đồ sóng) với nhiệm vụ phát hiện hoặc dự báo về sóng lừng nhằm cảnh báo cho tàu thuyền trên các hải trình quan trọng. Các nhà khoa học thực hiện dự án này không thể nào lý giải nổi hiện tượng sóng lừng xuất hiện đơn lẻ nhưng cũng có thể xuất hiện thành cặp, thậm chí thành bộ ba, bộ bốn, bộ năm song song nhau. Lại nữa, sóng lừng có thể bất ngờ nhô lên, đứng nghễu nghện vài phút rồi đổ sụp xuống, tan biến không để lại dấu vết, nhưng cũng có thể lừng lững tiến bước vượt hàng nghìn kilomét như bức tường nước di động, thậm chí cả trong trường hợp xuất hiện thành bộ ba, bộ bốn. Tất nhiên cần có một lực tác động tức thời dâng nước lên cao thành sóng lừng, nhưng lực nào giữ cho sóng chắc chân trên đường "hành quân" nghìn dặm? Sóng lừng quả là một thứ "hạt dẻ" khó nhằn đối với các nhà nghiên cứu vì chúng không phụ thuộc bất cứ quy luật tự nhiên hay nguyên tắc vật lý nào cả. Trên quan điểm toán học, một số người cho rằng sóng lừng là tích hợp của nhiều con sóng nhỏ, song xem ra thuyết này không vững, vì khi có sóng lừng xuất hiện ngay trong điều kiện trời yên biển lặng. Trên quan điểm hải dương học, số khác lại cho rằng ở những nơi mà gió đang thổi ngược chiều cản trở dòng hải lưu bỗng yếu đi, dòng chảy đột ngột tăng tốc, phần nước chảy nhanh ở đằng sau va chạm với khối nước chảy chậm ở phía trước gây ra hiện tượng sóng lừng. Thuyết này tuy có vẻ có lý, song lại không thể áp dụng để lý giải sóng lừng vùng biển Bắc, nơi không hề có dòng hải lưu nào cả. Một số khác nữa vận dụng kiến thức vật lý địa cầu, cho rằng ở một số nơi trên trái đất, đặc biệt trên các đại dương, có những điểm mà trọng lực có những biến thiên nhất định; nếu ở đó lực hút của Trái đất cao hơn mức bình thường thì sẽ tạo ra vùng lõm trên mặt biển, trường hợp ngược lại - tạo vùng lồi (trên thực tế, các nhà du hành vũ trụ quả có quan sát được những vùng lồi hoặc lõm như thế trên bề mặt các đại dương). Dưới tác động của lực quay trái đất, kết hợp nhiều yếu tố khác, ven rìa các vùng lồi - lõm này rất có thể xuất hiện sóng lừng. Nhưng điều lạ là sóng lừng vẫn thường xuất hiện ngay cả ở những nơi mà lực hút trái đất tỏ ra bình thường và trên mặt biển chẳng có vùng lồi hay lõm nào cả. Mọi chuyện lại rơi vào bế tắc! Qua hoạt động thực tiễn, các chuyên gia thuộc dự án WaveAtlas khẳng định: không thể dự báo sóng lừng, cả về thời gian lẫn địa điểm. Họ chỉ có thể đưa ra những lời khuyên: các nhà khai thác dầu nên nâng chiều cao giàn khoan lên tối thiểu 20%, các chủ tàu biển, ngoài việc chớ quên mua bảo hiểm, nên gia cố mạn và boong tàu, tăng khả năng chống chịu nếu chẳng may bị sóng lừng ập xuống, còn khách du lịch đường biển thì... chỉ có cách phó mặc cho sự may rủi mà thôi.
    Thế Giới Mới (theo KP và Membrana)
     
     
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Sóng Lừng? Tiếng Anh gọi là Swell, khác hẳn tên loại sóng biển thông thường, gọi là Wave. Sau đây là hiểu biết của tôi về sóng lừng qua kinh nghiệm đi biển:
    Sóng lừng thường do gió dữ tạo ra. Những trận bão nhiệt đới hay những cơn áp thấp từ vĩ độ 40 trở lên, có cấp gió không dưới cấp 8 thang Bô-Pho là những nguyên nhân của các cơn sóng lừng dữ dội.
    Sóng lừng khác với sóng thường ở hình dạng và sự chuyển động của sóng. Sóng thường thường là những con sóng dài, nối tiếp nhau và hướng chuyển động của sóng (hướng truyền sóng) là theo hướng gió. Mặt biển với những dải sóng thường trông hiền lành. Sóng lừng không thế, khi biển có sóng lừng lúc đỏ các con sóng trồi lên thụt xuống không theo trật tự, cả mặt biển như sôi lên, lổn nhổn những quả đồi sóng. Nếu sóng lớn người ở giữ biển sẽ thấy mặt biển không còn là "mặt" theo nghĩa thông thường của nó nữa. Lúc ấy người ta sẽ thấy các ngọn sóng giống như các quả đồi nước hung dữ, nhô bên này rồi thụt xuống qua bên kia. Thi thoảng có lại có ngọn sóng chiều cao khác thường với đỉnh sóng bạc đi vì gió dữ.
    Những ngọn sóng cao bất thường hình thành trong một mặt bể đang ào sôi các con sóng lừng thực ra là do tác động cộng hưởng của các con sóng trùng pha trồi lên rồi sụp xuống cùng nhau.
    Vào chớm mùa đông, khi những trận gió Bắc hoặc Đông Bắc từ trên các vĩ độ cao đổ về và kéo dài nhiều ngày ở khu vực biển Nam Trung Hoa trong đó có biển Đông của VN thì là lúc sóng lừng hoành hành trên vùng biển ấy. Những trận gió đông bắc, các bản tin shipping forecast của các đài duyên hải Hồng kông Nhật Bản gọi là north-eastern gust, với sức mạnh từ cấp 6 trở lên, chính là nguyên nhân gây ra sóng lừng tại vùng biển này. Khi đợt gust ngưng thì cũng là lúc mặt biển trở lên hiền hoà. Những trận gió đông hay đông nam không tạo ra sóng lừng mà chỉ hình thành các cơn sóng dài, nối đuôi nhau, ào ạt xô bờ.
    Người đi biển rất khó chịu với sóng lừng. Khi chiều cao sóng đạt từ 3 mét trở lên thì người đi biển bình thường sẽ có cảm giác khó chịu. Khi gặc sóng lừng, các con tàu viễn dương sẽ không chỉ lắc lư thông thường theo hai hoặc bốn phía mà xoay ngang, xoay dọc, trồi lên, thụt hẫng xuống cùng với sóng. Thuật ngữ tiếng anh mô tả chuyển động của tàu dưới tác động của sóng là ROLLING & PITCHING, Tức là XOAY TRÒN - NHỒI LÊN HỤP XUỐNG...Trong khi các con sóng thông thường có cùng độ cao ấy chỉ có thể làm tàu lắc lư nhẹ và gây cảm hứng phấn khích cho người đi biển mà thôi. Sóng lừng lớn tung tàu lên cao rồi ngọn sóng bất thần biến đi, tạo ra một độ hẫng cho cả con tàu nặng hàng vạn tấn ở phía dưới bụng tàu, rốt cuộc cả con tàu rơi tự do cho tới khi chững lại khi mà thân tàu đã chìm sâu. Người trên tàu lúc ấy sẽ thấy mình bị hất lên cao cùng tàu rồi hẫng xuống giống như lúc ở trong thang máy đột ngột rơi xuống dưới. Sự vần vò của sóng đối với con người tạo ra cảm giác say sóng vô cùng đáng sợ. Trong cơn say sóng người say chẳng thiết một thứ gì, thần chết cũng nhỏ bé. Say sóng làm người ta bất lực về suy nghĩ và vận động thân thể.
    Trong một biển sóng lừng như thế thì câu nói ngước lên nhìn mái sóng là hoàn toàn chính xác, cho dù bạn đang trong ca bin của con tàu nặng hàng chục ngàn tấn.
    Nói rằng
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến... Đó là chân dung sơ bộ nhất về một cơn sóng lừng[/QUOTE].
    hẳn là một dạng ngoa ngôn. Như trên tôi đã nói, hiện tượng cộng hưởng có thể tạo ra các con sóng có độ cao gấp đôi gấp ba độ cao sóng trung bình trên mặt biển. Tất nhiên tàu bè chẳng may trèo nên ngọn sóng ấy thì sẽ bị rơi sập xuống rất nguy hiểm.
    Những nhà khoa học đưa ra thuyết này thuyết khác về sóng lừng thường là những người ít khi ra biển. trí tưởng tượng của họ hình thành hầu hết xuất phát từ những lời kể lại của người khác và không loại trừ trong lời kể ấy có một số độ mặn từ muối biển thêm vào.
    Sóng thần không gây nguy hại cho tàu bè khi chúng gặp nhau ở ngoài khơi. Ở nơi xa bờ biển chiều cao của sóng thần chỉ vài chục xăng ti mét. Cái khác biệt với các loại sóng khác là ở tốc độ truyền sóng, cỡ 8 - 900 km/giờ. Với tốc độ ấy khi sóng thần vô bờ gặp sức cản lại của đáy biển nông dần nên nước sẽ dồn lại mới tạo ra các đợt sóng cao tới hàng chục mét ập vào bờ.
    Trí tưởng tượng của người viết bài báo mà bác Lyenson type lại ra đây thật phong phú không chịu nổi khi mô tả:

    Những cơn sóng như trên chỉ có trong trí tưởng tượng của con nhà người ta mà thôi.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 09:23 ngày 21/06/2006
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Qua bài viết của bác levant57, có thể thấy quả bác là người từng trải trong ngành hàng hải ! đáng khâm phục...như người ta thường dùng, chắc bác cũng là một sói biển ?
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    có lẻ đề tài sóng lừng sau bài viết quá chi tiết của bác levant57, không còn ai có ý kiến khác ? LS xin post đề tài mới, mong các anh chị em KS tham gia cho vui...
    Bí ẩn ''thung lũng chết'' ở Xibia
    Rải rác trên khu vực rộng lớn ít người tại thung lũng Yakutia Xibia, người ta có thể bắt gặp các tấm kim loại có cấu trúc lạ giống như bằng chứng của các vụ nổ bom nguyên tử. Chúng chỉ là một trong số ít các dấu hiệu về những hiện tượng lạ ở nơi đây.
    Thung lũng Yakutia.
    Nằm ở phía tây bắc Yakutia, Xibia, gần thượng lưu sông Viliuy có một thung lũng kỳ lạ, nơi in dấu vết của nhiều sự biến đổi lớn về địa chất trong lòng đất xảy ra cách đây hàng trăm năm. Ở khu vực này, người ta còn tìm thấy các mảnh kim loại lạ nằm sâu dưới lớp đất mà cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được thành phần hóa học của chúng. Tên gọi theo tiếng địa phương của vùng đất này là Uliuiu Cherkechekh, còn gọi là "Thung lũng chết". Khu vực này trải rộng trên một diện tích hơn 100 nghìn km2, được bao phủ bởi các cánh rừng taiga rộng lớn với rất nhiều đầm lầy, các miệng núi lửa và là nơi hằn in dấu vết của các vụ va chạm thiên thạch với Trái đất. Xưa kia, vùng đất này là nơi qua lại của những người dân du mục Evenk. Họ đến từ Bodaibo, qua Annybar để ra biển Laptev. Những người du mục kể lại rằng, họ thường thấy những tấm kim loại có màu sắc giống như đồng, nhưng rất cứng và sắc, có thể cắt được các kim loại khác một cách dễ dàng. Mỗi tấm có đường kính từ 6 đến 9 mét. Bao phủ bên ngoài lớp vỏ kim loại là một lớp giống như bột mài. Khi dùng dao để cứa vào nó, người ta không thấy bất kỳ một vệt xước nào để lại trên bề mặt. Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những tấm kim loại này là mảnh vỡ của các khối cầu hình tròn lớn chứa đủ nhiều người ở bên trong. Năm 1936, trong lúc thám hiểm Thung Lũng chết, một nhà địa chất học Nga đã phát hiện ra một khối bán cầu bằng kim loại có sắc đỏ, nhô lên từ mặt đất. Khối bán cầu này đủ lớn để chứa hai người nằm gọn bên trong. Khi đó, nhà địa chất chưa có đủ dụng cụ đo đạc cần thiết cũng như kiến thức để xác định đó là cái gì. Đến năm 1979, một nhóm khảo cổ khác đến nơi này cùng nhà địa chất nọ, thì mặt đất ở đó đã trống trơn. Những người dân sống ở gần Thung lũng chết kể rằng họ đã tận mắt chứng kiến nhiều hiện tượng lạ xảy ra ở khu vực, như các khối cầu khổng lồ bay lên từ lòng đất, phát nổ và bắn ra các mảnh kim loại trên, hiện tượng sét khô, sét hòn và dấu vết để lại của các vụ va chạm thiên thạch đến từ ngoài trái đất. Nhiều người cho biết họ đã tận mắt chứng kiến các khối cầu lửa lớn hình nấm bốc lên trời giống như vụ nổ của một quả bom hạt nhân. Đặc biệt, người ta nhận thấy ở đây cây cỏ mọc không giống cây cỏ tự nhiên. Chúng rất xanh tốt, lá rộng hơn bình thường và có rất nhiều nhánh. Cỏ cũng rất lớn và có chiều cao gấp đôi thân người. Một trong những truyền thuyết kỳ lạ nhất về Thung lũng chết được những người dân du mục Yakut kể lại rằng: "vào một ngày nọ, giữa lòng thung lũng đột nhiên bị bao phủ bởi các đám mây mù xám xịt và bị sét đánh dữ dội. Một cơn lốc xoáy khổng lồ bốc lên từ dưới mặt đất, bụi bay mù mịt hàng trăm dặm. Sau khi mọi thứ trở lại bình thường và những đám mây đen tan đi, những người du mục nhìn thấy nhô lên từ dưới mặt đất một hình chóp thẳng đứng khổng lồ mà mắt thường có thể nhìn thấy được từ khoảng cách hàng trăm dặm. Vật thể lạ này có màu đỏ giống màu đồng và phát ra những âm thanh rất chói tai. Ít lâu sau, nó biến mất dưới lòng đất sâu, để lại miệng hố khổng lồ có bán kính rộng đến 200 mét. Người ta kể rằng, bất cứ ai tò mò muốn đến gần miệng hố xem điều gì đã xảy ra đều không bao giờ quay trở lại. Sau đó ở khu vực này xuất hiện các khối cầu lửa khổng lồ vọt lên từ dưới mặt đất. Khi chạm đất, chúng gây ra các tiếng nổ khủng khiếp và tạo ra các hố sâu đến 100 mét ở khu vực núi bao quanh thung lũng. Sau khi xảy ra các vụ nổ trên, những người dân du mục phải rời bỏ nơi này để tìm đến các vùng đất an toàn hơn cho cuộc sống của họ. Theo các nhà khoa học, những vụ nổ kỳ lạ trong truyền thuyết trên rất giống với các vụ nổ hạt nhân ngày nay. Họ cũng phát hiện ra rằng, những tàn tích còn sót lại ở "Thung lũng chết" có nhiều điểm gần giống với những bí ẩn của nền văn minh cổ đại Maya ở Mexico (đã biến mất từ năm 830 sau ảnh hưởng của một vụ nổ được tạo ra bởi một sức mạnh bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân). Đặc biệt, ở Thung lũng chết vào một số thời điểm nhất định trong ngày, các nhà khoa học đã đo được mức phóng xạ cao hơn bình thường từ dưới lòng đất. Các nhà khoa học cho rằng, ẩn sâu dưới lớp đất của Thung lũng chết tồn tại sự hoạt động mạnh của các dòng từ trường. Do trước đây quân đội Liên Xô đã chọn nơi này để thử nghiệm vũ khí hạt nhân nên trữ lượng phóng xạ còn sót lại kết hợp với từ trường trong đất đã khiến cho vùng này bị nhiễm xạ nặng. Mặc dù vậy, người ta vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của các tấm kim loại lạ được tìm thấy ở đây và chưa phân tích được thành phần hóa học của nó. Một số người thậm chí cho rằng đây chính là mảnh vỡ của các đĩa bay đến từ ngoài Trái đất, vì nhiều người ở khu vực này đã tận mắt chứng kiến các vật thể lạ phát sáng bay lên từ lòng thung lũng. Cho đến nay, những bí ẩn về vùng đất này vẫn chưa được sáng tỏ.
    KH & ĐS (theo Pravda)
     
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác đã có nhời khen. Em không thích là sói biển lắm vì trong bộ sưu tầm của tự nhiên về các loài vật có...tí ở biển thì có đủ cả nào voi biển này, gấu biển, sư tư biển, chó biển, ngựa biển, heo biển, mèo biển, đỉa biển vân vân và vân vân...chỉ thiếu duy nhất một con là con sói biển. Để sửa chữa khiếm khuyết của mẹ thiên nhiên, con người gán luôn tên sói biển cho mấy tay thủy thủ ngông nga ngông nghênh, sống dưới nước nhiều hơn sống trên bờ để cho đủ bộ.
    Vậy là trong số nhung nhúc các các con bốn chân kia lạc vào một chú con người có hai chân nhưng...tay dài không kém he he.
    Trong số các con có tên biển đằng sau em thích là thích nhất con đỉa biển, tức là con sá xùng, phiên âm theo tiếng tàu quảng đông. Thích nó vì nó rất hợp với bia hơi, không kém gì con khô mực xứ Bắc Bộ. Con xá sùng khô nướng lên có mùi thơm tuyệt vời. khuyết điểm duy nhất là nó hơi nhỏ cho một gã tốn mồi như em.
    Em cũng đang đi tìm những bí ẩn chưa giải đáp của mùi thơm con đỉa biển ấy.
    Đỉa biển còn được dùng bỏ vào nồi nước phở thay mì chính.
    Khi nào bác lại không dừng chân giang hồ nữa, mời bác đi với em ra đảo QUAN LẠN ở vịnh BÁI TỬ LONG để ta thưởng thức món này với bia nhé. ngoài ra ở đó có bãi tắm tiên có chứa một số bí ẩn chưa có lời giải, ta ra đấy giải luôn.
    Có ai đăng ký đi với tôi không nữa nhỉ?
    Chào bác.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 19:15 ngày 25/06/2006
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Bí ẩn trụ sắt không gỉ
    Tại vùng nông thôn miền tây Ấn Độ sừng sững một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ 5 sau Công nguyên. Cây cột cao 7 m, dùng thép đã tôi đúc thành, đặc, trên đỉnh trang trí những hoa văn cổ.

    Tương truyền cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà Vua Chamdaro. Nhưng điều làm người ta kinh ngạc là cột sắt đứng lộ thiên đã hơn 1.500 năm, trải qua không biết bao mưa gió cho tới tận ngày nay vẫn không thấy một vết gỉ sét nào. Trong khi đó, sắt là kim loại rất dễ gỉ sau vài chục năm chứ không cần nói tới hơn nghìn năm. Cho tới nay, người trái đất vẫn chưa tìm ra được một phương pháp hiệu quả để chống sự gỉ sét của các đồ làm bằng sắt. Mặc dù theo lý thuyết, sắt nguyên chất là không bị gỉ nhưng sắt nguyên chất khó luyện, giá thành lại cực cao. Hơn nữa, một số nhà khoa học đã phân tích thành phần của cột sắt, phát hiện ra trong đó có rất nhiều tạp chất chứ không phải là sắt nguyên chất. Và theo lý thuyết, cột sắt dễ gỉ sét hơn những loại sắt thông thường. Nếu cho rằng người Ấn Độ cổ đại đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ và kỹ thuật này đã bị thất truyền thì tại sao họ lại không luyện ra những đồ sắt không gỉ khác? Hơn nữa trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ cũng không có một dòng ghi chép nào nói tới vấn đề này. Cột sắt đó cứ đứng đơn độc sừng sững dường như thách thức với tài trí thông minh khám phá của nhân loại, đồng thời cũng là tượng trưng cho nền văn minh Ấn Độ cổ.
    (Theo Khoa Học)

Chia sẻ trang này