1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG Ở BẮC BỘ Những mái đình ở làng quê Việt Nam là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu mỹ thuật nước ta. Chuyên mục Khám phá nghệ thuật kỳ trước đã giới thiệu sơ bộ về đình làng Việt Nam với những nét điêu khắc trang trí khác biệt giữa ba miền Bắc – Trung – Nam, kỳ này chuyên mục sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về các thủ pháp tạo hình và đặc trưng của điêu khắc đình làng qua bài viết của TS. Nguyễn Văn Cương về Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ.

    Đình Đình Bảng
    Ở mỗi một làng quê đồng bằng Bắc Bộ, kiến trúc gây ấn tượng nhất đối với du khách là đình làng. Trải qua thời gian, rêu phong đã làm cho ngôi đình trở nên cổ kính. Mái đình xoè rộng, bốn đầu đao cong vút, bộ cột đình đồ sộ, ao làng soi bóng ngôi đình trầm mặc, dường như đình làng chỉ còn sống với thời đã qua.

    Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ
    Nhưng khi bước vào bên trong đình, không khí mát dịu làm ta như trút bỏ vướng mắc của đời sống, chìm vào không gian tâm linh bao bọc xung quanh để tĩnh trí mà chiêm bái trước đức Thành Hoàng làng, nhìn ngắm những hình chạm khắc trên kiến trúc. Và ta hiểu rằng ngôi đình đang ôm vào bên trong, thầm lặng giữ gìn một di sản nghệ thuật vô giá, mà đến ngày hôm nay nhìn ngắm nó vẫn thấy hiển hiện, xôn xao đời sống xã hội mấy trăm năm về trước và để lại những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

    Nhìn một cách khái quát, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ phát triển từ những bước đầu tiên ở thế kỷ XVI, đạt dấu ấn rực rỡ đỉnh cao ở thế kỷ XVII, chững lại, chín muồi ở thế kỷ XVIII và thoái trào ở thế kỷ XIX. Có thể nói, giá trị nhiều mặt mà điêu khắc đình làng để lại tập trung ở di sản điêu khắc đình làng thế kỷ XVI - XVII. Điêu khắc đình làng của 2 thế kỷ này đại diện điển hình nhất cho toàn bộ nghệ thuật điêu khắc ở đồng bằng Bắc Bộ.


    Các thủ pháp tạo hình của điêu khắc đình làng:

    1. Cái nhìn trẻ thơ



    Điêu khắc trang trí đình làng là tác phẩm của những nghệ nhân nông dân Bắc Bộ. Nghệ thuật của họ xuất phát từ đời sống và cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nông dân. “Nó được sản sinh trong khoảng khắc lịch sử mà tinh thần dân tộc vùng dậy tưng bừng nhất, mà nền văn nghệ dân gian thắng thế nhất”. Chắc chắn khi sáng tạo để phản ánh, tái tạo hiện thực và giải toả những ẩn ức, họ không bị câu thúc từ bất cứ những quy chuẩn tạo hình nào. Trong họ đồng thời có 2 con người: người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sĩ với sự tự do trong tưởng tượng, phản ánh, bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng bất kỳ thủ pháp nào mà họ cho là phù hợp. Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng để sáng tạo ra các bức chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn của trẻ thơ .

    2. Đồng hiện


    Đồng hiện là thủ pháp tạo hình cho phép người nghệ sỹ trên một mặt phẳng cùng một lúc có thể tái hiện nhiều hoạt cảnh của đời sống với không gian, thời gian khác nhau. Từ xa xưa thủ pháp tạo hình này đã có mặt ở nhiều nền mỹ thuật thế giới. Cách đây hơn hai nghìn năm, từ thời văn hóa Đông Sơn, trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, người nghệ nhân xưa đã dùng thủ pháp đồng hiện để diễn tả lễ hội vòng đời. Người (múa, giã gạo, đánh trống...), chim, thú, thuyền... cùng một lúc trong vòng quay vũ trụ. Thủ pháp tạo hình này phản ánh hiện thực theo quy luật riêng của nó.


    Điêu khắc ở đình Thổ Tang

    Nhiều hoạt cảnh trong phù điêu trang trí đình làng đã dùng thủ pháp này. Hoạt cảnh sinh hoạt xã hội ở (Vĩnh Phúc) diễn tả cùng một lúc nhiều hoạt động rất khác nhau như cảnh cưỡi ngựa, cùng hàng có quan ngồi uống rượu, có người hầu, cùng lúc bên cạnh có người đang cày ruộng... Trang trí trên cốn đình Hương Canh (Vĩnh Phúc) có cảnh đi săn, quan cưỡi ngựa, cảnh đấu vật, người hái củi, người ngồi thiền... Chạm khắc đình Hạ Hiệp (Hà Tây) diễn tả cảnh một người đang đút quan tài vào miệng rồng (theo tích mả táng hàm rồng), cạnh đó có hai người đang đánh vật, bên trên có người đang ngồi bó gối, trung tâm bức chạm là một đầu rồng lớn và hai con rồng nhỏ.

    Nhưng ở đình Phù Lão (Bắc Giang), có lẽ, người nghệ sỹ nông dân đã sử dụng thủ pháp này một cách thoả mái nhất. Chúng ta hãy xem kỹ một hoạt cảnh với năm nhân vật được chạm trên ván giong liền với bẩy. Một cô gái khoả thân ngồi trên râu rồng, làn tóc dài vắt ra phía trước. Tuy hai tay đã bị gãy, nhưng có thể đoán được rằng cô đang tết tóc. Phía dưới cô gái, một cặp nam nữ đang nhẩy múa, trên nền cảnh phía sau là một dải mây vờn. Cô gái mặc áo dài, tóc búi ngược, tay cầm quạt đang mở xoè, chân đang nhún nhẩy, tay chống ngang sườn. Chàng trai cởi trần, mặc quần cộc, tay đang dang ra bên cạnh bạn gái. Dịch về phía bên trong là một cặp nam nữ đang tỏ tình, với tư thế sống động. Chàng trai như đang hăm hở xông đến, còn cô gái vén váy kéo sát người tình về phía mình. Phía xa, một chú khỉ vắt vẻo ngồi cười ở mỏm bẩy. Một con rồng nhô ra, trông thật ngộ nghĩnh, làm tăng tính hài hước của hoạt cảnh. Toàn bộ các tình huống được diễn ra trên nền là một con rồng lớn, làm tăng tính huyền thoại cho hoạt cảnh. Bức chạm đã diễn tả đồng thời nhiều hoạt động, dường như không cùng một thời gian, không gian.

    Thủ pháp đồng hiện thể hiện tính dân chủ của cộng đồng làng xã, một đặc điểm khá nổi bật của văn hóa làng.

    3. Cường điệu



    Cường điệu là một thủ pháp nghệ thuật được nhiều ngành nghệ thuật khác nhau sử dụng như văn học, sân khấu... Trong nghệ thuật tạo hình, thủ pháp cường điệu là tăng kích thước đường nét, hình khối, màu sắc để nhấn mạnh ý đồ, gây sự chú ý về mặt thị giác. Do đó mà hình tượng được nổi bật và gây được ấn tượng hơn. Chúng ta cũng đã bắt gặp thủ pháp này trong những tượng mồ ở Tây Nguyên.


    Điêu khắc Người mùa - đình Thổ Hà

    Những người nghệ sỹ nông dân đã sử dụng nhiều thủ pháp này trong các bức chạm khắc của mình. Nhân vật được rút ngắn chiều cao, thường thấp lùn quá mức. Chẳng hạn theo tỷ lệ giải phẫu một thân có chiều cao 6 đến 7 đầu, thì nhân vật trong những bức chạm khắc đình làng thường là 3 đến 4 đầu. Bức chạm người múa (đình Thổ Hà, Bắc Giang) có tỷ lệ chỉ hơn 2 đầu, có cánh tay dài quá cỡ. Điểm nhấn của bức chạm là khuôn mặt của người thiếu nữ. Tượng người ôm gà chọi thì con gà được phóng to gấp nhiều lần so với thực tế; tượng người cưỡi voi thì ngược lại con voi lại quá nhỏ so với người (đình Chu Quyến, Hà Tây)... Nhiều khi thân người phía dưới bị lược bỏ ra khỏi mặt phẳng (hoạt cảnh trai gái vui đùa ở đình Hạ Hiệp, Hà Tây). Thái Bá Vân cho rằng: “Chúng (thủ pháp-NVC) tìm một giá trị tự tại, chứ không tìm một giá trị mô phỏng, cho nên, trên đường biểu hiện, chúng sẵn sàng từ bỏ bề ngoài, mà nhận lấy những vô lý trước tự nhiên. Biết bao cánh tay vươn dài gấp đôi, hay teo lại chỉ bằng một phần ba cách tay bình thường. Những tỷ lệ bị ấn tẹt xuống, những khớp xương bị bẻ quẹo, những liên lạc về khối và đường nét không thể có trong không gian thực, thế mà, ở đây, lại hết sức hợp lý và thuận cảm”.

    Người cưỡi voi & Người cưỡi hổ ở đình Chu Quyến

    Uống rượu – chạm khắc gỗ ở đình Hạ Hiệp
    Khi dùng thủ pháp cường điệu để làm nổi bật ý đồ, người nghệ sỹ nông dân nhiều khi đã giảm thiểu, lược bỏ chi tiết đến mức tối đa, hoặc ngược lại dùng thủ pháp tăng cường tối đa chi tiết trên nền cảnh, để đối tượng thường được để khối thô mộc được tôn lên. Bức chạm đánh vật (đình Phù Lão, Bắc Giang), người múa (đình Thổ Hà, Bắc Giang), tắm đầm sen (đình Đông Viên, Hà Tây), bốn người uống rượu trên đầu bẩy (đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc)... nền cảnh để phẳng, hoặc chỉ sử dụng đường nét rất hạn chế. Bức chạm bốn nụ cười nổi tiếng (đình Hưng Lộc, Nam Định) thì nền cảnh với bụi cây lớn phía sau được chạm trổ rất kỹ, với nhiều chi tiết.

    4. Nhiều điểm nhìn


    Chạm khắc Đánh cờ ở đình Hạ Hiệp

    Nhiều điểm nhìn là thủ pháp cùng một lúc đưa nhiều góc nhìn ở các vị trí khác nhau về một đối tượng lên một mặt phẳng. Thủ pháp nghệ thuật này đã có mặt trong nền mỹ thuật thổ dân châu Phi, đã được Picátxô sử dụng trong các bức tranh theo trường phái lập thể của mình. Thủ pháp nhiều điểm nhìn mở rộng khả năng biểu đạt, thể hiện được sự đa diện, phức tạp của sự vật. Trong các bức chạm khắc đánh cờ ở đình Hạ Hiệp (Hà Tây), đình Ngọc Bích (Vĩnh Phúc) người nghệ nhân đã đưa hai điểm nhìn từ trên xuống và nhìn ngang, tạo ra bố cục đặc sắc. Bàn cờ ở vị trí trung tâm, có hình vuông như nhìn từ trên xuống, còn các nhân vật lại như nhìn ngang theo phối cảnh, mặc dầu bố cục của chạm khắc không theo định luật xa gần.

    5. Kết hợp huyền thoại và hiện thực, trang trí và tả thực



    Trong chạm khắc trang trí người nghệ nhân xưa đã kết hợp hai yếu tố của cõi huyền và cõi thực thông qua thủ pháp kết hợp trang trí và tả thực vào trong một bố cục, tạo nên đặc trưng độc đáo của điêu khắc đình làng. Ngay từ những chạm khắc của những ngôi đình từ thế kỷ XVI đã thể hiện rõ tư duy này. Hai cô tiên có cánh, tay cầm hoa sen đứng (hay là bay) hai bên, ở giữa có hai người cầm quạt ngồi; những vân xoắn lớn đầy chất trang trí như những đám mây thiêng, trùm phía trên, phía dưới có người mẹ gánh hai đứa con dường như đang vội vã đi chợ; voi ***g, voi cày trong nền cảnh đầy chất trang trí huyền thoại với những họa tiết vân xoắn lớn (đình Tây Đằng). Hai người đánh vật được tạc rất mộc mạc, sinh động ở giữa, hai bên có hai rồng chầu hai bên (đình Phù Lưu)... Đặc biệt ở ngôi đình cổ nhất Việt Nam vừa mới phát hiện gần đây, đình Thụy Phiêu (Hà Tây) được dựng năm 1531, trên cột của gian gác thờ, được làm bổ sung vào thế kỷ XVII, có chạm trổ hình rồng với đường nét chạm khắc mang tính nghiêm nhặt, nhưng ở đuôi rồng phía trên người nghệ nhân tạc một con lợn béo, khối thô mộc. Cột bên cạnh phía dưới, một con thạch sùng dường như đang vờn với con rồng. Con rồng tâm linh và con lợn, con thạch sùng hiện thực. Đó là hai thế giới đối lập nhau và ở đó còn chứa đựng một nụ cười về thế sự, nhân sinh.



    Điêu khắc Đấu vật

    Sang thế kỷ XVII, khuynh hướng này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngôi đình. ở đình Chu Quyến hoạt cảnh uống rượu, đánh cờ, đánh vật trên nền cảnh những con rồng vây quanh. Chạm khắc đình Giang Xá có hoạt cảnh một người ngồi bó gối, sau vai có hai con rồng quấn phía sau. Rồi giữa hoạt cảnh của nhiều hoạt động như đi săn (có hai người gánh một con thú săn được), phía sau có một con chó săn, cảnh hái củi, dắt ngựa... có con rồng huyền thoại bình thản hoà mình vào khung cảnh của đời sống hiện thực (đình Hương Canh, Vĩnh Phúc).

    Thế kỷ XVIII thủ pháp này được sử dụng hạn chế dần, ở đình Dư Hàng (Hải Phòng) có một bức chạm đầu rồng, dưới ngay miệng rồng có một con chó quay đầu lại nhìn vào mặt rồng. Dường như người nghệ sỹ nông dân trong khi sáng tạo đồng thời sống trong cõi thực và cõi mơ.

    Danh họa Trần Văn Cẩn nhận định: “Xem trong nghệ thuật cổ truyền dân tộc, thì rõ ràng chính cái vốn về chạm trổ lại giàu có, độc đáo còn hơn cả vốn hội họa về những đức tính tạo hình rất sáng tạo của người xưa, đã kết hợp nhuần nhuyễn tài tình hai tính chất tưởng như không đi được với nhau: tính hiện thực với tính trang trí”.

    Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến XIX, chạm khắc trong đình làng đã giảm sút về số lượng và chất lượng. Các đề tài có tính quy phạm, nghiêm nhặt như Tứ linh, Tứ quý và hoa lá, mà ít có những hoạt cảnh đời sống.

    6.Biểu tượng hóa



    Khi giao lưu với văn hóa Trung Hoa, người Việt tiếp thu nhiều môtíp trang trí có tính biểu tượng. Thủ pháp sử dụng những môtíp trang trí có tính biểu tượng được người nghệ nhân dân gian thể hiện tập trung trong những ngôi đình muộn, nhất là những đình làng thời Nguyễn (khi xây mới hoặc khi trùng tu đình làng vào thời Nguyễn). Với thủ pháp này, nhiều đề án trang trí có tính biểu tượng đã được sử dụng. Đứng đầu Tứ linh là con rồng với nhiều lớp nghĩa. Lớp nghĩa đầu tiên con rồng là biểu tượng cho mây, mưa, sấm chớp với tâm thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp, sau khi tiếp thu văn hóa Trung Hoa thì con rồng mang biểu tượng cho uy quyền của bậc quân vương. ở những ngôi đình thế kỷ XVI, môtíp rồng đã được chạm khắc rất nhiều trên kiến trúc; sau đó môtíp rồng - tiên có biểu tượng cho ý nghĩa cội nguồn “con rồng cháu tiên”. Trong đình làng, con rồng làm tăng “uy quyền” của Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần của làng. Con lân, linh vật huyền thoại, biểu trưng cho ước vọng thái bình; quy (rùa) biểu tượng cho sự trường tồn, trường thọ và phượng biểu tượng cho hạnh phúc, sang quý. Có một điều chúng ta nhận thấy: hiếm khi 4 linh vật được sử dụng trong một đề án trang trí mà thường sử dụng cặp đôi như rồng - phượng hoặc lân - quy.



    Chạm khắc hình rồng ở đền Mông Phụ

    Trong Tứ linh có bổ sung 4 con vật nữa để thành Bát vật. Đó là ngư-phúc-hạc-hổ. Ngư (cá) gắn với truyền thuyết “cá hóa rồng” biểu tượng cho sự thành đạt, hanh thông; phúc (dơi) biểu tượng cho phúc đức; hạc biểu tượng cho sự cao khiết và trường thọ; hổ là chúa sơn lâm, biểu tượng cho sức mạnh, có thể trấn áp tà ma.


    Hình ảnh rồng - hạc và ba chữ Hòa Vi Quý ở đình Thổ Tang
    Trong Tứ quý có 4 loài cây: mai - biểu tượng cho sự hồn nhiên; lan - biểu tượng cho sự tinh khiết; cúc - biểu tượng cho sự thanh nhàn mà sang trọng; trúc - thể hiện tính cách cứng rắn của người quân tử. Đồng thời Tứ quý còn mang ý nghĩa của 4 mùa trong năm.

    Ngoài ra các môtíp trang trí cặp đôi như: rồng-phượng, lưỡng long chầu nguyệt, phượng hàm thư, tiên-rồng... đều giàu tính biểu tượng, thể hiện ước vọng về sự cao sang, hạnh phúc, trường thọ, phúc lộc dồi dào.


    Đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc đình làng

    Với sự phong phú về đề tài phản ánh, đa dạng về thủ pháp tạo hình và trình độ cao về kỹ thuật chạm khắc gỗ, điêu khắc đình làng có một số đặc trưng cơ bản:


    1. Hồn nhiên, mộc mạc, sinh động trong phản ánh hiện thực



    Điêu khắc trang trí đình làng thực sự là cuốn biên niên sử về làng xã đồng bằng Bắc Bộ mấy trăm năm qua. Các hoạt cảnh của những phù điêu đình làng Bắc Bộ đã làm hiển hiện trước mắt chúng ta cuộc sống của những người nông dân Bắc Bộ. Đề tài phản ánh hiện thực khá phong phú đa dạng. Hoạt động của đời sống thường nhật của những người nông dân dường như vẫn xôn xao, cuồn cuộn sống động trong những ngôi đình làng còn tồn tại đến ngày nay.


    Điêu khắc Săn bắn ở đình Hạ Hiệp
    Các sinh hoạt của muôn mặt đời thường như: cho con bú, tắm đầm sen, uống rượu, đánh cờ, đá cầu, cho lợn ăn, đi săn, đánh hổ, đi cày, đánh vật, chải tóc, gãi chân cho nhau... đến cảnh quan quân cướp bóc dân lành, phạt vạ, táng mả hàm rồng, vinh quy bái tổ, hội làng... đều được người nghệ sỹ nông dân đưa vào các bức chạm khắc một cách hồn nhiên, làm cho người ta có cảm tưởng cuộc sống chạy thẳng vào tác phẩm chạm khắc, mà không tuân theo một quy định nào về nghệ thuật, quan điểm, thẩm mỹ.

    Nhiều chi tiết có tính chất dân tộc học của xã hội truyền thống ở mảng chạm khắc, cung cấp cho chúng ta thông tin về những nhân vật cụ thể thuộc những tầng lớp khác nhau như: lính, quan võ, quan văn, nông dân, người biểu diễn xiếc... Rồi những chi tiết về y phục, trang sức của nhiều người khác nhau như: cái khố, khẩu súng kíp, mũ, nón quai thao, cái yếm, để tóc trần, tóc dài... Chính tính hiện thực phong phú đã làm nên giá trị lịch sử đặc sắc cho điêu khắc đình làng. Bằng những nhát đục bạt khoẻ khoắn, thô phác, với cảm hứng sáng tạo dạt dào, hiện thực cuộc sống ở làng dường như lung linh, sinh động cho đến ngày nay.

    2. Khái quát cao trong thủ pháp tạo hình



    Sự độc đáo của nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng thể hiện ở tính khái quát cao trong thủ pháp xây dựng tác phẩm như nhấn mạnh trọng tâm, biết chọn những vấn đề quan trọng nhất để diễn tả, phản ánh, hướng người xem vào nội dung, giản lược về hình thức, để không ảnh hưởng đến quá trình tri giác. Các chạm khắc đình làng đã bỏ qua định luật xa gần, những nguyên tắc về giải phẫu, bố cục, tính hợp lý của hiện thực, để tạo ra một sự hợp lý của nghệ thuật do người nghệ sỹ dân gian sáng tạo ra.


    Điêu khắc Múa võ ở đình Phù Lão
    Để đạt được mục đích này người nghệ nhân dân gian đã sử dụng nhiều thủ pháp tạo hình như: thủ pháp đồng hiện, để mở rộng không gian, thời gian; thủ pháp cường điệu, gây ấn tượng bằng cách nhân cách hóa nhân vật; thủ pháp nhiều điểm nhìn để tạo ra cái nhìn lập thể đặc sắc; thủ pháp biểu tượng hóa để thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan. Người nghệ nhân xưa quan niệm cái đẹp, cái hợp lý tựu trung là phải “thuận mắt”. Gợi, tạo liên tưởng, quan trọng hơn tả.

    3. Giàu tính nhân bản



    Phù điêu trang trí đình làng đồng bằng Bắc Bộ là bài ca về cuộc sống và con người. Tính trữ tình và biểu cảm tràn ngập trong các bức chạm khắc. Người nông dân Bắc Bộ sống hoà hợp với thiên nhiên, muông thú. Các môtíp cây-hoa-lá rất nhiều và luôn quấn quýt xung quanh nhân vật. Những cảnh sinh hoạt được phản ánh rất bình dị như: mẹ cho con bú, gánh con, chăn lợn, cày ruộng, dắt ngựa, uống rượu, chọi gà, đánh vật, làm xiếc, hội làng... Nguyễn Đỗ Cung đã nhận định: “Cảnh vật tự nhiên mộc mạc, cuộc sống và những cuộc đấu tranh hàng ngày liền được biểu hiện với những hình thức giản dị, trực tiếp, vật và người trong đời sống bình thường được thể hiện trong nghệ thuật, lấn át những con vật thần thoại và những nhân vật có tính ước lệ cao”.


    Việt Nam là đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, nhưng bản chất trọng tình cảm đã khiến trong các tác phẩm điêu khắc của những người nghệ sỹ-nông dân hầu như không có đề tài chiến tranh, chủ yếu là những đề tài ca ngợi tình cảm đằm thắm của con người với con người, con người với thiên nhiên, muông thú, như: cảnh trai gái vui đùa, tắm đầm sen, đấu vật... Không chỉ tình cảm của con người mà tình cảm của con vật cũng được biểu hiện sinh động mạnh mẽ như bức chạm “rồng ổ” (rồng mẹ với đàn rồng con) ở rất nhiều đình làng, cảnh đàn khỉ đang ôm ấp đùa nghịch nhau (đình Hưng Lộc, Nam Định)... Trong các tác phẩm điêu khắc đình làng cũng không có những nhân vật hung ác. Con rồng là linh vật thiêng liêng, qua bàn tay tạo tác của người nghệ nhân cũng trở nên quen thuộc. Cô tiên trong đồ án trang trí thần thoại như: tiên-hạc, tiên-rồng, tiên múa, tiên đánh đàn... trông rất bình dị, hiền lành như những cô thôn nữ ở làng.



    Đặc biệt, hình tượng người phụ nữ được thể hiện khá phong phú. Tư tưởng Nho giáo coi phụ nữ là “phụ nhân nan hóa”, “ thập nữ viết vô”; phong bế dục vọng, nam nữ “thụ thụ bất thân”... thì trong điêu khắc đình làng các người nghệ sĩ nông dân công khai bộc lộ dục vọng, lạc thú của con người, miêu tả một cách hiện thực cảnh trai gái tình tự, giao hoan, cảnh phụ nữ khỏa thân, tắm đầm sen... như ở đình Đông Viên (Ba Vì, Hà Tây), đình Đại Phùng (Hoài Đức, Hà Tây), đình Phù Lão (Lạng Giang, Bắc Giang)... Có thể nói, đề tài của điêu khắc trang trí đình làng đã hướng về con người, thể hiện những nhu cầu sống, những khát vọng, ước mơ về một cuộc sống no đủ, lạc thú, hạnh phúc và thanh bình của những người nông dân chất phác mộc mạc, yêu đời.


    4. Tính lưỡng nguyên trong nghệ thuật tạo hình


    Đặc tính này cũng thể hiện tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp của người Việt. Trần Quốc Vượng (1996) đã nhận định: “ý niệm lưỡng phân và lưỡng hợp này còn đeo đuổi tư duy Việt cổ nhiều lắm, lâu lắm”.

    Tính lưỡng nguyên trong thủ pháp tạo hình điêu khắc đình làng đã kết hợp những yếu tố nhiều khi trái ngược nhau về tính chất như: trang trí với tả thực; kết hợp phù điêu với tượng tròn; đường nét với hình khối; kết hợp thủ pháp cách điệu hóa có tính biểu tượng, với hoạt cảnh có tính khái quát; đưa những chủ đề trái ngược nhau vào một bố cục như yếu tố thiêng vào một khung cảnh của đời sống hiện tại.

    Nghệ thuật điêu khắc đình làng chứa đựng những giá trị tạo hình độc đáo, thể hiện xu hướng có tính lưỡng nguyên, đó là xu hướng nhập thế và thoát ly. Hai xu hướng này đan xen vào nhau, tuy đậm nhạt có lúc khác nhau. Thế kỷ XVI - XVII, xu hướng nhập thế thể hiện tính trội, khi các hoạt cảnh của đời sống tràn vào các ngôi đình với cảm hứng dạt dào. Chính nó đã làm nên giá trị độc đáo nhất của điêu khắc đình làng. Từ thế kỷ XVIII trở đi, xu hướng nhập thế giảm dần nhường chỗ cho xu hướng thoát ly có nhiều nhiều yếu tố tâm linh, tín ngưỡng. Xu hướng thoát ly được tăng cường cùng với việc sử dụng nhiều mô típ trang trí có tính biểu tượng, nhằm sùng bái và linh thiêng hóa vị Thành Hoàng làng, nhất từ khi nhà Nguyễn đưa Nho giáo về vị trí độc tôn. Trong điêu khắc ở các ngôi đình đã vắng bóng đề tài cuộc sống. Các bức chạm khắc với đề tài mang tính công thức, thiên về trang trí.

    Có thể xem xét tính lưỡng nguyên qua bảng so sánh sau:

    1 - Tính chất Kết hợp - Cách tạo hình kết hợp Trang trí và hoạt cảnh

    2 - Tính chất Loại hình - Cách tạo hình kết hợp Phù điêu và Tượng tròn, Đường nét và Hình khối

    3 - Tính chất Thủ pháp - Cách tạo hình kết hợp Cách điệu và Tả thực, Biểu tượng hóa và Khái quát hóa

    4 - Tính chất Cách thức - Cách tạo hình kết hợp Nhiều chi tiết và Ít chi tiết, không có khoảng trống và có khoảng trống

    5 - Tính chất Xu hướng - Cách tạo hình kết hợp Thoát ly và Nhập thế,

    6 - Tính chất Chủ đề - Cách tạo hình kết hợp Cái thiêng và Cái hiện thực

    Đình làng - một thiết chế văn hóa tín ngưỡng xuất hiện vào cuối thời Lê sơ, đã được đã được các học giả người Pháp nghiên cứu từ khá sớm, nhưng với hệ quy chiếu của thẩm mỹ Hy -La, họ đã bỏ qua điêu khắc đình làng, mà không nhìn ra giá trị đích thực của chúng. Ngày hôm nay, với ánh sáng của nghệ thuật hiện đại, điêu khắc đình làng (mà loại hình nổi bật là phù điêu) thực sự được đánh giá và tôn vinh là một di sản văn hóa, di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc.


    TS. Nguyễn Văn Cương
    (Nguồn: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật)
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hang Khong Vietnam (Air Vietnam) Vickers Viscount


    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Các thành tố cấu thành ngôi chùa Việt truyền thống

    Thông thường, ta có thể gặp trình tự các công trình đi từ ngoài vào trong chùa gồm: cổng chùa (tam quan), tầng trên của tam quan có thể sử dụng làm gác chuông. Sân chùa (đối với chùa thành phố) thường đặt các chậu cảnh, hòn non bộ làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa... Còn kiến trúc cụm trung tâm còn gọi là Tam bảo thì thường gồm Tiền đường hay chùa Hộ, Thiêu hương và Thượng điện hay chùa Phật. Cuối cùng là lớp nhà tăng, nhà thờ tổ. Ngoài ra còn có các công trình khác như nhà bia, gác chuông, gác khánh, nhà sắp lễ, nhà lưu niệm, thuỷ đình... Chùa có thể có tháp hoặc không, nếu là tháp thờ Phật thì thường đặt trước chính điện trên trục thần đạo, nếu là tháp mộ thì đặt tại vườn chùa.

    Ðối với các dạng chùa núi, các thành tố cấu thành một khuôn viên chùa điển hình thường được xây dựng dựa theo thế đất mà có các thay đổi cho phù hợp.

    [​IMG]

    Hình minh họa: trùng tu chùa Long Đọi, Nam Định, by Viện Nghiên cứu kiến trúc

    Các thành tố kiến trúc cơ bản trong ngôi chùa

    Tam quan
    Tam quan đặt ở ngoài công trình, là cửa chính đi vào khuôn viên công trình.
    ý nghĩa thông thường nhất của tam quan là tam quan biểu thị ba cách nhìn của đạo Phật về thế gian, đó là giả quan, trung quan và không quan. Tam quan được xây dựng nhằm mục đích phân cách không gian thuộc thế giới tâm linh với không gian đời thường.

    [​IMG]

    H1.Tam quan chùa Hưng Ký (quận Hai Bà - Hà Nội)

    Khu trung tâm
    Nằm ở trung tâm khu đất, bố cục thường đăng đối cân xứng. Là nơi tập trung toàn bộ tinh hoa của nghệ thuật và sáng tạo kiến trúc của con người
    Ðây là công trình chính, là nơi để các tượng thờ Phật, còn gọi là Tam Bảo.

    [​IMG]
    H2. Tam bảo chùa Ðồng Quang (Ðống Ða - Hà Nội)

    Gác chuông, gác trống, gác khánh
    Thường làm thành một dạng lầu riêng biệt, vị trí có thể đặt trước hoặc sau khu trung tâm.
    Công dụng chính của gác chuông là để mỗi khi nhà chùa thỉnh chuông thì âm thanh sẽ vang xa hơn trên một không gian rộng hơn, để tiếng chuông thay cho những giáo lý sẽ đến được với con người nhanh hơn.

    [​IMG]
    H3. Gác chuông chùa Ðại Bi (Hà Tây)


    Nhà tổ
    Nhà tổ thường được bố trí phía sau khu trung tâm và thường có mặt bằng hình chữ nhất.
    Trong nhà tổ thường có ban thờ của các vị sư trụ trì có nhiều công lao với chùa

    [​IMG]
    H4. Nhà Tổ chùa Kim Sơn (Ba Ðình - Hà Nội)

    Nhà tăng phòng
    Nhà tăng thường giáp với nhà tổ.
    Là nơi để các vị tăng ni trú ngụ.

    [​IMG]
    H5. Nhà ở Ni tại chùa Hưng Ký (Hai Bà - Hà Nội)

    Tháp chùa
    Các khu tháp mộ thường được đặt ở sau cùng khu đất xây dựng công trình.
    Các dạng tháp thời Lê đến nay hầu hết có chức năng là mộ sư.

    [​IMG]
    H6. Vườn tháp mộ chùa Quảng Bá (Tây Hồ - Hà Nội)

    Thuỷ đình, phương đình

    Thuỷ đình ở chùa Nành, chùa Thầy, nơi có hồ nước trước mặt chùa. Phương đình thường thấy ở Yên Tử, chùa Hương, chùa Vô Vi...
    Thuỷ đình để biểu diễn múa rối nước. Phương đình là dạng chòi hóng mát.

    [​IMG]
    H7. Thuỷ đình ở chùa Nành (Gia Lâm - Hà Nội)

    Nguồn hình
    H 1,2,4,5,6,7 : TLC
    H3 : Những ngôi chùa nổi tiếng VN _VVT


    nhànhlantím - October 12, 2004 09:42 AM (GMT)
    Tam quan

    a. ý nghĩa: Tam quan được xây dựng nhằm mục đích phân cách không gian thuộc thế giới tâm linh ( cảnh chùa) với không gian đời thường, báo hiệu bước vào cảnh chùa và triết lý tu Phật. Nhiều khái niệm về tam quan mang tính triết lý của Phật giáo.
    - Tam quan gồm ba cửa: cửa giới ( giữ trọn những điều giới luật), cửa định ( kiên định đi theo con đường tu Phật) và cửa tuệ ( tu Phật phải trí tuệ sáng suốt).
    - Tam quan là khổ ( cuộc đời đầy những nỗi khổ), vô thường ( muôn vật biến đổi không ngừng, nỗi khổ cũng mất đi), vô ngã (không có cái tôi, tồn tại chỉ là chốc lát).
    - Tam quan biểu thị ba cách nhìn của đạo Phật về thế gian, đó là giả quan, trung quan và không quan.
    b. Kiến trúc thường gặp:
    Tam quan có nhiều loại kiến trúc phong phú khác nhau, nói lên quy mô của ngôi chùa. Loại đầy đủ thường là một ngôi nhà 3 gian chồng diêm từ 2 đến 3 tầng, đôi khi kết hợp với cả gác chuông, trống. Loại quy mô nhỏ chỉ là 4 trụ ***g đèn búp sen được nối với nhau bằng các thanh ngang hoặc mái nhỏ tượng trưng. Ðôi khi chùa có cả tam quan nội và tam quan ngoại như chùa Láng, chùa Keo...

    Giới thiệu một số kiến trúc tam quan

    H1. Tam quan chùa Kim Liên (Hà Nội)

    Tam quan có mái chồng diêm ở cửa giữa, mái hai cổng bên lặp lại cấu trúc của mái cổng giữa. Tam quan có 1 hàng chân cột gồm 4 cột, hệ thống consơn 2 tầng chồng đấu đỡ mái. Trang trí giường đỡ nóc chạm hổ phù, giường và ván trên consơn chạm rồng.

    [​IMG]

    H2. Tam quan nội chùa Keo

    Có kết cấu kiểu chồng rường bẩy hiên ba hàng chân cột. Bộ vì tam quan nội được nối với nhau bằng 1 thanh xà dài, phần đầu của thanh xà không vươn ra ngoài hiên mà ăn mộng vào đầu cột. Từ cột quân trở ra, người ta làm chiếc bẩy chéo góc để đỡ mái.

    [​IMG]

    H3. Tam quan ngọai chùa Láng

    Tam quan gồm 4 trụ chính lớn, xây bằng gạch vữa. Các cột trụ được nối với nhau bằng các thanh xà gỗ, phía trên được che bởi mái cong tạo thành ba nếp mái. Dạng tam quan này được cải biến và ứng dụng ở một số công trình như chùa Tây Phương, chùa Liên Phái.

    [​IMG]

    H4. Tam quan chùa Ðồng Kỵ - Bắc Ninh (kiến trúc thời Nguyễn)
    Tam quan xây kiểu chồng diêm 2 tầng mái với hệ thống đầu đao cong vút.. Bờ nóc trên cùng đắp hình long mã cõng mặt trời, 2 đầu bờ nóc đắp hình chim phượng. Bờ nóc tầng 2 đắp hình các vị tiên, Phật cưỡi rồng phượng... Ðây là kiến trúc mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa, ảnh bên là Tam quan chùa đã được làm lại năm 1994 với kết cấu bê tông cốt thép

    [​IMG]

    Nguồn hình
    H1,2,3 : TLC
    H4 : Viện NCKT



    nhànhlantím - October 12, 2004 09:43 AM (GMT)
    Gác chuông

    a. ý nghĩa: Khi mà tháp đã mất đi vai trò điểm nhấn của nó trong không gian chung thì gác chuông lại trở thành điểm đột khởi trong bố cục không gian kiến trúc chùa. Công dụng chính của gác chuông là để mỗi khi nhà chùa thỉnh chuông thì âm thanh sẽ vang xa hơn trên một không gian rộng hơn, để tiếng chuông thay cho những giáo lý sẽ đến được với con người nhanh hơn.
    b. Kiến trúc thường gặp:
    Là kiến trúc thành tố có giá trị thẩm mỹ cao, là điểm nhấn trong bố cục không gian kiến trúc chùa. Kiến trúc gác chuông thường làm thành một dạng lầu riêng biệt, vị trí có thể đặt trước hoặc sau khu trung tâm. Mặt bằng thường thấy nhất là một nền cao hình vuông, có từ 1 đến 3 tầng mái với 4 hàng chân cột. Lòng nhà có thể được ngăn cách bằng 1 lớp sàn hoặc thông suốt. Gác chuông có thể gặp ở một số công trình nổi tiếng như chùa Keo, chùa Trăm Gian, chùa Bối Khê, chùa Thầy, chùa Bút Tháp...
    Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, theo Nguyễn Ðăng Duy, kiến trúc mái gác chuông còn có ý nghĩa triết học sâu xa về sự phát triển của vũ trụ. Nếu 1 tầng 4 mái là tứ tượng thì thêm 1 nóc là ngũ hành, nếu kiến trúc vươn lên chồng diêm 2 tầng 8 mái là bát quái cộng thêm 1 nóc là cửu trù, nếu 3 tầng thì 8 mái tầng dưới là Bát quái, cùng với 4 mái tầng trên và 1 nóc là ngũ hành.

    Giới thiệu một số kiến trúc gác chuông

    H1. Gác chuông chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
    Nằm trên trục chính trước khu trung tâm và sau tam quan.
    Gác chuông chồng diêm hai tầng tám mái lợp kiểu tầu đao lá mái, mặt bằng hình vuông. Kết cấu bộ vì kiểu giá chiêng, vì nách kiểu chồng rường, kẻ góc. Trên đỉnh mái đắp nổi hình thuỷ quái macara, đầu đao hình hồi long. Tầng mái dưới đầu đao đắp hình phượng và trên bờ dải đắp hình lân.

    [​IMG]

    H2. Gác chuông chùa Keo (Thái Bình)
    Nằm cuối cùng trên trục kiến trúc chùa.
    Mái lợp theo kiểu tầu đao lá mái chồng diêm 3 tầng mái, mặt bằng vuông. Khung chịu lực của gác chuông kiểu kẻ suốt 4 hàng chân cột. Kỹ thuật chồng đáu tiếp rui đỡ mái (kiểu một đấu hai thăng Trung Quốc). Hệ thống chồng đấu là yếu tố trang trí chính của gác chuông.

    [​IMG]

    H3. Gác chuông chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm Tự) tỉnh Hà Tây.
    Mặt bằng gác chuông kiêm tam quan này hình vuông , chồng diêm hai tầng tám mái. Tam quan, gác chuông này có 1 gian chính và 2 gian phụ với 4 cột cái và 12 cột quân. Trang trí nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa thuộc cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.
    [​IMG]

    H4. Gác chuông chùa Thiên Trù trong thắng cảnh chùa Hương
    Toà gác chuông ba tầng mái. Ba tầng này có thể hiểu là biểu trưng cho ba tầng thế giới. Mỗi khi tiếng chuông rung lên thì mọi chúng sinh thoát khỏi phiền não mà hướng tới Tam Bảo. Gác chuông này có mặt bằng hình vuông với 1 gian chính và 2 gian phụ với 4 cột cái và 12 cột quân.

    [​IMG]

    Nguồn hình
    H1,4 :Những ngôi chùa nổi tiếng VN _Võ Văn Tường
    H2 : TLC
    H3 : Tiên cảnh ở trần gian - Phạm Quang Vinh



    nhànhlantím - October 12, 2004 09:45 AM (GMT)
    Tháp chùa
    a. ý nghĩa: Chùa tháp xuất phát ban đầu từ ấn Ðộ dưới dạng stupa ( là nơi đặt xá lị Ðức Phật), khi Phật giáo được truyền đến nước ta thì các kiến trúc được dựng nên để thờ Phật cũng gọi là stupa và sau được phiên âm Việt hoá thành chùa. Còn tháp cũng là stupa nhưng phiên âm ra chữ Hán thành tháp ba, rồi dần dần chỉ gọi là tháp.
    Ða số các tháp hiện nay là tháp mộ, tập trung với số lượng lớn trong vườn tháp. Tháp mộ thường gặp có số tầng được quy định bởi bậc tu hành của nhà sư.
    b. Kiến trúc thường gặp:
    Tháp với sự vươn lên theo chiều cao như một điểm nhấn trong không gian trải dài của chùa, mang lại thế cân bằng cho bố cục chung của khuôn viên chùa biểu hiện chủ đề tư tưởng "thoát tục" của Phật giáo. Tháp chùa Việt Nam có nhiều kiểu dáng phong phú khác nhau nhưng thường thì đơn giản với bình diện vuông, đôi lúc ta thấy cả hình lục giác, hình bát giác và tròn.
    Về kiến trúc, tháp mộ Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của cả Trung Quốc và ấn Ðộ. Thông thường tháp được làm từ hai loại vật liệu chính là gạch và đá. Loại tháp đá xây bằng những phiến đá vuông vắn, các tầng có mái đá cong , đỉnh tháp giật cấp nhỏ dần. Trên đỉnh tháp đôi khi được cẩn sành, sứ tạo cho đỉnh tháp có hình tròn hơn và kết thúc là hình quả Amalaka, hình búp sen hoặc bầu rượu. Loại tháp gạch thường được xây bằng gạch vuông nung già, dày, để trần mạch hoặc trát phủ. Các tầng được phân thành gờ giật cấp đua ra rất ngắn. Ðỉnh tháp thường có hình như mái long đình, kết thúc là búp sen hoặc nậm rượu.
    Tại miền Trung xuất hiện cây tháp bát giác, lục lăng, nói lên tính chất Nho giáo trong xây dựng tháp trời tròn ở Trung Hoa đã ảnh hưởng vào miền Trung. Ví dụ tháp chùa Thiên Mụ hình bát giác cao 7 tầng, tháp ***** Nguyên Thiều ở chùa Hà Trung thành phố Huế cao 7 tầng hình bát giác, tháp ***** Liễu Quán ở gần chùa Thiền Tông là tháp hình lục lăng cao 7 tầng.


    TLTK: Nguyễn Ðăng Duy. Văn hoá tâm linh. NXB VH-TT 2001.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Con người, cảnh vật Sài Gòn qua góc ảnh xưa


    Thứ Tư, 16-05-2012 - 08:12 PM
    Theo : vnexpress.net

    Hoa hậu Sài Gòn năm 1925 đoan trang, e ấp trong tà áo dài. Những con đường rợp bóng cây xanh, thưa thớt người... là hình ảnh đầy hoài niệm về một Hòn ngọc Viễn Đông xưa, nay là TP HCM phát triển năng động.
    Tại Hội sách TP HCM lần bảy tổ chức tại công viên Lê Văn Tám ở Sài Gòn trong tháng ba vừa qua, triển lãm 100 bức ảnh đen trắng ghi nhận phong cảnh, sinh hoạt, chân dung người Sài Gòn xưa đã thu hút hàng chục nghìn lượt người tham quan. VnExpress.net xin giới thiệu lại các bức ảnh tư liệu quý:
    [​IMG]

    Ban nhạc Sài Gòn năm 1900.
    [​IMG]

    Đoàn hát Sài Gòn tham dự hội chợ Marseille năm 1906.
    [​IMG]

    Trang phục phụ nữ Sài Gòn đầu thế kỷ 20.
    [​IMG]

    Xích lô Sài Gòn xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân Pháp tên Coupeaud phát kiến ra. Thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là Phnompenh. Từ Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một hành trình đến Sài Gòn. Hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp gần 200 km, hết 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc.
    [​IMG]

    Cảnh sinh hoạt bên bờ sông Sài Gòn năm 1880.
    [​IMG]

    Những cô gái Sài Gòn chơi bài 3 lá.
    [​IMG]

    Hoa hậu Sài Gòn năm 1925.
    [​IMG]

    Vườn Bách thảo Sài Gòn được xây dựng năm 1864 trên diện tích 12 ha vùng thuộc vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè. Năm 1865 vườn Bách Thảo được nới rộng diện tích đến 20 ha và đặt dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn. Ông Jean Baptiste Louis Pierre là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trong vườn Bách Thảo tồn tại hai công trình kiến trúc đặc sắc là đền thờ Vua Hùng (xây dựng năm 1926) và Bảo tàng lịch sử mở cửa từ năm 1929.
    [​IMG]

    Tuyến xe đò từ Sài Gòn đi Vũng Tàu năm 1925.
    [​IMG]

    Một sứ đoàn Trung Hòa từ tàu thủy xuống bến cảng Sài Gòn năm 1920.
    [​IMG]

    Bệnh viện Gia Định trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Bệnh viện Gia Định sơ khai do người Pháp xây dựng với bảng hiệu Hopital de GiaDinh. Năm 1945, Hopital de GiaDinh được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học. Đến năm 1968 được xây dựng mới và đổi tên thành Trung tâm thực tập Y khoa Gia Định. Sau năm 1975, Bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
    [​IMG]

    Một xe ngựa chở khách ở Sài Gòn.
    [​IMG]

    Một đường phố xưa ở Trung tâm Sài Gòn năm 1915.
    Thất Sơn
    (Ảnh chụp lại từ bộ sưu tập của tạp chí Xưa và Nay)​
    [​IMG]

    Tàu neo đậu trên sông Sài Gòn năm 1920.
    [​IMG]

    Chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp chiếm Gia Định. Đầu tiên, chợ được đặt dọc theo bờ sông Bến Nghé, sau đó được xây dựng bên bờ nam một con kinh được gọi là Kinh Lớn. Năm 1887, người lấp con kinh này, chợ được dời về nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (tức địa điểm chợ Bến Thành ngày nay).
    Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn thành. Lễ ăn mừng chợ Bến Thành được gọi là "Tân Vương hội". Khu chợ mới này vẫn mang tên chợ Bến Thành. Tuy nhiên, nhiều người Sài Gòn thường gọi đây là chợ Sài Gòn hay chợ Mới để phân biệt với chợ Cũ.
    [​IMG]

    Thương xá Tax được xây dựng từ năm 1880. Một thời gian dài Thương xá Tax mang tên Les Grands Magazins Charner, chuyên bán các mặt hàng bazar của các nước trên thế giới, chủ yếu là Pháp, Anh. Thời bấy giờ chỉ có giới thượng lưu ở Sài Gòn hoặc các đại điền chủ ở miền quê đến đây mua sắm mặt hàng vải, đồng hồ, máy hát. Năm 1942, Thương xá đập bỏ phần tháp đồng hồ ở bên trên xây thêm một tầng nữa. Năm 1960, Charner được giao lại cho Hội mậu dịch, đổi tên là Thương xá Tax với hoạt động chủ yếu là cho thương nhân thuê mặt bằng để kinh doanh.
    [​IMG]

    Quán cà phê đầu tiên ở Trung tâm Sài Gòn năm 1915.
    [​IMG]

    Dinh Xã Tây được xây dựng từ năm 1898-1909, theo đồ án của kiến trúc sư Gardès, mô phỏng kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng hình người, mặt nạ và vòng hoa theo các điển tích phương Tây. Thời Pháp nơi đây là Dinh Xã Tây, thời chế độ Sài Gòn là Tòa Đô Chính. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở của UBND TP HCM.
    [​IMG]

    Hãng buôn Boy-Landry, một trong những hãng buôn nổi tiếng của người Pháp nằm ở trung tâm thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20.
    [​IMG]

    Khách sạn Grand (Grand Hotel Saigon) cổ kính được xây dựng năm 1930 với lối kiến trúc của Pháp. Tọa lạc tại khu vực trung tâm của TP HCM. Khách sạn này là nơi đón tiếp các doanh nhân và du khách quốc tế. Từ đây chỉ cần tản bộ một đoạn đường là có thể ngắm khung cảnh tuyệt vời của con sông Sài Gòn.
    [​IMG]

    Tòa hòa giải Sài Gòn (nay là tòa nhà Sunwah ở quận 1).
    [​IMG]

    Đường Huyền Trân Công Chúa nằm bên hông dinh Norodom, thời Pháp mang tên đường Miss****ll. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Huyền Trân Công Chúa.
    [​IMG]

    Đường L'Avenue Jaccareo năm 1925 nay là đường Tản Đà.
    [​IMG]

    Quảng trường trước nhà thờ, nhìn từ hướng Nhà thờ Đức Bà. Năm 1958 nơi đây có tên là Quảng trường Hòa Bình, hiện nay là Quảng trường Công xã Paris.
    (Ảnh chụp lại từ bộ sưu tập của tạp chí Xưa và Nay)​
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]





    [​IMG]






    [​IMG]





    Pagode près du cap St Jacques




  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]





    COCHINCHINE TYPE DE JEUNE FILLE ANNAMITE NUE SEIN

    [​IMG]








    [​IMG]





  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]





    [​IMG]





    [​IMG]





    [​IMG]







  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]





    [​IMG]





  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]







    [​IMG]




  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    [​IMG]







    [​IMG]










    [​IMG]


Chia sẻ trang này