1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ảnh hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

    4:46 PM Thứ ba, ngày 10 tháng bảy năm 2012- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |




    Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn kéo dài đến những năm đầu thập niên 1990.

    >> Cái mặc thời bao cấp và mối tình nửa nắng
    >> Ngắm Hà Nội thời bao cấp
    >> Chiêm ngưỡng tem phiếu thời bao cấp
    Những hình ảnh về một giai đoạn mà đời sống sinh hoạt, kinh tế, xã hội diễn ra đã cách đây vài chục năm. Lúc đó, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, chưa được mua bán tự do trên thị trường, người dân chưa được phép vận chuyển hàng từ địa phương này sang địa phương khác.
    [​IMG]
    Xếp hàng gửi xe trước khi vào mua hàng.

    [​IMG]
    Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.

    [​IMG]
    Các mậu dịch viên chuẩn bị hàng hóa, giá cả trước khi phục vụ người dân.

    [​IMG]
    Mua đồ gia dụng.

    [​IMG]
    Quầy bán vải

    [​IMG]
    Mua đồ gia dụng.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đài phát thanh là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.

    [​IMG]
    Tiền mặt hạn chế sử dụng ở thời kỳ này, thay vào đó là hình thức tem phiếu.

    [​IMG]
    Phiếu mua thịt

    [​IMG]
    Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm.

    [​IMG]
    Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.

    [​IMG]
    Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.

    [​IMG]
    Tem lương thực trị giá mua cho 25 gram lương thực.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.

    [​IMG]
    Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than... Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.

    [​IMG]
    Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quy định của Nhà nước trong việc dùng tem phiếu.

    [​IMG]
    Một bài báo về chỉ dẫn mua hàng tết bằng tem phiếu.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhà hàng thời bao cấp tái hiện giữa thủ đô

    Đến ăn cơm trộn khoai, nghe nhạc từ chiếc cassette cũ, xem tivi cửa lùa và thưởng thức gió mát từ chiếc quạt tai voi... là hình ảnh về một nhà hàng ăn uống kiểu mậu dịch mới xuất hiện tại Hà Nội.
    > Clip cửa hàng mậu dịch tân thời


    [​IMG]
    Nhà hàng ăn uống theo mô hình thời bao cấp mới xuất hiện hơn một tuần nay tại một con phố nhỏ ở Hà Nội.
    [​IMG]
    Anh Phạm Quang Minh (sinh năm 1962), chủ quán và là một người chuyên kinh doanh nhà hàng. Mô hình này anh đã ấp ủ từ hàng chục năm nay khi tự sưu tầm và lưu giữ các vật dụng thời kỳ trước đổi mới 1986.
    [​IMG]
    Gần đây khi được biết anh sắp mở quán ăn theo mô hình này, nhiều bạn bè của chủ quán đã sẵn lòng gom góp tất cả đồ dùng cũ những năm 80 cho anh. Anh cho biết, mục đích là những hoài niệm về một thời gian khó, ngoài ra muốn giúp cho giới trẻ hiện nay được biết và thưởng thức các món ăn thời tem phiếu nó như thế nào.
    [​IMG]
    Một góc không gian của quán được bày biện theo ý nghĩa xếp hàng "đặt gạch" mua lương thực, đong gạo. Trên cao là chiếc xe đạp Vĩnh cửu vẫn còn khá mới. Chủ quán cho biết, mới mở nhưng đã có nhiều khách đến. "Nhiều người rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy nhiều kỷ niệm tại đây", anh Minh nói.
    [​IMG]
    Để sưu tầm được nhiều đồ dùng thời bao cấp, có những thứ anh mua với giá khá cao. Chiếc quạt tai voi này chủ quán đã phải bỏ ra 1,2 triệu đồng để được sở hữu. Ngoài ra những chiếc bếp điện Liên Xô, quạt con cóc, cốc, bát tráng men, điện thoại quay tay cũng là những đồ vật khiến nhiều người phải dạt dào kỷ niệm khi nhìn thấy.
    [​IMG]
    Các tủ tường nhỏ trong quán bầy các loại tem phiếu, sổ mua lương thực, công trái xây dựng Tổ quốc và tiền cũ...
    [​IMG]
    Chiếc tivi cửa lùa hiệu National từng là tài sản lớn trong gia đình mà chỉ có những nhà có điều kiện mới mua được. "Nhớ mãi, thời đó mỗi tối thứ bảy lại tập trung đến nhà nào có tivi để xem phim Trên từng cây số", một vị khách tại quán kể.
    [​IMG]
    Radio cassette (M9) chỉ có ở trong những gia đình giầu có thời kỳ sau khi giải phóng 1945. Tại đây, chiếc Cassette vẫn hoạt động được để phục vụ khách.
    [​IMG]
    Những câu khẩu hiệu quen thuộc trên đường phố ngày đó cũng được gia chủ cho tái hiện bằng những bảng biển mới. Đèn điện dùng chao tráng men và một số vật dụng khác đều được anh Minh đặt làm trong trường hợp không sưu tầm đủ các hiện vật cần thiết.
    [​IMG]
    Khách đến mua hàng sẽ được nhân viên viết lên những tấm phiếu được làm y như tem phiếu thời bao cấp.
    [​IMG]
    Anh Minh cũng thổ lộ rằng còn thiếu rất nhiều thứ để cho những vị khách trẻ tuổi hiểu hết được về lứa tuổi các anh sống và sinh hoạt như thế nào trong thời bao cấp. Trong thời gian tới, anh sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm và hoàn thiện thêm cho cửa hàng đặc biệt này.
    [​IMG]
    Mâm cơm thời bao cấp phục vụ thực khách với cơm trộn khoai hoặc sắn. Bát đĩa đựng thức ăn đều là những đồ dùng thời kỳ trước đổi mới làm bằng sắt tráng men.
    Hoàng Hà
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những hình ảnh đặc sắc về cuộc sống Hà Nội thời bao cấp ( P3)
    (GDVN) - Mọi người sống với nhau giản dị, hài hòa chẳng có sự phân biệt giàu nghèo, ai cũng như ai.



    [​IMG]
    Cột cờ Hà Nội.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một Góc nhỏ cầu Long Biên
    [​IMG]
    Cửa hàng bán kem bên Hồ Gươm
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cảnh ăn uống tại chợ
    [​IMG]
    Quán phở bò thời bao cấp đơn xơ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cán bộ Hợp tác xã đang phát chất đốt cho người dân
    [​IMG]
    Chở hàng thuê.
    [​IMG]
    toàn cảnh 1 đám cưới đang diễn ra trên đường phố.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sữa chữa tuyến đường sắt.
    [​IMG]
    Xích lô là phương được sử dụng nhiều trong thời kỳ bao cấp.
    [​IMG]
    Chăn nuôi.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chiêm ngưỡng tem phiếu thời bao cấp

    3:31 PM Thứ sáu, ngày 16 tháng mười hai năm 2011- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |




    Đó là những mảnh giấy nho nhỏ, nhưng quyền năng thì… vô hạn bởi chúng quyết định đời sống của người Việt Nam trong nhiều thập niên.
    Phiếu thực phẩm”, “Tem vải”, “Phiếu mua chất đốt”, “Phiếu cung cấp thịt cơ động”, “Phiếu sữa trẻ em”, “Phiếu bồi dưỡng người đẻ”... là kỷ niệm của thời kỳ mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được phân phối, chứ khó có thể mua được bằng tiền.
    Hình ảnh của tem phiếu đã đi vào dĩ vãng trên 2 thập niên. Nhưng giờ đây, chúng đã tái xuất hiện trong triển lãm mang tên “Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới” đang diễn ra tại bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Tại đây, hàng chục mẫu tem phiếu từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cho đến giai đoạn đầu của Đổi mới đã được giới thiệu trước công chúng. Những hiện vật đặc biệt của thời bao cấp này đã đem lại rất nhiều cảm xúc cho người xem.
    Ông Phạm Văn Hòa, một du khách trung niên, chia sẻ: “Nhìn lại những tấm tem phiếu này tôi cảm thấy thật xúc động. Chúng khiến tôi hồi tưởng về một thời kỳ có biết bao nhiêu kỷ niệm. Những tháng ngày ấy khó khăn lắm, nhưng vẫn đầy ý nghĩa. Tình cảm giữa mọi người với nhau rất ấm áp”.
    Nguyễn Thanh Nga, sinh viên ĐH Hà Nội nhận xét: “Qua những hiện vật mà trước đây chỉ biết đến qua các câu chuyện kể, em cảm thấy hiểu hơn về cuộc sống của thế hệ ông bà, cha mẹ mình ngày trước và qua đó càng trân trọng hơn những gì mình đang có hiện nay”.
    Một số hình ảnh về các mẫu tem phiếu được trưng bày:
    [​IMG]
    Tem phiếu thời bao cấp rất phong phú về chủng loại hàng hóa cung cấp, từ thực phẩm, vải vóc, chất đốt tới phụ tùng xe đạp...
    [​IMG]

    Phiếu thực phẩm loại C, quý 4 năm 1973 do Bộ Nội thương phát hành, được Xí nghiệp sửa chữa đồng hồ cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy ở phố Hàng Khoai.
    [​IMG]

    Trên phiếu thực phẩm ghi rõ khổi lượng của từng loại thực phẩm được nhận: 5kg thịt lợn, 1kg thịt bò, 1 con gia cầm, 2kg đậu phụ, 20 quả trứng...

    [​IMG]
    Phiếu cung cấp thịt cơ động 1972, có giá trị 2kg thịt lọc

    [​IMG]
    Phiếu vải 4m dành cho một đối tượng "nội thành, nội thị", năm 1973

    [​IMG]
    Người trong quân đội thì có hệ thống tem phiếu riêng.
    [​IMG]

    Phiếu bồi dường người đẻ dành cho "nhân dân nông thôn" ở tỉnh Cao Bằng năm 1980
    [​IMG]

    Gia đình nào có trẻ em sẽ được phát thêm "Phiếu đường trẻ em".
    [​IMG]

    Và "Phiếu sữa trẻ em".
    [​IMG]

    Một số loại tem phiếu khác
    [​IMG]

    "Sổ gạo" năm 1988 của gia đình ông Phan Văn Sinh, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.
    [​IMG]
    Những hiện vật đặc biệt của thời bao cấp này đã đem lại nhiều cảm xúc cho người xem.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
     Lễ Thượng Bảng Chùa Quốc Ân Khải Tường - An Vị Tôn Tượng Phật Ngọc

    TVHQ Ngày 14 Tháng 9 2011 Quản trị viên
    Email

    Sáng hôm nay ngày 14/08/Tân Mão (11/09/2011) Hàng ngàn thiện nam tín nữ Phật tử tề tựu, tại chùa Quốc Ân Khải Tường tọa lạc tại số 18 Đất Mới - Xã Long Phước - Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai. Thượng Tọa trụ trì Thích Lệ Trang đã cung thỉnh chư tôn giáo phẩm và quý quang khách quang lâm. Dưới sự chứng minh của HT. Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯGH; HT.Thích Minh Chánh, Trưởng ban TSTHPG tỉnh Đồng Nai; HT.Thích Giác Toàn; HT.Thích Thiện Pháp; HT. Thích Tịnh Hạnh; HT. Thích Thiện Tánh; HT. Thích Nhật Quang; HT. Thích Như Tín; HT. Thích Đắc Pháp TBTSPG tỉnh Vĩnh Long; HT Thích Quang Đạo - Phó BTS , HT Thích Huệ Hiền - Phó BTS, TT Thích Huệ Sanh - Chánh Văn phòng BTS Phật Giáo tỉnh Đồng Nai; HT. Thích Kiến Tanh; TT. Thích Bửu Chánh UVHĐTS, PBHPTW, PBTSPG tỉnh Đồng Nai; Chư tôn đức BTSPG Thừa Thiên Huế và các BTS lân cận, BĐD huyện Long Thành, chư tôn đức Tăng, Ni. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện Đảng ủy, Chính quyền các cấp tỉnh Đồng Nai: Ông Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai; Bà Huỳnh Thị Nga, Phó chủ tịch HĐND; Ông Nguyễn Minh Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh: Ông Nguyễn Thành Trí, Phó chủ tịch UBND Tỉnh; Ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Phòng PA 38 CA tỉnh, Bà Nguyễn Thị Hoàng Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành.
    Lễ Thượng Bảng Chùa Quốc Ân Khải Tường - An Vị Tôn Tượng Phật Ngọc Chùa Quốc Ân Khải Tường: Niêm hương tham lễ Tam Bảo; Pháp ngữ sái tịnh đàn tràng Tụng Chú Đại Bi); Đọc kệ khai quang; Thượng bảng chùa.
    Chùa Quốc Ân Khải Tường là ngôi cổ tự có từ thời chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khóat, (tại địa điểm Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh ngày nay) Nay Thượng Tọa Thích Lệ Trang được nhân duyên lành, có quý đạo hữu Hùynh Văn Mạnh và Lê Thị Ánh Tuyết phát tâm hiến cúng dường đất và tài chính để tái thiết trùng tu ngôi chùa Quốc Ân Khải Tường tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
    [​IMG]
    Mô hình chùa Quốc Ân Khải Tường​
    Theo BIÊN NIÊN SỬ PHẬT GIÁO SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH viết thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725 – 1821) theo di dân đến thôn Tân Lộc (nay thuộc khu chợ đũi quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh) lập thảo am sau này trở thành chùa Từ Ân. Thảo am gần đó cũng được tái thiết thành chùa Khải Tường (nay ở khu vực trường Lê Quí Đôn và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh)
    1790 (canh tuất) Nguyễn - Vương cho đấp thành ở Gia Định theo kiểu (bát quái) có 8 của .
    Trong khi chờ xây thành, Nguyễn Vương tạm trú tại chùa Từ Ân, nội cung ở tại chùa Khải Tường
    Trụ trì chùa Từ Ân lúc đó là thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc, trụ trì chùa Khải Tường là thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt ( sau phong là Hòa Thượng Liên Hoa )
    1791 tháng 4 Vương phi họ Trần sanh hoàng tử Nguyễn Phước Đảm
    ( sau là Vua Minh Mạng ) tại chùa Khải Tường
    1802 Nguyễn Tâm Đoan ( 1788 – 1875 ) xuất gia đầu Phật Tại chùa Từ Ân ( do Tổ Phật Ý trụ trì )
    1817 Vua Gia Long cho triệu Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, trụ trì chùa Khải Tường ra làm Tăng cang chùa Thiên Mụ thay thế cho Tăng cang Tổ Ấn – Mật Hoằng qua trụ trì chùa Quốc Ân ở kinh đô huế
    Tăng cang Liễu Đạt kim nhiệm pháp sư, vào thuyết pháp trong hoàng cung ( một tháng 8 lần ) sau Tăng cang Liễu Đạt được phong hiệu Liên Hoa Hòa Thượng )
    1821 Vua Minh Mạng sắc tứ cho hai chùa ở Gia Định : “Quốc ân Khải Tường”( nơi vua sanh ) và ”Sắc tứ Từ Ân”
    1823 Hòa thượng Liên Hoa (hay Tăng cang Thiệt Thành Liễu đạt cáo chức Tăng cang chùa Thiên Mụ để về trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định )
    1832 Vua Minh Mạng cho trùng tu chùa Quốc Ân Khải Tường ở Gia Định
    1836 tháng 7 Vua minh Mạng ra lệnh cho quan tỉnh Gia Định trùng tu chùa quốc ân Khải Tường, cho dựng hành cung ở trước chùa để phòng khi thăm viếng nơi chôn nhau cắt rốn
    1860 - 1862 Quốc Ân Khải Tường ( nơi sinh trương hoàng tử Đảm,tức vua Minh Mạng ) bị phá huỷ năm 1860 Tượng thờ bị giặc chiếm, một số tự khí, pháp khí nhập vào chùa Từ Ân, còn một số nhập về Cái Thia, Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Theo chuaminhthanh.com
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Image not available
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    Image not available





  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Image not available
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

    Nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 là ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm, gắn với một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc khi người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước Việt Nam.
    [​IMG]Ngôi nhà cổ trong khuôn viên Tòa *************


    [​IMG]Ngôi nhà bị chèn giữa các khối kiến trúc hiện đại

    Nguyên vào năm 1790, Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn) đã cho xây dựng một ngôi nhà gần dòng kênh Thị Nghè (trong khu vực Thảo Cầm viên ngày nay) để vị Giám mục hiệu tòa (Adran) Pierre Pigneau de Béhaine trú ngụ. Đây là vị Giám mục đã tích cực giúp đỡ Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh đối đầu với những nông dân áo vải gốc Tây Sơn. Cũng chính tại ngôi nhà này, con trai của Nguyễn Ánh là hoàng tử Cảnh sau này đã được Giám mục Pigneau dạy học.
    [​IMG]Mặt tiền nhà


    [​IMG]Mặt tiền nhà - Cửa chính


    Ngôi nhà được dựng theo kiến trúc truyền thống Việt Nam, với ba gian hai chái, hệ thống rường ngắn, mái ngói lợp âm dương, có vách là những thanh gỗ mỏng được xếp vuông góc, vừa bảo vệ tốt cho ngôi nhà vừa đóng vai trò một hệ thống thông gió rất hữu hiệu.
    [​IMG]Mái hiên


    [​IMG]Dàn rui lợp ngói và phần trang trí bên trong

    Khi Giám mục Pierre Pigneau qua đời vào năm 1799, vị Giám mục kế nhiệm đã ở trong ngôi nhà này cho đến năm 1811 thì bị đóng cửa do chính sách cấm đạo Công giáo của triều đình Huế. Đến năm 1864 sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà này mới được giao lại cho Tòa Giám mục và sau đó được di chuyển về đường Alexandre de Rhodes (gần nhà thờ Đức Bà ngày nay). Năm 1900, cùng với việc xây dựng Tòa Giám mục Sài Gòn, ngôi nhà đã được chuyển về vị trí hiện nay và được sử dụng như một ngôi nhà nguyện.
    [​IMG]Ngôi nhà đã được dùng làm nguyện đường với gian giữa đặt bàn thờ


    [​IMG]Án thờ ở phần trên, gian giữa

    Từ sau 1945, do những bức vách gỗ bị mối mọt nên đã được sửa chữa thay thế bằng gạch. Đến năm 1980, khi những cột gỗ bị mối mọt ăn rỗng bên trong, những người quản lý đã cẩn trọng hơn khi thực hiện đổ bê-tông vào bên trong các cột gỗ, và nâng phần đế cột lên cao hơn 30cm, nhờ vậy công trình được bảo vệ tốt hơn và trông bề ngoài vẫn giữ nguyên giá trị cổ xưa.
    [​IMG]Phần cột và bệ cửa mặt tiền

    [​IMG]Cột bị mối ăn rỗng được xử lý bằng bê-tông bên trong và nâng cao 30cm

    Thật đáng mừng là đang khi nhiều công trình, di tích lịch sử trên khắp đất nước bị phá hỏng hình dáng ban đầu hay biến dạng do sự tu sửa cẩu thả và tắc trách, thì tại Tòa Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà đã được bảo quản khá tốt, đem lại nhiều thuận lợi cho người đời sau khi tìm về một “dấu xưa xe ngựa”, để từ đó hướng về tương lai với nhiều hy vọng…
    (Nguồn: aseantraveller.net – ảnh: Mai Kim Thành)
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

Chia sẻ trang này