1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    “Việt Nam - Campuchia liên minh chiến đấu, hợp tác toàn diện”
    (LV) – Đó là chủ đề Triển lãm chuyên đề do Tổng cục Chính trị, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc chiều ngày 15/6, tại Hà Nội, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2012) và “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia”.
    Triển lãm trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu ghi lại chặng đường phát triển, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước trong 45 năm qua, phản ánh tinh thần đoàn kết chiến đấu và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.

    [​IMG] Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với ông Sơn Ngọc Minh (A Cha Miên) Chủ tịch Ủy ban Dân tộc, Giải phóng Trung ương lâm thời Campuchia tại chiến khu Việt Bắc năm 1950 là trung tâm ở phần mở đầu của triển lãm. Ảnh: L.A.D
    Triển lãm gồm bốn chủ đề chính: Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội Việt Nam về quan hệ Việt Nam - Campuchia; Liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975); Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, xây dựng và củng cố đất nước (1978-1989); Tình đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Campuchia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1990-2012).

    [​IMG] Đại hội liên minh Việt - Miên - Lào tại chiến khu Việt bắc tháng 3/1951 là một trong những bức ảnh ở phần thứ 2 của triển lãm thể hiện truyền thống đoàn kết giữa hai nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ảnh: L.A.D
    Phát biểu tại Lễ khai mạc, đồng chí Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia cho rằng: Triển lãm là dịp để hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Campuchia cùng nhau tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, xây đắp niềm tin cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hai nước về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Campuchia, vun đắp ngày càng tốt hơn tình cảm của hai dân tộc.

    [​IMG] Nhân dân Campuchia mít tinh tiễn quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước trong đợt rút quân lần thứ 7, giai đoạn 2 năm 1988. Ảnh: L.A.D
    Đồng chí Vũ Mão nhấn mạnh: Tổ chức triển lãm một số hình ảnh liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia như thế này là việc làm hết sức cần thiết và vô cùng có ý nghĩa, giúp cho người xem có thể hình dung được quá trình cách mạng mà hai nước đã chung vai sát cánh, nhân dân hai nước, quân đội hai nước đã cùng nhau trên một chiến hào chiến đấu, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của mình.
    Được biết, Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 15/7/2012.
    Thảo Bình​
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Triển lãm ảnh về tình đoàn kết Việt - Lào



    N
    gày 17.7, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.HCM cùng Sở Ngoại vụ khai mạc triển lãm ảnh về tình đoàn kết, hợp tác Việt Nam - Lào và đất nước, con người Lào.
    Triển lãm kéo dài một tuần, trưng bày 190 ảnh. Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt - Lào.
    Theo đó, những bức ảnh với chủ đề Tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào - TP.HCM - thủ đô Vientiane - tỉnh Champasak được trưng bày tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TP.HCM) và Công viên Chi Lăng (Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM).
    Những bức ảnh với chủ đề Đất nước, con người nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được trưng bày trên trục đường Đồng Khởi (từ ngã tư đường Nguyễn Du đến ngã tư Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM).
    Sau đây là một số ảnh được trưng bày tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM:
    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Chính phủ Lào Issara Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc (Việt Nam) năm 1951
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người thứ 3 từ trái sang) và Hoàng thân Lào Souphanouvong (người thứ 4 từ trái sang) cùng các cán bộ quân đội Việt Nam - Lào bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953
    [​IMG]
    Hội nghị thành lập liên minh Việt - Miên - Lào tại Tuyên Quang (Việt Nam) tháng 3 năm 1951
    [​IMG]
    Trường Năng khiếu và dự bị Đại học Dân tộc tại Vientiane (Lào) - công trình quà tặng của nhân dân Việt Nam
    [​IMG]
    Đoàn nghệ thuật tỉnh Champasak tham gia chương trình diễu hành tại lễ khai mạc Lễ hội trái cây Nam Bộ 2012
    [​IMG]
    Triển lãm ảnh về Việt - Lào tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM ngày 17.7 thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ
    Tin, ảnh: Văn Khoa
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [FONT=&quot]HỒ CHÍ MINH - XUPHANUVÔNG
    VÀ MỐI TÌNH ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VIỆT - LÀO[/FONT]
    [FONT=&quot]ThS. VĂN THỊ THANH MAI*[/FONT]
    [FONT=&quot] [​IMG][/FONT]

    Hoàng thân Xuphanuvong và Xuphana Phuma đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp thăm Việt Nam, năm 1960




    [FONT=&quot]Mối thân tình đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân - Chủ tịch Xuphanuvông hiện lên thật đặc biệt nhưng không hề bất ngờ. Tình bạn cao cả đó bắt đầu từ ngày 4-9-1945, khi lần đầu hai người gặp nhau. Cùng với thời gian, tình bạn đó đã đưa một vị hoàng thân của Hoàng gia Lào sau những năm tháng học tập, tu nghiệp ở nước Pháp, từng biết và nói giỏi nhiều ngoại ngữ của các quốc gia; là người không khi nào quên lịch sử đất nước Lào, không quên lịch sử hoàng tộc của mình và đặc biệt ngưỡng mộ công tích của Hoàng thân A-nụ, song lại rất yêu “nhân dân gian nan, vất vả của mình”, thật sự ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ủng hộ lý tưởng cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam, rồi trở thành một người cách mạng. [/FONT]
    [FONT=&quot]Sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của nhân dân các bộ tộc Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thiết lập nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Hoàng thân từng nói, cuộc gặp gỡ định mệnh vào mùa thu ấy đã giúp ông “học được nhiều điều rất bổ ích”. Cũng giống như Hồ Chí Minh năm xưa, 13 tuổi, Hoàng thân đã mang trong lòng một khát vọng lớn, “không buông trôi theo số phận”. Và thời gian sau đó Hoàng thân đã rời bỏ nước Pháp, quyết định “về nước để lãnh đạo đấu tranh giải phóng nhân dân Lào”1, với một quyết tâm “cho thế giới thấy người Lào sẽ đánh giặc như thế nào”. Chính hình ảnh một nước Việt Nam độc lập đã thôi thúc mãnh liệt khát vọng của Hoàng thân muốn làm “một cái gì đó” cho đất nước và nhân dân Lào. Xixana Xuphanuvông (tên Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt là Chí Long), người con trai út của Hoàng thân đã viết trong Hồi ký của mình rằng: “Một trong những ngày hệ trọng nhất trong cuộc đời của Hoàng thân là lần đầu tiên ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông nhớ nhất lần gặp đó và chính cuộc gặp gỡ đó, đã biến đổi ông từ một thái tử của Hoàng gia Lào thành người chiến sĩ cách mạng”2.[/FONT]
    [FONT=&quot] Từ mối quan hệ có bề dày truyền thống trong lịch sử giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, từ cuộc gặp gỡ mùa thu ấy, bằng niềm tin của chính bản thân mình vào một vị hoàng thân yêu nước và yêu thương nhân dân các bộ tộc Lào, Hồ Chí Minh càng tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước Lào. Một nước Lào “cách mạng”, “láng giềng”, “thân thiết”, một trong ba chân kiềng của khối liên minh chiến lược đoàn kết Việt - Miên - Lào, ngày càng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông chăm lo, bồi đắp. Cuộc hội ngộ đầu tiên là bước ngoặt lớn, mở đầu trang lịch sử cùng chung một chiến hào đánh Pháp, cùng chung một chiến hào đánh Mỹ của nhân dân hai nước Việt - Lào sau đó, sáng ngời một tình bạn hữu nghị thuỷ chung, trong sáng, đặc biệt trong lịch sử quan hệ quốc tế đương đại. [/FONT]
    [FONT=&quot]Sau cuộc hội kiến, bàn bạc, ngày 4-9-1945 những vấn đề chính chuẩn bị cho cuộc cách mạng trong tương lai giữa hai nước đã được quyết định. Hoàng thân và gia đình trở lại Vinh, Huế rồi được một đội quân tình nguyện Việt Nam hộ tống trở về Lào an toàn. Từ đây, một hoàng thân của Hoàng gia Lào nhưng cũng là một nhà cách mạng yêu nước, thương dân bắt đầu một chặng đường hoạt động, đấu tranh cách mạng đầy gian truân ở Lào, Thái Lan và ở Việt Nam, lúc trong nhà ngục Phôn Khêng,... để kiên định thực hiện mục tiêu đoàn kết, liên minh chiến đấu cùng dân tộc Việt Nam anh em giải phóng và đưa đất nước Lào “theo chế độ mà nhân dân Lào tự mình lựa chọn”. [/FONT]
    [FONT=&quot]Trở về nước, Hoàng thân đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và Tổng chỉ huy quân đội trong Chính phủ Lào Itxala (10-1945). Sau đó, khi thực dân Pháp tấn công miền Nam Lào, Hoàng thân chỉ huy lực lượng kháng chiến Lào và quân đội liên minh Lào - Việt ở mặt trận Thà Khẹt (3-1946). Trong điều kiện tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng thân và những người yêu nước đã tạm rút khỏi Thà Khẹt. Khi vượt qua sông Mêkông để sang Thái Lan, ông bị thương nặng và người chiến sĩ Lê Thiệu Huy của liên quân Lào - Việt đã che đạn cho Hoàng thân và anh dũng hy sinh. Thời gian sau đó, Chính phủ lâm thời Lào Itxala bị phân hoá, Hoàng thân tuyên bố vẫn “tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân chúng tôi trong cuộc kháng chiến”. Ông và một số người yêu nước trong Chính phủ lâm thời đã không trở về Viêng Chăn cộng tác với thực dân Pháp như một số ít thành viên khác, mà quyết định đi cùng cuộc kháng chiến của nhân dân Lào.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cuối năm 1949, Hoàng thân nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh mời sang Việt Bắc bàn về cách mạng của hai nước trong sự nghiệp chống kẻ thù chung của nhân dân Đông Dương. Tháng 8-1950, tại Đại hội đại biểu quốc dân Lào, Mặt trận Neo Lào Itxala đã được thành lập, Hoàng thân được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Neo Lào Itxala, Thủ tướng Chính phủ kháng chiến kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Lào Itxala. Tháng 9-1950, tại Việt Bắc, Hoàng thân cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Sơn Ngọc Minh, Thủ tướng Chính phủ kháng chiến Miên (Campuchia) đã có cuộc hội bàn, chuẩn bị cho sự ra đời của Mặt trận liên minh đoàn kết Việt - Miên - Lào, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia, lãnh thổ của mỗi nước.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân thường xuyên trao đổi thư từ, điện về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ xây dựng liên minh đoàn kết trong cuộc chiến đấu chung của hai nước, nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Đông Dương. Ngày 11-3-1951, tại Việt Bắc, Hội nghị liên minh nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào ra tuyên bố vạch rõ âm mưu của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ cố tình xâm chiếm ba nước Đông Dương và lập ra chính phủ bù nhìn. Vì vậy, Hội nghị đã đi đến nhất trí thành lập “Khối liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào, nhằm tiêu diệt thực dân Pháp, đánh bại can thiệp Mỹ, trừng trị bọn bù nhìn phản quốc, giành độc lập thực sự cho ba dân tộc, góp sức bảo vệ hoà bình thế giới”3. [/FONT]
    [FONT=&quot]Từ những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam và nhận thức sâu sắc của mình về vai trò, sức mạnh đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Hoàng thân đã cùng những cán bộ lãnh đạo của đất nước Lào đẩy mạnh cuộc vận động, tuyên truyền nhân dân các bộ tộc Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Xủng,... đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất Neo Lào Itxala để phát triển mạnh cuộc kháng chiến. Lòng yêu nước, tinh thần vượt mọi khó khăn, sẵn sàng hy sinh cho đất nước, lối sống giản dị và uy tín của Hoàng thân đã đưa ông trở thành ngọn cờ quy tụ nhân dân các bộ tộc Lào. Cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thân hiểu rằng: đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, nên ông đã không ngừng phấn đấu và trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết các bộ tộc Lào. Trong suốt những năm kháng chiến đầy gian nan, vất vả đó, Hoàng thân, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, các đồng chí lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã cùng nhân dân Lào, cùng nhân dân Việt Nam chia ngọt, sẻ bùi trong suốt hai cuộc trường chinh đánh Pháp và đánh Mỹ. Chiến dịch Thượng Lào, đường mòn 559, những căn cứ kháng chiến trên đất bạn,... mãi mãi là những dấu ấn lịch sử của mối liên minh chiến lược Việt - Lào, hiện thực sinh động của tình đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau của hai dân tộc. [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong những ngày Hoàng thân và các đồng chí lãnh đạo của Chính phủ Pathét Lào ở chiến khu Việt Bắc, ông thường xuyên gặp gỡ và trao đổi cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Chính phủ ta. Cũng trong những ngày ở Việt Bắc, có rất nhiều bức ảnh ghi lại dấu ấn lịch sử hai nhà lãnh đạo, hai người con ưu tú của nhân dân hai nước Việt - Lào. Đó là hai con người có hai cuộc đời với xuất thân và hoàn cảnh khác xa nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng yêu nước, thương dân và không nề gian khó, cả đời phấn đấu, hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong suốt hành trình đi cùng cuộc kháng chiến của nhân dân các bộ tộc Lào, Hoàng thân luôn tâm niệm ý nghĩa những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt món quà tặng là một tấm lụa, một thanh kiếm và một bộ quần áo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng, với lời giải thích: “Tấm lụa tượng trưng cho sự mềm mỏng và đại đoàn kết. Đoàn kết chặt chẽ như những sợi tơ trong tấm lụa. Mềm mỏng là để đối với nhân dân. Thanh kiếm là tượng trưng cho sự sắc sảo và kiên quyết. Còn bộ quần áo là để tặng cho cán bộ Lào thi đua giỏi nhất”4. Ngay cả những ngày ông bị giam cầm trong nhà ngục Phôn Khêng cùng 15 đồng chí khác (7-1959) vẫn là một hoàng thân luôn nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương kiên cường cách mạng, kiên trì luyện tập thể thao, sống tràn đầy nghị lực, kiên định với con đường mình đã chọn. Ngày 24-5-1960, với sự giúp đỡ của một tổ công tác đặc biệt của Việt Nam, cuộc vượt ngục của ông đã thành công. Ông lại cùng các đồng chí của mình và nhân dân Lào yêu nước tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh cách mạng không mệt mỏi, sát cánh cùng nhân dân Việt Nam đoàn kết, liên minh chống đế quốc Mỹ và các thế lực thân Mỹ, đấu tranh cho một nước Lào độc lập, tự do. [/FONT]
    [FONT=&quot]Hơn 15 năm sau cuộc vượt ngục huyền thoại ấy, tháng 12-1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc họp ở Viêng Chăn đã quyết định xoá bỏ chế độ quân chủ và thiết lập chế độ dân chủ nhân dân Lào. Lịch sử cách mạng Lào đã bước sang một trang mới với một thể chế nhà nước mới do nhân dân các bộ tộc Lào đồng lòng lựa chọn. Hoàng thân đã vinh dự được bầu làm *************, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.[/FONT]
    [FONT=&quot]Hoàng thân Xuphanuvông, vị lãnh tụ đức độ, tài năng, người chiến sĩ cách mạng luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào, kiên cường đấu tranh trong hơn 30 năm giải phóng đất nước và đưa nước Lào phát triển như ngày nay. Những kỷ niệm ân tình một thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân - Chủ tịch Xuphanuvông mãi mãi được nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào nâng niu, gìn giữ, vẫn luôn là minh chứng sinh động của một tình bạn thân thiết vượt không gian và thời gian, hiện thân của mối liên minh chiến lược, của tình đoàn kết quốc tế vô sản thuỷ chung, trong sáng, đặc biệt Lào - Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=&quot] __________________[/FONT]
    [FONT=&quot]1, 2. Trần Đương, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông, Nxb Thông tấn, H, 2007, tr.22, 36.[/FONT]
    [FONT=&quot]3. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Biên niên sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb CTQG, H, 2007, tr.52.[/FONT]
    [FONT=&quot]4. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. CTQG, H, 1995, t.5, tr.268-269.[/FONT]
    [FONT=&quot]* Bảo tàng Hồ Chí Minh.[/FONT]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chiều 15/06 triển lãm “Việt Nam – Campuchia liên minh chiến đấu, hợp tác toàn diện” đã chính thức khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia (24/6/1967 – 24/6/2012) và “Năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2012”.

    - C hiều 15/06 triển lãm “Việt Nam – Campuchia liên minh chiến đấu, hợp tác toàn diện” đã chính thức khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia (24/6/1967 – 24/6/2012) và “Năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2012”.
    Triễn lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết chiến đấu và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước đến khách tham quan trong nước và quốc tế.
    Triển lãm trưng bày theo 4 phần:
    1 - Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội về quan hệ Việt Nam – Campuchia.
    2 – Liên minh chiến đấu Việt Nam – Campuchia trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975).
    3 – Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, xây dựng và củng cố đất nước (1978 – 1989).
    4 – Tình đoàn kết, hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1990 – 2012).

    [​IMG]
    Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với ông Sơn Ngọc Minh (A Cha Miên) Chủ tịch Ủy ban Dân tộc, Giải phóng Trung ương lâm thời Campuchia tại chiến khu Việt Bắc năm 1950 là trung tâm ở phần mở đầu của triển lãm. [​IMG]
    Bức tranh mang tên "Nghĩa tình AngKor" của tác giả Nguyễn Thanh Châu đầy tính biểu tượng về tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước. [​IMG]
    Đại hội liên minh Việt - Miên - Lào tại chiến khu Việt bắc tháng 3/1951 là một trong những bức ảnh ở phần thứ 2 của triển lãm thể hiện truyền thống đoàn kết giữa hai nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Phần 3 trưng bày ảnh, hiện vật thời kỳ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, xây dựng và củng cố đất nước. [​IMG]
    Báo tường sư đoàn 339 phản ánh hoạt động của đơn vị trong chiến đấu, xây dựng giúp nước bạn Campuchia năm 1982. [​IMG]
    Tội ác của quân Pôn Pốt - Ieng Sary với người dân ở vùng biên giới thuộc Tây Ninh năm 1978.
    [​IMG]
    Bà mẹ Campuchia rót nước uống cho các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. [​IMG]
    Quân phục thu được của quân Pôn Pốt. [​IMG]
    Đại tướng Võ Ngyên Giáp nói chuyện với Quốc trưởng Nodorom Sihanuc tại Hà Nội năm 1972. [​IMG]

    [​IMG]
    Quân tình nguyên Việt Nam dựng nhà, gặt lúa giúp nhân dân Campuchia. [​IMG]
    Nhân dân Campuchia mít tinh tiễn quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước trong đợt rút quân lần thứ 7, giai đoạn 2 năm 1988. [​IMG]
    Thủ tướng *************** và Thủ tướng Samdech Hun Sen cắt băng khai trương hoạt động chi nhánh BIDC tại TP Hồ Chí Minh, năm 2009. [​IMG]
    Đông đảo học viên Học viện Quân y Việt Nam là người Campuchia đến tham quan triển lãm. [​IMG]
    Sĩ quan quân đội Việt Nam đang giới thiệu cho các học viên người Campuchia đang du học ở Học viện Quân y của Việt Nam. [​IMG]
    Học viên quân y người Campuchia đang chụp lại hiện vật bằng điện thoại. L.A.Dũng
    lionking_arc thích bài này.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Thứ Bảy ,9, Tháng Hai 2013

    "Pa pa Hồ" - Chuyện cho ngàn năm sau
    Trịnh Tố Long

    Đúng như dự đoán của Pa Pa Hồ, đồng minh thắng, phe trục phát xít đầu hàng, thực dân Pháp sẽ quay lại Đông Dương. Nhân dân Việt - Miên - Lào phải đoàn kết đứng lên dựa vào nhau tự giải phóng.

    [​IMG] Chí lớn gặp nhau
    Chậu Xu-pha-nu-vông 11 tuổi được Hoàng gia Ai Lao đưa sang Hà Nội vào học Trường An - be - Sa - rô. Năm 1931 qua Pháp học tiếp lấy bằng kĩ sư cầu đường. Thời gian này nhà yêu nước Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đứng số một trong sách đen của Deuxième Bureau Pháp không còn ở Pa - ri nhưng tiếng vang về anh Nguyễn, về mối đe dọa trước sự tồn vong của chế độ thực dân toàn cầu thì còn đó do những hoạt động thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức của ông từ mươi năm trước trên chính trường nước Pháp. Nhà trí thức trẻ Xu-pha-nu-vông mang dòng máu hoàng tộc - con trai út Phó vương Bun khoong, cùng bà phi thứ dân Mom Kham Ouane, sẵn tinh thần cầu tiến mà nhanh chịu ảnh hưởng từ tư tưởng yêu nước chống thực dân của ông Nguyễn. Đặc biệt là từ những câu chuyện sống động trong nhân cách và những ý tưởng cách mạng của nhà yêu nước Việt Nam lừng danh mà Chậu nghe được từ các bạn đồng môn người Pháp như Raymon Aubrac, Việt kiều như Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa v.v....ông muốn sau này sẽ làm được điều gì đó cho đất nước, dân tộc mình, như ông Nguyễn.
    Ra trường, nhớ Hà Nội, nhớ bạn hữu, lại thêm sự bất công khinh thị dân thuộc địa của thực dân Pháp khi xếp lương kỹ sư ông phải nhận bậc thấp hơn người Pháp. Làm đơn khiếu nại qua nhiều cấp lên tận Bộ trưởng Bộ Hải ngoại: cũng vô ích. Ông xin công tác về Việt Nam cùng là xứ Đông Pháp, trong lòng vẫn "mang máng" điều gì đó với tương lai.
    Năm 1938, do cơ duyên: Về Nha Trang, Chậu gặp và thành hôn với hoa khôi hiền thục đất trầm hương nổi tiếng mà nàng tên "Kỳ Nam". Nhưng đó chưa phải là "Điều gì đó" sẽ đến, đã đến - như sau này Hoàng thân tâm sự. Mà đó là cuộc "Gặp gỡ lịch sử" với Chủ tịch Hồ Chí Minh sau thành công của cách mạng Việt Nam - một bước ngoặt khiến ông Hoàng từ nhà yêu nước thành chiến sĩ cách mạng - vị lãnh tụ của nhà nước Lào Dân chủ Nhân dân anh em.
    Pa Pa Hồ
    Cách mạng Tháng Tám thành công, kỹ sư Xu-pha-nu-vông đang trông coi thi công cầu Yên Xuân ở Vinh. Chủ tịch UBHC Đà Nẵng Lê Văn Hiến được lệnh bổ sung làm thành viên Đoàn đại diện Chính phủ giải quyết thoái vị của Bảo Đại ở Huế, trên đường ra Hà Nội mời cả nhà Hoàng thân và gia đình. Dọc đường xe Hoàng thân bị hỏng, ông Hiến mời sang xe Bảo Đại. Bà Hoàng đành ở lại sửa xe, ra sau. Trong thâm tâm bà không muốn, không yên vì chồng phải ngồi xe cùng với ông vua vừa bị phế truất, rồi ra Hà Nội sẽ ăn, ở đâu? Chính phủ ***** đối xử thế nào với một ông Hoàng khi chưa biết "lòng dạ" ông hoàng thế nào...?
    Ra Hà Nội, bà được dẫn vào Dinh Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại trước đó ít ngày. Uy nghi sang trọng quá! Qua mấy phòng đều vắng teo. Lát sau có người tìm báo ông đang ở dưới...bếp. Chẳng hiểu ra sao, cả mừng, cả lo, bà vội tìm. Tới cửa nhà ăn bà sững lại: Đúng là ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ngồi ăn cơm vui vẻ. Hai vị buông đũa bát. Cụ nhanh nhẹn đứng lên đỡ bà tới ghế cạnh ông: - Cô căn cơm luôn! Bà chưa kịp định thần, "Dạ, dạ" như một cái máy. Cụ vẫy tay bảo anh giúp việc lấy thêm lọ ruốc bông.
    Người lấy ruốc ra đĩa, gắp bỏ vào bát cả hai người, nói: - Món đặc sản này đồng bào Hà Nội vừa cho tôi, chúng tôi đã dùng, cô ăn nhiều đi cho hồi sức mấy ngày đi đường mệt...Nghe Cụ chân tình, giản dị quá, cổ bà cứ nghẹn lại. Ông thì ngồi đó dõi theo... Anh giúp việc xới bát cơm lễ phép đặt trước mặt bà. Cơm gạo lứt, muối mè, dưa chua và chút xì dầu như bữa ăn nơi cửa thiền vậy. Bữa cơm ngon, hạnh phúc trong đời bà chưa bao giờ cảm nhận được như thế!
    Cơm nước xong, ***** tạm biệt để Chậu đưa cô đi nghỉ. Ông dừng lại, mở cửa một gian phòng trên gác hai. Phòng rộng, sang trọng, chiếc giường to quá cỡ còn phủ nguyên khăn trải giường phẳng phiu, trắng tinh. Giữa phòng, trên nền gỗ giải chiếc chiếu mộc, một chiếc gối mây dài tới hơn một mét. Ông Hoàng giải thích: Cụ Chủ tịch cùng ông ngủ , gối chung gối này đây. Ông nghe Cụ kể có chuyện " giật mình". - Chuyện chi lạ hề, mình?
    Thì ra, hai kẻ thù Nhật, Pháo tranh giành miếng mồi Đông Dương thì ở Lào các nhà yêu nước tư tưởng tiến bộ như anh em hoàng thân Phết- xa - lạt Xu-pha-nu-vông đều là mục tiêu trong sổ đen của chúng. Nên ********* đã theo sát, bảo vệ ông và chờ dịp đón ông đi gặp Người từ lâu, chắc chắn ông rất ngưỡng mộ Nguyễn Ái Quốc. Bà Hoàng thốt lên: - Trời đất ơi, trong miền Trung bà con đồn không sai: Cụ là vị thánh sống, vị cứu tinh của các dân tộc Đông Dương...Ông Hoàng còn cho biết, Cụ lo cả khả năng xấu từ phía "người mình" tự phát trong những ngày cách mạng sục sôi...
    Song, điều ông khoe với bà, mừng nhất là chỉ mới ít ngày được gần Cụ mà lòng dạ, tầm nhìn ở ông đã sáng ra rất nhiều điều, không sách báo nào, bậc vĩ nhân nào đề cập được, nêu gương được như Cụ về lí tưởng, đạo đức, nếp sống... hoàn toàn thực tế, là mẫu mực, dứt khoát ông sẽ noi theo. Ông nói: - Trong dân gian nhiều nước có câu: Tư cách làm bề trên không cứ ở tuổi tác mà ở nhân cách. ***** hơn ông 19 tuổi, một thế hệ, càng thích hợp, ông đề nghị bà xin Người được gọi "Pa Pa Hồ" (Cha Hồ). Bà mừng:- Sao mà mình nói trúng ý em thế!
    Theo gương Pa Pa
    Đúng như dự đoán của Pa Pa Hồ, đồng minh thắng, phe trục phát xít đầu hàng, thực dân Pháp sẽ quay lại Đông Dương. Nhân dân Việt - Miên - Lào phải đoàn kết đứng lên dựa vào nhau tự giải phóng. Pa Pa không giữ ông lại Hà Nội mà tổ chức đưa ông bí mật về Lào, đúng lúc anh trai Hoàng thân Phết - xa- lạt điện mời em về nước tham giam Chính phủ kháng chiến Ít-xa-la, được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao, Tổng Chỉ huy quân đội.
    Tình hình ở Lào lúc này y hệt như ở Việt Nam. Sư đoàn 931 Quốc dân đảng Trung Hoa mang danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đầu hàng, đã mà cả, nhân nhượng để Pháp chiếm lại Lào. Trận đánh hoàn toàn không cân sức tại Thà Khẹt, giặc Pháp giết hại 3.000 thường dân, 300 cán bộ, chiến sĩ Lào, Việt thương vong. Chậu Xu-pha-nu-vông bị thương nặng được cứu thoát dạt sang Thái Lan. Ông tiếp tục hoạt động trong tổ chức Lào yêu nước, theo dõi chỉ đạo cuộc kháng chiến trong nước tới đầu năm 1949. Chính phủ Thái của Thống chế Phi - bun Xô - ống Kham thi hành chính sách không thân thiện với phong trào cứu nước trong Lào kiều. Bác Hồ chỉ thị tổ chức bí mật liên hệ mời Hoàng thân về Việt Nam, lên căn cứ Việt Bắc thành lập Mặt trận liên minh Việt - Miên - Lào.
    Ngày nay, chúng ta về nguồn ATK Việt Bắc, đi đường 13A - cách thị xã Tuyên Quang 20 km, tới xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, có di tích làng Ngòi, nơi họp Đại hội thành lập Mặt trận Ít - xa - la và bầu Chính phủ kháng chiến Lào (tháng 8 - 1950), do Xu-pha-nu-vông làm Chủ tịch. Cuối năm đó, để đảm bảo an toàn và bí mật, Bác Hồ chỉ thị tìm địa điểm mới - hang Đá Bàn, cách làng Ngòi 5km để Chậu Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Nhân dân Lào Cay-xỏm Phom-vi-hản chuyển nơi ở và làm việc. Mọi việc vừa xong thì Bác Hồ tới thăm, kiểm tra xem đã yên tâm chưa. Chậu và Tổng Bí thư đều đề nghị Bác bố trí cho về nước phát triển kháng chiến. Bác mời ở lại dự Đại hội Đảng ta ra công khai, đổi tên Đảng Lao động Việt Nam (đầu năm sau). Chậu Xu-pha-nu-vông đề nghị xin gia nhập Đảng, Bác gợi ý Chậu tạm thời đứng ngoài Đảng lợi hơn cho Đảng - như đã "gợi ý" với một số vị trí thức nước ta: Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Xiển... Dự Đại hội Đảng ta xong, tháng 3 - 1951, Chậu về nước phát triển kháng chiến, lặp căn cứ địa Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, mở rộng vùng giải phóng khắp nước, đi tới thắng lợi tại Hội nghị Giơ - ne - vơ, quân Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương năm 1954. Lào tổ chúc Tổng tuyển cử bổ sung (18-11-1857), Chậu Xu-pha-nu-vông giữ chức Bộ trưởng Bộ kinh tế kế hoạch.
    Chưa đầy năm, tháng 7 - 1958, người Mỹ can thiệp, Phủ Xa-na-ni-con làm đảo chính, bắt giam Hoàng thân và 15 lãnh đạo, cán bộ Neo Lào Hắc - xạt.Chậu tuyên bố: Nếu có cuộc xử bắn, ông sẽ là người hãnh diện ra trước pháp trường đầu tiên hi sinh vì danh dự và nền độc lập của Tổ quốc Lào.
    Bác Hồ hết sức lo lắng, lập tức chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn với Tổng Bí thư Cay - xỏn tìm cách giải thoát, đồng thời giải vây cả Tiểu đoàn 2 Pa- thét Lào tại Cánh đồng Chum. Cả hai cuộc "giải" kì tích như chuyện huyền thoại, do anh em Việt Nam đề xuất và thực hiện. Cuộc vượt ngục do Đại tá Phan Dĩnh lấy tên Lào là Khăm Sỉnh cùng nhóm 9 người lập phương án triển khai.
    Một chi tiết thật hay và cảm động. Đại tướng đồng ý kế hoạch, chỉ thị ông Dĩnh đi ngay, sang báo cáo xin anh Bảy (đồng chí Cay - xỏn) duyệt. Lại hỏi ông Dĩnh còn băn khoăn gì không?- Thưa, tôi có một tình huống chưa báo cáo trên giấy là, giả thuyết các đồng chí bị giam không nhất trí chốn ra thì chúng tôi làm thế nào? - Ông Dĩnh hỏi. Đại tướng nói ngay: - Thì thôi, các đồng chí không làm gì nữa, rút về, coi như đã hoàn thành nhiệm vụ. Ngừng một lát, Đại tướng vẻ mặt hết sức nghiêm túc:- Mọi chủ trương, phương án giải thoát đều do Đảng bạn quyết định... Công việc hệ trọng này liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc của bạn, do lãnh đạo bạn quyết định...
    ....Trở lại nhà tù Phon Khêng. Chi bộ Đảng được thành lập, ra nghị quyết 3 điểm: Tuyên truyền giác ngộ binh lính, cảnh sát địch theo ta, tích cực tập luyện sức khỏe, tranh thủ làm đất trồng rau và hoa. Đồng chí Xu-pha-nu-vông trong lãnh đạo chi bộ hết sức cố gắng làm mọi việc đặc biệt cảm hóa được bọn cai ngục, thuận lợi cho việc liên lạc với bên ngoài. Trong sách "Vượt ngục", cai ngục Thoong - xới Khốt - vông -xa được giác ngộ cùng trốn nhà tù đêm 24-5-1960, về sau viết: "Riêng với Chủ tịch Xu-pha-nu-vông, tôi chưa từng biết một lãnh tụ nào có tính cách như thế... thật kiên quyết và luôn gương mẫu... Đây là hình ảnh người cha già của cả dân tộc...".
    Kỹ sư Xi-na-va (tên tiếng Việt là Chí Long) kể, ngày cha ở tù anh mới 3 tháng tuổi. Mỗi lần mẹ vào nhà lao thăm đều bế con theo đưa cha bế, trong tã lót đều có thư, tài liệu trao đổi. Có lần là bức chân dung PaPa Hồ cha vẽ. Bà hiểu ý ông, lại giấu đưa vào mấy bài thơ Pa Pa: Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao... Mọi người đều thuộc lòng, thành thói quen mỗi khi có khó khăn hay mệt mỏi thì tự nhắc mình hoặc đồng chí nhắc để tôi rèn ý chí: Thân thể ở trong lao...
    Chí Long kể có hai phong bì ba để riêng trong ngăn bàn làm việc mỗi khi cần động viên hay thư giãn đầu óc thì giở ra xem,bên ngoài đề "ảnh chụp với Pa Pa Hồ", phong bì thứ hai là ảnh hai ông bà.
    Chuyện cho ngàn năm sau
    Mỗi lời nói, việc làm lớn hay nhỏ của Bác Hồ với Chậu Xu-pha-nu-vông đâu chỉ là tình sâu, nghĩa nặng mà còn hàm chứa biết bao nhiêu mục đích, ý nghĩa sâu xa cho muôn đời mai sau:
    1- Năm 1967, Người biết tin con dâu ông bà Hoàng sắp sinh con đầu lòng đã gợi ý cử 3 người: Nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định, một y tá bệnh viện Việt - Xô, kèm theo chiếc nôi làm bằng xác chiếc máy bay thứ 200 bị bắn rơi ở Hà Nội làm quà, cùng chụp ảnh và ... đỡ đẻ...
    2- Năm 1953, Bác nghe báo cáo về kế hoạch phối hợp tác chiến Lào - Việt Đông Xuân 1953 - 1954, Người hài lòng, chúc các bạn Lào thắng lợi và nhờ gửi biếu Chậu Xu-pha-nu-vông một tấm lụa, một thanh kiếm và bộ quần áo. Bác giải thích đại ý: - Lụa tượng trưng sự mềm mại, đoàn kết. Mềm mỏng với nhân dân, kết chặt như những sợi tơ thành tấm lụa. Thanh kiếm biểu trưng chiến đấu sắc sảo, kiên quyết. Bộ quần áo làm mẫu treo giải thưởng thi đua...
    3- Năm 1963, Người tiếp Chậu *************, Ủy viên Bộ chính trị Xu-pha-nu- nông và Tổng Bí thư Đảng Cay - xỏn-Phôm-vi-hản tại Phủ Chủ tịch. Tướng Lê Chưởng được tháp tùng hai vị khách kể lại: Đầu năm còn rét, Bác hỏi:- Ở Lào không rét như Việt Nam thì phải. Sang đây các đồng chí có rét lắm không? Sao các đồng chí không quàng khăn cổ?
    [​IMG] Dạ thưa, hôm sang Hà Nội trời chưa trở gió mùa Đông Bắc ạ!
    [​IMG] Thế thì rét lắm. Có khăn quàng cổ đấy!
    Người chậm rãi đứng lên vào phía trong lấy ra hai chiếc khăn mới. Một điều rất lạ, chỉ bậc vĩ nhân siêu việt - Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có cách ứng xử siêu đẳng như vậy. Là, Người cởi chiếc khăn cũ ở cổ mình ra, nhẹ nhàng nói:
    [​IMG] Đồng chí Xu-pha-nu-vông và tôi tuổi cao, già cả nên hai chiếc khăn mới này dành cho chúng tôi, mỗi người một cái.
    Nói rồi, Bác trao một chiếc cho Hoàng thân Chủ tịch và tự quàng khăn mới cho mình. Đoạn, cầm chiếc khăn cũ đi lại bên đồng chí Cay - xỏn Phôm- vi-hản. Người nói:
    [​IMG] Đồng chí Cay- xỏn, Bác trao lại chiếc khăn này của Bác cho đồng chí...
    ....Trong xe trên đường về, không ai vô tình biết về 3 chiếc khăn. Bỗng Chủ tịch Xu-pha-nu-vông quay sang đồng chí Bảy nói to: - Chà, Bác Hồ với tôi, hai người già hai khăn mới...
    [​IMG] Còn tôi, tôi được "kế thừa"... khăn Bác Hồ. Bật ra lời nói như vậy rồi, đồng chí Tổng Bí thư Đảng bạn trầm ngâm suy ngẫm dữ, chắc là về hai chữ "kế thừa".
    Phần kết
    Ngày bà hoàng Viêng Khăm du học tại Trường MGU Mát- xcơ-va, tôi chỉ mới biết bà là cô Kẹo. Một hôm, đang gói tặng phẩm ở tầng một biệt thự Vô- lưn - xki của Xta - lin trước đây, tôi thấy cô Kẹo cùng vài cô nữa từ trên tầng hai Bác ở đi xuống. Cả hai nhận ra nhau, vội lờ đi như không quen. Vội mà không qua được mắt ông Vũ Kỳ: "- Quen biết nhau à?... Biết đâu để đấy là tốt". Hè năm 1964 tại Hà Nội, tôi đang hái quả roi trong vườn trước tòa nhà lớn khách sạn Đê La Thành với chú em ruột công tác trong CP31 ( Ban đối ngoại) phục vụ lãnh đạo Đảng Lào, Cam-Pu-Chia thì mấy chiếc xe con đi vào dừng lại ở sân. Tôi ngạc nhiên thấy Chậu Xu-pha-nu-vông xuống xe trước cả anh em đón tiếp, mở cửa xe dìu bà hoàng. Chú em thấy lạ hỏi: Anh biết Hoàng thân à? Cả bà hoàng đó...
    Hóa ra cô Kẹo - cô Ngọc nghĩa tiếng Việt, lại chính là bà hoàng Viêng Khăm...
    Xin phép dẫn ra mẩu chuyện nhỏ mong diễn đạt một ý lớn, ông Vũ Kỳ luôn nhắc rằng Bác nói gì, làm việc với ai chỉ người đó biết. Do vậy, như nhà văn Sơn Tùng viết: "Núi Hồ Chí Minh trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn".
    Tôi liên hệ, cứ suy ngẫm mãi hình hài Tổ quốc giống chữ S như một cơ thể tựa lưng dãy Trường Sơn. Xưa nay kẻ thù gần xa đủ loại luôn nhòm ngó mưu mô chia rẽ ba anh em Việt - Lào - Cam-pu-chia.
    Công đức của Bác Hồ dựng xây vun đắp nên tình nghĩa đặc biệt giữa ba nước không sách báo nào nói hết được. Con cháu chúng ta kế thừa, xin cầu nguyện cho những lời Người dạy là LỜI CHO NGÀN NĂM SAU!.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]




    [​IMG]


    [​IMG] [​IMG][​IMG] tof1
    Monsieur de Paris
    [​IMG]

    Nombre de messages: 534
    Age: 48
    Localisation: MONTPELLIER
    Emploi: transport routier
    Date d'inscription: 17/07/2011

    [​IMG][​IMG]Sujet: Re: Exécutions à Hanoï [​IMG]Sam 24 Nov 2012 - 18:43


    un rapport avec l'execution filmee??...


    [​IMG]

  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    lionking_arc thích bài này.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Quảng cáo xưa
    Lần cập nhật cuối: 16/07/2014
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    lionking_arc thích bài này.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lần cập nhật cuối: 16/07/2014
    lionking_arc thích bài này.

Chia sẻ trang này