1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kẽ hở cần "bít" trong hệ thống pháp luật.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 18/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bupbexinh

    bupbexinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/12/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, tìm trên google tôi bắt gặp đề tài này của các bạn và đọc tôi thật sự rất thích thú, các bài viết của các bạn tôi sẽ luôn cập nhật từ hôm nay, tôi đang công tác tại Phòng nguyên cứu Pháp luật TW, mong các bạn tiếp tục phát huy topipc này ,
  2. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Một số bất cập về pháp lệnh hợp đồng kinh tế
    Về chủ thể, chủ thể của hợp đồng KT phải là pháp nhân với pháp nhân hay pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh , với người làm công tác hoa học, nghệ nhân hộ kinh tế gia đình , hộ kinh doanh cá thể
    theo quan điểm này có 1 chủ thể lấy kinh doanh làm lẽ sống nhưng không bao giờ kí được hợp đồng kinh tế , đó chính là công ty hợp danh , Ngoài ra 1 hợp đồng vì mục đích kinh doanh của 2 doanh nghiệp tư nhân cũng không được coi là hợp đồng kinh tế vì 1 bên trong hợp đồng kinh tế nhất định phải là pháp nhân
    Tóm lại với việc qui định theo cách liệt kê các loại chủ thể của pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã lạc hậu và không bao quát tất cả các loại chủ thể
    Về xử lí hợp đồng kinh tế vô hiệu
    trước hết pháp lệnh hợp đồng kinh tế không tạo ra 1 cơ chế giám sát , mà chỉ khi phát sinh tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền mới xử lí và xem xét hợo đồng kinh tế có vô hiệu hay không
    Việc xử lí (theo điều 39 cỉa pháp lệnh)thì phải theo các nguyên tắc sau: các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận , thu nhập bất hợp pháp thì nộp vào ngân sách nhà nước và thiệt hại phát sinh các bên phải chịu. Như vậy pháp luật không đặt vấn đề nếu 1 bên cố ý làm cho hợp đồng kinh tế vô hiệu gây thiệt hại cho bên kia thì có bồi thường không ?
    ví dụ 1 trưởng phòng công ty A kí hợp đồng kinh tế với công ty B bán 1 căn nhà , thường vị trưởng phòng đó phải có giấy ủy quyền bằng văn bản đính kèm với hợp đồng . Do B không hiểu qui định này nên xí xoá cho qua, Giá nhà lên A lại không bán mà nhờ toà tuyên hợp đồng vô hiệu vơi lí do người kí kết không đúng thẩm quyền (trường phòng của A không là đại diện theo pháp luật và cũng không có giấy ủy quyền). vậy thiệt hại do giá nhà lên B hoàn toàn phải chịu
    Về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
    Cầm cố là chuyển giao quyền chiếm hữu chính tài sản cho người cầm cố, đối tượng của cầm cố là động sản
    Theo qui định về thế chấp , thì đối tượng của thế chấp ngoài bất động sản còn có động sản . Thế chấp là chuyển giao quyền chiếm hữu pháp lí tức là chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cho người nhận htế chấp.
    Qui định đối tượng của thế chấp bao gồm cả bất động sản và động sản tạo ra 1 kẽ hở là sẽ cùng 1 động sản nhưng giấy tờ thì đem đi thế chấp , còn chính động sản đó sẽ đem đi cầm cố trong khi giá trị cầm cố + thế chấp sẽ lớn hơn rất nhiều giá trị của chính tài sản đó
    Về bảo lãnh : Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không hiểu sao chỉ thừa nhận bảo lãnh đối vật mà không thừa nhận bảo lãnh đối nhân . Hơn nữa người bảo lãnh không thể thực hiện thay nghĩa vụ cho người được bảo lãnh mà chỉ có thể chịu trách nhiện bằng tài sản thay người được bảo lãnh khi nghĩa vụ thực hiện không đúng không đầy đủ. Thiết nghĩ đây là hạn chế vì cả người bảo lãnh, được bảo lãnh và nhận bảo lãnh đều muốn nghĩa vụ được thực hiện trọn vẹn và do đó nếu nghĩa vụ không thực hiện được thì người bảo lãnh nên thực hiện thay, không ai muốn bị xử lí bằng tài sản cả
    Vài ý kiến , các bác nào còn tìim thấy hạn chế khác thì post lên luôn nhé
  3. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Một số bất cập về pháp lệnh hợp đồng kinh tế
    Về chủ thể, chủ thể của hợp đồng KT phải là pháp nhân với pháp nhân hay pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh , với người làm công tác hoa học, nghệ nhân hộ kinh tế gia đình , hộ kinh doanh cá thể
    theo quan điểm này có 1 chủ thể lấy kinh doanh làm lẽ sống nhưng không bao giờ kí được hợp đồng kinh tế , đó chính là công ty hợp danh , Ngoài ra 1 hợp đồng vì mục đích kinh doanh của 2 doanh nghiệp tư nhân cũng không được coi là hợp đồng kinh tế vì 1 bên trong hợp đồng kinh tế nhất định phải là pháp nhân
    Tóm lại với việc qui định theo cách liệt kê các loại chủ thể của pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã lạc hậu và không bao quát tất cả các loại chủ thể
    Về xử lí hợp đồng kinh tế vô hiệu
    trước hết pháp lệnh hợp đồng kinh tế không tạo ra 1 cơ chế giám sát , mà chỉ khi phát sinh tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền mới xử lí và xem xét hợo đồng kinh tế có vô hiệu hay không
    Việc xử lí (theo điều 39 cỉa pháp lệnh)thì phải theo các nguyên tắc sau: các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận , thu nhập bất hợp pháp thì nộp vào ngân sách nhà nước và thiệt hại phát sinh các bên phải chịu. Như vậy pháp luật không đặt vấn đề nếu 1 bên cố ý làm cho hợp đồng kinh tế vô hiệu gây thiệt hại cho bên kia thì có bồi thường không ?
    ví dụ 1 trưởng phòng công ty A kí hợp đồng kinh tế với công ty B bán 1 căn nhà , thường vị trưởng phòng đó phải có giấy ủy quyền bằng văn bản đính kèm với hợp đồng . Do B không hiểu qui định này nên xí xoá cho qua, Giá nhà lên A lại không bán mà nhờ toà tuyên hợp đồng vô hiệu vơi lí do người kí kết không đúng thẩm quyền (trường phòng của A không là đại diện theo pháp luật và cũng không có giấy ủy quyền). vậy thiệt hại do giá nhà lên B hoàn toàn phải chịu
    Về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
    Cầm cố là chuyển giao quyền chiếm hữu chính tài sản cho người cầm cố, đối tượng của cầm cố là động sản
    Theo qui định về thế chấp , thì đối tượng của thế chấp ngoài bất động sản còn có động sản . Thế chấp là chuyển giao quyền chiếm hữu pháp lí tức là chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cho người nhận htế chấp.
    Qui định đối tượng của thế chấp bao gồm cả bất động sản và động sản tạo ra 1 kẽ hở là sẽ cùng 1 động sản nhưng giấy tờ thì đem đi thế chấp , còn chính động sản đó sẽ đem đi cầm cố trong khi giá trị cầm cố + thế chấp sẽ lớn hơn rất nhiều giá trị của chính tài sản đó
    Về bảo lãnh : Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không hiểu sao chỉ thừa nhận bảo lãnh đối vật mà không thừa nhận bảo lãnh đối nhân . Hơn nữa người bảo lãnh không thể thực hiện thay nghĩa vụ cho người được bảo lãnh mà chỉ có thể chịu trách nhiện bằng tài sản thay người được bảo lãnh khi nghĩa vụ thực hiện không đúng không đầy đủ. Thiết nghĩ đây là hạn chế vì cả người bảo lãnh, được bảo lãnh và nhận bảo lãnh đều muốn nghĩa vụ được thực hiện trọn vẹn và do đó nếu nghĩa vụ không thực hiện được thì người bảo lãnh nên thực hiện thay, không ai muốn bị xử lí bằng tài sản cả
    Vài ý kiến , các bác nào còn tìim thấy hạn chế khác thì post lên luôn nhé
  4. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Còn tớ có ý kiến về pháp lệnh trọng tài thương mại.
    Đ25: Nếu 2 trọng tài viên ko chọn được trọng tài viên t3 thì chủ tịch HĐTT sẽ chọn trong số TTV của trung tâm.
    Tình huống đặt ra: nhỡ đâu ông chủ tịch TTTT là một trong 2 trọng tài viên được 2 bên chọn ra, mà bây giờ 2 ông đấy ko thống nhất trong việc chọn TTV thứ 3. Ai sẽ là người chỉ định? Có phải như thế đương nhiên, ông chủ tịch sẽ là người quyết định, phải ko? hic, thế thì khi chọn TTV, cứ ông chủ tịch mà chọn, khỏi thiệt . Ai có biết có cái VB nào điều chỉnh thêm cái này ko?
  5. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Còn tớ có ý kiến về pháp lệnh trọng tài thương mại.
    Đ25: Nếu 2 trọng tài viên ko chọn được trọng tài viên t3 thì chủ tịch HĐTT sẽ chọn trong số TTV của trung tâm.
    Tình huống đặt ra: nhỡ đâu ông chủ tịch TTTT là một trong 2 trọng tài viên được 2 bên chọn ra, mà bây giờ 2 ông đấy ko thống nhất trong việc chọn TTV thứ 3. Ai sẽ là người chỉ định? Có phải như thế đương nhiên, ông chủ tịch sẽ là người quyết định, phải ko? hic, thế thì khi chọn TTV, cứ ông chủ tịch mà chọn, khỏi thiệt . Ai có biết có cái VB nào điều chỉnh thêm cái này ko?
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Trước khi tham gia cùng mọi người vào đây Magic xin lưu ý là việc KEVIN đưa TOPIC lên rồi chạy mất tăm thế này là vô trách nhiệm lắm. Quy chế chưa được thông qua chứ thông qua rồi Magic sẽ xử đẹp KEVIn đấy.
    Thứ 2 nữa là TOPIC này bao gồm các vấn đề khó, có rất nhiều quan điểm trong từng vấn đề mà các bạn đưa lên. Có cái đúng nhưng hầu như ở đây các bạn đều sai hết, chưa đọc kĩ các quy định của PL mà cơ bản là các văn bản dưới luật. Magic mong mọi người, nếu muốn làm cho chủ đề này tốt hơn và chất lượng hơn thì nên tìm hiểu thật kĩ các quy định của PL về vấn đề cần POST, đọc và nghĩ lại Magic thấy nhiều cái chưa hẳn đã là "kẽ hở " đâu, nhiều vấn đề đã được các văn bản dưới luật bịt lại rồi.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trích từ bài của bạn HCMT:
    Một số bất cập về pháp lệnh hợp đồng kinh tế
    Về chủ thể, chủ thể của hợp đồng KT phải là pháp nhân với pháp nhân hay pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh , với người làm công tác hoa học, nghệ nhân hộ kinh tế gia đình , hộ kinh doanh cá thể
    theo quan điểm này có 1 chủ thể lấy kinh doanh làm lẽ sống nhưng không bao giờ kí được hợp đồng kinh tế , đó chính là công ty hợp danh , Ngoài ra 1 hợp đồng vì mục đích kinh doanh của 2 doanh nghiệp tư nhân cũng không được coi là hợp đồng kinh tế vì 1 bên trong hợp đồng kinh tế nhất định phải là pháp nhân
    Tóm lại với việc qui định theo cách liệt kê các loại chủ thể của pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã lạc hậu và không bao quát tất cả các loại chủ thể
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------

    Xin đơn cử ví dụ này nhé.
    Để giải quyết được vấn đề của bạn HCMT ta sẽ tra lời 2 câu hỏi sau:
    1- Công ty hợp danh có tham gia kí kết hợp đồng kinh tế theo QĐ của PL HĐKT hay không?
    2- Bất cập của PL HĐKT trong giai đoạn phát triển hiện nay.
    Riêng câu hỏi thứ 2 là một câu hỏi lớn, Magic sẽ làm một TOPIC riêng hoặc tranh luận, tham khảo ý kiến mọi người trong các topic khác nếu có.
    a- PL HĐKT và Nghị định số 17 hướng dẫn thi hành một số điều của PL (Magic quên mát ngày tháng năm ban hành) quy định về Chủ thể của Hợp đồng kinh tế.
    * Pháp nhân với pháp nhân.
    * Pháp nhân với các cá nhân có đăng kí kinh doanh.
    * Pháp nhân với một số đối tượng cụ thể như: trường học, bệnh viện, nghệ nhân...
    b-Các quy định về Công ty hợp danh trong Luật doanh nghiệp và các tài liệu giới thiệu về Cty Hợp danh.
    - Cty hơp danh là một loại hình cty đối nhân, trong đó các thành viên dựa trên uy tín trong kinh doanh cùng nhau thành lập cty dưới hình thức là các hãng để hoạt động thương mại. Các thành viên của cty chịu trách nhiệm vô hạn về đối với công việc kinh doanh và các khaỏn nợ của công ty. Công ty hợp danh không phải là pháp nhân, nhưng được tổ chức dưới hình thức là một hãng, mỗi thành viên của công ty được nhân danh công ty trong tất cả các hoạt động của mình và chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản cho hoạt động đó. Có nghĩa là mỗi thành viên, có thể tự mình đứng ra thay mặt công ty kí kết các hợp đồng trong việc kinh doanh của mình. Như vậy, với các quy định của pháp luật và việc tìm hiểu về Công ty hợp danh, tôi khẳng định công ty hợp danh mà cụ thể là từng thành viên, từng thành viên họ có tư cách là "người có đăng ký kinh doanh", thuộc vào vế thứ 2 tức là "cá nhân có đăng kí kinh doanh" đại diện cho cty với trách nhiệm tầi sản vô hạn...để kí kết các hợp đồng kinh tế với các pháp nhân theo đúng quy định của PL.
    Có rất nhiều quan điểm trong vấn đề hợp đồng kinh tế hiện nay mà một trong số đó còn cho rằng: chiếu theo PL HĐKT thì Hợp đồng kinh tế chỉ cần một bên là Pháp nhân, bên còn lại kí kết hợp đồng kinh tế nhằm mục đích kinh doanh là được xem là 1 HĐ Kinh tế. Do vậy, nếu noí đây là một "kẽ hở", thì Magic không đồng ý. Đây nên nói là một sự khập khiễng trong vấn đề lập pháp thì đúng hơn.
    Hôm nay Magic chưa lập luận và dẫn chứng thuyét phục được do thời gian online không nhiều, hẹn lấn sau sẽ nói rõ hơn. Mong mọi người cùng trao đổi nhiều hơn và chất lượng hơn ! Magic sẽ lắng nghe và tiếp thu ý kiến và cùng mọi người xây dựng chủ đề này !
  7. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Trước khi tham gia cùng mọi người vào đây Magic xin lưu ý là việc KEVIN đưa TOPIC lên rồi chạy mất tăm thế này là vô trách nhiệm lắm. Quy chế chưa được thông qua chứ thông qua rồi Magic sẽ xử đẹp KEVIn đấy.
    Thứ 2 nữa là TOPIC này bao gồm các vấn đề khó, có rất nhiều quan điểm trong từng vấn đề mà các bạn đưa lên. Có cái đúng nhưng hầu như ở đây các bạn đều sai hết, chưa đọc kĩ các quy định của PL mà cơ bản là các văn bản dưới luật. Magic mong mọi người, nếu muốn làm cho chủ đề này tốt hơn và chất lượng hơn thì nên tìm hiểu thật kĩ các quy định của PL về vấn đề cần POST, đọc và nghĩ lại Magic thấy nhiều cái chưa hẳn đã là "kẽ hở " đâu, nhiều vấn đề đã được các văn bản dưới luật bịt lại rồi.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trích từ bài của bạn HCMT:
    Một số bất cập về pháp lệnh hợp đồng kinh tế
    Về chủ thể, chủ thể của hợp đồng KT phải là pháp nhân với pháp nhân hay pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh , với người làm công tác hoa học, nghệ nhân hộ kinh tế gia đình , hộ kinh doanh cá thể
    theo quan điểm này có 1 chủ thể lấy kinh doanh làm lẽ sống nhưng không bao giờ kí được hợp đồng kinh tế , đó chính là công ty hợp danh , Ngoài ra 1 hợp đồng vì mục đích kinh doanh của 2 doanh nghiệp tư nhân cũng không được coi là hợp đồng kinh tế vì 1 bên trong hợp đồng kinh tế nhất định phải là pháp nhân
    Tóm lại với việc qui định theo cách liệt kê các loại chủ thể của pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã lạc hậu và không bao quát tất cả các loại chủ thể
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------

    Xin đơn cử ví dụ này nhé.
    Để giải quyết được vấn đề của bạn HCMT ta sẽ tra lời 2 câu hỏi sau:
    1- Công ty hợp danh có tham gia kí kết hợp đồng kinh tế theo QĐ của PL HĐKT hay không?
    2- Bất cập của PL HĐKT trong giai đoạn phát triển hiện nay.
    Riêng câu hỏi thứ 2 là một câu hỏi lớn, Magic sẽ làm một TOPIC riêng hoặc tranh luận, tham khảo ý kiến mọi người trong các topic khác nếu có.
    a- PL HĐKT và Nghị định số 17 hướng dẫn thi hành một số điều của PL (Magic quên mát ngày tháng năm ban hành) quy định về Chủ thể của Hợp đồng kinh tế.
    * Pháp nhân với pháp nhân.
    * Pháp nhân với các cá nhân có đăng kí kinh doanh.
    * Pháp nhân với một số đối tượng cụ thể như: trường học, bệnh viện, nghệ nhân...
    b-Các quy định về Công ty hợp danh trong Luật doanh nghiệp và các tài liệu giới thiệu về Cty Hợp danh.
    - Cty hơp danh là một loại hình cty đối nhân, trong đó các thành viên dựa trên uy tín trong kinh doanh cùng nhau thành lập cty dưới hình thức là các hãng để hoạt động thương mại. Các thành viên của cty chịu trách nhiệm vô hạn về đối với công việc kinh doanh và các khaỏn nợ của công ty. Công ty hợp danh không phải là pháp nhân, nhưng được tổ chức dưới hình thức là một hãng, mỗi thành viên của công ty được nhân danh công ty trong tất cả các hoạt động của mình và chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản cho hoạt động đó. Có nghĩa là mỗi thành viên, có thể tự mình đứng ra thay mặt công ty kí kết các hợp đồng trong việc kinh doanh của mình. Như vậy, với các quy định của pháp luật và việc tìm hiểu về Công ty hợp danh, tôi khẳng định công ty hợp danh mà cụ thể là từng thành viên, từng thành viên họ có tư cách là "người có đăng ký kinh doanh", thuộc vào vế thứ 2 tức là "cá nhân có đăng kí kinh doanh" đại diện cho cty với trách nhiệm tầi sản vô hạn...để kí kết các hợp đồng kinh tế với các pháp nhân theo đúng quy định của PL.
    Có rất nhiều quan điểm trong vấn đề hợp đồng kinh tế hiện nay mà một trong số đó còn cho rằng: chiếu theo PL HĐKT thì Hợp đồng kinh tế chỉ cần một bên là Pháp nhân, bên còn lại kí kết hợp đồng kinh tế nhằm mục đích kinh doanh là được xem là 1 HĐ Kinh tế. Do vậy, nếu noí đây là một "kẽ hở", thì Magic không đồng ý. Đây nên nói là một sự khập khiễng trong vấn đề lập pháp thì đúng hơn.
    Hôm nay Magic chưa lập luận và dẫn chứng thuyét phục được do thời gian online không nhiều, hẹn lấn sau sẽ nói rõ hơn. Mong mọi người cùng trao đổi nhiều hơn và chất lượng hơn ! Magic sẽ lắng nghe và tiếp thu ý kiến và cùng mọi người xây dựng chủ đề này !
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    chúc vui vẻ,
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Lúc này tôi hơi bận quá,chuyện thi cử thì không đâu vào đâu, chuyện học hành thì lơ tơ mơ, mà bạn bè kéo ăn nhậu thì bất kể giờ giấc, nên ít có thời gian nghiên cứu đọc sách, chứ thực tình tôi đã đặt ra topic này thì tôi cũng rất thích nhưng vì nghĩ những nội dung này hơi khó nên topic này có thể sẽ hoạt động chậm ,
    - Các anh chị tham gia vào topic này tôi rất hoan nghênh, còn như Magic nói những văn bản dưới Luật đã "Bít" hết cả rồi thì mặc kệ nếu ai phát hiện văn bản dưới luật nào đã "Bít" những kẻ hở nhưng anh em chưa xem qua thì xin vui lòng trính dẫn luôn giùm cái,
    - Vì đây là topic hơi khó, nếu vạch lá tìm sâu thì tất nhiên cây nào cũng có, tuy nhiên vấn đề ở đây xin được nêu chung chung là "tìm kẽ hở " chứ không hẳn riêng 1 nghành Luật nào vì như vậy sẽ rất khó, tìm hết sạch các nghành luật có lẽ các kẽ hở chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
    - các vấn đề này lẽ ra sẽ thiết thực nhất cho những anh chàng làm nghề "xúi giục" = Tư vấn , hoặc là nhưng anh đã có thâm niên làm trong toà án hay công việc chuyên môn thì sẽ nắm rõ nhất,
    - Hay hoặc là nhưng anh chị đã làm doanh nghiệp, dĩ nhiên cũng có lúc các anh chị cũng tự hỏi :
    + tại sao các doanh nghiệp Ma lại ra đời tràn lan,mà loại doanh nghiệp này thì có muôn hình vạn trạng, loại thì chuyên mua bán hoá đơn, loại thì không hấy cơ sở gì hết nhưng vẫn kinh doanh, một thời gian thì mất tích trên giang hồ, các doanh nghiệp đứng ra làm bình phong cho các hoạt động kinh doanh khác, mà vẫn hợp pháp ....
    Để trả lới các câu hỏi đó, có lẽ bạn phải nghiền ngẫm quyển "Luật Doanh nghiệp" Việt nam, và la cà tán phét với những chuyên gia làm kinh tế - doanh nghiệp ma mãnh, lúc đó bạn sẽ thấu đáo được những trò bịp hợp pháp kiểu này,ta không trách lý do vì sao luật còn kẽ hở, mà vì sự đa dạng của các nghành làm cho nhà làm luật phải đau đầu nát óc.
    - Mong các bạn tiếp tục tham gia topic này, chúc vui vẻ,

  10. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    trích:
    Cty hơp danh là một loại hình cty đối nhân, trong đó các thành viên dựa trên uy tín trong kinh doanh cùng nhau thành lập cty dưới hình thức là các hãng để hoạt động thương mại. Các thành viên của cty chịu trách nhiệm vô hạn về đối với công việc kinh doanh và các khaỏn nợ của công ty. Công ty hợp danh không phải là pháp nhân, nhưng được tổ chức dưới hình thức là một hãng, mỗi thành viên của công ty được nhân danh công ty trong tất cả các hoạt động của mình và chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản cho hoạt động đó. Có nghĩa là mỗi thành viên, có thể tự mình đứng ra thay mặt công ty kí kết các hợp đồng trong việc kinh doanh của mình. Như vậy, với các quy định của pháp luật và việc tìm hiểu về Công ty hợp danh, tôi khẳng định công ty hợp danh mà cụ thể là từng thành viên, từng thành viên họ có tư cách là "người có đăng ký kinh doanh", thuộc vào vế thứ 2 tức là "cá nhân có đăng kí kinh doanh" đại diện cho cty với trách nhiệm tầi sản vô hạn...để kí kết các hợp đồng kinh tế với các pháp nhân theo đúng quy định của PL.
    --------------
    theo em từng thành viên của côngty hợp danh không thể có tư cách là người đang kí kinh doanh được.Giờ em phải đi thi ,nên chưa tranh tranh luận với bác được.
    Rất ủng hộ bác lập 1 topic về hợp đồng kinh tế, tiện bàn luôn những điểm mới của luật phá sản.Em rất quan tâm luật này

Chia sẻ trang này