1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kẻ điên rồ phải chết - Mario Puzo

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi yem_dao_lang_lo, 14/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Rồi tôi nghiên cứu các khách hàng của tôi. Họ ở trong độ tuổi từ mười tám tới hai mươi lăm và những ?omón nóng sốt? thường ở độ tuổi hăm hai, hăm ba, vừa tốt nghiệp cao đẳng hay đại học và kinh hoàng với ý nghĩ phí phạm hai năm tuổi trẻ trong quân ngũ. Họ cuống cuồng đi đăng ký vào quân dự bị và chỉ phải thi hành sáu tháng nghĩa vụ tích cực.
    Những kẻ này đều có tiền hoặc xuất thân từ những gia đình giàu có hoặc ít ra cũng khá giả. Họ đều được đào tạo để đi vào những ngành nghề chuyên môn. Một ngày nào đó, họ sẽ là giai cấp trung lưu lớp trên, nhưng kẻ giàu sang, những người lãnh đạo trong những lãnh vực khác nhau của đời sống Mỹ. Trong thời chiến tranh, họ sẽ tìm cách để vào trường Sinh viên sĩ quan. Bây giờ họ đang mong muốn được vào làm thợ nướng bánh hay sửa quần áo hay bảo trì cơ khí ô tô trong quân đội. Một người trong bọn họ ở tuổi hai mươi lăm đã có địa vị nơi Thị trường chứng khoán New York; một người khác là chuyên gia ngành bảo hiểm. Vào thời đó, thị trường chứng khoán Wall Street đang sôi động với những cổ phiếu mới vừa được phát hành đã tăng vọt lên mười điểm và đám này phất lên nhanh chóng. Tiền bạc luân lưu thông suốt. Họ trả tiền tôi và tôi trả cho anh Artie số tiền mấy ngàn đô-la mà tôi nợ anh. Anh ngạc nhiên và hơi tò mò. Tôi bảo anh là tôi gặp hên trong bài bạc. Tôi quá xấu hổ để nói sự thật cho anh biết và đó là một trong những lần hiếm hoi mà tôi nói dối anh.
    Frank trở thành nhà tư vấn của tôi :
    - Hãy trông chừng mấy thằng nhãi ranh này. - Anh nói - Chúng là một bọn chạy chọt xoay sở. Phải tỏ ra cứng cựa để chúng nể nang cậu.
    Tôi nhún vai. Tôi không hiểu những phân biệt đạo đức tế nhị của anh.
    - Chúng đều la một lũ khóc nhè. - Frank nói - Tại sao chúng không thể đi quân dịch trong hai năm để phục vụ tổ quốc thay vì chạy chọt để vào cái trò nhảm sáu tháng này? Cậu và tớ, bọn mình đều đã tham chiến, đã chiến đấu vì xứ sở và bọn mình chẳng có được gì vẫn nghèo rớt năm bảy hạt mồng tơi. Còn bọn đó, xứ sở này đã ưu đãi chúng rất nhiều. Gia đình chúng giàu sang, quyền thế. Chúng được những chỗ làm ngon lành, tương lai xán lạn. Thế mà, cái lũ khốn đó còn trốn tránh nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Thế có phải là bất công hay không?
    Tôi ngạc nhiên về cơn giận của anh, bởi vì thường thì anh rất dễ tính, cởi mở, không nói tiếng nặng với ai.
    Và tôi biết lòng ái quốc của anh là thành thật, chứ không phải lên gân hay giả tạo.
    Trong những tháng tiếp theo, tôi chẳng mấy khó khăn để tạo ra số khách hàng cho mình. Tôi lập hai danh sách: Một là danh sách phân công chờ chính thức; còn cái kia là danh sách riêng của tôi về những kẻ lo lót. Tôi cẩn thận không quá tham lam. Và tôi kiếm thêm ngàn đô-la mỗi tháng một cách trôi chảy êm xuôi trót lọt. Trong thực tế là các khách hàng của tôi phải tranh nhau, phải đấu thầu, và tôi nâng giá lên ba trăm đô-la mỗi cậu em.
    Nhưng mặt khác tôi cũng ?ochiếu cố? cho một số em trong ?odiện chính sách?: các em nghèo mà ngoan, các chàng văn, thi, nhạc sĩ, nói chung là giới văn nghệ sĩ. Đó là phần thuế nộp cho ?ogiáo hội văn nghệ? mà tôi tự định ra cho mình, bởi vì từ lâu tôi đã ngưng viết lách, không còn cảm thấy sự thúc đẩy phải viết nữa, đồng thời lại bức rứt thấy mình có tội khi trốn chạy nghiệp dĩ. Trong thực tế, tôi đang đùn cao tội lỗi lên cũng nhanh như đang đùn cao tiền bạc. Và cố cứu chuộc tội lỗi của mình theo cách cổ điển của người Mỹ, đó là ?ohành thiện?. Dầu tôi không biết, nhưng tôi đã tạo ra được nhiều bạn bè tốt trong các đơn vị mà về sau chính họ sẽ cứu mạng cho tôi.
    Frank cằn nhằn tôi về việc thiếu bản năng kinh doanh. Anh cho rằng tôi quá hiền lành, rằng tôi cần phải cứng rắn hơn, nếu không mọi người sẽ lợi dụng tôi, sẽ lấn lướt tôi. Nhưng anh lầm. Tôi không quá hiền lành dễ thương như anh nghĩ, hay như bao người khác vẫn nghĩ.
    Bởi vì tôi đang nhìn về phía trước. Chỉ cần huy động chút thông minh tối thiểu, tôi đủ biết rằng chuyện làm ăn này thế nào cũng có ngày ?obể mánh?. Có quá nhiều người dính líu vào. Hàng trăm công chức dân sự làm công việc giống tôi đang ăn hối lộ. Hàng ngàn lính dự bị đang đăng ký vào chương trình sáu tháng chỉ sau khi trả một khoản phí đầu quân. Đó là một điều vẫn còn chọc ngứa tôi, khi thấy thiên hạ hăng hái tranh nhau chi tiền để được vào làm lính!
    Một ngày nọ, có ông kia khoảng độ ngũ tuần đến với con trai. Ông ta là một doanh gia giàu có và cậu con là một luật sư tập sự. Ông bố ôm theo một bó thư giới thiệu, gởi gắm, của các chính trị gia. Ông ta nói chuyện với ông thiếu tá, rồi ông ta trở lại vào cái đêm họp mặt các đơn vị và gặp vị đại tá quân trừ bị. Họ rất lịch sự với ông ta nhưng chỉ ông ta qua tôi với chỉ tiêu thông thường.
    Thế là ông bố dẫn cậu con đến bàn giấy của tôi để ghi tên chú nhóc vào danh sách chờ chính thức. Tên ông ta là Hiller và tên cậu con là Jeremy.
    Ông Hiller chuyên doanh về xe hơi, ông có một tổng đại lý xe Cadillac. Tôi bảo cậu con điền vào bảng phỏng vấn thông thường và chúng tôi tán gẫu với nhau.
    Cậu con không nói gì, trông cậu có vẻ bối rối. Ông Hiller nói :
    - Cháu nó phải đợi bao lâu trên danh sách này!
    Tôi dựa ngửa vào lưng ghế và buông ra câu trả lời thường lệ :
    - Sáu tháng!
    - Cháu sẽ được gọi nhập ngũ trước thời hạn đó. - Ông Hiller nói - Tôi rất trân trọng nếu như anh có thể làm được gì để giúp cháu.
    Tôi đáp lửng lơ :
    - Tôi chỉ là một thư ký văn thư. Những người duy nhất có thể giúp ông là những sĩ quan mà ông đã nói chuyện với họ rồi đó. Hay là ông có thể thử bàn với ông đại biểu quốc hội xem.
    Ông ta nhìn thật lâu, xoáy sâu vào tôi rồi lấy ra danh thiếp đưa cho tôi :
    - Nếu có khi nào anh mua xe hơi, hãy đến gặp tôi. Tôi sẽ tính giá vốn cho anh.
    Tôi nhìn tấm thiếp của ông và cười :
    - Ngày nào tôi mua được xe Cadillac thì chắc là tôi không cần phải làm việc ở đây nữa đâu.
    Ông Hiller trao đến tôi một nụ cười hữu hảo.
    - Tôi cũng áng chừng là như thế. - Ông nói - Nhưng nếu anh có thể giúp tôi, thì thật quý hóa quá.
    Ngày hôm sau tôi nhận được cú phôn của ông Hiller.
  2. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Ông ta có sự vồn vã dễ làm thân của một người chào hàng kiêm nghệ sĩ. Ông ta hỏi thăm sức khỏe của tôi, hỏi tôi có vui không và nhận xét rằng hôm nay thật là đẹp trời Và rồi ông ta nói ông ta rất có ấn tượng với sự lịch thiệp của tôi, hiếm thấy nơi một viên chức chính quyền khi tiếp xúc với công chúng. Rất ấn tượng và đầy lòng biết ơn nên khi ông nghe nói có một chiếc Dodge, chạy mới một năm, đem chào bán ông đã mua nó và sẵn lòng để lại cho tôi với giá vốn. Tôi có vui lòng gặp ông dùng bữa trưa và bàn chuyện đó?
    Tôi nói với ông Hiller rằng tôi không thể gặp ông để cùng đi ăn trưa nhưng tôi sẽ ghé phòng trưng bày xe của ông trên đường về nhà sau giờ làm việc. Ông ta ở Roslyn, Long Island, không hơn nửa giờ chạy xe từ khu chung cư của tôi ở Bronx. Và trời vẫn còn sáng khi tôi đến đó. Tôi đậu xe và đi loanh quanh nhìn các chiếc xe Cadillac và tôi bị tác động mạnh bởi thói ham muốn của giai cấp trung lưu. Nhưng chiếc Cadillac với kiểu dáng đẹp thuôn lài, bóng mượt và vững chãi; chiếc thì sơn màu vàng sẫm, chiếc khác màu trắng kem, màu xanh đậm hay màu đỏ như lửa. Tôi nhìn vào bên trong và thấy phần trang trí lộng lẫy với những chiếc ghế ngồi sang trọng. Tôi chưa bao giờ quan tâm nhiều đến xe cộ, nhưng vào lúc ấy, tôi thèm thuồng một chiếc Cadillac vô cùng.
    Tôi đi về dãy nhà xây tường gạch và đi qua một chiểc Dodge màu xanh trứng chim két. Một chiếc xe rất xinh xắn mà có lẽ tôi đã thích ngay nếu như trước đó tôi không đi nghía các em Cadillac đẹp mê hồn kia. Tôi nhìn vào trong xe. Ghế nệm cũng tiện nghi, êm ái đấy nhưng không sang mấy. Quá xoàng!
    Nói tóm lại là, tôi đang phản ứng theo phong cách của một anh mới phất, giàu xổi nhờ của hoạnh tài. Có điều gì đó thật buồn cười đã xảy ra trong tôi từ mấy tháng qua. Lúc lấy món hối lộ đầu tiên, tôi rất áy náy, sượng sùng. Tôi đã nghĩ tôi sẽ bớt tập trung về mình; tôi vẫn luôn quá tự hào là mình chẳng bao giờ gian dối. Vậy rồi tại sao tôi lại quá vui với vai trò kẻ ản hối lộ lẻ tẻ, kẻ xoay sở linh tinh?
    Sự thật là tôi trở nên một người hạnh phúc bởi vì tôi đã trở nên một kẻ phản bội đối với xã hội. Tôi thích lấy tiền để phản bội lại niềm tin của mình như một viên chức chính quyền. Thích xoay xở với đám nhóc đến gặp tôi. Tự che giấu, giả vờ, lừa phỉnh với sự thích thú ranh ma. Nhiều đêm nằm thao thức, nghĩ ra những mưu thuật trá nguỵ mới, tôi cũng ngạc nhiên về sự thay đổi ấy nơi mình. Và hình dung ra là tôi đang báo thù phục hận cho việc mình đã bị khước từ việc trở thành một nghệ sĩ, rằng đang được bù trừ cho cái di sản vô giá trị của tôi như một đứa trẻ mồ côi. Cho sự kiện mình chẳng làm nên công nghiệp gì để lưu danh với đời. Phải chăng vì tài bất cập chí, lực bất tòng tâm, hay chỉ vì sinh bất phùng thời, đầu thai nhầm thế kỷ!
    Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng đã tìm được cái gì đó mà mình có thể làm tốt; cuối cùng đã thành công như một người lo được cho vợ cho con. Và cũng khá kỳ lạ, tôi đã trở nên một người chồng, người cha tốt hơn. Tôi hướng dẫn cho các con làm bài tập ở nhà. Và bây giờ vì đã thôi viết lách, tôi có nhiều thời giờ dành cho Vallie hơn. Đi xem xi-nê, xem kịch, có thể thuê một người giữ trẻ và trả tiền gia nhập các câu lạc bộ. Mua quà tặng nàng. Tôi bảo Vallie rằng tôi kiếm được thêm nhờ cộng tác với vài tạp chí. Thực ra thì năm khi mười họa tôi mới đăng được một bài với tiền nhuận bút rất tượng trưng nhưng cứ nói phóng lên.
    Tôi là một tên trộm cắp hạnh phúc, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, tôi vẫn biết rằng sẽ có một ngày phải tính sổ lại Thế là tôi từ bỏ mọi ý tưởng mua chiếc Cadillac và thu xếp việc mua chiếc Dodge màu trứng két.
    Ông Hiller có một văn phòng rộng với những bức hình chụp vợ con trên bàn giấy. Không có cô thư kí nào và tôi hi vọng rằng đó chỉ vì ông ta đủ khôn ngoan, đã tìm cớ để cô ta đi chỗ khác để cô ta không thấy tôi. Tôi thích bàn việc với những kẻ khôn ngoan. Tôi rất ngại những kẻ ngu.
    Ông Hiller bảo tôi ngồi xuống và rút một điếu xì gà và hỏi han sức khỏe của tôi. Rồi ông đi vào vấn đề :
    - Anh đã thấy chiếc Dodge màu xanh ấy chưa? Xe đẹp đấy chứ? Kiểu dáng hoàn hảo. Tôi có thể để anh mua nó. Hiện anh đang lái chiếc gì vậy?
    - Một chiếc Ford đời 1950. - Tôi nói.
    - Tôi để anh sử dụng nó như một trao đổi bù thêm tiền. - Ông Hiller nói - Anh có thể lấy chiếc Dodge với năm trăm đô-la tiền mặt và chiếc Ford của anh.
    Tôi giữ vẻ mặt thẳng thắn. Rút năm trăm đô-la từ ví ra, tôi nói :
    - Tôi nhất trí với đề nghị của ông.
    Ông Hiller nhìn, hơi có vẻ ngạc nhiên :
    - Anh chắc là giúp được con tôi, anh hiểu chứ.
    Ông thực sự hơi lo là tôi không nắm bắt được ý ông. Lại một lần nữa tôi ngạc nhiên, thích thú biết bao với những vụ giao dịch làm ăn nho nhỏ này. Tôi biết mình có thể bắt lão nhượng bộ. Rằng có thể lấy chiếc Dodge chì bằng cách đổi chiếc Ford cũ mèm của mình. Thực sự trong cuộc đổi các này tôi được lợi cả ngàn đô-la ngay dù có bù thêm cho lão năm trăm. Nhưng tôi thấy không nên mặc cả riết róng quá, kiểu vắt chày ra nước, khó lưu lại được chút tình cảm. Tôi vẫn còn chút máu anh hùng lục lâm, nghĩa khí giang hồ kiểu Robin Hood trong người.
  3. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn nghĩ về mình như một kẻ chỉ lấy tiền từ người giàu vì đã làm được điều gì đáng với đồng tiền của họ.
    Nhưng điều làm tôi thích thú nhất là nét lo lắng trên khuôn mặt ông ta, sợ tôi không nắm bắt được cái ý rằng đây là một vụ hối lộ chứ không phải chuyện mua bán bình thường. Vì thế tôi nói rất thản nhiên không cười, rất thực tiễn :
    - Con trai ông sẽ được ghi vào danh sách chương trình sáu tháng, trong vòng tuần này.
    Vẻ nhẹ nhõm và tôn trọng lộ rõ trên mặt ông Hiller.
    Ông nói :
    - Tối nay chúng tôi sẽ hoàn tất mọi giấy tờ, và tôi sẽ lo biển số lưu thông. Mọi chuyện cứ thế tiến hành.
    Ông ta nghiêng người tới trước để bắt tay tôi.
    - Tôi đã nghe nói về anh nhiều lắm. - Ông nói - Mọi người đánh giá anh cao.
    Tôi hài lòng. Tất nhiên tôi biết ông ta có ý nói gì.
    Rằng thì là tôi có được cái ?odanh thơm tiếng tốt? là một kẻ móc ngoặc lương thiện. Xét cho cùng, đó cũng là một cái gì sáng giá đấy chứ? Một thành tựu đáng tự hào!
    Trong khi các loại giấy tờ được đám thư ký thảo ra, ông Hiller tán gẫu với tôi song có chủ ý. Ông cố khám phá xem coi tôi độc lập tác chiến hay nằm trong dây chuyền của đại tá và thiếu tá. Ông ta khôn lanh lắm. Hẳn là do bẩm sinh nhưng cũng có do công việc rèn luyện, tôi đoán thế. Trước tiên ông ta khen tôi thông minh nhạy bén nắm bắt nhanh chóng mọi chuyện. Rồi ông bắt đầu đặt những câu hỏi. Ông e ngại rằng nhị vị sĩ quan có thể nhớ mặt con ông.
    - Họ có nhớ mặt cháu nó không? Họ có sẽ hỏi tại sao thằng bé lại nhảy vào danh sách quá nhanh gọn vậy không? - Ông Hiller thắc mắc.
    Ông điểm đúng huyệt, nhưng tôi hóa giải dễ dàng :
    - Tôi có hỏi ông câu nào về chiếc xe Dodge đâu? - Tôi vặn lại.
    Ông Hiller mỉm cười thân mật với tôi :
    - Tất nhiên rồi. - Ông nói - Anh biết rõ công việc của anh. Nhưng đấy là con tôi. Tôi không muốn thấy nó bị dính vào chuyện lôi thôi do những gì tôi làm.
    Tâm trí tôi bắt đầu phiêu du. Tôi đang nghĩ đến Vallie sẽ vui mừng biết bao khi nàng thấy chiếc Dodge màu xanh: nàng thích màu xanh và nàng ghét chiếc xe Ford cà tàng, cũ rích.
    Tôi cố gắng buộc mình phải suy nghĩ về câu hỏi của ông Hiller. Tôi nhớ cậu con Jeremy của ông để tóc dài và mặc một bộ comple cắt rất khéo với chiếc áo gì-lê, sơ-mi, cà vạt đúng mốt.
    - Ông bảo Jeremy chịu khó cắt tóc ngắn và mặc quần áo thể thao khi tôi gọi cậu ta vào văn phòng. - Tôi nói - Họ sẽ không nhớ cậu ấy.
    Ông Hiller có vẻ nghi ngờ :
    - Jeremy chắc không thích làm như vậy. - Ông nói.
    - Vậy thì cậu ta không phải làm thế. - Tôi nói - Tôi không tin vào chuyện bảo người khác làm những gì mà họ thấy không thích. Tôi sẽ lo chuyện đó. - Tôi nói cho xong chuyện vì hơi sốt ruột.
    - Thế thì tốt quá. - Ông Hiller nói - Tôi phó thác chuyện đó vào tay anh.
    Khi tôi lái chiếc xe mới về nhà, Vallie rất vui sướng và tôi chở nàng với lũ nhóc dạo một tua quanh phố phường.
    Chiếc Dodge lướt êm như mơ và chúng tôi bật radio lên. Chiếc Ford cũ của tôi không có radio. Chúng tôi dừng xe, ghé vào quán ăn bánh pizza, uống nước giải khát, bây giờ đối với chúng tôi là chuyện quá thường nhưng là điều trước đây chúng tôi ít khi làm từ khi lập gia đình, vì chúng tôi phải dè xẻn từng xu. Rồi chúng tôi dừng nơi một cửa hàng bánh kẹo, dùng kem soda, mua một con búp bê cho con gái và đồ chơi chiến tranh cho hai cậu con trai. Và tôi mua cho Vallie một hộp chocolate Schraff. Tôi là ông hoàng Aga Khan và như thể tôi vừa tặng cho nàng một viên kim cương lớn bằng viên kim cương Ritz.
    Tôi nhớ lại những ngày tôi phải đem cầm cố chiếc máy đánh chữ để cầm cự qua tuần. Nhưng đó là trước khi tôi bỏ đi Las Vegas. Từ lúc ấy thời vận tôi đã đổi thay.
    Không còn phải làm cùng lúc hai việc nữa; hai mươi ngàn đô-la cất trong những kẹp bản thảo cũ, để dưới đáy tủ quần áo. Một cuộc làm ăn thịnh vượng có thể tạo nên cả một sản nghiệp cho tôi, trừ phi toàn bộ guồng máy bị tháo tung hoặc một thỏa hiệp toàn cầu khiến các siêu cường không cần phải tốn nhiều tiền đến thế cho quân đội nữa.
    Lần đầu tiên tôi hiểu được tính toán và công việc của những ông chủ công nghiệp chiến tranh và các ông tướng cảm thấy thế nào. Sự đe dọa của một thế giới ổn định có thể dìm tôi trở lại cảnh cùng khổ. Không phải là tôi mong muốn có một cuộc đại chiến mới nhưng không thể không mỉm cười khi nhận ra rằng tất cả những cái gọi là thái độ tự do của tôi đang hòa tan trong niềm hi vọng rằng Nga với Mỹ sẽ không quá hữu nghị với nhau, ít ra là trong lúc này.
    Vallie hơi ngáy nhẹ, điều đó không làm phiền tôi. Nàng phải vất vả với đám nhóc, lo chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cho cả tôi nữa. Nhưng thật lạ là tôi luôn thức khuya dầu tôi có mệt mỏi đến đâu. Nàng vẫn luôn ngủ trước tôi. Đôi khi tôi thức dậy viết mấy trang cho quyển tiểu thuyết của mình trong nhà bếp và tự nấu món gì đó để ăn và chỉ quay lại giường lúc ba hay bốn giờ sáng.
    Nhưng bây giờ tôi không viết tiểu thuyết nữa, vì vậy tôi không có việc gì để làm. Tôi mơ hồ nghĩ rằng tôi nên bắt đầu viết trở lại. Xét cho cùng, tôi đã có thời giờ và tiền bạc. Nhưng sự thật là tôi thấy đời mình quá hứng khởi, quay cuồng với việc thương lượng và nhận hối lộ và lần đầu tiên có quyền tiêu tiền cho những chuyện điên rồ nho nhỏ.
    Nhưng vấn đề lớn là tìm nơi đâu để cất giấu an toàn số tiền mặt của tôi, đề phòng trường hợp bị nghi ngờ, khám xét. Tôi không thể cất ở nhà. Tôi đã nghĩ đến ông anh Artie. Anh có thể gửi vào ngân hàng, trong tài khoản của anh và anh sẽ nhận lời nếu tôi yêu cầu anh làm chuyện đó. Nhưng tôi không thể. Vì anh trung thực một cách gắt gao. Anh sẽ hỏi tôi tiền đâu tôi có và tôi sẽ phải nói rõ cho anh biết. Anh chưa từng bao giờ làm điều gì bất lương để vụ lợi cho mình hay cho vợ con. Anh thực sự liêm chính, đúng mực. Anh sẽ làm cho tôi, nhưng anh sẽ không bao giờ cảm nhận về tôi như trước nữa. Và tôi không thể chịu đựng điều đó. Có những việc bạn không thể làm hoặc không nên làm. Và yêu cầu Artie giữ tiền cho tôi là một trong những việc đó. Đây sẽ không phải là hành động của một người anh em hay một người bạn.
    Tất nhiên là, có những người anh em mà bạn sẽ không yêu cầu giữ tiền hộ vì họ sẽ giữ luôn cho bạn do vì quá nhiệt tình, sợ bạn sẽ bị hư hỏng bởi tiền bạc. Tôi nghĩ đến một người khác - Cully. Tôi sẽ hỏi anh ta về cách tốt nhất để cất giấu tiền bạc, khi anh đến đây lần tới. Cully sẽ biết bởi vì đó là ngón sở trường của anh ta. Và tôi phải giải quyết vấn đề. Tôi có linh cảm rằng tiền bạc sắp chảy vào càng lúc càng nhanh hơn.
    Tuần sau, tôi đưa Jeremy Hiller vào anh sách quân dự bị mà không gặp trở ngại nào và ông Hiller rất biết ơn đến nỗi ông ân cần mời tôi đến chỗ đại lý của ông để thay bộ vỏ ruột mới cho chiếc Dodge của tôi. Tự nhiên tôi nghĩ đây là do lòng biết ơn và tôi vui vì ông ta là một doanh nhân. Trong lúc tay thợ cơ khí thay bộ săm lốp mới vào chiếc xe tôi, ông Hiller đưa ra một đề nghị mới với tôi.
    Ông ta khởi động bằng cách dọn ra vài món khai vị dễ chịu. Với một nụ cười ngưỡng mộ, ông ta khen tôi khôn ngoan, trung thực và tuyệt đối đáng tin cậy. Làm ăn với tôi thật dễ chịu và nếu có khi nào tôi thôi làm cho nhà nước, ông sẽ dành cho tôi một việc làm tốt. Tôi nuốt ngon lành những ?omón nhắm? quá ư ?obắt mồi? kia, bởi trong đời tôi ít được ai khen, quá ít! Ngoại trừ ông anh Artie của tôi và vài tay điểm sách chưa mấy nổi danh. Tôi còn không đoán được cả điều gì sắp xảy ra nữa là.
    - Tôi có một người bạn thân đang cần anh giúp vô cùng. - Ông Hiller nói - Ông ấy có cậu con rất cần được đăng ký đầu quân vào chương trình sáu tháng của quân dự bị.
    - Chắc là được thôi. - Tôi nói - Gửi cậu ta đến gặp tôi và bảo cậu ta nhắc tên ông.
    - Song le, có một vấn đề lớn. - Ông Hiller nói - Cậu ta đã nhận giấy gọi nhập ngũ.
    Tôi nhún vai :
    - Nếu vậy thì cu cậu hết dịp may rồi. Nói với bố mẹ cậu ta hãy hôn tạm biệt con họ trong hai năm.
    Ông Hiller cười :
    - Anh có chắc rằng một chàng trai khôn khéo như anh lại không làm được điều gì cả sao? Anh mà cũng chịu bó tay à? Khối tiền đấy. Bố cậu ấy là một nhân vật, rất ư quan trọng.
    - Không, tôi chịu. Những quy định của Quân đội rất rõ. Một khi chàng trai nhận được giấy gọi nhập ngũ thì anh ta không còn đăng ký vào chương trình sáu tháng của quân dự bị được nữa. Đám quan chức ở Washington đâu có ngốc nghếch đến thế. Nếu không mọi người ai cũng đợi có gìấy gọi nhập ngũ rồi mới đăng ký vào quân dự bị.
    Ông Hiller nói :
    - Ông này mong muốn được gặp anh. Ông ta muốn vận dụng mọi khả năng, anh biết tôi muốn nói gì chứ?
    - Không còn điểm nào có thể chen vào được. Tôi chịu, không có cách gì giúp ông ấy được.
    Lúc đó ông Hiller hơi nghiêng người về phía tôi và nói :
    - Anh cứ đến gặp ông ta giùm tôi. - Ông nói.
    Và tôi hiểu. Tôi chỉ cần đến gặp ông kia thôi, ngay dầu tôi có từ chối, thì ông Hiller cũng là người hùng đối với ông ta. Được rồi, vì bốn bộ săm lốp mới, tôi có thể bỏ nửa giờ để nói chuyện với một ông nhà giàu, dù rằng chuyện sẽ chẳng đến đâu.
    - OK. - Tôi đáp.
  4. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Ông Hiller viết trên một mẩu giấy nhỏ và đưa cho tôi. Tôi nhìn vào. Tên người đó là Eli Hemsi và có số phôn. Eli Hemsi là tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghiệp may mặc ở Mỹ, hay gặp rắc rối với công đoàn, có dính líu đến giới tội phạm có tổ chức. Nhưng ông ta cũng là một trong số những nhân vật sáng chói của thành phố. Một người mua các chính trị gia, một trụ cột nâng đỡ những công cuộc từ thiện. Nếu như ông ta quả là cái nhân vật to đùng đó thì hà cớ gì mà sư tử lại phải nhờ đến chuột nhắt (là cái thằng tôi bé tí tẹo này). Tôi đặt câu hỏi đó với ông Hiller.
    - Bởi vì ông ấy khôn lắm. - Ông Hiller nói - Ông ta là dân Do Thái Sephardic, những kẻ tinh khôn nhất trong đám Do Thái vốn vẫn được coi là tinh khôn khó ai bì. Ngoài cái gốc Do thái, giống này còn mang các dòng máu Ý, Tây Ban Nha và Arập và sự pha trộn này đã tạo ra họ là những sát thủ ghê hồn ngoài chuyện họ là những kẻ tinh khôn quá cỡ? Thế nên lão Eli Hemsi không muốn để con trai mình thành con tin cho một tay chính trị gia cáo già nào có thể kỳ kèo với ông ta những khoản ân huệ quá lớn. Vậy nên, lão nghĩ đến với anh sẽ được ?orẻ, đẹp, bền? hơn. Vả chăng, tôi cũng có hót với lão rằng anh hết ý, rất đáng tin cậy. Chơi bài lật ngửa luôn, tôi có thể nói thẳng với anh rằng hiện nay anh là người duy nhất có thể giúp ông ta. Còn những tay tai to mặt lớn lại rất ngại bước vào lãnh vực quân đội, bởi đó là ?omiền đất dữ?, rất nhạy cảm. Mấy tay chính trị gia ớn lắm, không muốn dây vào.
    Tôi nghĩ đến tay đại biểu quốc hội đã đến văn phòng tôi Vậy là lão ấy có bùa ?ogươm đâm không thủng, đạn bắn đi lệch? hay sao? Hay có lẽ lão đã đến cuối sự nghiệp chính trị rồi nên đếch cần giữ kẽ nữa? Ông Hiller vẫn đang nghía tôi cẩn thận.
    - Đừng hiểu lầm tôi. - Ông nói - Tôi cũng gốc Do Thái. Nhưng với dân Do thái Sephardic anh nên rất tiểu tâm nếu không họ sẽ lấn lướt anh. Những kẻ ?okhôn ăn người? mà! Vậy nên khi anh đến gặp lão ấy, nhớ động não, hết công suất nhé!
    Ông tạm ngưng và hỏi tôi, vẻ lo lắng.
    - Anh không phải dân Do Thái chứ?
    - Tôi cũng không rõ. - Tôi nói.
    Lúc đó tôi nghĩ đến mình cảm nhận như thế nào về thân phận trẻ mồ côi. Chúng tôi đều bất bình thường. Không biết về cha mẹ mình, chúng tôi không bao giờ nghĩ ngợi chuyện mình gốc Do Thái hay Ireland hay là gốc quái quỷ gì.
    * * * * *
    Ngày hôm sau tôi gọi ông Eli Hemsi nơi văn phòng ông Giống như những vị đàn ông có vợ khi liên lạc chuyện làm ăn, những ông bố của các khách hàng của tôi chỉ cho tôi số điện thoại nơi làm việc. Nhưng họ cần có điện thoại riêng của tôi, phòng trường hợp họ phải tiếp xúc với tôi ngay. Tôi đã nhận rất nhiều cú điện thoại khiến Vallie ngạc nhiên. Tôi bảo nàng đó là những cuộc gọi liên quan đến chuyện cá độ và những bài viết cho tạp chí.
    Ông Hemsi yêu cầu tôi đến văn phòng ông trong giờ ăn trưa và tôi đến. Đó là một trong các tòa cao ốc của trung tâm may đo trên Đại lộ Số Bảy chỉ cách kho quân nhu mười phút chạy xe. Một cuộc dạo chơi dễ chịu trong không khí mùa xuân.
    Trong tòa nhà, người tiếp tân dẫn tôi đi qua những showrooms trưng bày những kiểu quần áo mới cho mùa tới. Rồi tôi được đưa qua một cánh cửa nhỏ đi vào dãy văn phòng ông Hemsi. Cô tiếp tân chuyển giao tôi cho cô thư ký của ông Hemsi, một phụ nữ trung niên nghiêm túc, phục sức rất lịch sự. Bà ta đưa tôi vào phòng trong.
    Ông Hemsi trông khôi ngô tuấn vĩ như một kỵ sĩ Cô-dắc với bộ comple cắt may thật vừa khéo, áo sơ-mi trắng loại cực sang với cà vạt đỏ sẫm. Nét mặt ông rất sắc sảo nhưng tia nhìn lại nhuốm vẻ buồn man mác. Trông ông có dáng dấp quý tộc và vẻ bề thế của một bậc trưởng thượng khả kính. Ông đứng lên từ bên kia bàn giấy và nắm cả hai bàn tay tôi trong đôi tay ông để chào đón tôi. Ông nhìn sâu vào mắt tôi. Ông sát người vào tôi và nói rất nghiêm trang :
    - Ông bạn tôi nói đúng, anh có một trái tim nhân hậu. Tôi biết anh sẽ giúp tôi.
    - Thực sự tôi không thể giúp ông đâu. Tôi muốn lắm, nhưng tôi không có khả năng. - Tôi nói.
    Và tôi giải thích toàn bộ về quy định tuyển quân cho ông nghe như tôi đã nói với ông Hiller. Tôi có vẻ lạnh lùng hơn là tôi muốn nói. Tôi không thích những người nhìn sâu vào mắt tôi.
    Ông ngồi đó, gục gặc đầu một cách trang nghiêm. Rồi làm như không hề nghe tôi nói một lời nào, ông ta cứ nói tiếp, giọng ông thực sự buồn bã.
    - Bà vợ đáng thương của tôi hiện nay sức khỏe rất kém. Bây giờ mà phải xa con chắc bà ấy chết mất. Bà ấy sống chỉ vì thằng con đó. Nếu nó phải đi xa cả hai năm dằng đẵng, chắc bà không sống nổi. Ông Merlyn, ông phải giúp tôi. Nếu ông làm việc này cho tôi, tôi sẽ làm cho ông được hạnh phúc suốt phần đời còn lại.
    Không phải điều đó thuyết phục tôi. Không phải tôi tin vào một lời nào của ông. Nhưng câu chót của ông tác động đến tôi. Chỉ có vua chúa mới có thể nói với một người nào đó ?oTa sẽ làm cho người được hạnh phúc suốt phần đời còn lại?. Ông ta tin vào quyền lực của mình quá Nhưng tất nhiên lúc đó tôi nhận ra rằng ông ta đang nói về tiền bạc.
    - Để tôi suy nghĩ xem. - Tôi nói - May ra có thể tôi tìm được diệu kế gì chăng.
    Ông Hemsi gục gặt đầu một cách thật trầm trọng :
    - Tôi biết anh sẽ cố. Tôi biết anh có một trí tuệ thông minh và tấm lòng nhân hậu. - Ông nói - Anh đã có con chứ?
    - Vâng, có. - Tôi đáp.
    Ông hỏi tôi có mấy đứa chúng bao lớn, trai hay gái. Ông hỏi thăm vợ tôi, hỏi nàng mấy tuổi. Ông xử sự kiểu thâm tình như một ông chú ông bác. Rồi ông hỏi địa chỉ và điện thoại nhà riêng của tôi để có thể liên lạc trực tiếp khi cần.
    Khi tôi từ biệt, ông đích thân tiễn tôi đến thang máy. Tôi thử nghĩ mình đã làm xong việc. Tôi không có ý tưởng nào về việc gỡ cậu con ông ta khỏi cái lưỡi câu của bên động viên quân chính quy.
    Và ông Hemsi nói đúng tôi thực sự có một tấm lòng nhân hậu. Tôi có trái tim khá trung thực để không tìm cách đánh lừa nỗi lo lắng của ông và bà vợ ông để rồi không làm được chuyện gì. Và tôi có một cái đầu khá thông minh để không vướng vào một con cá đã dính câu bên Quân đội. Cậu ta đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ và sẽ đi vào Quân đội chính quy trong tháng tới. Mẹ cậu sẽ phải sống không có cậu.
    Ngay ngày hôm sau Vallie gọi điện thoại cho tôi lúc tôi đang làm việc. Giọng nàng rất hồ hởi phấn khởi.
    Nàng bảo tôi là nàng vừa nhận được một phần hàng đặc biệt với năm thùng quần áo mới toanh. Quần áo đủ loại cho đám nhóc cho mùa thu đông sắp tới, đẹp khỏi chê. Cũng có một thùng riêng cho nàng. Toàn thứ đắt tiền chúng tôi chưa từng bao giờ có thể mua nổi.
    - Có một danh thiếp. - Nàng bảo. - Từ ông Hemsi. Ai vậy? Merlyn, quà đẹp lắm. Tại sao ông ấy cho anh quà đó?
    - Anh viết mấy tập giới thiệu doanh nghiệp của ông ấy. - Tôi nói - Tiền bạc không bao nhiêu nhưng ông có hứa gửi cho lũ trẻ nhà mình ít quà. Nhưng anh nghĩ không có gì nhiều.
    Tôi nghe được vẻ hài lòng trong giọng nói của Vallie :
    - Ông ấy thật khả ái. Toàn bộ các thùng quà chắc phải đáng giá hơn cả ngàn đô.
    - Tuyệt quá. - Tôi nói - Tối nay anh sẽ nói với em rõ hơn.
    Sau khi gác máy, tôi kể với Frank về những chuyện đã xảy ra về ông Hiller, nhà buôn xe Cadillac.
    Frank lác mắt nhìn tôi :
    - Cậu mắc câu rồi đó. - Anh nói - Ông ta chờ đợi cậu làm điều gì đó cho ông ta. Cậu làm thế nào để gỡ rối đây?
    - Biết làm quái gì đây. - Tôi nói - Tôi không thể nghĩ ra tại sao tôi lại đồng ý đi gặp lão ta.
    - Tại vì những chiếc Cadillac mà cậu đã thấy nơi phòng trưng bày của Hiller. - Frank nói - Cậu cũng giống như mấy thanh niên da màu kia. Bọn chúng sẵn sàng quay về những căn chòi xác xơ ở châu Phi nếu chúng có thể ngồi vào chiếc Cadillac chạy loanh quanh vài vòng.
    Tôi nhận ra một chút trục trặc trong diễn từ của anh. Hầu như anh đã định nói ?obọn da đen? nhưng đã kịp chuyển sang ?ođám da màu?. Tôi tự hỏi phải chăng vì anh thấy xấu hổ khi nói ra những từ thô lỗ hay vì anh nghĩ tôi có thể cảm thấy bị xúc phạm. Nhưng anh nói đúng về chuyện những chiếc Cadillac khiến tôi mắc câu. Đó là lý do tại sao tôi đã đồng ý gặp Hemsi theo lời Hiller. Trên đường về, đầu óc tôi đã mơ màng nghĩ đến có lúc mình sẽ chễm chệ ngự trên một trong những chiếc xe bóng loáng, sang trọng đó.
    Đêm đó, khi tôi về nhà, Vallie đã tổ chức một màn trình diễn thời trang với đám nhóc cho tôi thưởng làm.
    Năm thùng quần áo khổng lồ để cho nàng và lũ trẻ tha hồ phô diễn mọi kiểu y trang lộng lẫy. Vallie hồ hởi, rạng rỡ như đã từ lâu tôi chưa từng thấy. Lũ trẻ hài lòng nhưng không quá quan tâm đến quần áo ở tuổi clrúng, ngay cả con gái tôi. Có lẽ tôi cần kiếm một nhà sản xuất đồ chơi có con trai sắp phải tòng quân, để đem lại niềm vui cho đám con của tôi hơn.
    Nhưng rồi Vallie chỉ ra rằng nàng phải có những đôi giày mới cho tương thích với những bộ quần áo mới.
    Tôi bảo nàng hãy nán lại một thời gian và tôi ghi sổ để nhớ kiếm một cậu con trai của ông chủ xưởng giày.
    Bây giờ, điều lạ lùng là có lẽ tôi đã cảm thấy rằng ông Hemsi đang bảo trợ cho tôi nếu như quần áo ông cho chỉ thuộc loại thường. Có lẽ tôi sẽ cảm thấy sự tủi thân của người nghèo nhận đồ cũ của người giàu. Đàng này quà tặng của ông toàn là thứ hàng ?oxịn? với chất lượng thượng hảo hạng mà tôi sẽ không bao giờ dám mua sắm, dù tôi có vơ vét được tiền hối lộ đến bao nhiêu đi nữa. Số quà này đáng giá cỡ năm ngàn đô, chứ không phải một ngàn như vợ tôi tưởng đâu. Tôi liếc qua tấm danh thiếp đính kèm. Đó là một thiếp doanh nhân với tên họ Eli Hemsi và chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cùng tên hiệu của hãng xưởng với địa chỉ và số phôn. Ngoài ra không có dòng chữ viết nào. Ông Hemsi thật khôn ngoan đúng mực. Không có một bằng chứng trực tiếp nào rằng chính ông ta gửi lô hàng đó cho tôi và tôi không có gì để phải phiền ông ta cả.
    Khi đến văn phòng, tôi đã nghĩ rằng có lẽ tôi nên gửi trả lô quà lại cho ông Hemsi. Nhưng sau khi thấy Vallie vui sướng đến như thế nào với các thùng quà, tôi biết rằng ý định kia là bất khả thi? Tôi nằm thao thức đến ba giờ sáng, cố nghĩ ra những cách nào giúp cho con trai ông Hemsi thoát khỏi vòng lưới của luật động viên.
    Ngày hôm sau, khi đi vào văn phòng, tôi quyết định: sẽ không thực hiện cái gì trên giấy tờ có thể lưu lại dấu vết để hồi tố tôi một hoặc hai năm sau. Chuyện này mà để vướng là rối lắm đấy. Bởi vì ăn tiền để đưa một thanh niên lên đầu danh sách cho chương trình sáu tháng là một chuyện, còn vớt anh ta ra khỏi lưới động viên sau khi anh ta đã nhận lệnh gọi nhập ngũ, lại là một chuyện khác.
    Vì thế, việc đầu tiên tôi làm là gọi đến trung tâm nhập ngũ của Hemsi. Tôi gặp một thư ký ở đó, một anh chàng làm công việc đại khái giống như tôi. Tôi tự giới thiệu lý lịch nhân thân và kể cho anh ta nghe câu chuyện tôi mới nghĩ ra. Tôi nói với anh ta rằng Paul Hemsi đã đăng ký vào danh sách của tôi cho chương trình sáu tháng và rằng tôi đã ghi tên anh ta hai tuần trước rồi nhưng tôi đã gửi thư cho anh ta mà lại ghi nhầm địa chỉ. Rằng chuyện này hoàn toàn là lỗi của tôi và tôi cảm thấy bức rứt về điều đó và rằng có thể tôi gặp rắc rối trong công việc nếu gia đình cậu ta làm om sòm lên vụ này. Tôi hỏi anh ta xem bên động viên có thể hủy bỏ thông báo nhập ngũ để tôi có thể ghi danh anh ta không? Tôi sẽ gửi mẫu chính thức thông thường cho bên trung tâm nhập ngũ, chửng tỏ rằng Paul Hemsi đã đăng ký vào chương trình sáu tháng của quân dự bị, và họ có thể lấy anh ta ra khỏi sổ đăng ký nhập ngũ. Tôi đã vận dụng, theo tôi nghĩ một giọng nói của một người đàng hoàng tử tế cố gắng để điều chỉnh một sơ sót. Trong khi diễn màn kịch ứng tác này, tôi bóng gió gợi ý rằng nếu anh ta có thể giúp tôi chuyện này thì tôi sẽ giúp đưa một người bạn của anh ta vào chương trình sáu tháng.
    Cái mánh lới tân kỳ này tôi vừa mới nghĩ ra trong đêm trước, lúc nằm thao thức không ngủ được. Tôi hình dung ra rằng những tay thư ký bên trung tâm động viên có lẽ được tiếp xúc bởi những thanh niên đang quýnh lên vì sắp bị gọi nhập ngũ và chắc là bọn họ nhận được nhiều lời đề nghị. Và tôi nghĩ rằng nếu một tay thư ký có thể đưa một khách hàng vào chương trình sáu tháng ắt là sẽ được đền ơn đến cả ngàn đô-la chứ không ít.
    Nhưng anh chàng bên trung tâm động viên xử lý chuyện này có vẻ rất bình thường, vô tư, đến nỗi tôi không nghĩ là anh ta bắt được cái ý là tôi đang đề nghị một áp-phe với anh ta. Anh ta nói được thôi, anh ta sẽ rút giấy báo nhập ngũ, rằng chuyện đó không thành vấn đề lắm và bỗng nhiên tôi có cảm tưởng rằng có những kẻ tinh khôn hơn tôi đã từng tung hứng màn xiếc kỹ xảo này.
    Dẫu sao, ngày hôm sau, tôi cũng nhận được bức thư báo từ bên trung tâm động viên và tôi gọi cho ông Hemsi, bảo ông gửi cậu con đến văn phòng tôi để đăng ký.
    Mọi chuyện diễn ra xuôi chèo mát mái. Paul Hemsi là một chú nhóc dễ thương, ăn nói nhỏ nhẹ, rất rụt rè, cả thẹn, hay là cậu ta tỏ ra như thế với tôi. Tôi bảo cậu ta tuyên thệ, chuẩn bị giấy tờ cho đến khi có lệnh gọi. Tất cả được thực hiện suôn sẻ, êm thắm, không gặp trở ngại nào. Quả thật tôi đã gặp hên khi nuốt trôi được cái món ?oquá hớp? này.
    Giờ đây tôi nhận ra rằng toàn bộ hành động này đang trở nên khá nóng và liên quan đến nhiều nhân vật thế lực. Nhưng đâu phải vô vớ mà tôi là pháp sư Merlyn?
    Tôi đội chiếc mũ đầy sao lên và bắt đầu suy nghĩ kỹ về mọi chuyện. Một ngày nào đó toàn bộ những chuyện này sẽ bể mánh hết! Lúc đó thì chưa biết cái thân phận thằng tôi rồi sẽ như thế nào? Tôi đã thủ một vỏ bọc khá kỹ, trừ tiền bạc còn cất trong nhà. Tôi phải đem giấu tiền chỗ khác. Đó là việc cần kíp trước tiên. Và rồi tôi phải chứng tỏ những nguồn thu nhập khác để có thể công khai tiêu tiền.
    Tôi có thể đem tiền gửi cho Cully ở Las Vegas.
    Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Cully chơi trò láu cá hay giở quẻ với tôi? Hay la anh ta bất đắc kỳ tử? Còn để hợp pháp hóa tiền bạc, tôi đã từng có những chào mời viết những bài điểm sách và bài cho các tạp chí, nhưng tôi vẫn từ chối. Tôi là một người kể chuyện thuần tuý, một nhà văn hư cấu. Đối với tôi, và đối với nghệ thuật của tôi, thì viết bất kỳ cái gì khác cũng có vẻ như là tự hạ mình? Nhưng bây giờ thì khác. Tôi đã là một kẻ móc ngoặc thì còn có cái gì dưới mình nữa đâu?
    Frank yêu cầu tôi đi ăn trưa với anh và tôi đồng ý. Trông anh ta phởn phơ hứng chí lắm. Đúng dáng điệu một con người đang ăn nên làm ra, vồ đâu trúng đấy!
    Anh ta vừa qua một tuần thắng độ liên tiếp và tiền bạc vẫn vô đều đều. Chẳng chút bận tâm chi đến những gì tương lai có thể mang lại, anh ta cứ tin rằng mình vẫn sẽ tiếp tục thắng và rằng toàn bộ cái mưu đồ ăn hối lộ sẽ cứ vận hành trơn tru mãi mãi. Dù không nghĩ mình là một pháp sư nhưng anh ta vẫn tin vào một thế giới ma thuật, huyền ảo.
  5. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Ông Hiller viết trên một mẩu giấy nhỏ và đưa cho tôi. Tôi nhìn vào. Tên người đó là Eli Hemsi và có số phôn. Eli Hemsi là tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghiệp may mặc ở Mỹ, hay gặp rắc rối với công đoàn, có dính líu đến giới tội phạm có tổ chức. Nhưng ông ta cũng là một trong số những nhân vật sáng chói của thành phố. Một người mua các chính trị gia, một trụ cột nâng đỡ những công cuộc từ thiện. Nếu như ông ta quả là cái nhân vật to đùng đó thì hà cớ gì mà sư tử lại phải nhờ đến chuột nhắt (là cái thằng tôi bé tí tẹo này). Tôi đặt câu hỏi đó với ông Hiller.
    - Bởi vì ông ấy khôn lắm. - Ông Hiller nói - Ông ta là dân Do Thái Sephardic, những kẻ tinh khôn nhất trong đám Do Thái vốn vẫn được coi là tinh khôn khó ai bì. Ngoài cái gốc Do thái, giống này còn mang các dòng máu Ý, Tây Ban Nha và Arập và sự pha trộn này đã tạo ra họ là những sát thủ ghê hồn ngoài chuyện họ là những kẻ tinh khôn quá cỡ? Thế nên lão Eli Hemsi không muốn để con trai mình thành con tin cho một tay chính trị gia cáo già nào có thể kỳ kèo với ông ta những khoản ân huệ quá lớn. Vậy nên, lão nghĩ đến với anh sẽ được ?orẻ, đẹp, bền? hơn. Vả chăng, tôi cũng có hót với lão rằng anh hết ý, rất đáng tin cậy. Chơi bài lật ngửa luôn, tôi có thể nói thẳng với anh rằng hiện nay anh là người duy nhất có thể giúp ông ta. Còn những tay tai to mặt lớn lại rất ngại bước vào lãnh vực quân đội, bởi đó là ?omiền đất dữ?, rất nhạy cảm. Mấy tay chính trị gia ớn lắm, không muốn dây vào.
    Tôi nghĩ đến tay đại biểu quốc hội đã đến văn phòng tôi Vậy là lão ấy có bùa ?ogươm đâm không thủng, đạn bắn đi lệch? hay sao? Hay có lẽ lão đã đến cuối sự nghiệp chính trị rồi nên đếch cần giữ kẽ nữa? Ông Hiller vẫn đang nghía tôi cẩn thận.
    - Đừng hiểu lầm tôi. - Ông nói - Tôi cũng gốc Do Thái. Nhưng với dân Do thái Sephardic anh nên rất tiểu tâm nếu không họ sẽ lấn lướt anh. Những kẻ ?okhôn ăn người? mà! Vậy nên khi anh đến gặp lão ấy, nhớ động não, hết công suất nhé!
    Ông tạm ngưng và hỏi tôi, vẻ lo lắng.
    - Anh không phải dân Do Thái chứ?
    - Tôi cũng không rõ. - Tôi nói.
    Lúc đó tôi nghĩ đến mình cảm nhận như thế nào về thân phận trẻ mồ côi. Chúng tôi đều bất bình thường. Không biết về cha mẹ mình, chúng tôi không bao giờ nghĩ ngợi chuyện mình gốc Do Thái hay Ireland hay là gốc quái quỷ gì.
    * * * * *
    Ngày hôm sau tôi gọi ông Eli Hemsi nơi văn phòng ông Giống như những vị đàn ông có vợ khi liên lạc chuyện làm ăn, những ông bố của các khách hàng của tôi chỉ cho tôi số điện thoại nơi làm việc. Nhưng họ cần có điện thoại riêng của tôi, phòng trường hợp họ phải tiếp xúc với tôi ngay. Tôi đã nhận rất nhiều cú điện thoại khiến Vallie ngạc nhiên. Tôi bảo nàng đó là những cuộc gọi liên quan đến chuyện cá độ và những bài viết cho tạp chí.
    Ông Hemsi yêu cầu tôi đến văn phòng ông trong giờ ăn trưa và tôi đến. Đó là một trong các tòa cao ốc của trung tâm may đo trên Đại lộ Số Bảy chỉ cách kho quân nhu mười phút chạy xe. Một cuộc dạo chơi dễ chịu trong không khí mùa xuân.
    Trong tòa nhà, người tiếp tân dẫn tôi đi qua những showrooms trưng bày những kiểu quần áo mới cho mùa tới. Rồi tôi được đưa qua một cánh cửa nhỏ đi vào dãy văn phòng ông Hemsi. Cô tiếp tân chuyển giao tôi cho cô thư ký của ông Hemsi, một phụ nữ trung niên nghiêm túc, phục sức rất lịch sự. Bà ta đưa tôi vào phòng trong.
    Ông Hemsi trông khôi ngô tuấn vĩ như một kỵ sĩ Cô-dắc với bộ comple cắt may thật vừa khéo, áo sơ-mi trắng loại cực sang với cà vạt đỏ sẫm. Nét mặt ông rất sắc sảo nhưng tia nhìn lại nhuốm vẻ buồn man mác. Trông ông có dáng dấp quý tộc và vẻ bề thế của một bậc trưởng thượng khả kính. Ông đứng lên từ bên kia bàn giấy và nắm cả hai bàn tay tôi trong đôi tay ông để chào đón tôi. Ông nhìn sâu vào mắt tôi. Ông sát người vào tôi và nói rất nghiêm trang :
    - Ông bạn tôi nói đúng, anh có một trái tim nhân hậu. Tôi biết anh sẽ giúp tôi.
    - Thực sự tôi không thể giúp ông đâu. Tôi muốn lắm, nhưng tôi không có khả năng. - Tôi nói.
    Và tôi giải thích toàn bộ về quy định tuyển quân cho ông nghe như tôi đã nói với ông Hiller. Tôi có vẻ lạnh lùng hơn là tôi muốn nói. Tôi không thích những người nhìn sâu vào mắt tôi.
    Ông ngồi đó, gục gặc đầu một cách trang nghiêm. Rồi làm như không hề nghe tôi nói một lời nào, ông ta cứ nói tiếp, giọng ông thực sự buồn bã.
    - Bà vợ đáng thương của tôi hiện nay sức khỏe rất kém. Bây giờ mà phải xa con chắc bà ấy chết mất. Bà ấy sống chỉ vì thằng con đó. Nếu nó phải đi xa cả hai năm dằng đẵng, chắc bà không sống nổi. Ông Merlyn, ông phải giúp tôi. Nếu ông làm việc này cho tôi, tôi sẽ làm cho ông được hạnh phúc suốt phần đời còn lại.
    Không phải điều đó thuyết phục tôi. Không phải tôi tin vào một lời nào của ông. Nhưng câu chót của ông tác động đến tôi. Chỉ có vua chúa mới có thể nói với một người nào đó ?oTa sẽ làm cho người được hạnh phúc suốt phần đời còn lại?. Ông ta tin vào quyền lực của mình quá Nhưng tất nhiên lúc đó tôi nhận ra rằng ông ta đang nói về tiền bạc.
    - Để tôi suy nghĩ xem. - Tôi nói - May ra có thể tôi tìm được diệu kế gì chăng.
    Ông Hemsi gục gặt đầu một cách thật trầm trọng :
    - Tôi biết anh sẽ cố. Tôi biết anh có một trí tuệ thông minh và tấm lòng nhân hậu. - Ông nói - Anh đã có con chứ?
    - Vâng, có. - Tôi đáp.
    Ông hỏi tôi có mấy đứa chúng bao lớn, trai hay gái. Ông hỏi thăm vợ tôi, hỏi nàng mấy tuổi. Ông xử sự kiểu thâm tình như một ông chú ông bác. Rồi ông hỏi địa chỉ và điện thoại nhà riêng của tôi để có thể liên lạc trực tiếp khi cần.
    Khi tôi từ biệt, ông đích thân tiễn tôi đến thang máy. Tôi thử nghĩ mình đã làm xong việc. Tôi không có ý tưởng nào về việc gỡ cậu con ông ta khỏi cái lưỡi câu của bên động viên quân chính quy.
    Và ông Hemsi nói đúng tôi thực sự có một tấm lòng nhân hậu. Tôi có trái tim khá trung thực để không tìm cách đánh lừa nỗi lo lắng của ông và bà vợ ông để rồi không làm được chuyện gì. Và tôi có một cái đầu khá thông minh để không vướng vào một con cá đã dính câu bên Quân đội. Cậu ta đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ và sẽ đi vào Quân đội chính quy trong tháng tới. Mẹ cậu sẽ phải sống không có cậu.
    Ngay ngày hôm sau Vallie gọi điện thoại cho tôi lúc tôi đang làm việc. Giọng nàng rất hồ hởi phấn khởi.
    Nàng bảo tôi là nàng vừa nhận được một phần hàng đặc biệt với năm thùng quần áo mới toanh. Quần áo đủ loại cho đám nhóc cho mùa thu đông sắp tới, đẹp khỏi chê. Cũng có một thùng riêng cho nàng. Toàn thứ đắt tiền chúng tôi chưa từng bao giờ có thể mua nổi.
    - Có một danh thiếp. - Nàng bảo. - Từ ông Hemsi. Ai vậy? Merlyn, quà đẹp lắm. Tại sao ông ấy cho anh quà đó?
    - Anh viết mấy tập giới thiệu doanh nghiệp của ông ấy. - Tôi nói - Tiền bạc không bao nhiêu nhưng ông có hứa gửi cho lũ trẻ nhà mình ít quà. Nhưng anh nghĩ không có gì nhiều.
    Tôi nghe được vẻ hài lòng trong giọng nói của Vallie :
    - Ông ấy thật khả ái. Toàn bộ các thùng quà chắc phải đáng giá hơn cả ngàn đô.
    - Tuyệt quá. - Tôi nói - Tối nay anh sẽ nói với em rõ hơn.
    Sau khi gác máy, tôi kể với Frank về những chuyện đã xảy ra về ông Hiller, nhà buôn xe Cadillac.
    Frank lác mắt nhìn tôi :
    - Cậu mắc câu rồi đó. - Anh nói - Ông ta chờ đợi cậu làm điều gì đó cho ông ta. Cậu làm thế nào để gỡ rối đây?
    - Biết làm quái gì đây. - Tôi nói - Tôi không thể nghĩ ra tại sao tôi lại đồng ý đi gặp lão ta.
    - Tại vì những chiếc Cadillac mà cậu đã thấy nơi phòng trưng bày của Hiller. - Frank nói - Cậu cũng giống như mấy thanh niên da màu kia. Bọn chúng sẵn sàng quay về những căn chòi xác xơ ở châu Phi nếu chúng có thể ngồi vào chiếc Cadillac chạy loanh quanh vài vòng.
    Tôi nhận ra một chút trục trặc trong diễn từ của anh. Hầu như anh đã định nói ?obọn da đen? nhưng đã kịp chuyển sang ?ođám da màu?. Tôi tự hỏi phải chăng vì anh thấy xấu hổ khi nói ra những từ thô lỗ hay vì anh nghĩ tôi có thể cảm thấy bị xúc phạm. Nhưng anh nói đúng về chuyện những chiếc Cadillac khiến tôi mắc câu. Đó là lý do tại sao tôi đã đồng ý gặp Hemsi theo lời Hiller. Trên đường về, đầu óc tôi đã mơ màng nghĩ đến có lúc mình sẽ chễm chệ ngự trên một trong những chiếc xe bóng loáng, sang trọng đó.
    Đêm đó, khi tôi về nhà, Vallie đã tổ chức một màn trình diễn thời trang với đám nhóc cho tôi thưởng làm.
    Năm thùng quần áo khổng lồ để cho nàng và lũ trẻ tha hồ phô diễn mọi kiểu y trang lộng lẫy. Vallie hồ hởi, rạng rỡ như đã từ lâu tôi chưa từng thấy. Lũ trẻ hài lòng nhưng không quá quan tâm đến quần áo ở tuổi clrúng, ngay cả con gái tôi. Có lẽ tôi cần kiếm một nhà sản xuất đồ chơi có con trai sắp phải tòng quân, để đem lại niềm vui cho đám con của tôi hơn.
  6. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Nhưng rồi Vallie chỉ ra rằng nàng phải có những đôi giày mới cho tương thích với những bộ quần áo mới.
    Tôi bảo nàng hãy nán lại một thời gian và tôi ghi sổ để nhớ kiếm một cậu con trai của ông chủ xưởng giày.
    Bây giờ, điều lạ lùng là có lẽ tôi đã cảm thấy rằng ông Hemsi đang bảo trợ cho tôi nếu như quần áo ông cho chỉ thuộc loại thường. Có lẽ tôi sẽ cảm thấy sự tủi thân của người nghèo nhận đồ cũ của người giàu. Đàng này quà tặng của ông toàn là thứ hàng ?oxịn? với chất lượng thượng hảo hạng mà tôi sẽ không bao giờ dám mua sắm, dù tôi có vơ vét được tiền hối lộ đến bao nhiêu đi nữa. Số quà này đáng giá cỡ năm ngàn đô, chứ không phải một ngàn như vợ tôi tưởng đâu. Tôi liếc qua tấm danh thiếp đính kèm. Đó là một thiếp doanh nhân với tên họ Eli Hemsi và chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cùng tên hiệu của hãng xưởng với địa chỉ và số phôn. Ngoài ra không có dòng chữ viết nào. Ông Hemsi thật khôn ngoan đúng mực. Không có một bằng chứng trực tiếp nào rằng chính ông ta gửi lô hàng đó cho tôi và tôi không có gì để phải phiền ông ta cả.
    Khi đến văn phòng, tôi đã nghĩ rằng có lẽ tôi nên gửi trả lô quà lại cho ông Hemsi. Nhưng sau khi thấy Vallie vui sướng đến như thế nào với các thùng quà, tôi biết rằng ý định kia là bất khả thi? Tôi nằm thao thức đến ba giờ sáng, cố nghĩ ra những cách nào giúp cho con trai ông Hemsi thoát khỏi vòng lưới của luật động viên.
    Ngày hôm sau, khi đi vào văn phòng, tôi quyết định: sẽ không thực hiện cái gì trên giấy tờ có thể lưu lại dấu vết để hồi tố tôi một hoặc hai năm sau. Chuyện này mà để vướng là rối lắm đấy. Bởi vì ăn tiền để đưa một thanh niên lên đầu danh sách cho chương trình sáu tháng là một chuyện, còn vớt anh ta ra khỏi lưới động viên sau khi anh ta đã nhận lệnh gọi nhập ngũ, lại là một chuyện khác.
    Vì thế, việc đầu tiên tôi làm là gọi đến trung tâm nhập ngũ của Hemsi. Tôi gặp một thư ký ở đó, một anh chàng làm công việc đại khái giống như tôi. Tôi tự giới thiệu lý lịch nhân thân và kể cho anh ta nghe câu chuyện tôi mới nghĩ ra. Tôi nói với anh ta rằng Paul Hemsi đã đăng ký vào danh sách của tôi cho chương trình sáu tháng và rằng tôi đã ghi tên anh ta hai tuần trước rồi nhưng tôi đã gửi thư cho anh ta mà lại ghi nhầm địa chỉ. Rằng chuyện này hoàn toàn là lỗi của tôi và tôi cảm thấy bức rứt về điều đó và rằng có thể tôi gặp rắc rối trong công việc nếu gia đình cậu ta làm om sòm lên vụ này. Tôi hỏi anh ta xem bên động viên có thể hủy bỏ thông báo nhập ngũ để tôi có thể ghi danh anh ta không? Tôi sẽ gửi mẫu chính thức thông thường cho bên trung tâm nhập ngũ, chửng tỏ rằng Paul Hemsi đã đăng ký vào chương trình sáu tháng của quân dự bị, và họ có thể lấy anh ta ra khỏi sổ đăng ký nhập ngũ. Tôi đã vận dụng, theo tôi nghĩ một giọng nói của một người đàng hoàng tử tế cố gắng để điều chỉnh một sơ sót. Trong khi diễn màn kịch ứng tác này, tôi bóng gió gợi ý rằng nếu anh ta có thể giúp tôi chuyện này thì tôi sẽ giúp đưa một người bạn của anh ta vào chương trình sáu tháng.
    Cái mánh lới tân kỳ này tôi vừa mới nghĩ ra trong đêm trước, lúc nằm thao thức không ngủ được. Tôi hình dung ra rằng những tay thư ký bên trung tâm động viên có lẽ được tiếp xúc bởi những thanh niên đang quýnh lên vì sắp bị gọi nhập ngũ và chắc là bọn họ nhận được nhiều lời đề nghị. Và tôi nghĩ rằng nếu một tay thư ký có thể đưa một khách hàng vào chương trình sáu tháng ắt là sẽ được đền ơn đến cả ngàn đô-la chứ không ít.
    Nhưng anh chàng bên trung tâm động viên xử lý chuyện này có vẻ rất bình thường, vô tư, đến nỗi tôi không nghĩ là anh ta bắt được cái ý là tôi đang đề nghị một áp-phe với anh ta. Anh ta nói được thôi, anh ta sẽ rút giấy báo nhập ngũ, rằng chuyện đó không thành vấn đề lắm và bỗng nhiên tôi có cảm tưởng rằng có những kẻ tinh khôn hơn tôi đã từng tung hứng màn xiếc kỹ xảo này.
    Dẫu sao, ngày hôm sau, tôi cũng nhận được bức thư báo từ bên trung tâm động viên và tôi gọi cho ông Hemsi, bảo ông gửi cậu con đến văn phòng tôi để đăng ký.
    Mọi chuyện diễn ra xuôi chèo mát mái. Paul Hemsi là một chú nhóc dễ thương, ăn nói nhỏ nhẹ, rất rụt rè, cả thẹn, hay là cậu ta tỏ ra như thế với tôi. Tôi bảo cậu ta tuyên thệ, chuẩn bị giấy tờ cho đến khi có lệnh gọi. Tất cả được thực hiện suôn sẻ, êm thắm, không gặp trở ngại nào. Quả thật tôi đã gặp hên khi nuốt trôi được cái món ?oquá hớp? này.
    Giờ đây tôi nhận ra rằng toàn bộ hành động này đang trở nên khá nóng và liên quan đến nhiều nhân vật thế lực. Nhưng đâu phải vô vớ mà tôi là pháp sư Merlyn?
    Tôi đội chiếc mũ đầy sao lên và bắt đầu suy nghĩ kỹ về mọi chuyện. Một ngày nào đó toàn bộ những chuyện này sẽ bể mánh hết! Lúc đó thì chưa biết cái thân phận thằng tôi rồi sẽ như thế nào? Tôi đã thủ một vỏ bọc khá kỹ, trừ tiền bạc còn cất trong nhà. Tôi phải đem giấu tiền chỗ khác. Đó là việc cần kíp trước tiên. Và rồi tôi phải chứng tỏ những nguồn thu nhập khác để có thể công khai tiêu tiền.
    Tôi có thể đem tiền gửi cho Cully ở Las Vegas.
    Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Cully chơi trò láu cá hay giở quẻ với tôi? Hay la anh ta bất đắc kỳ tử? Còn để hợp pháp hóa tiền bạc, tôi đã từng có những chào mời viết những bài điểm sách và bài cho các tạp chí, nhưng tôi vẫn từ chối. Tôi là một người kể chuyện thuần tuý, một nhà văn hư cấu. Đối với tôi, và đối với nghệ thuật của tôi, thì viết bất kỳ cái gì khác cũng có vẻ như là tự hạ mình? Nhưng bây giờ thì khác. Tôi đã là một kẻ móc ngoặc thì còn có cái gì dưới mình nữa đâu?
    Frank yêu cầu tôi đi ăn trưa với anh và tôi đồng ý. Trông anh ta phởn phơ hứng chí lắm. Đúng dáng điệu một con người đang ăn nên làm ra, vồ đâu trúng đấy!
    Anh ta vừa qua một tuần thắng độ liên tiếp và tiền bạc vẫn vô đều đều. Chẳng chút bận tâm chi đến những gì tương lai có thể mang lại, anh ta cứ tin rằng mình vẫn sẽ tiếp tục thắng và rằng toàn bộ cái mưu đồ ăn hối lộ sẽ cứ vận hành trơn tru mãi mãi. Dù không nghĩ mình là một pháp sư nhưng anh ta vẫn tin vào một thế giới ma thuật, huyền ảo.
  7. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Chương 12
    Khoảng gần hai tuần sau, người đại lý của tôi thu xếp một cuộc hẹn cho tôi với Tổng biên tập của tổ hợp tạp chí Everyday Magazines. Đây là một tổ hợp ấn phẩm dìm dư luận quần chúng Mỹ với thông tin và giả thông tin, ******** và giả ********, văn hóa và triết lý nặng đầu.
    Những tạp chí điện ảnh, phiêu lưu cho công nhân áo xanh, một nguyệt san thể thao, câu cá săn bắn, những tờ tạp chí cười Nhà lãnh đạo của tổ hợp nghiêng về quan điểm lái những người trẻ biết thưởng thức văn học và điện ảnh tiền phong.
    Đó thực sự là một hổ lốn thức ăn tinh thần thuộc dạng tạp-pí-lù. Everyday thu dụng nhiều nhà văn tự do bởi vì họ phải in ấn nửa triệu chữ mỗi tháng. Người đại lý bảo tôi rằng ông Tổng biên tập biết anh Artie của tôi và rằng anh Artie đã gọi điện thoại cho ông ấy để dọn đường cho tôi.
    Ở tổ hợp Everyday Magazines, mọi người đều có vẻ như lạc chỗ. Dường như không có ai thuộc về nơi đó. Ấy thế mà họ lại làm ra được những tờ tạp chí mang lại lợi nhuận cao. Buồn cười thật đấy, thế nhưng trong hệ thống nhà nước liên bang, tất cả chúng tôi đều thích nghi, ai nấy đều vui vẻ cả làng và tuy vậy tất cả chúng tôi đều làm việc rất tơ lơ mơ, chẳng phải nhọc công sức gì mấy.
    Tổng biên tập, Eddie Lancer, đã cùng học với anh Artie của tôi ở Đại học Missouri, và chính anh tôi là người đầu tiên đã gợi ý việc này cho người đại lý của tôi. Tất nhiên Lancer biết ngay rằng tôi không thích hợp với công việc chỉ sau hai phút phỏng vấn. Thực tế là như vậy. Quả là tôi chả biết gì về hậu trường của một tạp chí. Nhưng với Lancer điều này lại là một lợi thế! Anh ta chẳng coi kinh nghiệm là cái thớ gì. Điều Lancer tìm kiếm là những con người hoang tưởng, rối loạn tinh thần! Và sau này, anh ta nói với tôi là tôi rất đủ phẩm chất về phương diện đó. Eddie Lancer cũng là một nhà tiểu thuyết; anh ta đã xuất bản một quyển sách mà tôi rất thích, đúng một năm trước đây. Anh biết quyển tiểu thuyết của tôi và nói anh thích quyển đó và bảo rằng điều đó rất có trọng lượng trong chuyện xin việc làm. Trên bảng trước mặt anh có một tựa đề lớn cắt ra từ tờ Times: ?oChiến tranh nguyên tử gây ảnh hưởng tồi tệ đến thị trường chứng khoán Wall Street?.
    Thấy tôi đang nhìn vào mảnh cắt đó, anh nói :
    - Cậu có nghĩ là cậu có thể viết một truyện ngắn mô tả một anh chàng lo lắng về hiện tượng đó?
    - Được chứ. - Tôi nói.
    Và tôi bắt tay vào ngay. Tôi viết câu chuyện về một giám đốc trẻ lo lắng về các cổ phiếu chứng khoán của anh ta xuống quá nhanh sau khi những quả bom nguyên tử rơi xuống. Tôi không phạm sai lầm là đi chế giễu anh chàng đó hay tỏ ra mình đạo dức.
    Tôi viết thẳng tuột ra. Nếu người ta chấp nhận tiền đề cơ bản, thì người ta chấp nhận anh chàng đó. Nếu người ta không chấp nhận tiền đề cơ bản, thì đó là một chuyện phúng dụ đầy chất hài hước.
    Lancer rất thích truyện đó.
    - Cậu hợp với tạp chí của bọn này lắm đấy. - Anh nói - Ý tưởng chủ đạo là làm sao tạo ra được một biểu tượng hai mặt. Làm sao cho kẻ ngốc đọc thấy thích mà người khôn đọc vẫn thấy hay. Thế mới là người viết giỏi.
    Anh dừng lời một lát :
    - Cậu khác với Artie, anh cậu, nhiều lắm!
    - Vâng, tôi biết. - Tôi nói - Và anh cũng vậy.
    Lancer cười toét miệng :
    - Chúng tôi là bạn thân hồi học chung với nhau. Artie là con người trung thực nhất mà tôi từng gặp. Cậu biết không, khi anh ấy yêu cầu tôi phỏng vấn cậu, tôi hơi ngạc nhiên đấy. Đó là lần đầu tiên mà tôi được biết anh ấy chịu mở miệng xin một ân huệ đấy.
    - Anh ấy chỉ làm điều đó vì tôi thôi. - Tôi nói.
    - Con người thẳng thắn nhất mà tôi từng biết trong đời mình. - Lancer nói.
    - Cái tính đó dễ mang vạ lắm. - Tôi nói.
    Và chúng tôi cùng cười.
    Lancer và tôi biết rằng cả hai chúng tôi đều là những kẻ biết mưu sinh thoát hiểm. Có nghĩa là không thẳng thắn mấy, rằng chúng tôi đều là những con người cơ hội chủ nghĩa, những kẻ giỏi xoay sở ở một mức độ nào đấy. Lý do khoan miễn đó là chúng tôi còn có những quyển sách phải viết ra. Vì thế chúng tôi phải ?omưu sinh thoát hiểm? dù gặp bất kỳ tình huống nào. Mọi người ai cũng cần có lý do khoan miễn đặc biệt và vững chắc cho mình.
    Tôi ngạc nhiên biết bao (nhưng Lancer thì lại chẳng ngạc nhiên chút nào), khi mình trở nên một nhà văn viết cho tạp chí rất ăn khách. Tôi có thể viết vô khối chuyện phiêu lưu hay chuyện chiến tranh loại loàng xoàng để giải trí, đọc xong rồi quên đi. Tôi có thể viết những chuyện tình ướt át pha chút khiêu dâm nhẹ cho tờ tạp chí văn nghệ của tổ hợp. Tôi có thể viết bài điểm phim kiểu làm bộ làm tịch, ra vẻ khinh khỉnh hay một bài điểm sách kiểu khen ư, chê tí, có chút trịch thượng. Hoặc tác uy tác phúc bằng cách viết một nhận xét nhiệt tình khiến cho người ta muốn đi ra ngoài tìm xem hay đọc cái gì mà hay quá như vậy. Tôi không bao giờ ký tên thật nơi những bài viết lình tinh loại đó. Nhưng tôi không xấu hổ về chúng.
    Tôi biết rằng chúng là loại phó phẩm, hàng kém chất lượng, thế nhưng tôi vẫn thích chúng. Tôi yêu chúng vì cả đời mình, cho đến lúc ấy, tôi chưa chứng tỏ được một tài năng nào đáng tự hào. Tôi là một anh lính bét-dem, đi lính ba bốn năm trời chẳng được cái huân chương nào, chẳng nhích lên được chút nào trong cái ?ohệ thống quân giai? để được mang lon thầy cai, thầy đội, mà vẫn cứ trần xì cái quân hàm ?ođơ-zèm-cùi-bắp?. Chẳng có lon lá gì, nên lúc nào mở lời tán tỉnh đều bị các em khinh khỉnh nhìn bằng nửa con mắt! Tôi chẳng đàn ngọt hát hay, cũng không có chút năng khiếu máy móc, chẳng biết chữa vít lửa cho chiếc xe hư, không trồng được một cây kiểng nào.
    Tôi là một tay đánh máy loại cò mổ và cũng chưa phải là một kẻ ăn hối lộ loại sừng sỏ. Tôi chỉ chắc chắn một điều: tôi là một nghệ sĩ, nhưng chuyện đó đâu có gì đáng để khoe khoang khoác lác? Đó là một loại tín ngưỡng, một thứ đạo, hay là một thứ sở thích tiêu khiển cá nhân.
    Nhưng giờ đây tôi thực sự đã chứng tỏ mình có ?otài năng?: một nhà văn chuyên viết chuyện lăng quăng, thuộc hàng tay nghề cao! Và tôi yêu thích điều đó. Đặc biệt là từ khi, lần đầu tiên trong đời, tôi có khả năng kiếm sống tốt với nghề viết. Một cách hợp pháp.
    Tiền từ các bài báo được khoảng trung bình bốn trăm đô-la mỗi tháng. Còn công việc bên quân đội mang lại cho tôi hai trăm đô-la mỗi tuần. Và dường như công việc kích phát năng lượng, tôi lại khởi đầu viết quyển tiểu thuyết thứ nhì. Eddie Lancer cũng đang viết một quyển sách mới và chúng tôi dùng phần lớn thời giờ làm việc chung với nhau để đàm đạo về các quyển tiểu thuyết của chúng tôi hơn là nói về các bài báo.
    Cuối cùng chúng tôi trở thành ?ocánh hẩu? với nhau đến độ sau sáu tháng cộng tác với tính cách nhà văn tự do, anh đề nghị tôi phụ trách một chuyên mục của tạp chí. Nhưng tôi không muốn bỏ cái khoản ngoại bổng từ hai đến ba ngàn đô-la mỗi tháng mà tôi vẫn còn kiếm được đều đều nhờ vị trí công tác bên quân đội. Việc ăn hối lộ diễn ra gần hai năm mà không gặp trở ngại nào. Giờ đây tôi có thái độ giống như Frank. Tôi không nghĩ sẽ có chuyện gì xảy ra. Như vậy, sự thật là tôi thích sự hào hứng và việc vận dụng mưu thuật để làm một tên trộm!
    Đời tôi đang gặp lúc thời vận hanh thông. Việc viết lách diễn tiến tốt và mỗi thứ bảy tôi mang Vallie và lũ nhóc ra chơi ở Long Island, nơi những căn nhà riêng cho từng gia đình đang mọc lên như cỏ dại. Chúng tôi đã đăng ký mua nhà biệt lập. Bốn phòng ngủ, hai phòng tắm.
    Chúng tôi chỉ còn đợi mười hai tháng nữa là nhận được nhà mới. Bây giờ là lúc phải yêu cầu anh Eddie Lancer một ân huệ nhỏ.
    - Tôi vẫn luôn thích Las Vegas. - Tôi bảo Eddie - Tôi thích làm một phóng sự về nơi đó.
    - Được thôi, bất cứ lúc nào. - Anh nói - Nhớ viết về những kẻ móc nối nơi đó.
    Và anh thu xếp mọi chi phí. Rồi chúng tôi bàn về mục minh họa màu mè cho câu truyện. Chúng tôi vẫn luôn hội ý với nhau vụ này bởi vì đây là đề tài có nhiều chuyện tếu lắm, giúp chúng tôi cười đùa xả láng. Như thường lệ, cuối cùng Eddie tìm ra một ý tưởng rất hiệu quả. Một cô gái đẹp với quần áo rất ?onghèo? trong một điệu vũ ngoáy mông cực kỳ khiêu khích và ác chiến? Và từ lỗ rốn của nàng, một con xúc xắc đỏ lăn ra chỉ rõ con số 11 may mắn. Dòng chữ bắt mắt trên trang bìa sẽ là ?oHãy tìm vận may với các cô nàng ở Las Vegas?.
    Trước tiên phải có một sự vụ lệnh công tác. Đó là một món béo bở. Tôi sắp phỏng vấn nhà văn nổi tiếng nhất ở Mỹ, Osano.
    Eddie Lancer cho tôi sự vụ lệnh công tác cho tờ tạp chí ?osoái hạm lệnh kỳ? tờ Everyday Life, lá cờ đầu của tổ hợp thông tin. Sau đó, tôi có thể đi Las Vegas viết loạt bài điều tra phóng sự kia, kết hợp việc chung với việc riêng, kiêm luôn du hí bằng tiền cơ quan. Làm việc như thế, thích thật?
    Eddie Lancer nghĩ rằng Osano là nhà văn lớn nhất ở Mỹ và anh ta quá ?okhớp? cái uy danh vang dội đó nên không thể tự mình làm cuộc phỏng vấn. Tôi là người duy nhất trong ban biên tập không bị ấn tượng. Ông nổi danh cỡ nào cũng mặc, có gì mà tôi rét. Biết đâu một ngày kia, tôi còn nổi danh hơn cả ông nữa kìa! Tôi không tin là Osano giỏi đến độ như người ta tán tụng. Với lại tôi không tin bất kỳ nhà vãn nào thuộc loại hướng ngoại. Trong khi Osano đã xuất hiện trên tivi hàng trăm lần, làm giám khảo ở Liên hoan phim Cannes, bị bắt vì dẫn đầu những người tuần hành phản đối, chẳng cần biết là họ phản đối cái đếch gì? Và hăng hái viết lời giới thiệu ở trang bìa cho mọi quyển tiểu thuyết mới ra của bạn bè ông ta.
    Vả chăng, ông ta đã đi đến thành công bằng con đường dễ dàng. Quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông, xuất bản khi ông mới hai mươi lăm, đã làm ông nổi tiếng khắp thế giới. Ông xuất thân từ gia đình giàu có, tốt nghiệp đại học Yale. Ông chưa từng biết đến chuyện phải đấu tranh gian khổ cho nghệ thuật của mình như thế nào. Và nhất là, tôi không ưa ông ta mấy, bởi vì tôi đã từng gửi cho ông ta quyển tiểu thuyết đầu tiên của tôi, hi vọng một lời giới thiệu nhưng ông ta lờ tịt đi, làm như chẳng nhận được nó. Lão này ?ochảnh? quá, không điệu với đàn em chút nào!
    Khi tôi đi phỏng vấn Osano, thì uy thế nhà văn của ông ta đối với các nhà xuất bản đang có chiều khựng lại.
    Ông ta vẫn còn có thể đòi một khoản ứng trước khá lớn cho một quyển sách, ông ta vẫn còn có những nhà phê bình ca ngợi mình. Nhưng phần lớn sách của ông thuộc loại phi hư cấu (non-fiction). Trong suốt mười năm qua, ông ta không còn khả năng viết ra một tác phẩm hư cấu nữa. Ông ta đang làm việc cho kiệt tác của mình, một trường thiên tiểu thuyết nó sẽ là tác phẩm văn chương vĩ đại nhất kể từ ?oChiến tranh và Hòa bình?. Tất cả các nhà phê bình đếu nhất trí như thế. Cả Osano cũng khẳng định như thế. Một nhà xuất bản đã ứng trước cho ông hơn một trăm ngàn đô-la và còn phải chờ cỡ mười năm sau may ra tác phẩm mới hoàn tất. Trong khi đó ông viết những quyển sách phi hư cấu về những đề tài nóng bỏng mà vài nhà phê bình cho rằng còn hay hơn nhiều quyển tiểu thuyết nữa. Ông ta cứ đẻ ra sòn sòn vài tháng một quyển và lượm những tấm séc béo bở bỏ túi. Nhưng mỗi quyển bán ra càng ít đi. Ông đã làm công chúng độc giả của mình thấy nhàm. Nên cuối cùng, ông chấp nhận lời mời làm tổng biên tập cho một tạp chí điểm sách có ảnh hưởng nhất trong nước.
    Vị tiền nhiệm của Osano đã đảm đương công việc đó trong hai mươi năm. Một anh chàng với những bằng cấp uy tín từ những đại học danh tiếng, một con người uyên bác, gia đình giàu sang quyền quý. Nhưng lại là một anh chàng luyến ái trái khoáy suốt đời. Chuyện này cũng không sao, có điều càng lớn tuổi ông ta lại càng trơ tráo về khoản đó khiến người ta dễ bị sượng. Một chiều nắng quái, ông ta bị bắt gặp đang đè lên cậu trai giúp việc văn phòng, đàng sau chồng sách cao mà ông ta dựng lên như một bức bình phong trong văn phòng của mình.
    Nếu như cậu trai nọ là một tác giả nổi tiếng, có lẽ đã chẳng có chuyện gì xảy ra. Và nếu những quyển sách mà ông ta dùng để dựng lên bức tường đó đã được giới thiệu có lẽ sự việc cũng không tệ lắm. Nhưng những quyển sách đó chưa từng đến tay người viết điểm sách nào. Thế là ông ta đành về hưu non với hàm biên tập danh dự.
    Với Osano, ban quản trị biết rằng họ sẽ không gặp rắc rối. Osano hoàn toàn bình thường về phương diện ********. Ông ta khoái đàn bà, mọi kích cỡ và mọi kiểu dáng thể hình, mọi lứa tuổi, từ mười lăm đến một trăm mười lăm không chê em nào? Cứ nghe mùi hương bốc ra từ âm đạo là đủ khiến ông ta quay tròn, rồi lờ đờ như kẻ nghiện heroin. Ông ta ******** với các em ?orồng lộn? cũng thành kính như một tay nghiện heroin thận trọng đưa một ?ongao? lên mũi hít để được đắm mình vào xứ sở ?otê lê mê?.
    Nếu ngày nào Osano chưa ?ophất cờ? một lần là lúc ấy ông ta còn bứt rứt bồn chồn, chưa thể suy nghĩ được cái gì cho ra hồn? Nhưng ông ta không mắc thói phô trương, không hề thích triển lãm chuyện đó cho thiên hạ thập mục sở thị. Ông ta luôn cẩn thận khóa cửa phòng lại mới hành sự. Đôi khi đó là một cô choai choai mê sách. Lúc khác lại là một ả lẳng lơ, thông thái rởm nghĩ rằng ông ta là nhà văn Mỹ vĩ đại nhất hiện còn sống. Hoặc là một nữ tiểu thuyết gia đang khao khát sách của mình được giới thiệu rầm rộ, được đánh giá tốt ông ta không hề xấu hổ khi sử dụng cái đòn bẩy là nhà biên tập, danh tiếng của một tiểu thuyết gia có tiếng vang trên văn đàn quốc tế và cái điều rộn chuyện nhất trong đầu ông ta, đó là tư cách một người ứng tuyển giải Nobel văn chương. Ông ta cho rằng chính giải Nobel văn chương mới thực sự làm cho những phụ nữ thượng lưu trí thức nể vì. Và trong suốt ba năm qua. Ông ta đã vận động một chiến dịch rầm rộ để giành giải Nobel với sự trợ lực của tất cả các bạn văn của ông ta; ông ta có thể trưng ra với các bà ấy những bài viết trong các tập san văn học đề cử ông ta vào giải thưởng cao quý đó.
    Cũng khá kỳ lạ là Osano không ý thức lắm về những vẻ quyến rũ ngoại hình của mình. Cái từ tính nơi con người ông ta. Ông ăn mặc lịch lãm, tiêu nhiều tiền cho quần áo, tuy vậy thực ra ông ta không hấp dẫn vì thể chất. Mặt ông ta khá xương xẩu, đôi mắt ông ta màu xanh dương nhợt nhạt. Nhưng ông ta tỏa ra sức linh hoạt mạnh mẽ, thu hút mọi người như nam châm. Thực vậy, một phần rất lớn tiếng tăm của ông ta không hẳn do thành tựu văn học mà do nhân cách của ông, trong đó gồm cả một trí tuệ nhanh nhạy, sáng chói, dễ thu hút đàn ông cũng như đàn bà.
    Nhưng trên hết, có lẽ ông có cả đào hoa lẫn hồng loan chiếu mệnh làm sao ấy, khiến phụ nữ điên lên vì ông. Có những kẻ săn thú có tay sát thú, câu có tay sát cá, tán gái thì có tay sát đàn bà. Đúng là các em, các nàng, các mệ gặp ông đều ngả rạp như rạ. Quái lạ! Quái lạ thật! Hay là người ông tiết ra chất pheromone đặc biệt, khiến phụ nữ ngửí vào là mê mệt hết biết? Quả là có những chi tiết có thể giải thích được, nhưng hình như cũng còn có khía cạnh huyền bí?

  8. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Riêng tôi chẳng hề thích tác phẩm của ông ta lại càng chẳng mong chờ mình sẽ mê ông ta! Tác phẩm là con người. Trừ phi nó đã chứng tỏ là không thật. Xét cho cùng, vẫn có những vị lương y như từ mẫu, những thầy cô giáo hết lòng vì học trò, những luật sư trung thực, những chính trị gia lý tưởng, những phụ nữ đức hạnh. diễn viên lành mạnh, nhà văn khôn ngoan. Và Osano cũng thế, bất chấp cái kiểu câu đàn bà của ông ta, bất chấp nét cay độc trong tác phẩm của ông ta thực tế vẫn là một con người dễ chịu khi tiếp xúc và cũng không bực bội gì mấy khi nghe ông ta nói chuyện ngay cả khi nói về tác phẩm của mình.
    Dù sao, với tư cách tổng biên tập của tạp chí điểm sách, ông ta cũng làm chủ cả một đế quốc nho nhỏ. Hai thư ký. Hai mươi người đọc sách. Và một số lượng lớn cộng tác viên là những cây bút phê bình tự do từ những tác giả hàng đầu đến những nhà thơ chết đói, những tiểu thuyết gia lận đận, những giáo sư đại học và đám thượng lưu trí thức ông dùng tất cả và ghét tất cả. Và ông điều hành tạp chí giống như một người điên.
    Trang nhất của một tờ tạp chí ra ngày chủ nhật là cái mà một tác giả thèm thuồng nhất. Osano biết điều đó. Khi ông xuất bản một quyển sách, đương nhiên người ta đưa ông lên trang nhất, trong tất cả các tờ điểm sách của cả nước. Nhưng ông ghét hầu hết các nhà văn hư cấu, ông ganh tị với họ. Hoặc ông sẽ chơi xỏ nhà xuất bản quyển sách kia. Ông sẽ lấy một quyển tiểu sử của Napoleon Đại đế hoặc Nữ hoàng Catherine do một giáo sư đại học đăng ký viết và đặt lên trang nhất. Cả quyển sách cũng như bài báo đều rất khó đọc, nhưng Osano khoái chí vì đã chọc tức được mọi người!
    Lần đầu tiên tôi gặp Osano. Ông ta sống theo mọi câu chuyện văn chương, mọi cuộc phiếm đàm, mọi hình tôi với một vẻ ý nhị rất tự nhiên. Và cũng có những cung cách phù hợp với mỗi câu chuyện.
    Tôi đi đến Hampstons, nơi Osano có một căn nhà mùa hè và thấy ông ta đang ẩn dật (theo lời ông) như một vị vua già. Vào tuổi năm mươi, ông ta có sáu đứa con từ bốn cuộc hôn nhân khác nhau và vào thời điểm đó, ông ta chưa có các cuộc hôn lễ thứ năm, thứ sáu và cuối cùng là thứ bảy. Ông mặc quần dài tennis màu xanh và áo jacket tennis cũng màu xanh may cắt đặc biệt để giấu cái bụng bự ra vì uống bia của ông. Khuôn mặt có ấn tượng sắc sảo, phù hợp với một nhà văn sắp được giải Nobel. Mặc dầu đôi mắt xanh dương có vẻ hiểm, nhưng ông có thể tỏ ra dịu dàng tự nhiên. Hôm nay gặp ngày ông dịu dàng. Vì ông cầm đầu tờ tạp chí văn học ra ngày chủ nhật có uy nhất, nên ai cũng nịnh ông ta một cách khúm núm mỗi lần ông xuất bản cái gì. Ông ta không biết rằng tôi chẳng khoái ông, bởi vì tôi là một nhà văn không thành công với một quyển tiểu thuyết đã in nhưng bán rất ít và quyển thứ hai còn đang đau đẻ. Chắc là thế rồi, ông ta đã từng viết một tiểu thuyết vĩ đại. Nhưng phần còn lại của những gì ông viết đều là đồ bá láp và nếu như tờ Everyday Life cho phép, tôi sẽ vạch ra cho cả thiên hạ nhìn thấy cái này thực sự được tạo ra bằng những chất liệu nào.
    Tôi viết bài báo trơn tru và tôi ?obắt chết? ông ta đúng y bon vào những yếu huyệt. Nhưng Eddie Lancer từ chối không đăng. Lúc đó họ đang muốn Osano viết một câu chuyện chính trị lớn, không muốn ông ta nổi giận.
    Vậy là tôi phí mất một ngày. Song về lâu về dài, cũng chẳng mất đi đâu, mà như thế lại hóa hay. Vì hai năm sau, Osano gọi tôi đến và đề nghị tôi làm phụ tá cho ông tại một tạp chí văn chương mới, dĩ nhiên cũng vào hàng tầm cỡ nhất nước. Osano nhớ đến tôi; ông đã đọc câu truyện mà Eddie bỏ không đăng, thích cái tính thẳng ruột ngựa của tôi, hoặc giả như ông nói thế. Ông nói vì tôi là một nhà văn tốt, biết đồng cảm với những điều tâm đắc trong tác phẩm của ông nên ?okết? tôi.
    Vào ngày sơ ngộ đó chúng tôi ngồi trong vườn nhà ông và nhìn lũ con ông chơi tennis. Tôi phải nói rằng ông thực sự yêu và xử sự hoàn hảo với đám con. Có lẽ bởi vì bản thân ông cũng là một trẻ thơ. Bằng cách nào đó, tôi khiến ông nói về đàn bà, về ******** và phong trào giải phóng phụ nữ. Ông ta mê đề tài đó ngay. Ông tỏ ra có óc hài hước và thích đùa. Dù trong các bài viết, ông vẫn luôn luôn là một người khuynh tả kịch liệt, song ông cũng là một anh chàng Texas có tinh thần yêu nước cực đoan. Về tình yêu, ông nói rằng mỗi khi si tình cô gái nào. Ông luôn luôn thôi ghen tuông với vợ. Rồi ông lên giọng chính khách - Nhà văn lớn và nói :
    - Không người đàn ông nào được phép cùng lúc, ghen với hơn một người đàn bà - Trừ phi hắn là dân Porto Rico.
    Ông cảm thấy mình được phép nói đùa về người Porto Rico vì nguồn gốc chủng tộc của ông rất rõ ràng, không thể nghi ngờ.
    Bà quản gia la mắng lũ trẻ đang đánh nhau vì tranh cãi một ván tennis. Một bà quản gia đầy vẻ uy quyền và trịch thượng, làm như là mẹ người ta ấy! Và so với tuổi tác của bà (nghĩa là cũng xấp xỉ cỡ tuổi Osano) thì quả là một phụ nữ đẹp. Có một lúc tôi thắc mắc. Đặc biệt là khi bà ta liếc xéo chúng tôi có phần miệt thị trước khi quay vào trong nhà.
    Tôi lái qua đề tài đàn bà và ông ta hưởng ứng ngay. Ông ta dùng giọng khinh bạc, uy quyền, thích hợp với một nhà văn đã từng nói nhiều về mình hơn bất kỳ tiểu thuyết gia nào, kể từ Hemingway.
    - Nghe này, chú nhóc. - Ông nói - Tình yêu cũng giống như cái toa xe lửa đồ chơi màu đỏ kia mà chú em nhận được vào dịp sinh nhật lần thứ sáu của mình. Món quà đó làm chú sướng như điên và không thể rời xa nó. Nhưng rồi sớm hay muộn bánh xe sẽ long ra, giây cót sẽ chùng không vận hành ngon lành nữa. Lúc đó, chú vất nó vào một xó và quên đi. Si tình, tuyệt. Nhưng lúc nào cũng yêu, yêu dai dẳng suốt đời thì quả là một tai hoạ!
    Tôi hỏi ông, một cách điềm đạm và kính cẩn (như ông nghĩ là phải như thế) :
    - Còn về đàn bà thì sao, ông có nghĩ họ cảm thấy như lúc trước, từ khi họ đòi quyền độc lập suy nghĩ như đàn ông?
    Ông liếc nhìn tôi như ánh chớp bằng đôi mắt màu xanh dương lạ lùng để bắt mạch tôi. Tôi vững vàng đương đầu. Và ông tiếp tục :
    - Phong trào giải phóng phụ nữ nghĩ rằng chúng ta có quyền lực và kiểm soát cuộc đời của họ. Một cách ngớ ngẩn thì một cậu trai tân nghĩ rằng đàn bà trong sạch hơn đàn ông về phương diện ********. Đàn bà sẽ ngủ với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, chỉ có điều họ lại ngại chuyện đàm tiếu
    - Những chuyện quan hệ của ông với phụ nữ cũng nổi tiếng gần như những quyển sách của ông. - Tôi nói - Ông xử lý đàn bà như thế nào?
    Osano cười toét miệng :
    - Sao chú em chẳng thèm lưu tâm chuyện tôi viết sách như thế nào?
    Tôi nói nhũn nhặn :
    - Những tác phẩm của ông đã tự nói lên rồi.
    Ông lại nhìn tôi khá lâu, vẻ trầm tư, rồi tiếp tục :
    - Đừng bao giờ đối xử quá tốt với đàn bà. Đàn bà thường đeo theo những thằng say rượu, mê cờ bạc, ma cô, chủ chứa, cả những đứa vũ phu. Họ không thể chịu đựng lâu một chàng trai hiền lành tốt bụng. Chú mày biết tại sao không? Bởi vì họ chán. Họ không muốn hạnh phúc. Cái cảnh gia đình yên ấm coi vậy mà cũng dễ gây nhàm chán lắm.
    - Ông có tin vào lòng chung thủy không? - Tôi hỏi.
    - Tin quá đi chứ. Nghe này, yêu nghĩa là biến đối tượng luyến ái thành trung tâm điểm của cuộc đời bạn. Khi điều đó không còn hiện hữu, có nghĩa tình yêu đã vỗ cánh bay đi hay đã trở thành một cái gì khác rồi. Có thể là một cái gì đó tốt hơn, thực tiễn hơn. Tình yêu, về cơ bản, là một mối tương quan không thẳng thắn, không bền vững, hoang tưởng. Đàn ông tệ hơn đàn bà ở khoản đó. Một người đàn bà có thể ******** hàng trăm lần mà không hề cảm thấy lần nào giống lần nào. Nhưng đúng là bước xuống dốc đầu tiên là khi bạn thèm ?ongủ? như điên mà nàng lại đếch muốn? Đó chính là bước khởi đầu của cuộc ?oThệ phản đại ly giáo? vậy! Nghe đây, không có một lý do khoan miễn nào đáng được chấp nhận cả? Đừng có nũng nịu ?oanh ơi, em nhức đầu quá?, thôi để lúc khác. Đếch, đừng có màu mè. Ngay bây giờ hoặc không bao giờ? It?Ts now or never! Một khi em rộng mồm bắt đầu từ chối trận cầu hữu nghị trên sân nệm với bạn thì mọi chuyện coi như thôi hết rồi, lịch sử đã sang trang! Hãy bắt đầu tìm một ?ohậu thuẫn mới? đi là vừa. Đừng bao giờ chấp nhận một lý do khoan miễn nào.
    Tôi hỏi ông về những người đàn bà ?osiêu mẫn cảm? về ********, có khả năng đạt đến mười lần cực khoái so với một lần nơi người đàn ông. Ông xua tay qua bên.
    - Đàn bà không đi thẳng đến đỉnh cực khoái như đàn ông. - Ông nói - Đối với họ, đó là một cảm giác tê mê êm dịu, lâng lâng. Không giống đàn ông. Đàn ông thực sự ngu dại hẳn đi khi phóng tinh. Freud nhìn thấu suốt nhiều điều lắm nhưng ông ta lại để lọt mất điểm đó. Đàn ông mới thực sự phất cờ. Còn đàn bà thì không.
    Vậy là ông ta không thực sự tin vào điều đó, dầu xét theo khía cạnh nào, nhưng tôi biết ông đang nói gì. Ông vẫn thích dùng văn phong khuếch đại mà!
  9. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Rồi tôi lái câu chuyện qua đề tài trực thăng. Ông đưa ra một thuyết, theo đó trong hai mươi năm nữa, xe hơi sẽ lỗi thời, và mọi người sẽ có một chiếc trực thăng riêng. Chỉ cần vài hoàn thiện kỹ thuật. Cũng giống như khi xe hơi có tay lái trợ lực với những bộ thắng rất nhạy giúp cho phụ nữ cũng có thể lái xe nhẹ nhàng và an toàn thì họ đâu còn thích đi xe lửa nữa vì không chủ động được lộ trình và thời gian.
    - Đúng thế. - Ông nói - Điều đó hiển nhiên quá rồi.
    Một điều khác cũng hiển nhiên không kém đó là chính vào buổi sáng hôm đó ông bị tổn thương về chuyện đàn bà. Vì thế ông bật trở lại.
    - Đám trẻ ngày nay, không biết đầu óc chúng nghĩ thế nào ấy. Chúng nói với ******** của mình, ồ được thôi em cứ ngủ với ai mà em thấy thích. Anh vẫn yêu em. Bọn chúng toàn nghĩ bậy bạ. Nghe này, bất cứ thằng nào khi biết rằng con bồ nó sẽ ngủ lung tung với bao kẻ lạ, đều nghĩ rằng cô ả là đứa lẳng lơ đĩ thoã, cặp chơi thì tạm chứ rước về làm vợ, đếch được!
    Tôi thấy thốn bởi lối so sánh đó và lấy làm ngạc nhiên. Văn hào Osano với những bài viết được quý bà, quý cô đặc biệt mê thích. Bộ óc sáng chói nhất trong giới văn học Hoa Kỳ. Một tâm hồn hoang dại, khoan dung nhất. Như vậy, hoặc là tôi không nắm được quan điểm của ông, hoặc là chính ông ta toàn nghĩ bậy bạ?
    Tôi thấy bà quản gia đang đánh mắng mấy đứa nhóc ở gần đó. Tôi nói :
    - Ông ủy nhiệm cho bà quản gia quyền hành hơi quá lớn đấy.
    Bây giờ ông nhạy bén đến độ ông nắm bắt ngay được mọi chuyện không cần phải cố gắng. Ông biết chính xác tôi cảm thấy thế nào về những gì tôi đã nói tự nãy giờ. Có lẽ đó là lý do ông nói sự thật cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện về bà quản gia. Để may miệng tôi lại.
    - Bà ấy là đệ nhất phu nhân của tôi đấy. - Ông nói - Mẹ của ba đứa lớn nhất của tôi đấy.
    Ông cười khi thấy tia nhìn của tôi.
    - Ô không đâu, tôi không còn bắt ốc vít với bà ấy nữa. Và chúng tôi sống bên nhau rất thơm thảo. Tôi trả cho bà số lương tháng rất hậu hĩ nhưng không trợ cấp. Bà ấy là người vợ duy nhất mà tôi không trả trợ cấp.
    Rõ ràng ông ta chờ đợi tôi hỏi tại sao không. Và tôi đã hỏi.
    - Vì khi tôi viết quyển sách đầu tiên và trở nên giàu ngay sau đó từ tiền tác quyền, chuyện đó tác động đến đầu óc bà. Bà ganh tị về chuyện tôi nổi tiếng và được quá nhiều người để ý. Bà cũng muốn được người ta để ý. Thế rồi có một chàng trai trẻ, một trong những người ngưỡng mộ tác phẩm tôi, đáp ứng khát vọng đó và bà chịu ngay. Bà lớn hơn chàng ta năm tuổi, nhưng vẫn còn ướt át hấp dẫn chán. Bà thực sự si tình và tôi chấp nhận chuyện đó. Có điều bà không nhận ra, đó là chàng ta ?ođá bèo? với mục đích hạ nhục tiểu thuyết gia lừng danh Osano là chính. Thế là bà lại đòi ly dị và chia đôi gia tài. Với tôi, chuyện ấy cũng được thôi. Hắn làm cho bà mê mệt trong hai năm và tiêu xài hết tiền. Bà quên luôn cả con cái. Bà trở lại là một cô gái đôi mươi, mới yêu lần đầu. Tất nhiên là thỉnh thoảng bà cũng có đến thăm con, nhưng còn phải dành nhiều thời giờ dung dăng dung dẻ với chàng kép trẻ đi khắp thế gian, tiêu xài thoải mái bằng tiền của tôi, và chiều chuộng chàng ta từng li từng tí. Đến khi cạn tiền, chàng liền quất ngựa truy phong, bay vèo một mạch mất tiêu! Lúc đó nàng lại quay về với con. Nhưng nàng đã tự truất quyền làm mẹ khi bỏ rơi chúng cả hai năm trời. Nàng bù lu bù loa, tạo ra một hoạt cảnh ồn ào là làm sao em có thể sống mà không có chúng? Tôi bèn cho nàng công việc làm quản gia vậy.
    Tôi lạnh lùng nói :
    - Đấy có lẽ là điều tồi tệ nhất mà tôi từng được nghe.
    Đôi mắt xanh dương rực lên trong một lúc. Nhưng rồi ông mỉm cười và nói :
    - Tôi đoán là nó có vẻ như thế. Nhưng anh hãy đặt mình vào địa vị của tôi. Tôi thích có con cái quanh mình. Tại sao mà người bố lại không bao giờ được giữ con khi ly dị. Sao lại vô lý như thế? Chú mày có biết rằng đàn ông không bao giờ bình phục nổi từ chuyện đó? Và trước nay họ vẫn phải chịu đựng chuyện đó. Còn ta đếch chịu như vậy. Ta giữ lại con và tục huyền liền tuýt xuỵt. Và khi bà vợ mới bắt đầu giở quẻ, ta hô biến.
    Tôi nói, hơi trầm ngâm :
    - Thế còn bọn trẻ? Bọn chúng cảm nhận thế nào về việc mẹ chúng thành một nữ quản gia?
    Đôi mắt xanh dương lại ánh lên :
    - Ồ có gì đâu. Tôi đâu có hạ thấp bà ấy. Bà chỉ là quản gia trong thỏa ước riêng giữa chúng tôi mà thôi; bề ngoài bà ấy giống như một gia sư tự do hơn. Nghe này, tôi có nghĩ đến việc cho bà ấy nhiều tiền hơn, mua cho bà ấy một căn nhà và cho bà ấy được độc lập hơn. Nhưng bà ta là một cái âm đạo choáng váng giống như tất cả đàn bà trên thế gian này. Bà ta lại sẽ buông tuồng phóng túng như cũ, và sẽ lại gây rắc rối cho tôi trong khi tôi cần dành tất cả tâm lực cho những quyển sách của mình. Vì thế, tôi phải dùng tiền để khiển. Bà ta sống phong lưu sung túc là nhờ tôi. Và bà ta biết là nếu đi chệch hướng, lạng quạng là sẽ phải cạp đất mà ăn. Tuy là hạ sách nhưng xem ra lại được việc đấy!
    - Có thể nào ông lại là người chống phụ nữ? - Tôi cười cười hỏi.
    Ông phá ra cười :
    - Chú mày nói điều đó với một người đã từng bốn lần lên xe hoa như ta ấy à? Làm sao phủ nhận điều ấy. Nhưng được rồi. Theo một nghĩa nào đấy thì ta thực sự chống Phong trào giải phóng phụ nữ. Bởi vì bây giờ phần lớn chị em ta rất ư là nhảm nhí. Có lẽ không phải lỗi tại họ. Nghe này, bất cứ người nữ nào mà hai ngày còn lơ là chuyện phất cờ thì ta hãy tránh xa ra! Trừ phi là nàng ta phải vào bệnh viện trong một chiếc xe tải thương. Ngay cả khi nàng còn mang đến bốn mươi mũi khâu trong âm đạo? Ta đếch cần biết nàng thấy sướng hay không thấy sướng! Có khi chính ta cũng đếch thấy sướng nhưng phải ra quân với đấu pháp ?obóng đá tổng lực?, liên tiếp tràn lên uy hiếp khung thành đối phương và sút rất căng nhưng rồi lại sút dội xà ngang khung thành để rồi đành nằm lăn trên sân cỏ, thở le lưỡi? Bởi đó là bổn phận tối thiêng liêng của thằng đàn ông; nếu như hắn yêu em nào thì hắn phải quật nhào em đó cho hết biết trời đất, quên cả họ tên! Cùng nhau phóng ào ào vào siêu xa lộ tình ái? Ôi lạy Chúa! Con không biết tại sao con vẫn cứ tiếp tục lấy vợ! Con đã thề con sẽ không làm thế nữa, vậy mà rồi con cứ bị dính chấu! Rõ khổ! Lấy vợ rồi lại bỏ vợ. Bỏ vợ để rồi lại lấy vợ. Thật là cái vòng lẩn quẩn vô nghĩa!
    - Với sự điều kiện hóa thích hợp, ông không nghĩ là đàn bà có thể trở nên đồng đẳng và bình đẳng?
    Osano lắc đầu :
    - Họ quên rằng họ già nhanh hơn đàn ông. Một anh chàng năm mươi tuổi vẫn có khả năng tóm thâu không biết mấy em. Một phụ nữ năm mươi muốn ngốn trai tơ coi bộ hơi bị khó! Nhưng khi nào họ nắm được dây cương quyền lực thì chưa biết thế nào. Có thể họ sẽ thông qua những đạo luật để bình đẳng hóa mọi sự giữa đàn ông và đàn bà. Nền dân chủ của chúng ta vận hành như thế đấy. Chuyện đó thì cũng nhảm. Nghe đây, đàn bà biết rõ chuyện đó lắm. Họ chẳng nên than phiền. Ngày xưa họ chẳng biết là họ có quyền tổ chức công đoàn để đoàn kết đấu tranh cho nữ quyền đâu. Vậy mà họ đâu có thể bị sa thải dầu cho họ làm việc có bết bát đến như thế nào. Bết bát trên giường. Bết bát trong nhà bếp. Và thử hỏi có ai còn thấy hứng thú với vợ sau vài ba năm? Nếu như anh ta còn thấy hứng thú, thì nàng quả là một cái âm đạo mạ vàng rất quý hiếm đấy! Vậy mà giờ đây bọn họ còn đòi bình đẳng nữa! Hãy để tôi đối phó với họ. Sẽ cho họ thứ bình đẳng mà họ muốn. Tôi biết tôi đang nói gì chứ; tôi đã từng lấy vợ bốn lần rồi mà. Và mỗi lần đều là một bài học nhớ đời.
    Ngày đó Osano thực sự ghét đàn bà. Một tháng sau, tôi cầm một tờ báo hàng ngày lên và đọc thấy tin ông ta lấy vợ lần thứ năm. Một nữ diễn viên trong một nhóm kịch nhỏ, độ bằng nửa số tuổi ông ta. Ấy, cái lương thức của nhà văn lỗi lạc nhất nước Mỹ biểu thị ra như thế đấy.
    Tôi chưa từng bao giờ mơ tưởng rằng một ngày nào mình sẽ làm việc cho ông ta và sống cùng ông ta cho đến khi ông chết, là một chàng độc thân kỳ diệu nhưng vẫn yêu đàn bà.
    Ngày ấy, tôi nắm bắt điều đó qua bao nhiêu chuyện vô nghĩa. Ông ta điên rồ với đàn bà. Đó là điểm yếu của ông và ông ghét cay ghét đắng cái điểm yếu đó.
  10. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Chương 13
    Cuối cùng tôi cũng chuẩn bị chuyến hành trình đến Las Vegas để gặp lại Cully. Đó sẽ là cuộc tái ngộ đầu tiên sau hơn ba năm, ba năm kể từ khi Jordan tự làm vỡ toang óc trong phòng mình - một người vừa mới thắng được bốn trăm ngàn đô-la.
    Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau, Cully và tôi. Mỗi tháng anh vẫn gọi điện cho tôi vài lần và hàng năm anh vẫn gửi quà Giáng Sinh cho tôi cùng vợ con tôi, những món tôi nhận ra là đến từ cửa hàng lưu niệm của Xanadu Hotel, nơi tôi biết anh có thể mua được chúng với giá ?onội bộ?, hoặc ngay cả không phải tốn đồng nào. Nhưng dầu sao anh cũng khả ái và chu đáo khi làm điều đó với chúng tôi. Tôi đã kể với Vallie về Cully nhưng không bao giờ cho nàng biết về Jordan.
    Tôi biết Cully đang giữ vị trí khá ngon lành nơi khách sạn bởi vì cô thư ký của anh ta trả lời điện thoại nhân danh ông Chủ tịch. Và tôi tự hỏi không biết làm thế nào chỉ trong vòng vài ba năm mà anh ta đã leo cao đến thế?
    Giọng nói của anh qua điện thoại và cung cách giọng nói của anh đã thay đổi; anh nói giọng trầm, thành thật, lịch sự, nồng ấm hơn. Một diễn viên đang vào một vai khác.
    Điện đàm phần lớn là những cuộc tán gẫu lan man về những tay thắng lớn và những tay thua lớn, và những chuyện tếu về những nhân vật đang ở khách sạn. Nhưng không bao giờ anh nói lời nào về mình. Cuối cùng một trong hai người chúng tôi sẽ nhắc đến Jordan, thường là vào cuối cuộc gọi, hoặc có thể việc nhắc đến Jordan sẽ kết thúc cuộc gọi. Anh ấy là viên đá thử của chúng tôi.
    Vallie sửa soạn vali cho tôi tôi sắp qua kỳ nghỉ cuối tuần, như vậy tôi sẽ chỉ mất một ngày làm việc ở cơ quan. Và trong một tương lai xa hơn, mà tôi đã đánh hơi ra, việc cộng tác với tạp chí sẽ tạo cho tôi vỏ bọc đối với bọn cớm, về lý do tại sao tôi đi Vegas.
    Bọn trẻ còn ngủ trong khi Vallie sửa soạn hành lý cho tôi vì tôi sẽ ra đi sớm vào buổi mai. Nàng cười nhẹ với tôi :
    - Ôi Trời, lần rồi anh đi sao mà lâu biền biệt. Em đã nghĩ anh sẽ chẳng thèm quay về với mẹ con em nữa rồi đấy.
    - Lúc đó anh cần phải trốn đi xa. - Tôi nói - Mọi chuyện lúc ấy cứ càng ngày càng tồi tệ.
    - Nhưng, từ đó mọi chuyện đã thay đổi. - Vallie nói, vẻ trầm ngâm - Ba năm trước, vợ chồng mình nghèo rớt mồng tơi, có những lúc thật quẫn bách. Ôi chao, em nhớ nhiều khi em phải chạy về xin bố mẹ ít tiền mà còn phải giấu, sợ mình la. Còn mình làm như thể là mình chẳng còn yêu em nữa. Nhưng cuộc du hành đó đã thay đổi mọi sự. Anh khác hẳn khi anh trở về. Anh không còn cáu kỉnh với con cái. Rồi anh lại được thêm việc làm với các tạp chí nữa.
    Tôi cười với nàng :
    - Hãy nhớ là anh trở về với tư cách kẻ thắng. Thêm được mấy ngàn đô. Biết đâu nếu như anh trở về với tư cách kẻ thua thì có lẽ là một câu chuyện khác.
    Vallie đóng vali lại.
    - Không. - Nàng nói - Anh khác hẳn. Anh hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn với em và với đám nhóc.
    - Anh đã thấy ra cái gì mình thiếu.
    - Ờ phải rồi. - Nàng nói - Thế còn bao nhiêu những ả nõn nà của Las Vegas để đâu?
    - Anh chẳng để ý đến. Lúc đó anh chỉ dồn tiền đánh bài để mong kiếm chác thôi.
    Toàn là chuyện đùa tếu, nhưng cũng có phần nào nghiêm chỉnh. Nếu tôi nói sự thật với nàng, rằng tôi chẳng bao giờ nhìn người phụ nữ nào khác, có lẽ nàng sẽ chẳng tin tôi đâu. Nhưng tôi có thể nêu ra những lý do nào đấy.
    Cảm thấy mình thật có tội về việc mình là một người chồng và người cha kém cỏỉ, chẳng lo nổi cho gia đình, không kiếm đủ miếng cơm manh áo cho vợ con, nên tôi không dám chất chồng thêm vào đó cái tội phản bội nàng.
    Và sự kiện nổi bật đó là chúng tôi quá ?ohợp rơ? với nhau trên giường? Nàng đúng là đối tượng luyến ái hoàn hảo của tôi. Còn tôi tự nghĩ mình chính là người trong mộng của nàng?
    - Tối nay mình có làm việc không? - Nàng hỏi.
    Thực ra là nàng muốn biết chúng tôi sắp ******** với nhau không để nàng chuẩn bị sẵn sàng ứng chiến.
    Rồi sau cuộc ái ân, thường thì tôi sẽ dậy ngồi vào bàn viết, còn nàng chìm sâu vào giấc ngủ êm đềm, thỏa mãn, thẳng một giấc tới sáng. Một giấc ngủ ngon tôi rất thèm nhưng hiếm khi có được.
    - Có. - Tôi nói - Anh muốn làm việc. Với lại anh quá khích động về chuyến đi nên cũng khó ngủ được lắm.
    Lúc đó gần nửa đêm. Nàng đi vào nhà bếp, đun cho tôi một ấm cà phê mới và chuẩn bị vài miếng sandwiches.
    Tôi sẽ làm việc đến ba bốn giờ sáng rồi chợp mắt một lát để sau đó cùng thức dậy với nàng vào sáng mai.
    Điều tệ hại nhất đối với một nhà văn, ít ra là đối với tôi khi tôi làm việc tốt, nảy sinh chứng mất ngủ. Nằm trên giường nhưng tôi không bao giờ có thể tắt đi cái cơ hành vận chuyển của óc não cứ tiếp tục nghĩ về quyển tiểu thuyết đang hình thành. Trong bóng đêm, những nhân vật hiện ra với tôi sống thực đến độ tôi quên cả vợ con và đời sống thường ngày. Nhưng đêm nay tôi có một lý do kém phần văn nghệ hơn. Tôi muốn Vallie đi ngủ để tôi có thể lấy ra cái bó lớn số tiền hối lộ từ chỗ cất giấu.
    Từ cái tủ quần áo trong phòng ngủ, lục lọi sâu vào góc khuất nhất, tôi lấy ra cái áo jaket ?oLas Vegas Winner? và mang nó vào phòng ăn. Từ lúc ở Las Vegas về nhà đã ba năm nay, tôi chưa hề mặc lại chiếc áo này. Những màu sắc chói sáng rực rỡ của nó đã phai mờ đi nhiều trong bóng tối của tủ quần áo, nhưng nó vẫn còn khá sặc sỡ. Tôi khoác chiếc áo đó lên người và đi vào phòng ăn.
    Vallie liếc nhìn cái áo và nói :
    - Merlyn, anh đừng mặc cái áo lố lăng ấy.
    - Chiếc jacket may mắn của anh mà. - Tôi nói - Với lại, đi máy bay mà mặc áo này cũng thuận tiện.
    Tôi biết nàng đã giấu cái áo đó sâu trong tủ để tôi đừng thấy nó và không bao giờ nghĩ đến việc mặc nó. Nàng không dám ném nó đi. Bây giờ đúng là lúc cái áo jacket trở nên thật có ích cho tôi.
    Vallie thở ra :
    - Anh mê tín quá.
    Nàng lầm. Tôi chẳng mê tín mấy đâu ngay dù tôi từng nghĩ rằng mình là một pháp sư và thực sự không phải là cùng một thứ.
    Sau khi Vallie hôn tôi để đi ngủ, tôi uống ít cà phê và nhìn lướt qua bản thảo mà tôi lấy ra từ bàn giấy của tôi để ở phòng ngủ. Tôi dành gần một giờ để biên tập lại.
    Sau đó tôi đi vào phòng ngủ và thấy Vallie đang ngủ say.
    Tôi hôn nàng thật nhẹ. Nàng không động đậy. Giờ đây tôi thấy việc nàng hôn chúc tôi ngủ ngon thật đáng yêu.

Chia sẻ trang này