1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kẽ hở cần "bít" trong hệ thống pháp luật.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 18/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tui nghĩ bác đã hiểu nhầm cái khe hở của tui rồi. Luật Doanh nghiệp ngày xưa có nhiều khe hở về hành chính. Còn Luật Doanh nghiệp hiện nay thì có khe hở về nội dung. Hay là ý bác cho rằng việc quản lý hành chánh, tài chánh, cơ cấu tổ chức không phải bị điều chỉnh bởi Pháp luật ?
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 07/06/2006
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Thật ra luật pháp Việt Nam không có kẽ hở!. Hở hay không hở là do quan niệm và cách giải thích của các quan chức hay thương nhân vào từng thời điểm. Lúc này người ta coi là hở, khi khác lại bảo là kín. Trịnh Vĩnh Bình, Nguyễn An Trung hay Tăng Minh Phụng đều rước họa vào thân vì cứ nghĩ là cái vòng kim cô luật pháp ấy là hở!. Nghe nói ông Trịnh Vĩnh Bình đang nộp đơn kiện Chính phủ Việt Nam ở tòa án Thụy Sỹ ; vụ này hay đây!
  3. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn nói cụ thể về các vụ án mà bạn dẫn chứng kìa : Tamexco phạm huy phước, Minh Phụng epco, Liên Khui Thìn v.v.v
    Phải nói như bạn LvHa là luật VN hành chính, tài chính không có kẽ hở, Luật và nguyên tắc của VN đưa ra rất chặt, chặt đến nỗi tròng chéo vào nhau, nếu cơ quan nào cũng áp dụng đúng thì bộ máy rát khó vận hành, vì thế mà nhiều nơi phải vượt nguyên tắc và vì vượt mãi nên thành lạm dụng, cuối cùng thì lãnh đạo cơ quan nào cũng có 1 cái vòng kim cô tren đầu, để yên thì sống, moi ra kiểu thanh tra, soi mói thì chỗ nào cũng trong tầm cỡ VNA cả , khác chăng là chỗ béo thì nhiều mỡ, nhiều thịt, chỗ gầy thì nhiều xương nhưng mà cán bộ ngày nay thì xương cũng gặm sạch .
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1

    [/quote]
    Phải nói như bạn LvHa là luật VN hành chính, tài chính không có kẽ hở, Luật và nguyên tắc của VN đưa ra rất chặt, chặt đến nỗi tròng chéo vào nhau, nếu cơ quan nào cũng áp dụng đúng thì bộ máy rát khó vận hành, vì thế mà nhiều nơi phải vượt nguyên tắc và vì vượt mãi nên thành lạm dụng, cuối cùng thì lãnh đạo cơ quan nào cũng có 1 cái vòng kim cô tren đầu, để yên thì sống, moi ra kiểu thanh tra, soi mói thì chỗ nào cũng trong tầm cỡ VNA cả , khác chăng là chỗ béo thì nhiều mỡ, nhiều thịt, chỗ gầy thì nhiều xương nhưng mà cán bộ ngày nay thì xương cũng gặm sạch .
    [/quote] -------------------------------------------------------------
    Oái, bác đừng vơ đũa cả nắm thế chớ. Bàn tay thì có ngắn cụt ngón dài mà bác.
  5. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Một kẽ hở nữa: Các ban quản lý dự án ODA. Hiện VN đang vay nợ mỗi năm thêm khoảng 3 tỷ USD (giải ngân) và 4 tỷ USD (ký kết). Sau vụ PMU 18, cả xã hội táng đởm vì được biết (khẳng định) chắc chắn là khoảng 30% (ít nhất) tiền từ các dự án này đang chảy từ móng đường, cốt thép cầu vào cá độ, villa và bồ nhí. Các đầy tớ cũng đang nháo nhào dẫn nhân dân vào mê hồn trận về mô hình quản lý PMU hiệu quả. Ở đây có 2 cái sai:
    1. Xét trên khía cạnh QLDA, 1 dự án bắt đầu từ khi ý tưởng về dự án được xác lập và kết thúc khi đầu ra của dự án (cầu, đường..vv) bị đập bỏ và thay thế bằng cái khác. Ở VN PMU chỉ được thành lập khi dự án đã được xác lập và kết thúc sứ mệnh lịch sử khi công trình được xây dựng xong. Như vậy là sai về nguyên tắc cơ bản.
    2. Chiếc bánh dự án ODA (và tất cả các dự án đầu tư công cộng nói chung) được chia đều về các bộ, ngành và địa phương (thực chất đây là sự phân chia quyền lực và lợi ích). Ngành ngành đều ăn, người người đều chén!. Nếu không thống nhất được công tác quản lý xây dựng dự án về 1 mối thống nhất (Cục mua sắm công cộng chẳng hạn!) thì sẽ chẳng bao giờ mong giảm thiểu được tham nhũng từ vốn ODA.
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chả riêng về dự án ODA, thiết nghĩ: Tất cả mọi nhu cầu về thiết bị hành chánh trong việc quản trị từ trung ương đến địa phương đều đưa về 1 mối như thời kỳ trước 75 ở miền Nam là chả có ông nào lem nhem được nữa ( Từ văn phòng phẩm , máy đánh chữ - ngày nay sẽ là vi tính - cho đến xe hơi ... ) .
    Tại vì cách quản lý ngày nay không nhằm vào hiệu quả cho guồng máy hành chính mà chỉ nhằm đãi ngộ và phe phái trong đảng cho nên cứ ông nào gốc to là tự quyền, tự tác .
    Tỉnh, quận trưởng ngày xưa khác nhau đúng có cái chỗ ở vì mỗi vùng mỗi khác chứ còn ngay đến đồng phục, xe cộ ... đều có quy định hẳn hoi, thậm chí là đổ xăng cũng phải lại cây xăng chính phủ để họ quản lý .
    Quỹ tiền mặt rất hạn chế .

Chia sẻ trang này