1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đường Thiên Lý giữa Sài Gòn
    Kỳ 1: Xuyên thành Gia Định
    TT - “Đó là một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn, của thành Gia Định. Lịch sử thành phố đã cuộn qua nó rất sôi động, rất khốc liệt. Con đường này cũng không mấy thay đổi qua nhiều biến động, nhiều thời kỳ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu gật đầu tâm đắc khi nghe hỏi về trục đường Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Vườn Maurice Long 1948 (công viên Tao Đàn ngày nay) - Ảnh: JACK BIMS Kỳ vọng Thiên Lý
    Trong tấm bản đồ Sài Gòn năm 1815 so sánh với những con đường hiện tại, hiện rõ mồn một đường Nguyễn Thị Minh Khai ở hai phía của thành Gia Định hình bát giác (còn gọi là thành Quy) là trục đường đi về phía bắc và phía tây. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: “Năm Mậu Thìn Thế Tông thứ 11 (1748), quan điều khiển Nguyễn Phúc Doãn cho chăng dây mà mở thẳng đường này, gặp ngòi suối thì bắc cầu, chỗ bùn lầy xếp xây đắp đất. Từ cửa Cấn Chỉ của thành đến bến đò Bình Đồng dài 17 dặm...
    Năm Ất Hợi Gia Long 14 (1815), tổng trấn thành Gia Định đo từ cửa Đoài Duyệt phía tây thành đắp đường đi đến tận nước Cao Miên (Campuchia ngày nay), dài 439 dặm... Gọi là đường Thiên Lý, mặt đường rộng 6 tầm, thực là đường bình an cho người, ngựa”.

    [​IMG]
    Thành Phiên An vẽ lại trên bản đồ Sài Gòn - bản vẽ của Đại Thạch Lê Ước Như vậy, tuổi của con đường này chỉ ít hơn thành Gia Định có vài chục năm, “lối xưa xe ngựa” đến nay vẫn ngày càng nườm nượp. Người xưa khi đắp đường, định chức năng quan lộ, gọi tên Thiên Lý chắc cũng đã nuôi những kỳ vọng cho trăm năm.
    Thời tiết, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, Gia Định - Sài Gòn đã nhanh chóng trở thành nơi tập trung giao thương lớn nhất miền Nam. Chợ Thị Nghè là một trong những khu chợ hình thành sớm nhất thời bấy giờ. Ngày ấy rạch Thị Nghè rộng, nước trong xanh “hây hây như tờ quyến trải” thông suốt ra dòng Bến Nghé. Nhiều cụ bà người Sài Gòn hôm nay vẫn còn nhớ câu thơ cũ của Ngô Nhân Tịnh: Phủ Gia Định, phủ Gia Định, nhà đủ người no chốn chốn/ Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn, ở ăn vui thú nơi nơi.
    Câu thơ cũ dường như viết chính về con đường Thiên Lý này vậy.
    Lần lại lịch sử hình thành và phát triển của thành phố, nhiều người Sài Gòn, kể cả nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng phải gật đầu thú vị với những phát hiện về con đường này. Không chỉ có chợ, trên đường còn có những nơi vui chơi giải trí, những tụ điểm văn hóa giáo dục đầu tiên của Sài Gòn. Trước nhất là Sở thú được khởi công đầu tiên từ tháng 3-1864.
    Với diện tích trên 20ha, nhà thực vật học người Pháp J.B. Louis Pierre đã sưu tập về đây hàng ngàn loài thực vật, chim thú quý hiếm. Trải qua hàng trăm năm, bao nhiêu biến động của thời cuộc, những cây gỗ quý trong Thảo cầm viên vẫn nấn từng vòng nhựa một để lớn lên, chim thú từ khắp thế giới vẫn tụ về phục vụ nhu cầu của người dân thành phố. Thật thú vị khi trong cuốn Việc từng ngày hai mươi năm qua ghi chép từ năm 1945-1964, giữa những biến động lịch sử ngồn ngộn, tác giả Đoàn Thêm vẫn cẩn trọng ghi: “Ngày 3-1-1962, từ giờ vào Sở thú phải mua vé 2 đồng/người. Ngày 23-7-1963, cọp ở Thảo cầm viên sinh ba cọp con”.
    Đến năm 1869, đường Thiên Lý có tên là Chasseloup Laubat và có thêm vườn Maurice Long (tên toàn quyền Đông Dương bấy giờ, hiện là công viên Tao Đàn) được tách ra khỏi dinh toàn quyền, người dân gọi là vườn Ông Thượng. Lập tức, vườn Ông Thượng trở thành một điểm hẹn văn hóa của người dân thành phố, nơi cuộc đấu xảo đầu tiên diễn ra, năm nào lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được trang trọng tổ chức để những người di dân xứ Bắc hướng về cội nguồn. Và vườn Ông Thượng sẽ còn là nơi lịch sử thành phố ghi nhiều dấu son đáng nhớ.
    Năm 1874, Trường Chasseloup Laubat (nay là THPT Lê Quý Đôn), trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, nổi trống khai trường. Ngoài con em của các quan Pháp, những học sinh xuất sắc nhất của đất Nam kỳ cũng được tuyển chọn theo học. Sau mỗi kỳ thi, kết quả học tập của từng người còn được đăng trên Gia Định Báo. Có lẽ chính vậy mà học sinh VN nào cũng gắng để được nhận xét “Học tốt lắm”. Từ đây, nhiều học sinh của trường sẽ ghi tên mình vào lịch sử trên nhiều lĩnh vực, kể cả làm cách mạng chống chế độ thực dân, điều mà trường Tây không hề dạy họ: Trần Văn Giàu, Phan Văn Hùm, Vương Hồng Sển...
    Trăm năm đã đi qua, những cuộc dời đổi cũng đã đi qua, nhưng Thảo cầm viên, công viên Tao Đàn, Trường THPT Lê Quý Đôn thì vẫn đó, vẫn miệt mài làm chức năng từ ngày khai sinh của mình cho cả trăm năm.
    Cây cầu tình thương
    Câu chuyện về cây cầu Thị Nghè bắt đầu rất thú vị từ một tính cách rất đặc trưng của người Sài Gòn mà ai gặp rồi cũng sẽ nhớ mãi. Các sách địa chí văn hóa Sài Gòn đều ghi lại về sự hào sảng của bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan thống suất Nguyễn Cửu Vân. Từ thế kỷ 18, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, bà lấy chồng và cùng chồng đến sinh sống, khai khẩn vùng đất ven sông Bình Trị. Chồng bà là một quan nghè làm thư lại trong thành Gia Định, mỗi ngày đi về bốn lượt đều phải đợi đò để băng qua con rạch. Thương chồng và thương dân làng vất vả, bà bỏ tiền huy động dân công bắc cây cầu gỗ qua rạch. Từ ấy, cầu được gọi là cầu Thị Nghè, con rạch cũng được dân thương mà gọi rạch Thị Nghè.
    George Finlayson, một nhà ngoại giao, cũng là nhà khoa học Anh đến Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 19, đã mô tả: “Nhà cửa rộng lớn, thích hợp với phong thổ. Mái lợp ngói, cột điều mộc, vách thì trét đất sét bên sườn tre rồi tô hồ lên. Nhiều nhà cao cẳng sàn bằng ván xếp hàng dọc theo bờ kênh, bờ sông hay dọc theo đường cái quang đãng. Phố xá ngay hàng thẳng lối hơn là ở nhiều kinh thành châu Âu”.
    Bài Gia Định phong cảnh vịnh kể quang cảnh chợ Thị Nghè thời ấy: Dưới sông tàu lửa đậu liền/ Từ đồn Giao Thủy sấp lên Bà Nghè/ Lưu thông các nước bộn bề/ Có tàu Đông Việt, có ghe Bắc kỳ/ Bán buôn vật nọ hàng kia/ Lao xao thương khách xiết gì là đông/ Chiếc qua chiếc lại đầy sông/ Mù mù khói tỏa, đùng đùng máy kêu...
    Những câu chuyện về sự khởi đầu bao giờ cũng vui, nhưng có chuyện vui ắt có chuyện buồn. Hơn 200 năm khốc liệt nhất của lịch sử đi qua, con đường này, cây cầu này đã thấm mồ hôi, nước mắt của nhiều thế hệ. Bắt đầu từ chính cây cầu Thị Nghè được bắc lên từ tình thương yêu.
    “Cha tôi, chú tôi đều đã có thời tuổi trẻ hào hùng ở đây”, ngồi ở cửa hàng bán sáo trúc, đàn tranh của mình, ông Trần Thanh Trung nhìn ra cây cầu Thị Nghè trước mặt mà nhớ những ngày ác liệt, khi ông còn chưa ra đời...
    PHẠM VŨ
    ________________________
    Ngày 19-8-1945, hơn 50.000 người dân Sài Gòn tham gia cuộc tuyên thệ lần thứ hai của lực lượng Thanh niên tiền phong. Những cây dầu, sao... dọc hai bên đường Chasseloup Laubat đã rung lên hòa reo với tiếng ca “Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi...”.
    Kỳ tới: Thị Nghè kháng chiến
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những công trình đầu tiên ở Sài Gòn
    Lịch sử 300 năm với công cuộc di dân, khai hoang mở đất, phát triển kinh tế vùng đất mới phía Nam, Sài Gòn từ buổi ban đầu đã giữ vị trí trung tâm kinh tế. Những cơ sở kinh tế quan trọng đầu tiên đều được xây dựng trên đất Sài Gòn.

    [​IMG]


    Những con đường "Thiên Lý" đầu tiên

    Xưa kia vùng đất Sài Gòn - Gia Định còn hoang vu, rừng rậm, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Muốn đi lại, dân chúng phải dùng xuồng ghe.

    Đường bộ rất không thuận lợi. Từ sau khi chúa Nguyễn chính thức đặt bộ máy cai trị ở vùng đất mới, hệ thống đường bộ mới bắt đầu được chú ý xây dựng mà quan trọng nhất là các đường bộ từ Sài Gòn đi các hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây gọi là đường Thiên Lý.

    Thoạt đầu, vào năm 1748 quan Điều Khiển Nguyễn Hữu Doãn cho xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Thiên Lý từ Gia Định ra phía Bắc: bắt đầu từ Cầu Sơn (thuộc quận Bình Thạnh nay) đến núi Châu Thới (Biên Hòa) rồi đổ về Mô Xoài (Bà Rịa).


    [​IMG]

    Bản đồ những con đường ở Sài Gòn - bản vẽ của Đại Thạch Lê Ước

    Con đường khi qua mương ngòi thì bắc cầu, gặp chỗ bùn lầy thì lót cây, đắp đất, gặp sông lớn thì đặt đò qua sông, người chèo đò được miễn thuế. Con đường Thiên Lý ra Bắc được hình thành từ đó.

    Sau khi xây dựng Thành Qui (Thành Bát Quái), vua Gia Long cho đắp các đường Thiên Lý để mở rộng giao thông đường bộ từ vùng đất Sài Gòn đi các hướng chính. Năm 1815 các con đường Thiên Lý đi về phía Tây và phía Nam được xây dựng.

    Đường Thiên Lý đi về phía Tây được đắp từ cửa Đoài Duyệt - Thành Qui đến A Ba (Cao Miên) dài 439 dặm, nay là đường Cách Mạng Tháng 8 đi từ Bà Quẹo, Hóc Môn qua Tây Ninh sang Campuchia.


    [​IMG]

    Đường Pasteur - Một trong những con đường cổ của Sài Gòn.

    Đường Thiên Lý đi về phía Nam khởi đầu từ cửa Thốn Thuận - Thành Qui, đến Thủ Đoàn (nay là Thủ Thừa), Trấn Định (nay thuộc Tiền Giang). Đường này nay là đường Nguyễn Trãi vào Chợ Lớn đi Phú Lâm xuống Mỹ Tho và đi với các tỉnh miền Tây.

    Các chợ đầu tiên

    Từ những thập niên đầu thế kỷ 18 trên vùng đất Sài Gòn, phủ Gia Định xưa đã hình thành các khu chợ buôn bán như: Chợ Điều Khiển, chợ Tân Kiểng, chợ Nguyễn Thực...


    [​IMG]

    Khung cảnh Chợ Lớn xưa.

    Đặc biệt khu Chợ Lớn của người Hoa được hình thành trong khoảng 1679 đến 1731 là một khu vực buôn bán sầm uất thời bấy giờ.

    Kế đến là chợ Bến Thành nằm trên vàm Bến Nghé - sông Sài Gòn gần Gia Định thành. Chợ Lớn và chợ Bến Thành trở thành hai trung tâm buôn bán lớn nhất của Sài Gòn cho đến ngày nay.

    Thương cảng đầu tiên

    Cảng Sài Gòn là một cơ sở kinh tế mà lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Sài Gòn.

    Từ thế kỷ 18, thời chúa Nguyễn đặt nền móng cai trị trên vùng đất phía Nam, vùng vàm Bến Nghé của sông Sài Gòn đã hình thành một thương cảng: tàu buôn miền Trung Bắc Việt Nam và tàu buôn Trung Quốc, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mã Lai... đã đi vào buôn bán tấp nập, Sài Gòn sớm giữ vai trò trung tâm thương mại vùng đất phía Nam. Hàng trăm tàu ngoại quốc đã ra vào cảng.


    [​IMG]

    Cảng Sài Gòn xưa (năm 1890)

    Chiếm Sài Gòn chưa đầy ba năm, ngày 22/2/1860, Pháp đã quyết định thành lập thương cảng Sài Gòn. Cảng Sài Gòn từ ngày đầu dài 4km, bên phải sông Sài Gòn.

    Năm 1860, cảng Sài Gòn đã tiếp nhận 246 tàu, trong đó có 111 tàu từ Châu Âu. Năm 1866 khối lượng hàng hóa qua cảng Sài Gòn 600.000 tấn.


    [​IMG]

    Một chiếc tàu buôn tại thương cảng Sài Gòn xưa

    Cùng với sự phát triển của đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, cảng Sài Gòn cũng không ngừng được mở rộng, giữ vị trí quan trọng về kinh tế quân sự của cả miền Nam.

    Cơ xưởng đầu tiên



    Xưởng Ba Son nguyên là thủy xưởng của Nguyễn Ánh lập ra để đóng chiến thuyền. Xưởng Ba Son nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 hecta, có đường ven sông 2000m, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750m.

    [​IMG]

    Xưởng Ba Son xưa.

    Nguyên xưa đây là vùng sình lầy nước đọng nên thường được dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được Sài Gòn - Gia Định, năm 1861 Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đã có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ.

    Ngày 28/4/1863, Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Năm 1884, Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan. Nhiều công nhân người Việt, trong đó có người thợ máy Tôn Đức Thắng đã làm việc ở đây.

    Bưu điện đầu tiên

    Sau khi phá hủy thành Gia Định chiếm được vùng đất Sài Gòn, Pháp đã nghĩ ngay đến việc thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Ngày 11/11/1860, "Sở dây thép" Sài Gòn (Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ông Phạm Văn Trung là người Việt Nam đầu tiên làm giám đốc Bưu điện An Nam tại Sài Gòn.

    [​IMG]

    Ngày 13/1/1863, Sở dây thép Sài Gòn được chính thức khánh thành và phát hành con "tem" (xưa hay gọi là "con cò") đầu tiên. Năm 1864, dân chúng Sài Gòn bắt đầu gởi thư qua hệ thống bưu điện (nhà "dây thép").

    Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được xây cất lại với qui mô hiện đại thay thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ. Đến năm 1891, trụ sở mới của Bưu điện Sài Gòn được chính thức khánh thành.

    Trước đó, đường dây thép Sài Gòn - Qui Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội dài 2000 km đã được chính thức hoàn thành (vào ngày 22/3/1888).


    [​IMG]

    Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn - Băng Cốc để phục vụ cho giới kinh doanh thương mại. Từ ngày 1/7/1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại.

    Ngày nay hệ thống bưu chính viễn thông trở nên quen thuộc với mọi người dân nhưng từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước hệ thống bưu điện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn.

    Ngân hàng đầu tiên


    [​IMG]

    Ngày 21/1/1875, tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Ngân hàng đầu tiên gọi là Ngân hàng Đông Dương và giao độc quyền phát hành giấy bạc Đông Dương. Trụ sở Ngân hàng Đông Dương xây dựng ở cuối đại lộ Charner (Nguyễn Huệ) nay là "Kho Bạc thành phố Hồ Chí Minh".

    Nhà máy điện đầu tiên

    Nhà máy điện (dân lúc đó gọi "nhà đèn") đầu tiên ở Sài Gòn là nhà máy điện Chợ Quán, xây dựng năm 1896. Khởi đầu cung cấp điện với công suất chưa tới 120MW. Sản xuất điện bằng hơi nuớc và những phương tiện cơ khí như:

    - Máy phát điện chạy bằng 5 lò hơi (chaudière) với 150m3 chứa nước luân lưu.

    - Hai nhà máy động cơ chạy hơi nước hiệu Corlisse, 350 sức ngựa chuyển động mỗi máy bởi 2 dynamo 425 ampères dưới 300 volt.


    [​IMG]

    Nhà đèn Chợ Quán.

    - Ba trụ turbine hiệu Laval với 150 sức ngựa chuyển động mỗi turbine bởi 3 dynamo 360 ampères dưới 160 volt.

    - Một máy phát điện chính công suất 1000 KW/giờ chuyển động vòng quay để phân phối điện, bảo vệ an toàn và kiểm soát dòng điện.

    Những chuyến bay đầu tiên

    Ngày 12 tháng 10 năm 1910, viên phi công Van Den Borg lái chiếc máy bay kiểu Farman của Pháp đã hạ cánh xuống Sài Gòn. Đây là chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Việt Nam và đáp xuống Sài Gòn mở đầu cho công việc phát triển đường hàng không trong những thập niên sau và cũng để biểu dương sức mạnh của Pháp.


    [​IMG]

    Van Den Born trên chiếc máy bay Farman IV ở Saigon

    Năm 1918, hãng hàng không dân dụng Đông Dương được thành lập. Năm 1919, sở hàng không Đông Dương có hai phi đoàn. Phi đoàn I ở Bắc kỳ, phi đoàn II ở Nam kỳ gồm sân bay Phú Thọ và căn cứ thủy phi cơ Nhà Bè.

    Ngày 2/12/1938, tuyến hàng không dân dụng Sài Gòn - Hà Nội được khai thông. Ngày 9/8/1940, Nhật đã thiết lập tuyến hàng không với Sài Gòn.

    Đường xe lửa đầu tiên

    Hai mươi năm sau khi chiếm được Sài Gòn, năm 1881, nhà cầm quyền Pháp đã cho khởi công làm đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71 km. Toàn bộ tuyến đường với hệ thống các ga được hoàn thành vào cuối năm 1882.


    [​IMG]

    Tuyến xe lửa chạy Sài Gòn - Mỹ Tho đầu tiên.

    Nhưng mãi đến ngày 20 tháng 7 năm 1885, tuyến đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho mới chính thức đưa vào khai thác vận chuyển hành khách và hàng hóa từ Sài Gòn đi Mỹ Tho và ngược lại.

    Đến năm 1897, tại cuộc họp khóa đầu tiên vào ngày 6 tháng 12, Hội đồng tối cao Đông Dương đã đề ra chương trình xây dựng đường xe lửa Đông Dương dài 3.200km trong đó có đường xe lửa Sài Gòn - Hà Nội và Sài Gòn - Phnôm Pênh.

    Năm 1902, cầu Bình Lợi qua sông Sài Gòn được xây dựng, trên cầu có đường xe lửa nối Sài Gòn - Biên Hòa. Cầu có 6 nhịp, có một nhịp quay do hãng Lavelois Perret đấu thầu.


    [​IMG]

    Tuyến xe lửa đầu tiên từ Sài Gòn đi Chợ Lớn - Ảnh tư liệu

    [​IMG]

    Xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho ngừng ở ga Chợ Lớn - Ảnh tư liệu

    Năm 1910, tuyến đường xe lửa Sài Gòn - Nha Trang được khởi công. Đến ngày 16/7/1913, tuyến xe lửa này được hoàn thành và đưa vào khai thác.

    Cũng trong năm 1913, tuyến xe lửa Gò Vấp - Hóc Môn (qua Hạnh Thông Tây - Chợ Mới - Quán Tre) và tuyến phụ Gò Vấp - Sài Gòn (qua cầu Bông) cũng được thiết lập. Cuối cùng, phải đến ngày 01/10/1936, toàn bộ tuyến đường xe lửa xuyên Đông Dương mới được hoàn thành.

    Những tuyến xe điện đầu tiên

    Từ nửa cuối thế kỷ 19, trong tiến hành đô thị hóa, Sài Gòn đã sớm hình thành hệ thống giao thông nội thành và vùng phụ cận bằng các đường tàu điện.


    [​IMG]

    Bắt đầu từ năm 1879, con đường tàu điện Sài Gòn - Gò Vấp - Hóc Môn được qui hoạch xây dựng. Ngày 27/1/1881, tuyến tàu điện Sài Gòn - Chợ Lớn dài 5km, rộng 1m được khánh thành. Đây là tuyến tàu điện đầu tiên ở Nam kỳ và được chính thức đưa vào khai thác ngày 1/7/1882.

    Ngày 20/7/1889, toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho thiết lập tuyến xe điện Sài Gòn - Gò Vấp, sau đó kéo dài tới tận Hóc Môn. Sau một thời gian dài thi công lắp đặt đường ray, ngày 7/9/1897 tuyến đường mới được đưa vào khai thác.


    [​IMG]

    Ngay từ năm 1890, công ty tàu điện của Pháp đã được thành lập ở Sài Gòn để khai thác các tuyến tàu điện đã được xây dựng xong. Những năm đầu công ty phải sử dụng đầu máy kéo bằng hơi nước để kéo các toa khách. Dần dần về sau (từ 1913 về sau) được cải tạo thành hệ thống đường xe điện bao gồm nhiều tuyến:

    * Bình Tây (Chợ Lớn) - Sài Gòn - Gò Vấp

    * Gò Vấp - Hóc Môn

    * Gò Vấp - Lái Thiêu - Thủ Dầu Một

    * Sài Gòn qua đại lộ Galíneni - Bonguard

    * Chợ Bình Tây - Chợ Mới - Chợ Phú Nhuận - Đa Kao - Tân Định

    Từ sau năm 1957, toàn bộ hệ thống đường xe điện Sài Gòn không còn sử dụng.

    Vườn cao su đầu tiên


    [​IMG]

    Sông Sài Gòn xưa.

    Bốn mươi năm sau khi Pháp đặt chân lên đất Sài Gòn, trên vùng đất đang dần dần được đô thị hóa này lại mọc lên một loại cây mới có giá trị kinh tế cao: Cây cao su.

    Vào năm 1898, viên cảnh sát trưởng Sài Gòn tên là Belland đã khẩn đất ở vùng Phú Nhuận để trồng thí điểm giống cây cao su và ông ta đã thành công. Đây là vườn cao su đầu tiên của nước ta và của cả Đông Dương lúc bấy giờ.

    Từ vườn cao su thí nghiệm đầu tiên đã thành công này, cây cao su đã được đầu tư phát triển thành những đồn điền cao su lớn ở các tỉnh Đông Nam Bộ và được tiếp tục phát triển, mở rộng cho đến ngày nay.


    [​IMG]

    Chợ Bến Thành xưa.

    Đến năm 1927, các công ty đầu tiên chuyên trồng và khai thác mủ cao su ở toàn Đông Dương ra đời và đặt trụ sở tại Sài Gòn như: Công ty cao su Mekong, Công ty cao su Phước Hòa, Công ty Đông Dương liên hiệp các đồn điền Mirnot, Công ty đồn điền Mariani...

    Theo Lophocvuiv
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ký họa về Việt Nam thời xưa 1875 vẽ bởi Docteur Morice


    Xin gởi đến các bạn cùng thưởng lãm những bức vẽ tuyệt đẹp, nhất là có giá trị về mặt lịch sử vì được vẽ bằng một bút pháp tả chân và nhiều chi tiết của Việt Nam vào thời xa xưa của tác giả là Docteur Morice.

    [​IMG]

    Một khung cảnh nhà quê Vĩnh long vào năm 1872 với sông nước, ghe thuyền, cây cối ...



    Jul 31 2009, 04:09 PM


    [​IMG]

    Một người lính ở SG vào năm 1872 trên lưng ngựa và những đồng đội.


    Niệm Phật
    Jul 31 2009, 04:10 PM

    [​IMG]

    Người nghệ sĩ hát bội trong trang phục hóa trang chuẩn bị lên sân khấu.

    Niệm Phật
    Jul 31 2009, 04:10 PM

    [​IMG]

    Một khu họp chợ ở Sài Gòn...thể hiện nhiều hạng người trong xã hội.


    Niệm Phật
    Jul 31 2009, 04:11 PM

    [​IMG]


    Hai vợ chồng trong một gia đình người Hoa ở Chợ Lớn vào khoảng năm 1872.


    Niệm Phật
    Jul 31 2009, 04:12 PM




    [​IMG]


    Những đứa trẻ...


    Niệm Phật
    Jul 31 2009, 04:13 PM

    [​IMG]

    Một người bán hàng ở Hà Tiên vào năm 1872.


    Niệm Phật
    Jul 31 2009, 04:14 PM




    [​IMG]

    Một cuộc gặp gỡ (chắc là chè chén) giữa một người Hoa và một người Việt.


  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức vẽ tuyệt đẹp, nhất là có giá trị về mặt lịch sử vì được vẽ bằng một bút phát tả chân và nhiều chi tiết.

    Một khung cảnh nhà quê với sông nước, ghe thuyền, cây cối...
    [​IMG]

    Một tu sĩ Phật Giáo (ảnh ghi như thế không biết có chính xác không, nhìn thấy trong tay ông là một bức tượng giống như các vị thần trong dòng văn hóa ảnh hưởng từ Ấn Độ)
    [​IMG]

    Một người lính ở SG vào năm 1872 trên lưng ngựa và những đồng đội.
    [​IMG]

    Cuộc gặp gỡ (chắc là chè chén) giữa một người Hoa và một người Việt.
    [​IMG]

    Người nghệ sĩ hát bội trong trang phục hóa trang chuẩn bị lên sân khấu.
    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một khu họp chợ ở Sài Gòn...thể hiện nhiều hạng người trong xã hội.
    [​IMG]

    Những đứa trẻ...
    [​IMG]

    Một gia đình người Hoa ở Chợ Lớn.
    [​IMG]

    Một người bán hàng ở Hà Tiên vào năm 1872.
    [​IMG]

    Cảnh xay lúa ở Gò Công.
    [​IMG]



    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đôi Điều Về Triều Nhà Nguyễn
    Đổi Chữ “Long” (Rồng)
    Thành Chữ “Long” (Thịnh).




    [​IMG]
    Trong văn học Việt Nam, đặc biệt Hán văn, xưa nay chúng ta vẫn hiểu chữ “Long” là “Rồng” ( ) thường dành để chỉ và để gọi danh xưng của bậc đế vương, tức vua chúa, như Long nhan, Lạc long quân…Nhưng riêng ở triều nhà Nguyễn, vua đầu tiên có niên hiệu là Gia Long lại viết chữ Long có nghĩa là Thịnh, chớ không là Rồng nữa.

    Rồng trong quan niệm về Tứ linh :

    Theo quan niệm truyền thống của Trung Hoa và Việt Nam, rồng là con vật thần linh, mạnh mẽ nhất được con người ngưỡng mộ, yêu quí, tôn thờ. Chuyện con rồng cháu tiên gắn với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân là niềm tự hào chung cho tất cả các dân tộc Việt Nam. Rồng đi vào cuộc sống của con người trong hầu hết các hoạt động sản xuất, kiến trúc, lễ hội, mỹ thuật, thậm chí cả trong miếu mạo, đình chùa… ở phương Đông. Trên cơ sở đó, con rồng đứng đầu trong bốn loài vật tượng trưng cho sự phong lưu, sức mạnh của con người, gọi là Tứ linh. Đó là Long - Ly - Qui - Phụng dịch theo nghĩa tiếng Việt là : rồng, lân, rùa, phượng.

    Câu chữ Hán "Long, ly, quy, phụng vị chi tứ linh" 麟鳳龜龍謂之四靈 dịch nghĩa tiếng Việt là : “Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh”. Bốn linh vật này chỉ có rồng và lân là không có thực về hình thái, do tưởng tượng mà ra. Do đó, rồng thường được mô tả dưới nhiều hình dáng và thông qua nhiều con vật liên quan hoặc có hình dáng rồng rắn. (Lân là thú bốn chân có đầu rồng. Múa Lân biến thể thành múa Rồng).
    Thế giới có nhiều loài vật được gọi là Rồng nhưng Con rồng Việt Nam được sử dụng nhiều trong trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt. Rồng là con thằn lằn. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Các di tích về con rồng Việt Nam còn lại khá ít do các biến động thời gian và sự Hán hóa của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, nhà Nguyễn.
    Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ mà kiến tạo. Như hình con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, vì thời Trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông.
    Rồng trong đời sống tâm linh con người.
    Rồng không chỉ là huyền thoại về dòng giống của người Việt mà còn là biểu tượng của thủ đô nước ta. Theo sử biên niên, ngày sáng lập ra triều đại nhà Lý thì có con rồng xuất hiện nên thủ đô có tên là Thăng Long năm 1010. Đó là thời điểm vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (khu vực Long Biên sông Hồng).
    Rồng không những là biểu tượng của vua, của sự thiêng liêng, rồng còn là biểu tượng của thân hình đất nước, nhiều vị trí địa lý được đặt tên “rồng” (Long) dọc theo chiều dài Tổ quốc như : vịnh Bái Tử Long trong vịnh Hạ Long, đảo Bạch Long Vĩ, kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay) đến Cửu Long (đoạn cuối của sông Mékong nằm trên vùng đất Nam Bộ chảy ra biển Đông theo hai sông Tiền – Hậu bằng 9 cửa biển. Từ hình dáng chữ S, người ta còn mường tượng đất nước Việt Nam như một con rồng uốn khúc mà khúc đầu là miền Bắc, khúc giữa là miền Trung, khúc đuôi là Nam bộ.
    Trong dân gian, xưa nay người ta vẫn gọi hiện tượng cơn lốc xoáy đưa nước từ mặt đất lên trời cao và di chuyển theo chiều gió đã cuốn theo nhiều sinh vật, đồ vật và tạo nên cơn mưa giông dữ dội ảnh hưởng cả khu vực rộng lớn được gọi là “Rồng hút nước”.
    Vòi rồng là luồng gió xoáy có sức mạnh phá hoại ghê gớm, có thể cuốn hút các vật nặng hàng tấn, quăng xa vài trăm mét như đàn trâu bò, ô tô, toa tầu, tàu bè, nhà cửa… Trong sản xuất nông nghiệp người xưa tin rằng rồng đen lấy nước thì được mùa, rồng trắng lấy nước thì báo điềm hạn hán (Rồng đen lấy nước được mùa. Rồng trắng lấy nước thì vua đi cầy – ca dao). Thực ra đó chỉ là hiện tượng thiên nhiên. Khi vòi rồng hút nước có mưa lớn, do phản quang ánh sáng mặt trời tạo thành một giải đen. Còn rồng trắng lấy nước thì không phải là vòi rồng mà do cơn giông gió xoáy tạo ra do mây trắng cuộn lại như một cái vòi chứ không có mưa. Năm nào thấy rồng trắng là năm hạn hán, khô cằn.
    Triều nhà Nguyễn đổi chữ Long (rồng) thành chữ Long (thịnh)
    Từ xưa tới nay, xuất phát từ nguồn gốc của sự tích “Con rồng cháu tiên” mà mà nhân dân Việt Nam lấy chữ Long (rồng) để chỉ vua qua các triều đại từ nhà Tiền Lê (980-1009) cho đến nhà Hậu Lê (1553-1788) : “Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm tuất (2879 trước Tây lịch) và lấy con gái Động Đình quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long quân. Lạc Long quân con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ mợt lần được một trăm người con trai” (Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim – NXB VH-TT 1999, trang 23).
    Vua Lê Đại Hành tức Lê Hoàn chỉ định người con trai thứ ba tên Long Việt làm thái tử nhưng bị em là Lê Long Đĩnh cướp ngôi. Các chữ “Long” này đều viết theo chữ Hán có nghĩa là “Rồng” đúng quan niệm truyền thống “Tứ linh”. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên thay nhà Lê dời đô ra thành Đại La thấy hiện tượng “rồng bay lên” nên đặt tên kinh đô mới là Thăng Long. Mặc dù không đặt tên “Long” (rồng) trong các tên vua (niên hiệu) qua các triều đại nhưng chữ này vẫn được viết theo nghĩa “rồng” để chỉ vua như gọi “long nhan” (mình rồng). Tới triều nhà Nguyễn, bắt đầu từ vua Gia Long tức chúa Nguyễn Phúc Ánh (cháu nhiều đời của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng có công mở đất phương Nam, từ Quảng Bình cho tới Hà Tiên - An Giang) sau khi tiêu diệt triều nhà Nguyễn Tây Sơn (còn gọi là Tiền Nguyễn) lên ngôi vua năm 1802, đặt niên hiệu “Gia Long”. Từ ngữ “Long” này được vua đầu triều Nguyễn tự xưng đã thay đổi hoàn toàn nghĩa và chữ viết. Chữ “Long” (隆)> từ đây có nghĩa là “Thịnh” – Thịnh vượng” chớ không còn chữ và nghĩa là “Rồng” nữa. Chữ “Gia” có nghĩa tốt đẹp.
    Trong tập sách chuyên khảo về tỉnh Gia Định (Monographie de la province de Gia Dinh của học giả Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký) xuất bản năm 1902, ở chương 1 đã giải thích chữ Gia Định như sau :”Gia, très beau; Định, repos, paix, fixer – trang 21). Thực ra, chữ Gia đọc trại từ chữ Hốc Nha (tiếng Khmer) một chức quan của triều đình Vương quốc Cambodia (Campuchia), Đinh là tên ông quan mang chức danh Hốc Nha. Chính ông Mạc Cửu cũng được phong chức danh này khi được vua Campuchia cho khai thác vùng Hà Tiên (1708).
    Từ quan điểm thay đổi Long (rồng) thành Long (thịnh), vị vua đầu triều Nguyễn đã chủ trương xóa sạch vết tích cả nội dung lẫn hình thức của văn hóa vật thể và phi vật thể “Long” (rồng), trong đó có kinh đô Thăng Long. Việc ông dời đô từ Thăng Long vào Thừa Thiên – Huế ngoài mục đích củng cố nơi phát tích của dòng dõi họ Nguyễn (từ Nguyễn Hoàng) còn nhằm xa lánh nơi dòng dõi ông bị hãm hại (bởi dòng dõi họ Trịnh). Đóng đô ở vị trí trung tâm của đất nước có chiếu dài gần 2.000 km để điều hành quốc gia là lý do đúng đắn. Nhưng xét về mặt lịch sử và tầm vóc của quốc gia trong đối ngoại (vị trí ngoại giao) kinh đô Huế mới (Phú Xuân) chưa phải là có danh nghĩa tốt. Về mặt phong thủy Á Đông, khu vực Thừa Thiên – Huế có nhiều bất ổn về sự phát triển và trường tồn : đất hẹp, người thưa, vị trí kém thuận lợi, nhiều núi, đồi cát…Cho tới ngày nay, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế vẫn còn mang nhiều tính chất khó khăn cho sự phát triển so với Hà Nội (thủ đô) và Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh).
    Chắc chắn triều nhà Nguyễn có chủ ý chuyển đồi chữ Long (rồng) sang Long (thịnh) đi đôi với xó bỏ vết tích văn hóa - lịch sử của kinh đô Thăng Long – ngàn năm văn vật. Bằng cớ là sau khi lên ngôi Gia Long đã cho triệt phá kinh thành Thăng Long với nhiều cách thức : đổi tên Bắc Hà thành Bắc thành (hạ thấp vai trò, vị trí của vùng, miền Bắc đối chiếu với Gia Định thành đặt chức Tổng trấn để quản lý, năm Ất sửu (1805), Gia Long cho triệt phá Hoàng thành cũ để xây dựng thành Thăng Long theo kiểu Vauban của Pháp như đã làm ở Gia Định trước đó – thành Bát quái hay Quy, biến đổi nơi đây thành một trấn, chu vi không lớn hơn kinh thành Huế. Ông đã cho tháo gỡ nhiều vật dụng ở hoàng cung đưa về xây dựng cung điện ở Huế.
    Tới năm Tân Mão (1831), Minh Mạng thứ 13 chính thức bỏ tên kinh thành Thăng Long, đặt thành tỉnh Hà Nội. Dân chúng bức xúc đặt câu vè như sau :
    Chót vót Thăng Long một cột cờ
    Kinh thành ngày trước, tỉnh bây giờ.
    Năm 1893 tỉnh Hà Nội là thuộc địa của Pháp, tòa Đốc lý Hà Nội ra quyết định phá thành Thăng Long cũ để mở rộng thành phố. Nhà thầu Auguste Bazin trúng thầu phá thành huy động đến hơn 500 công nhân thực hiện công việc phá dỡ. Tới năm 1897, toàn thành Thăng Long cũ hầu như bị san bằng. Như vậy, Gia Long đã mở đầu việc phá thành Thăng Long, còn thức dân Pháp đã kết thúc việc xóa bỏ dấu vết cũ của Thăng Long. Bài thơ sau đây (có người nói của Nguyễn Du) nói lên nỗi đau buồn của người dân kinh thành cũ trước cảnh triệt phá một di tích lịch sử - một kinh đô tồn tại gần 10 thế kỷ :
    Núi Tản sông Lô vẫn núi sông
    Thăng Long đầu bạc mắt mòn trông
    Ngàn năm nhà lớn thành đường cái
    Một mảnh thành con lấp cố cung !
    Vua Minh Mạng còn ác độc hơn, đã bài trừ tập quán mặc váy của toàn thể phụ nữ miền Bắc lúc bấy giờ. Năm Mậu tý (1828), ông ra chiếu chỉ cấm đàn bà (phụ nữ) miền Bắc mặc váy trong khi từ mấy trăm năm nay, đàn bà kẻ quê lẫn kẻ chợ sinh sống ở miền Bắc và kinh thành Thăng Long đều mặc váy. Thế mà vua Minh Mạng lại ra chiếu bắt phải bãi bỏ. Bài thơ sau đây nói lên tính hài hước của vấn đề :
    Chiếu vua Minh Mạng ban ra
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
    Không đi thì chợ không đông
    Đi thì bóc lột quần chồng sao đang !
    [​IMG] Nói tóm lại, sự trả thù của triều đình nhà Nguyễn đối với nhân dân miền Bắc hết sức nặng nề, ác độc từ di tích lịch sử - văn hóa đến kinh tế - xã hội và phong tục tập quán, từ vật thể đến phi vật thể, bắt đầu từ xóa bỏ hoàng thành Thăng Long đến biến đổi chữ Long – Rồng thành chữ Long – Thịnh vượng và dời kinh đô từ Hà Nội vào Phú Xuân (Huế), đổi thành phố thành tỉnh nhằm mục đích xóa sạch vết tích ở nơi đã từng hãm hại dòng dõi họ Nguyễn. Và sự trả thù này đã bị trả giá rất đắc cho triều đình nhà Nguyễn. Chính Gia Long đã tuyên bố một cách đáng chê trách, rằng :”Trẫm vì chín đời mà trả thù!”. Chín đời chúa Nguyễn được tính từ chúa Nguyễn Hoàng (còn gọi Chúa Tiên), người bắt đầu vào trấn đất phương Nam ở Quảng Bình. Đời chúa thứ 9 là Nguyễn Phúc Thuần đã bị quân Tây Sơn đuổi bắt ở miền Tây rồi đưa về xử trảm ở Sài Gòn năm 1777, nơi miếu Công Thần (nay là khu vực chùa Lâm Tế thuộc phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 TP Hồ Chí Minh). Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh cháu ruột của chúa Thuần sau này đã trả thù Tây Sơn vô cùng thâm độc, sử sách vẫn còn ghi chép. Mộ của ba anh em Tây Sơn đã bị quật lên, đem đầu lâu bỏ vào khám để cho phóng uế. Công chúa Ngọc Hân và hai con đi trốn nhưng bị bắt giết chết và mồ bị quật lên phơi thi thể.
    Ngày nay, dưới chính thể mới của Việt Nam độc lập, thống nhất, gần suốt năm 2010, cả nước Việt Nam tổ chức kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội chẳng những đã khôi phục lại một di tích lịch sử - văn hóa vẻ vang mà còn tô đậm nét kinh đô cũ – thủ đô mới của nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công dẫn đến sự ra đời của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt chế độ phong kiến của triều đình nhà Nguyễn tồn tại 13 đời vua từ Gia Long đến Bảo Đại (1802-1945).
    Nhân năm Rồng – Nhâm Thìn 2012 của chu lỳ 12 con giáp, nhắc lại chuyện Long (Rồng) và Long (Thịnh) ngày xưa âu cũng là dịp để “ôn cố tri tân” một giai đoạn lịch sử nước nhà : Cái gì của César phải trả lại cho César ! Ngành khảo cổ Việt Nam đã khai quật khu vực Hậu lâu cách đây không lâu cho thấy Hoàng cung Thăng Long từ 1.000 năm trước tới nay vẫn còn nguyên đó và được phơi bày cho cả thế giới đều biết sức sống của một đại dân tộc bao gồm trên 54 dân tộc anh em đều có chung nguồn gốc “Tiên – Rồng” với truyền thống dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt.
    _____________________________________________________



    [​IMG]


    © Tác giả giữ bản quyền.
    . Đăng ngày 02.02.2012 theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Sài Gòn.
    . TRÍCH ĐĂNG LẠI VUI LÒNG GHI RÕ NGUỒN NEWVIETART.COM .
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    VIET NAM - SAIGON VU DU CIEL - L'ARROYO CHINOIS - ANNEE 1940-50

    Rạch Bến Nghé và chợ Cầu Ông Lãnh
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    1865
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    Sông Sài Gòn 1886 - Photo by Emile Gsell

Chia sẻ trang này