1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Rạp chiếu bóng đầu tiên của Hà Nội xưa

    05/10/2009 00:39:00
    [​IMG]- Nếu hiểu điện ảnh là chớp bóng hay chiếu xi-nê-ma (ciméma), muốn tìm cái nơi đầu tiên tổ chức loại giải trí mới mẻ do anh em nhà Lumière phát minh, không thể không nói đến những gì diễn ra tại Khách sạn Métropole (ngày nay vẫn giữ được tên gốc, cộng thêm thương hiệu “Sofitel”).


    Tại đây, đã lặp lại cái công thức điện ảnh ra mắt tại Paris bắt đầu bằng những buổi chiếu phim tại Hotel Grand Café rồi dần dần mới ra rạp chuyên cinéma.

    Lật lại chồng báo cũ, tờ “Trung Bắc Tân văn” xuất bản ở Hà Nội hồi đầu thế kỷ XX, người ta thấy quảng cáo cho buổi chớp bóng đầu tiên cũng tại một “Grand Café” nhưng rất nhỏ bé, tại cái khách sạn được coi là sớm nhất và sang trọng nhất của Hà Nội, nằm giữa không gian được coi là Tây nhất trong cái “nhượng địa” của Tây này.
    [​IMG]
    Tại phố Nguyễn Xí, có một cái cổng nhỏ đi vào một rạp chiếu phim lấy tên là Palace Bộ phim đầu tiên có tên là “Thần Cọp” và được trình chiếu vào 8/1920. Đương nhiên khi đó còn là phim câm nhưng người tổ chức đã làm theo cách bên chính quốc là mời dàn nhạc đệm, chỉ có điều ở đây lúc đầu là một gánh bát âm hoàn toàn bản xứ. Nội dung của phim được đăng trước trên báo thành từng phân cảnh và người đến xem sẽ nhận được một tờ chương trình (programe) tóm tắt nội dung.

    Về sau, khi nhu cầu xem cinéma dần đông, nội dung phim ngày càng phong phú, chỗ chiếu phim chuyển sang bên kia đường nay là phố Nguyễn Xí. Ở đó, có một cái cổng nhỏ đi vào một rạp chiếu phim lấy tên là Palace. Chỉ mới đây, khi toà nhà này chưa bị phá, người ta còn đọc được cái tên rạp ấy ở phía trên bức tường.

    Tuy nhiên, phòng chiếu phim này rộng xuyên sang cả phía đường Paul Bert (nay là Tràng Tiền) nổi tiếng đô hội, là nơi sinh hoạt của người Âu và của những người bản xứ giàu có muốn học đòi Tây. Chẳng bao lâu, “Cinéma Palace” trở nên rạp chiếu phim sang trọng nhất Hà Nội trên đường Paul Bert.

    Nó có một mặt tiền (facade) thật đẹp tựa cái vỏ con sò cách điệu. Bạn đọc kỹ mấy tấm bích chương (affiches) dựng trước cửa rạp thì biết được rằng lúc này có một loại phim thời thượng xoay quanh một nhân vật hài hước người Tàu tên là Toufou, vào thời điểm chụp tấm ảnh này thì rạp đang chiếu tích “Toufou lấy vợ”...

    Thời thực dân Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), rạp này đổi tên là “Eden”(Thiên đường). Người chủ mới không biết muốn tỏ ra khác trước hay vì trào lưu kiến trúc tân kỳ mà đem “bưng” cái mặt tiền khả ái này bằng những tấm gỗ dán vuông thành sắc cạnh để đến nỗi mọi người quên bẵng diện mạo kiến trúc ban đầu, ngay cả khi nó đã được đổi thành rạp chiếu bóng “Công nhân” rồi sàn diễn chuyên nghiệp của Đoàn kịch nói Hà Nội.

    Cho đến ngày người ta quyết phá nó đi để xây một tòa kiến trúc mới, thì khi bóc cái vỏ gỗ dán, đã hiện ra cái vẻ đẹp ban đầu gây sốc cho nhiều người. Nhưng chủ đầu tư vội cho phá nhanh kẻo dư luận đòi giữ lại thì hỏng mất dự án đã được cấp tiền ngân sách...?

    Một toà nhà mới theo lối thời thượng “đá rửa” do thợ từ miền Trung ra trình diễn đã được xây theo thiết kế hiện đại nhưng chẳng đẹp tí nào, tồn tại thêm gần hai thập kỷ và cũng chỉ để diễn kịch nói. Cho đến trước dịp Hà Nội ngàn năm tuổi (2009) nó lại được phá tận móng để xây mới, với cam kết rằng toà nhà mới sẽ trở lại những nét đẹp xưa trong một ngôn ngữ kiến trúc hiện đại. Chỉ có điều nó vẫn không thể trở lại một rạp cinéma thuần tuý như buổi ban đầu.
    Dương Trung Quốc
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Phố Cầu Gỗ-khu dịch vụ của Hà Thành xưa?

    13/09/2009 02:13:14
    [​IMG]- Đôi khi tên phố chỉ là dấu tích còn lại của cái không còn nữa. Cái cầu làm bằng gỗ nay không còn trên một con phố có những ngôi nhà kiểu rất cũ và đặc trưng của kiến trúc Hà Nội trước khi Tây sang - phố Cầu Gỗ.



    Phố Cầu Gỗ rất gần Hồ Gươm nhưng bị khuất bởi một dẫy phố nằm kế bên Hồ, có một lối thông sang hồ cũng được coi là một phố (phố Hoàn Kiếm) và đó chính là vị trí của một chiếc cầu làm bằng gỗ bắc qua một con lạch nối Hồ Hoàn Kiếm với một hồ nước không nhỏ có tên là "Thái Cực", sau khi bị lấp đã trở thành không gian của các phố nằm phía sau dẫy nhà lẻ của phố Hàng Đào (khu vực nay là chợ Hàng Bè). [​IMG]
    Vị trí tuy khuất nhưng lại kề với những chốn đô hội (hồ Hoàn Kiếm và phố Hàng Đào), gần Ga xe điện Bờ Hồ... nên nó cũng là một phố của những cư dân làm nhiều nghề mà nay ta gọi là "dịch vụ" cho đời sống người dân đô thị. Ví như nghề đóng mới và sửa chữa các loại xe tay, các phòng trọ cho sĩ tử ra kinh thi trú ngụ, vừa gần phố bán giấy bút là Hàng Gai, lại gần nơi thờ Văn Xương trong đền Ngọc Sơn phù hộ cho việc học.

    Ở đây có một cửa hàng làm mũ mà chủ nhân chính là người đã chế ra cái khăn xếp đẹp đẽ và tiện lợi thay cho việc quấn khăn theo lỗi cũ của đàn ông Việt Nam. Đây cũng là phố ẩm thực mà đến nay vẫn duy trì và có phần phát triển nhờ nó nằm kề một lối ra của chợ Hàng Bè.

    Nhìn kiến trúc của những ngôi nhà trên con phố này, ta có thể đoán chắc rằng nó được xây cất trước khi người Pháp sang, điều mà Trương Vĩnh Ký khi từ trong Nam ra Hà Nội vào năm 1874 đã mô tả.
    Đoán chắc không chỉ nhờ cái màu "thời gian" ghi dấu những bức tường, hay những chi tiết kiến trúc như những đầu hồi hình khối vuông trên nóc, những vách ngăn giật cấp giữa hai căn nhà, mà rõ rệt hơn là cái xô lệch giữa những móng nhà với vỉa hè, yếu tố mà người Pháp dùng để "quy hoạch" lại những phổ cổ.

    Cái xô lệch, "thò ra thụt vào" với người này có thể gây phản cảm về sự lộn xộn thiếu chuẩn mực, nhưng ở những người khác lại cảm thấy cái chất hồn nhiên của một đô thị cổ - kẻ chợ đang bị khuôn lại theo thể thức của một đô thị hiện đại khi người Pháp đến.

    Nhìn vào ảnh còn thấy tới điểm chụp tấm ảnh này, Hà Nội đã có đèn điện. Cái cột thấp bên trái ảnh thấy rõ bóng đèn điện chứ không còn là loại đèn thắp khí đá (đất đèn), nhưng còn nhiều cái cột cao trồng dọc 2 bên hè trên nhiều đường phố cũng thấy, thì không biết để làm gì? Không lẽ để chống sét!? Ai biết thì bảo giùm với?

    • Dương Trung Quốc
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Phố Hàng Chiếu

    27/08/2009 08:23:55
    [​IMG] - “Hàng Chiếu” có lẽ là cách định danh đúng hơn cả nếu so với 2 cái tên đã từng có, một do Tây đặt là “Jean Dupuis” và một theo cách gọi của dân là “Phố Mới”.





    Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn đã xác định “Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Đông Hà là tên gọi cái cửa ô mà con đường này từ trong phố đi ra sông Hồng, cái cửa ô này dân thường gọi quen hơn là Ô Quan Chưởng. Đúng là thời xa xưa ở đây có bán chiếu cói nên người Pháp cũng từng định danh là “Rue des Nattes en joncs” ( Phố chiếu cói)

    [​IMG]


    Là cửa ngõ đi từ sông vào phần “thị” để vào phần” thành” của kinh đô xưa qua Cửa Đông, đủ thấy cái con phố ngắn này quan trọng như thế nào. Vì thế mà tấm ảnh được coi là cổ nhất được Bác sĩ Hocquard chụp để in trong cuốn sách của mình, thấy con phố này giống một đồn luỹ hơn là một khu dân cư hay thương mại.

    Và lịch sử đã chứng minh, khi lái buôn thực dân Jean Dupuis (tên Hán- Việt là Đồ Phổ Lỗ) ra Bắc kỳ lấy lý do tìm đường ngược sông Hồng sang Trung Quốc, đã ghé vào cửa Ô Đông Hà, thành Hà Nội giở trò khiêu khích kiếm cớ cho cuộc chinh phục sau này.

    Vì thế mà sau khi đã biến Hà Nội thành “đất bảo hộ”, rồi trở thành “nhượng địa”, người Pháp đã đặt tên phố này là “Jean Dupuis” để ghi công cho viên lái buôn-gián điệp này. Nhưng dân thì vẫn quen gọi là “phố Mới”, bởi lẽ khi có giao thương với người Pháp thì đây trở thành nơi cho Hoa kiều hay Pháp kiều đến mở chỗ giao dịch.

    Mặt khác, trận cháy phố Đông Hà đúng vào năm nhượng đất cho Pháp lập thành phố (1888) khiến nhà cửa đều mới xây lại không theo kiểu cũ như các phố cổ ở xung quanh.

    Phố vừa chạy thẳng ra cửa ô, lại kề chợ Đồng Xuân nên tấp nập người qua lại nhưng không phải chốn để nhà giàu lâp nghiệp. Vì thế, nó vẫn mang tính chất như cửa ngõ xuất hiện nhiều cơ sở dịch vụ hơn là kinh doanh.

    Ngày xưa, nói đến phố này là nhắc đến Nhà Vạn Bảo chuyên cầm đồ và cho vay lãi, cũng như nơi tuyển người đi làm vú em, con ở hay mộ phu đi các nhà máy, đồn điền...

    Đoạn phố phía ngoài cửa ô còn những cửa hàng lụp xụp bán củ nâu và than củi đưa từ miền ngược về rồi đổ hàng từ bến sông Hồng lên chợ Đồng Xuân.

    • Dương Trung Quốc
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Phố của người Trung Quốc, không mang tên sản vật

    16/08/2009 06:43:07
    [​IMG]- Cho đến nay cái từ “Ngang” vẫn là một câu hỏi về ngữ nghĩa vì nó không phải là một sản vật như các “hàng” khác (như “Hàng Đường, Hàng bạc, Hàng Muối trắng tinh”).




    Có nhà nghiên cứu liên tưởng đến một địa danh khác của Hà Nội là phố “Đình Ngang” vốn là con đường cửa ngõ đi vào trong thành qua cửa phía Tây Nam, vì thế có một cái đình được dựng ngang đường cho một đám quan quân đồn trú để tiện bề kiểm soát người qua lại.

    [​IMG]
    Phố Hàng Ngang xưa

    [​IMG] Phố Hàng Ngang ngày nay là một con phố buôn bán tấp nập. Ảnh Huấn Cao Lập luận ấy gợi cho ta cách gọi tên phố Hàng Ngang khi xem tấm ảnh được công bố vào cái thời chưa có kỹ thật in ảnh trên sách báo (bản kẽm) mà để công bố nó phải chuyển những tấm ảnh chụp thành các bản khắc đồng rất công phu và chi tiết (inconographie).

    Đó là một con đưòng mà ở đầu và cuối phố đều có cửa chắn ngang để khi đêm xuống cửa sẽ được đóng lại, có người canh gác, có đèn hay đuộc thắp sáng để bảo đảm an ninh. Vào thời đó chắc nhiều phố khác cũng có, ví như phố Hàng Chiếu, nhưng các rào chắn và cửa ngõ có vẻ sơ sài bằng cây gỗ hay tre mà thôi, dấu ấn của các cổng làng thời Hà Nội còn các phường hội đại lý cho các làng nghề.

    Nếu biết đến tên phố của người Tây về Hàng Ngang thì ta sẽ có thêm lời giải thích rõ hơn. Bản đồ của người Pháp đặt tên cho phố này là “Rue de Cantonnais”, tức là phố của dân Quảng Đông (Trung Quốc).

    Đọc các thư tịch cổ Việt Nam thì biết rằng từ thời Lê chính quyền đã cho phép người Trung Hoa từ phương Bắc di cư đến làm ăn ở Thăng Long, và cũng theo tập quán vốn có họ cụm lại ở một khu vực mà ta có thể thấy ngay cái thế chân kiềng của phố Hàng Ngang đoạn giáp phố Hàng Đường thì có cái ngã tư một phía là Hàng Buồm có Hội quán của người Quảng Đông và phía đối diện là Hội quán của người Phúc Kiến nên có thời nó cũng từng mang tên gọi là Phố Phúc Kiến (hiện nay là Phố Lãn Ông) .

    Hàng Ngang nằm trên trục đường phố quan trọng nhất của Thăng Long xưa đến thời Nguyễn sách “Đại Nam nhất thống chí” vẫn gọi tên phố là “Việt Đông”. Có lẽ vì thế nên chỉ có những người Hoa khá giả mới mở cửa hàng, cửa hiệu taị phố này. Về sau không chỉ người Hoa mà cả người Việt, người Ấn (dân vùng Bombay sang mở cửa hàng vải) cũng có mặt tại đây.

    Ngôi nhà số 48 ở phố này của một gia đình danh giá là ông bà Trịnh Văn Bô, không chỉ vì giàu có tiền của mà còn giàu lòng yêu nước. Tại ngôi nhà ấy, năm 1945 là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cư ngụ trong thời gian viết bản Tuyên ngôn Độc lập.

    • Dương Trung Quốc
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cột đồng hồ

    27/08/2009 08:15:25
    [​IMG] - Hồi xưa, đồng hồ còn là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái đồng hồ công cộng để báo giờ cho dân chúng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một cái đặt chơ vơ giữa khoảng không gian rộng, trên một cái cột gang, tựa như những cột đèn khá phổ biến đương thời.

    Khi đi trên cầu Chương Dương từ phía Gia Lâm về khu trung tâm phố cổ Hà Nội, bắt đầu vào đoạn cầu dẫn xoáy vòng tròn, bạn còn có thấy một chiếc đồng hồ đặt trên cột bằng gang nhưng 4 mặt vuông.
    [​IMG]
    Chiếc đồng hồ đặt trên cái cột gang tựa như những cột đèn khá phổ biến đương thời. [​IMG]
    Cột đồng hồ vẫn nằm ở cửa ngõ vào trung tâm Hà Nội Đương nhiên đồng hồ là để mọi người qua lại xem giờ, nhưng chiếc đồng hồ đặt ở chỗ đó dường như còn để lưu dấu rằng trước khi có cây cầu, tại không gian này từng có một cái đồng hồ cũng đặt trên một cái cột bằng gang, chỉ có điều như ta thấy trong ảnh, nó hình tròn. Nơi đó, ngày xưa mang địa danh “Cột Đồng Hồ”, dù không chính thức ghi trong bản đồ nhưng nói ra, người Hà Nội nào cũng biết.

    Hồi xưa, đồng hồ còn là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái đồng hồ công cộng để báo giờ cho dân chúng: Một đặt trên nóc Hãng Godard (sau là Bách hoá Tổng hợp, nay là Hanoi Plaza), một nữa đặt trên nóc Hãng Anpo chuyên bán đồng hồ ở ngã năm Cửa Nam, đương nhiên còn phải kể đến cái đồng hồ gắn ở mặt tiền Nhà Thờ Lớn... Chỉ duy nhất có một cái đồng hồ đặt chơ vơ giữa một khoảng không gian rộng và trên một cái cột gang, tựa như những cột đèn khá phổ biến đương thời.

    Khi chưa có cầu Chương Dương, đây là một khoảng đất rộng kề bên một trục đường rất quan trọng của Hà Nội hồi mới thành hình một đô thị kiểu Âu Tây. Đó là con đường chạy dọc sông Hồng và điểm rẽ vào khu phố cũ của người bản xứ.

    Hồi đó, sông Hồng chưa có đê nên bên dòng sông là những bến tàu thuyền khá sầm uất , trong đó có bền tàu của Hãng Giang Hải Bạch Thái Công ty của ông Vua đường sông Bắc Kỳ Bạch Thái Bưởi. Và ngay kề bên cái cột đồng hồ về phía phố Hàng Tre bây giờ, chính là toà trụ sở của Hãng. Đồng hồ đặt ở đây chính là để phục vụ cho những khách lên bến xuống thuyền coi giờ cho khỏi lỡ chuyến. Vì vậy bao quanh còn có các bến xe ôtô hay các loại phương tiện thô sơ do người kéo.

    Từ sau vụ lụt năm 1925-1926, chính quyền khi đó mới đắp con đê chạy dọc sông và mở những cửa khẩu đi ra ngoài các bến bãi. Kể từ đó, quanh Cột Đồng Hồ không còn sầm uất nữa, dần trở nên hoang vắng. Cái địa danh “Cột Đồng Hồ” dần trở thành điểm hẹn của giới giang hồ, nơi diễn ra những vụ thanh toán nhau lẫn nhau. “Rủ nhau ra Cột Đồng Hồ” trở thành ...lời thách đấu.

    • Dương Trung Quốc
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Phố Hàng Đường

    27/08/2009 08:12:59

    [​IMG] - Người nào từng sống hay thường qua lại phố này đều có thể nhận ra chỗ đứng của người cầm máy ảnh là từ ngã tư Hàng Buồm và cuối phố Hàng Đường, hướng ống kính về phía chợ Đồng Xuân, nơi cuối con đường lô xô những mái tôn - một vật liệu mới mẻ thời bấy giờ.

    [​IMG] Bức ảnh phố Hàng Đường xưa. Đường ray tàu điện chôn trên mặt đường rải nhựa cho thấy phố Hàng Đường nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của đô thị. Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu Đông, khi có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch hồi chưa bị lấp chảy dài từ Hàng Lược qua Hàng Cá, dọc Ngõ Gạch ra sông Hồng đoạn cuối Mã Mây.
    Cũng vì có cây cầu đó mà không gian cận ảnh của tấm hình này xưa kia chính là Chợ Cầu Đông. Sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu - là điểm giao với con đường khá quan trọng từ Cầu Sông Cái đi vào khu Thành cổ - nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một bên đường để lập ra cái chợ to và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.

    Về sau này, Hàng Đường có nhiều hàng bánh mứt kẹo có tiếng, đặc biệt sầm uất vào những ngày giáp Tết Trung thu với bánh nướng, bánh dẻo hay Tết Nguyên đán với các loại mứt, kẹo. Ngoài đồ ngọt, nhiều cửa hàng vải vóc, có cả của Ấn kiều cũng tràn từ phía Hàng Đào, Hàng Ngang xuống phố này, cùng nhiều cửa hàng tạp hoá của người Hoa.

    Người ta kể rằng trong 2 tháng bị vây hãm trong nội thành, quần nhau với giặc Tây hồi giáp Tết Đinh Hợi (cuối năm 1946 đầu 1947), các chiến sĩ quyết tử Thủ đô sống được là nhờ gạo nếp, đường , nông sản dự trữ làm mứt Tết của những cửa hàng bánh kẹo trong phố.

    • Dương Trung Quốc
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Sân Quần Ngựa Hà Nội

    26/08/2009 16:39:24

    [​IMG] - Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi tắt hơn là Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa...

    Hình như cuộc thi đầu tiên diễn ra dưới chân Cột Cờ Hà Nội và lại có cả thi “người-ngựa” tức là kéo xe tay. Còn năm 1888 thì có tài liệu viết rằng có một lần còn tổ chức cả đua... voi nhưng bị đánh giá là kém hấp dẫn vì sự chậm chạp của 3 con vật khổng lồ thạm gia dưới sự chỉ huy của những quản tượng bản xứ.
    [​IMG]
    Về sau các cuộc thi đuợc tổ chức thường xuyên hơn ở khu vực thôn Yên Tập , tức là khu Ga Hàng Cỏ vốn là nơi cấp thức ăn cho ngựa của triều đình xưa. Để xây dựng khu đầu mối đường sắt và đấu xảo thì quần ngựa chuyển về thôn Đại Từ và Vĩnh Phúc (nằm giữa đường Đội Cấn và Hoàng Hoa Thám hiện tại).



    Nhìn kỹ từng tấm hình có thể thấy quần ngựa có những đổi thay ở khu khán đài. Buổi đầu còn có cả khách đứng trên nóc khán đài, về sau khán đài ngày một cầu kỳ và sang trọng hơn. Đương nhiên số đông khán giả là người Âu (trên khán đài) nhưng công chúng người Việt cũng đã có mặt không ít quanh sân. Và để phục vụ cho thú chơi này cũng xuất hiện nhiều “lò” nuôi ngựa đua nhập từ nước ngoài vào và loại ngựa bản địa được lai tạo giống từ Trại Nước Hai trên Cao Bằng.

    Sau những biến cố xảy ra năm 1945, chiến tranh đã khiến các cuộc đua ngựa ở Hà Nội chấm dứt. Cái không gian rộng lớn của Quần ngựa ấy vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX đã có dự định sử dụng làm mặt bằng để xây nhà Quốc hội. Nhưng rồi lại chiến tranh phá hoại lan tới Thủ đô (1966), việc xây nhà Quốc hội bị dừng lại, đến nay khó ai nhận ra dấu tích của Quần ngựa xưa lọt thỏm trong một khu dân cư đông đúc thuộc quận Ba Đình.
    • Dương Trung Quốc
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đọc ảnh xưa cùng Dương Trung Quốc

    26/08/2009 16:35:54

    [​IMG] - Thời gian cũng làm cho người xem ảnh ngày hôm nay ngày càng ít hiểu về nội dung của những tấm ảnh ấy... Hy vọng mục này sẽ làm các bạn hiểu hơn và yêu hơn Hà Nội yêu quý của chúng ta. Nhất là ngày kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội đang tới gần.

    Đến nay, những tấm ảnh cũ, đặc biệt là bưu ảnh về đất nước ta nói chung, về Hà Nội nói riêng không còn xa lạ và hiếm hoi đối với mọi người.
    [​IMG]
    Thời gian cũng đã làm những bức ảnh nhạt màu Nó thực sự gây hấp dẫn con người đầu thế kỷ XXI muốn hiểu biết về đất nước và Thủ đô cách đây một thế kỷ, thời điểm mà công nghệ ảnh, in ảnh và đặc biệt là loại hình bưu ảnh có những phát triển đột biến tạo nên một kho tàng vô cùng phóng phú. Nó thực sự là ký ức bằng hình ảnh với những hiệu ứng trực quan làm cho công chúng quan tâm.

    Thời gian đã làm cho những tấm ảnh ấy ngả màu tạo nên cảm xúc mạnh mẽ, trong đó có cả những hình ảnh nay không còn nữa. Thời gian cũng làm cho người xem ảnh ngày hôm nay ngày càng ít hiểu về nội dung của những tấm ảnh ấy. Nói cách khác là người ta có thế ngắm ảnh, xem ảnh nhưng sẽ ngày càng khó đọc , khó hiểu những giá trị thông tin mà những tấm ảnh nó mang lại.

    Mục “đọc ảnh” này mở ra giúp các bạn phần nào khắc phục điều đó. Bên cạnhnhững tấm ảnh được lựa chọn sẽ là một lời bình để mang đến cho bạn đọc những thông tin làm sâu sắc hơn những gì bằng trực quan các bạn nhìn thấy từ tấm ảnh.

    Thực hiện mục này, tôi có sự hợp tác rất nhiệt tâm của một người bạn Pháp rất nhiệt tâm với Hà Nội là Philippe Chaplain. Ông đang sở hữu khá nhiều ảnh và vẫn đang tiếp tục sưu tập ảnh về Hà Nội và đưa lên mạng để đông đảo mọi người có thể thưởng lãm (vvv.hanoilavie.com)

    Hy vọng mục này sẽ làm các bạn hiểu hơn và yêu hơn Hà Nội yêu quý của chúng ta.

    • Dương Trung Quốc
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    “Đấu Xảo Hà Nội 1902”

    26/08/2009 16:33:20

    [​IMG] - Nếu bạn đến rạp xiếc Hà Nội hiện đặt tại khu vực Công viên Thống nhất, bạn có thấy một đôi tượng sư tử bằng đồng rất đẹp. Đó chính là dấu tích còn lại duy nhất (!?) của một công trình kiến trúc rất đẹp mà thoạt nhìn nhiều người ngỡ tưởng nó ở xứ sở xa xôi nào đó bên châu Âu.



    Tuy nhiên chỉ cần đọc dòng chú thích cho tấm bưu ảnh có số thứ tự 2004 của bộ sưu tập do Nhà Bưu ảnh Dieulefils phát hành ta có thể định vị được không gian, thời gian và tên gọi sự kiện: “Bắc Kỳ - Đấu Xảo Hà Nội 1902”.
    [​IMG]
    Tấm bưu ảnh định vị không gian và thời gian của "Bắc Kỳ - Đấu Xảo Hà Nội 1902”. Bạn còn có thể đọc được trên nhật ấn đóng trên con tem dòng chữ “Nam Định” và dòng lưu bút của ai đó đã để lại chữ ký là ngày ký “16-6-06” .

    “Đấu xảo” là một cách gọi tên của cái mà ngày nay chúng ta thường dịch từ chữ “exposition" là “triển lãm”. Đấu Xảo được hiểu như một cuộc trưng bày có sự ganh đua về sự “tinh xảo” của các sản phẩm.
    Với Đông Dương hồi đầu thế kỷ thì sản vật của xứ sở này chủ yếu là nông, lâm sản, hai sản và thủ công nghiệp. Các cuộc “đấu xảo” được tổ chức tại Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX, nhưng cuộc “Đấu Xảo-1902” được coi là đặc săc nhất không chỉ là sự kiện diễn ra vào đầu thế kỷ mới (XX) mà năm đó còn diễn ra một sự kiên trọng đại là khánh thành chiếc cầu thép khổng lồ bắc qua sông Hồng nối đường xe lửa từ Hải Phòng đến Hà Nội và ngược lên phía bắc để tới vùng Vân Nam của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Đặc sắc của cuộc Đấu Xảo này là nó được trưng bày tại một công trình kiến trúc mà tấm ảnh cho thấy quy mô và vẻ đẹp của nó được coi là điểm nhấn đặc sắc nhất ở Hà Nội vào thời điểm 10 năm trước khi Nhà Hát Lớn Thành phố được khai trương (1911). Toà nhà do kiến trúc sư Bussy thiết kế . Còn cuộc Đấu xảo năm 1902 được khánh thành vào ngày 16-11-1902.

    Toà nhà này sau đó được chuyển giao để thành lập một bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất Đông Dương (Bảo tàng mang tên Maurice Long) toạ lạc ở không gian nay là Cung Văn hoá Lao Động Hà Nội nằm trên đường Trần Hưng Đạo và kề nhà Ga Hà Nội. Toà kiến trúc đã biến mất sau trận ném bom của máy bay Đồng Minh (Mỹ) vào thời kỳ phát xít Nhật đang chiếm đóng nước ta trong thời Đê nhị Thế chiến. Hai bức tượng đồng là phần duy nhất không bị bom đạn huỷ hoại.

    • Dương Trung Quốc
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    "Vui nhất là Chợ Đồng Xuân"

    30/08/2009 10:17:27
    [​IMG]- “Vui nhất là Chợ Đồng Xuân
    Thức gì cũng có xa gần bán mua”

    Câu ca dao này hẳn ra đời muộn hơn năm 1888 là thời điểm chính quyền Pháp bắt tay vào quản lý Hà Nội như một thành phố “nhượng địa” và ngày 6/4/1888 đã ký một quyết định thành lập một ngôi chợ mới.


    Thực chất đây là quyết định chuyển địa điểm của Chợ Cầu Đông vốn tồn tại từ xa xưa từ địa điểm cũ là phía Nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch, sang một địa điểm mới dịch chuyển về phía Bắc sau khi chiếc cầu đá đã bị dỡ bỏ cùng với sông sông bị lập đầy..
    [​IMG]
    Vui nhất là chợ Đồng Xuân Ngôi chợ mới trong văn bản của Tây gọi là “Les Halls centrales” hay « Grand Marché » nhưng dân vẫn lấy tên tổng Đồng Xuân để đặt cho tên chợ. Nét khác biệt của Chợ Đồng Xuân không chỉ vì nó rộng mà còn vì nó được lắp đặt bằng khung thép và lợp mái tôn, những vật liệu rất mới và ưu việt so vói những mái lá lụp xụp, hay những mái ngói nặng nề cua những ngôi chợ cũ....
    [​IMG]
    Chợ Đồng Xuân được lắp đặt bằng khung thép và lợp mái tôn Đến đầu thế kỷ XX, một tuyến xe điện chạy ngang qua cổng chợ xuất phát từ phía chợ Buởi (Thuỵ Khuê, nơi có đề-pô xe điện) để đi vào khu trung tâm thành phố là Bờ Hồ rồi theo những tuyến khác nhau đi đến Chợ Hôm, chợ Mơ hay đi ra Hà Đông qua đường Hàng Bột...
    Tiện lợi của loại giao thông công cộng này khiến cho Chợ Đồng Xuân nhanh chóng trở thành một chợ có quy mô lớn nhất, lại sầm uất nhất nhờ kết liền với khu buôn bán từ Hàng Đường, Hàng Ngang tới Hàng Đào. Kể từ khi Cầu Doumer (Long Biên) khai thông (2-1902) và có Ga Đầu Cầu đổ xuống Bờ Sông và Hàng Khoai, Chợ Đồng Xuân càng trở nên nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất Hà Thành kế tục Kẻ Chợ.

    Một thời vào những ngày giáp Tết cổng chợ Đồng Xuân trở thành chợ hoa kéo qua Hàng Khoai để hoà vào Hàng Lược. Phía sau Chợ Đồng Xuân còn cả một khu đất rộng có lúc từng là xưởng sợi, rồi bị chiến tranh tàn phá thành đất hoang cho trẻ con đá bóng.

    Về sau nó trở thành Chợ Bắc Qua rồi trở thành một phần của Chợ Đồng Xuân khi nó được cải tạo theo mô hình “siêu thị hoá”thêm 2 tầng lầu. Mặt tiền với 5 nhịp chợ mang nét kiến trúc khá độc đáo được xây vào những năm 1925-1926 đến nay chỉ còn 3 nhịp, phải xây đi xây lại đến 2 lần mới xong vì gập một lần bị thần hoả thiêu trụi (14-7-198 ).

    Trong thời kỳ 60 ngày đêm chống Pháp (1946-1947) một trận cận chiến ác liệt đã diễn ra ngay trong lòng chợ(14-2-1947) đã trở thành một sự kiện lịch sử và được ghi tạc lại trên một bức tuợng đồng trang trọng dựng bên ngoài chợ...

    • Dương Trung Quốc

Chia sẻ trang này