1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    B-1805. Vietnam Airlines - in basic China Airlines livery at Hong Kong Airport, February 1970.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG][​IMG]
    Air Vietnam Douglas C-54 F-BELL (1966)
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG] I made one trip on the civilian airline called "Air Vietnam." This DC-3 (C-47) took me to Ban Me Thuot. There is an DC-2 (C-46) in the background. The C-46 was operated by Air America. I rode that plane to Saigon when I had to go there as part of the separation process before coming home. The pilot called it "Silver Streak Airlines." I rode on a crate of "machine tools." June 1967
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cái này ghi chú là "Le terrain d'aviation de Bac Mai" (ga sân bay bạch mai??)
    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Từ Thành Ô Ma Đến Trường Trung Thu
    [​IMG]
    Nhà Ăn Của Lính Tập Trong Thành Ô Ma Dưới Thời Pháp Thuộc
    Trở Thành Trường Trung Thu Về Sau



    [​IMG]
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương ....

    Nhân dịp năm mới xin nói về một lịch sử ít biết đến về Thành Ô Ma nơi trở thành ngôi trường cũ Trung Thu mến yêu.

    Khi Đô Đốc Rigault de Genouilly từ bỏ việc chiếm thành Huế, kinh đô triều Nguyễn và đưa hạm đội từ Tourane (Đà Nẵng) đến chiếm thành Gia Định năm 1859 và bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng. Pháp chiếm các ngôi chùa cổ để làm đồn gọi là phòng tuyến chùa chiền (lignes des pagodes), gồm các chùa Khải Tường (Pagode de Barbe), chùa Chuông (Pagode des Clochetons), chùa Cây Mai (Pagode des Pruniers) và Chùa Hiển Trung. Vì các chùa này cất sẵn từ trước, chỉ cần tu bổ lại để chống lại các cuộc tấn công của quân ta.

    Cơ sở thờ tự mà thực dân Pháp gọi là chùa Hiển Trung (Pagode de la Fidelite Eclatante) hay Miếu Công Thần (Temple des Grands Dignitaires) được xây dựng năm 1795 để thờ các vị công thần đã từng theo giúp Nguyễn Ánh mà đứng đầu là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, trùng tu vào năm 1804. Trước sân chùa có hai ao nước nhỏ trồng sen nên Pháp gọi là khu vực ao nước (AUX MARES) nên gọi là "Chùa ở chỗ khu vực ao nước" (Pagode des Mares), lập trại nuôi ngựa giống và trại lính gọi là Thành Ô Ma (Camp aux Mares). Năm 1875, khoảng đất chung quanh Chùa nơi có nhiều ngôi mộ được biến cải thành một trại nuôi ngựa giống gọi là Ferme des Mares (Mares cũng có nghĩa là ngựa) bao gồm cả đường Hồng Thập Tự và Lý Thái Tổ. Ngựa gốc Ả rập và bò sữa lạ hơi bịnh hoạn rồi chết, lại chuyển sang trồng một hec ta lúa giống Miến Điện nhưng không kết quả. Rồi thứ đậu giống có từ Mỹ Châu trồng để nuôi ngựa, thêm vài giống Mía (hay còn gọi là cỏ ngựa, cỏ Tây, mía Tây). Nông trại "Ô Ma" giải tán vì lỗ vốn.

    Thực dân Pháp có ý định chiếm Việt Nam để biến thành thuộc địa nhưng không đủ binh lính gửi sang nên năm 1861 Charner ký nghị định thành lập 4 trung đoàn lính Việt phục vụ cho Pháp gọi là lính Tập (Tirailleurs), đầu tiên để dùng người Việt đánh người Việt. Trung Đoàn bộ binh số 11 (11e Regiment d ' Infanterie coloniale) đóng ở trong thành Ô Ma, tại nơi đây Pháp xây dựng một khu nhà ăn cho lính Tập, đó là nơi sau này biến thành trường Tiểu Học Trung Thu. Thành Ô Ma biến thành nơi huấn luyện các lính Tập và sau này trở thành Bộ Tổng Hành Dinh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại thành Ô Ma. Chính tại nơi này năm 1954 gián điệp Phạm Xuân Ẩn bị nhập ngũ và được trưng dụng làm bí thư phòng chiến tranh tâm lý của bộ tổng hành dinh này. Ẩn vừa mất tại Sài Gòn năm 2006, cũng chính tại nơi này An quen biết Đại tá Edward Lansdale trưởng văn phòng CIA tại Đông Dương.

    Năm 1954 Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ. Hiệp định Geneve chia nước Việt Nam thành 2 miền. Pháp rút khỏi Việt Nam và trao trả thành Ô Ma cho chính quyền đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm năm 1956. Thành Ô Ma trở thành Tổng Nha Cảnh Sát, nơi đây các nhân viên cảnh sát ở miền Bắc di cư vào được định cư trong thành Ô Ma. Cư xá cảnh sát được hình thành để ổn định cuộc sống và giáo dục cho các con em cảnh sát. Thừa lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, năm 1957 Trung tướng Nguyễn Văn Là đã biến khu nhà ăn của lính Tập thành trường tiểu học khai giảng vào dịp tết Trung Thu nên mang tên Trường Tiểu Học Trung Thu. Có lẽ, có di tích của một ngôi chùa Ô Ma nằm ở gần cổng lớn trại Cảnh Sát Quốc Gia trên đường Nguyễn Trãi (thời Tây gọi là đường Frere Loius và sau Võ Tánh). Khoảng những năm 1945 -1954 thực dân Pháp phá bỏ chùa này. Ngày nay đi qua đường Cộng Hòa (thời Tây gọi là khu Nancy vì thành phố Nancy là tổng hành dinh của Bộ Binh Pháp) và đường Hồng Thập Tự, một khách sạn lớn tên là "Le Mekong" bên cạnh một công trình mang tên Saigon Happiness Square bao gồm khách sạn và cửa hàng nằm trong khu vực của Quân Đội quản lý. Bên cạnh là trại Công An TP với nhà bán sách lớn nhất Sài Gòn. Hàng cây điệp và những lô cốt hình cầu là những hình ảnh còn lại của Thành Ô Ma năm xưa.

    Lê Công Lý

    [​IMG]
    Chương Trinh Xây Dựng Đang Tiến Hành Tại Thành Ô Ma (2007)
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    “ĐÌNH THẦN” MỘT THIẾT CHẾ VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN
    TRẦN NGỌC KHÁNH
    Nghiên cứu sinh –Trường ĐHKHXH và NV
    Ở Nam bộ, đình thần là một “thiết chế văn hoá” điển hình, giàu sức
    sống, có tính bao trùm trong sinh hoạt văn hoá của làng xã. Đó là điểm son
    rực rỡ về văn hoá của các triều đại phong kiến nước ta, đặc biệt là triều
    Nguyễn.
    Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn khoảng 270 đình thần, nằm rải
    rác khắp các địa bàn dân cư, ít nhất ở quận Phú Nhuận (chỉ có 1 đình thần,
    đình Phú Nhuận), nhiều nhất ở huyện Bình Chánh (khoảng 60 đình thần), ở
    trung tâm quận 1 còn khoảng 10 đình thần. Sự phân bố khá tập trung và rộng
    khắp ấy cho thấy đình thần ngày trước có vị trí quan trọng trong đời sống
    sinh hoạt của dân cư vùng đất Bến Nghé –Gia Định. Điều này phù hợp với
    sử liệu tập hợp dân cư người Việt ở Nam bộ, trong quá trình “khai hoang lập
    ấp” vài ba thế kỷ gần đây.
    Có thời kỳ đình thần bị coi là “phế tích” phải dẹp bỏ, vì đó là biểu
    tượng của chế độ phong kiến, của tập quá thờ cúng lạc hậu, mê tín dị đoan,
    không phù hợp ở thời công nghiệp đô thị hoá, không có vai trò gì nữa trong
    thời kỳ xây dựng xã hội mới. Hoặc có người cho đó là “trung tâm tín
    ngưỡng”, cơ sở Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng dân gian, nên lúng túng giữa yêu
    cầu phát triển đô thị và chính sách tôn trọng “tự do tín ngưỡng” của Nhà
    nước…Xuất phát từ chân lý đã được khẳng định là không dùng nhãn quan
    thời đại để “phán xét” quá khứ; qua nghiên cứu giá trị lịch sử, tính chất và ý
    nghĩa của đình thần trong bối cảnh cư dân nông nghiệp thời đại phong kiến
    nước ta nói chung, đặc biệt đối với lưu dân Nam bộ nói riêng, chúng tôi cho
    rằng Đình thần là một “thiết chế văn hoá” điển hình, giàu sức sống, có tính
    bao trùm trong sinh hoạt văn hoá của làng xã ở Nam bộ và là một điểm son
    rực rỡ về văn hoá của các triều đại phong kiến nước ta, đặc biệt là triều
    Nguyễn.
    Tiếp cận với cốt lõi giá trị truyền thống của đình thần là mục đích của
    bài viết. Trong điều kiện hạn chế mọi mặt, ắt hẳn chúng tôi không tránh khỏi
    sự phiến diện hoặc chủ quan. Mong sự thông cảm và góp ý của người đọc.
    Khác với đình ở Trung Quốc xuất hiện từ nhu cầu tín ngưỡng thờ thành
    hoàng (1), thuộc sinh hoạt văn hoá thị dân, đình thần ở nước ta ban đầu có
    thể là đình trạm (chỗ nghỉ chân giữa các làng) của dịch trạm, phục vụ nhu
    cầu đi lại liên thông làng xã. Chế độ phong kiến Việt Nam góp phần gắn kết
    thêm yếu tố tôn giáo, quy tập các hình thức tín ngưỡng dân gian vào đình
    (2), ***g vào đó cả yếu tố cư sở hành chánh quản lý theo thang bậc truyền
    thống của làng xã (hình thành kiểu cách quản lý xã hội đặc trưng mà có
    người cho là “chế độ cộng hoà” làng xã) và định hướng mọi hoạt động của
    làng xã (chủ yếu thuộc đời sống tinh thần) theo mô hình “mẫu”, phiên bản
    của triều đình phong kiến (có người gọi là “tiểu triều đình”). Sự “can thiệp”
    của chế độ phong kiến đạt đến đỉnh điểm khi vua tự dành cho mình quyền
    lực tối cao “sắc phong” thành hoàng cho các vị thần thay mặt vua nắm
    quyền lực tối cao “trấn nhậm” ở làng xã. Yù nghĩa của các sắc thần thành
    hoàng, do đó, không ngoài mục đích chính trị: xác lập và củng cố vương
    quyền, từ trung ương đến mọi ngóc ngách của cơ sở trong một thể liên hoàn
    thống nhất (3). Do đó trong quá trình tồn tại của mình, đình thần đóng vai
    trò làm gạch nối giữa làng –nước, có tính bao trùm hầu hết sinh hoạt “kiến
    trúc thượng tầng” của làng xã, có tính thu hút và phổ biến, trở thành “mảnh
    đất màu mỡ” của nền tảng xây dựng nhân cách, lối sống phù hợp.
    Đình thần không phải là mô hình thiết chế áp đặt từ bên trên đối với
    làng xã, mà sức sống của nó phát xuất từ bên trong, được biểu hiện ở các
    mặt văn hoá tín ngưỡng khá gần gũi, thậm chí hết sức gắn bó với đời sống
    sinh hoạt của cư dân nông nghiệp. Đình thần thoả mãnh nhu cầu tri thức
    dưới dạng biểu hiện của tôn giáo, phù hợp với trình độ nhất định tư duy của
    cư dân nông nghiệp. Đó cũng là nơi để họ thể hiện hoặc gởi gấm những tâm
    tư, tình cảm sâu kín nhất về diễn cảnh đời sống phàm thực được linh khí
    hoá. Từ các hình thức lễ tế “xuân thu nhị kỳ” theo chu kỳ sản xuất nông
    nghiệp; đến lễ xây chầu – đại bội hàng năm trong dịp lễ Kỳ Yên (cầu mong
    sự lành, bày tỏ ước nguyện quốc thái dân an) là dạng thức văn hoá nhân bản
    thể hiện quan niệm mang màu sắc tín ngưỡng về sự lý sinh thành của muôn
    loài vạn vật (lễ khai thiên tịch địa, lễ xang nhật nguyệt, lễ đứng cái…) được
    lễ thức hoá, diễn xướng hoá, có thể xem đó là dạng mô hình “sân khấu hoá”
    trang kính và sinh động. Một dạng hình khác thường mang tính chất “hội”
    của tuồng tích giải trí, như hát bội của các đình thần Nam bộ lại nặng về yếu
    tố “lễ” (sân khấu vở ca quay về chánh điện, diễn cho thần xem), hoặc “lễ
    hoá” (tuồng tích được ưa thích thời kỳ này là San Hậu trở thành lễ thức Tôn
    vương). Những chuyện “trò đời” nhờ “thần” chứng giám, hoặc như là một
    thức “của lễ” dâng lên thần, một mặt thể hiện sự tôn kính đối với linh khí
    thiêng liêng của trời đất, mặt khác còn là hình thức diễn xướng thu hút,
    quảng đại, hiệu quả để giáo dục truyền thống trung hiếu - nhân nghĩa ở đới.
    Cho đến nay trong dân gian còn lưu truyền việc thề nguyền trước đình thần
    lời thề độc, bất khả tư nghị. Điều này nói lên ảnh hưởng, tác động một thời
    của đình thần trong đời sống dân cư.
    Dựng đình đồng thời với quá trình lập làng vừa là nhu cầu tinh thần có
    thật của lưu dân Nam bộ, vừa nói lên thành công về mặt văn hoá chính trị xã
    hội của chế độ phong kiến nước ta. Đúng như nhà văn hoá Sơn Nam đã khái
    quát: “Xây dựng đình làng là nhu cầu tinh thần. Có đình thì mới tạo được thế
    đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ; bằng không thì chỉ
    là lục bình trôi sông, viên gạch rời rạc, một dạng “lưu dân tập thể… ” (4).
    Người Việt có mặt ở Nam bộ không phải bắt đầu từ cột mốc 300 năm
    (5), mà có thể bắt nguồn từ một qui luật được khái quát ở thế kỷ 16: “Hoàng
    sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (6). Hoặc trước đó nữa, vì nếu coi văn minh
    trống đồng Đông Sơn ở Thanh Hoá là cái nôi văn hoá –văn minh của người
    Việt, thì trong quá trình phát triển tộc người, họ đã tiến hành hai cuộc di dân
    lớn: đi về phía Bắc khai phá vùng đồng bằng sông Hồng, và đi về phương
    Nam để “khai hoang lập ấp”. Đây chính là quá trình di dân “hoà bình”, xuất
    phát từ yêu cầu phát triển tất yếu về văn hoá –văn minh, từ cơ sở kinh tế –xã
    hội của quá trình tộc người. Không nên hiểu giản đơn cói đó là sự xâm lược,
    đồng hoá, đô hộ, hoặc cắt đất nhường dân”…giữa các thế lực phong kiến thù
    nghịch. Cũng vậy, lưu dân người Việt đến “sinh cơ lập nghiệp” ở Nam bộ
    (7) trước khi trở thành dân tộc chủ thể thuộc Nhà nước phong kiến, thì chính
    họ trước hết đã dần dần xác lập nên tộc người chủ thể trên vùng đất mới, kể
    cả việc chi phối các đơn vị xã hội tộc người khác, đặc biệt là đối với các lưu
    dân người Hoa (làng Minh Hương).
    Mặc dù vậy, khi người dân đất “Ba Giồng” trở thành dân “hai huyện”,
    người Việt lập làng thường đi đôi với việc dựng đình. Đình thần hồi đó có
    thể chỉ là căn liều mái lá đơn sơ như cái miễu thờ (gọi là miễu Hội đồng,
    miễu thành hoàng làng), không có ngẫu tượng (thông thường chỉ có một chữ
    “thần” viết bằng chữ Hán), không có thần tích, không có hoặc chưa có sắc
    thần. Việc lập đình thần trong cộng đồng dân cư ở Nam bộ chính là sự liền
    mạch với truyền thống văn hoá cội nguồn ở quê cha đất Tổ, là nhu cầu tâm
    thức của lưu dân Nam bộ, dù kiếp sống tha phương lưu đày vẫ không quên
    nòi giống dân tộc Việt.
    Vì vậy, có thể khái quát đình thần của người Việt ở Nam bộ không
    thuần túy mang sắc thái tôn giáo tín ngưỡng, không phải là “trụ sở hành
    chánh” của chế độ phong kiến, …mà đó là một tổng hoà hầu như toàn bộ đời
    sống sinh hoạt của cư dân, là sự phản ánh “phàm –thiêng” đời sống hiện
    thực, là điểm tập hợp cố kết cộng đồng, ý thức nguồn cội, trở thành nguồn
    động lực tinh thần vô giá cho các ý tưởng dấn thân, lối sống nhân nghĩa, làm
    thăng hoa đời thường. Thông qua đình thần, triều Nguyễn không chỉ xác lập
    chủ quyền thống nhất phần đất phía Nam Tổ quốc về mặt lãnh thổ, mà người
    dân Nam bộ còn hấp thu khá trọn vẹn khí thiêng sông núi hàng nghìn năm
    của dân tộc, trở thành một thể thống nhất hữu cơ với triều đình phong kiến
    (8). Không những thế, sự kết hợp này còn tạo nên lực lượng, biến thành sức
    mạnh tự thân đầy khí khái yêu nước của người dân Nam bộ trong cuộc đối
    đầu lịch sử với chủ nghĩa thực dân đế quốc của thời đại.
    Văn hoá có tính lịch sử nên thường đi với truyền thống. Cắt đứt với
    truyền thống là phi văn hoá. Truyền thống lịch sử không bất biến mà chịu
    biến thiên theo qui luật vận động của tự nhiên. Song giá trị của truyền thống
    thì trường tồn. Không ai lấy nước hai lần trên một dòng sông. Dòng sông
    văn hoá không tĩnh tại mà luôn ở dạng động thái. Đó là quy luật của sự phát
    triển. Cũ Nguyễn An Ninh quan niệm: Văn hoá là tâm hồn của dân tộc.
    Trong bài báo “ước mơ của chúng ta”, cụ viết: “Nói đến sự trường tồn của
    một giống nòi, trước hết là nói đến văn hoá, nói đến sức sống của dân tộc”
    (9). Nghị quyết trung ương 5 xác định văn hoá là nguồn động lực tinh thần
    và đề ra nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
    Bản sắc không phải là vốn cổ cần hồi phục mà là “hơi hướng” của truyền
    thống. Bản sắc không tồn tại ở dạng vật thể xơ cứng, mà giá trị của bản sắc
    chính là HỒN DÂN TỘC. Đã qua rồi thời kỳ đình thần là biểu tượng độc tôn
    của văn hoá dân tộc. Song bài học kinh nghiệm của tiền nhân về sức sống
    của đình thần đối với chúng ta thật đáng trân trọng biết bao.
    TEMPLES –A TRA***IONAL CULTURAL INSTITUTION
    TRAN NGOC KHANH
    Temples –a tra***ional cultural institution in South Vietnam has played
    an important role in Vietnamese cultural –spiritual life. Through research
    and comparison, the author points out some typically regional features
    between temple ceremonies of Southerners and those of northerners.
    CHÚ THÍCH
    1. Từ việc đắp đất làm “thành” đào hàm làm “hoàng” (hào có nước
    được gọi là “trì”). Ở Trung Quốc, thần thành hoàng được tế tự từ
    trước đời Tần, còn gọi là thần Thuỷ Dung hoặc thần giữ thành.
    2. “Hồng Đức thiện chính thư” có ghi: có lúc đình là sở hữu cá thể chứ
    không phải là sở hữu tập thể của làng, xã…Thời Nhà Lê, năm 1496,
    có tờ lệnh buộc các xã từ nay phải trông coi việc thờ cúng ở đình
    …trước sau không được thay đổi.
    3. Hầu hết đình thần ở Nam bộ có sắc phong năm Tự Đức ngũ niên
    (1852). Năm nay, vua Tự Đức phong ban một loạt 13.069 sắc thần
    cho cả nước.
    4. Sơn Nam, Đình miễu và lễ hội dân gian, trang 21.
    5. Năm 1698 được đánh dấu bằng sự kiện Quốc Chúa Nguyễn Phước
    Chu sai phái Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, chia đất
    Đông Phố (Đồng Nai ngày nay) làm huyện Phước Long (lập dinh
    Trấn Biên, tức Biên Hoà ngày nay); lấy xứ Sài –côn làm huyện Tân
    Bình (lập dinh Phiên Trấn, tức Gia Định ngày nay), lập làng, ấp,
    định ra thuế khoá.
    6. Có ý kiến cho đó là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
    Điều này còn là nghi vấn lịch sử, một giả thuyết khoa học. Có phần
    chắc là nó phản ánh một hiện tượng xã hội đang diễn ra ở thời kỳ
    này.
    7. Lưu dân là hiện tượng xã hội có từ thời phong kiến. Người phạm tội
    “lưu” (thuộc ngũ bình: xuy, trượng, đồ, lưu, tử) về nguyên tắc vĩnh
    viễn không được trở về quê quán. Đáng chú ý là họ được đem theo
    gia đình thân thích, cơ sở xã hội chủ yếu hình thành quá trình tộc
    người. Lưu dân cũng có thể là “dân nghèo khổ xiêu tán đi biệt”. Có
    cơ sở xã hội từ thời Hậu Lê chiến tranh loạn lạc liên miên, hoặc thời
    Trịnh –Nguyễn phân tranh hàng mấy thế kỷ. Mặt khác, gốc gác
    người Việt ở Nam bộ phần lớn là dân Ngũ Quảng, từ Bố Chánh trở
    vào. Họ đã hơn một lần chia lìa “núm ruột” đất đai làng xã của mình
    ở quê hương đất Tổ, tức là đã vượt thoát ra ngoài các lề thói kềm toả
    hàng nghìn năm của nếp sống sinh hoạt “họ hàng –làng nước”. Cho
    nên họ còn là những lưu dân “tự do”.
    8. Có không ít đình thần Nam bộ thờ các danh tướng, lãnh binh triều
    Nguyễn, hoặc chí ít cũng được nêu tên rất trân trọng trong bảng
    danh mục “thần điện” của đình thần.
    9. GS. Nguyễn Phan Quang, Nguyễn An Ninh –bàn về truyền thống và
    văn hoá dân tộc, báo SGGP thứ bảy, 22-8-1998.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Tại Bãi Trường ở hướng tây nam đảo có
    miễu Hội Đồng và hai cái miễu nhỏ thờ Các Bác,
    ngư dân quen gọi là miễu Cô, miễu Cậu.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

Chia sẻ trang này