1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG KHÚC DẠO ĐẦU từ thơ của Lamartine đến giao hưởng thơ của Liszt

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi blanchechate, 25/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. su29182

    su29182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Ngọc Anh ơi ! Salut
    tui làm đúng như bạn nói đó chứ , nhưng chắc là lâu lâu bạn mới đọc mail nên mới bị như vậy đó , mail của NA gửi cho tui cũng bị như vậy mà , NA ah` ! thời gian này mình đang thi học kì nên cũng ít lên mạng lắm , khi đọc bài của NA mình thấy quả thật rất vui khi mà được bít cậu , vì cậu quả là rất am hiểu cũng như chịu khó tìm tòi những vấn đề về nhạc cổ điển . Và NA ah` , cậu bảo mình nhận xét về bài viết đó thì khác gì cậu chơi khó mình , chắc là định khiêu chiến hả , hihi , nói thật nhé ! bài viết của cậu như vậy là tuyệt rồi , chỉ có điều về phần dịch thì đợi mình thi xong , mình và bạn nói chuyện về nó nhé ! ( nếu NA ko thấy phiền thì NA mail cho mình và cho mình số điện thoại nhé để khi nào mình thi xong thì mình gọi cho cậu và hai nữa mình muốn hỏi cậu một số vấn dề này , cậu nhé ! )
    [ 38)]
  2. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Topic này hay quá. Liệu có ai có thể tìm được bản dịch tiếng Việt của Sonet 104 Liszt ( cho piano) không nhỉ? Nếu tìm được thì tốt quá vì hiện mình đang học bản này, có bản tiếng Anh nhưng khá khó hiểu... Nếu có bài phân tích về tác phẩm này nữa thì tốt quá. Giúp mình với nhé
  3. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Topic này hay quá. Liệu có ai có thể tìm được bản dịch tiếng Việt của Sonet 104 Liszt ( cho piano) không nhỉ? Nếu tìm được thì tốt quá vì hiện mình đang học bản này, có bản tiếng Anh nhưng khá khó hiểu... Nếu có bài phân tích về tác phẩm này nữa thì tốt quá. Giúp mình với nhé
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thơ của Lamartine không chỉ đem đến cho F. Liszt cảm hứng sáng tác giao hưởng thơ ?oLes préludes? mà còn đưa nhà soạn nhạc này đến với những suy tư, trăn trở về cuộc đời và con người. Và người ta có thể coi những dòng suy tưởng sâu sắc này là tuyên ngôn của các nhạc sỹ trường phái lãng mạn.
    Cuộc sống của chúng ta là gì nếu không phải là một chuỗi những khúc dạo đầu cho những bài ca chưa ai biết tới mà ở đó nốt nhạc trang trọng đầu tiên được ngân lên bởi Sự Chết ? Tinh yêu là buổi bình minh mê đắm của mọi cuộc đời ; song có ai đủ may mắn để những hân hoan hạnh phúc ban đầu không bị cơn bão tố nào đó làm cho gián đoạn, luồng gió chết chóc của nó làm tiêu tan Ảo tưởng của tình yêu, tiếng sét tai ác của nó thiêu hủy bệ thờ của tình ái, và ở đâu tâm hồn bị tổn thương dữ dội do một trong cơn bão gây ra lại không tìm cách vịn vào ký ức về sự thanh thản êm đềm của cuộc sống nơi đồng quê của mình ? Song con người tự mình không từ bỏ mong ước có được hơi ấm từ tâm là cái đầu tiên đã làm anh vui sướng trong sự chở che đùm bọc của Thiên nhiên, và khi ?oKèn trompet vang lên báo động? anh ta xông tới vị trí hiểm nguy bất kể chiến tranh có thể là cái kêu gọi anh vào hàng ngũ của nó, để tìm ra trong cuộc chiến đấu lương tâm trọn vẹn của bản thân và toàn bộ sức mạnh tiềm tàng của mình.
    Franz Liszt
    (blanchechate dịch từ bản tiếng Anh)
  5. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    @ đầu-không-có-tóc
    Trân trọng post tặng bạn đoạn thơ của Schiller trong giao hưởng số 9 của Beethoven.
    HAPPY BIRTHDAY TO YOU !!!
    TỤNG CA NIỀM VUI

    Anh em ơi hãy ngừng than thở !
    Hãy cất tiếng ca hòa chung vui mừng thành kính lên trời !
    Niềm vui, niềm vui, người con gái của miền cực lạc,
    Ánh chớp sáng ở cửa thiên đàng,
    Ta say sưa bước vào điện thánh huy hoàng
    Là nơi chốn quyến rũ mê hồn,
    Khi những lề thói vô bổ chẳng còn tồn tại ;
    Người với người là anh em bè bạn
    Để đôi cánh niềm vui dấn lối chỉ đường.
    Nếu tình bằng hữu tràn ngập tâm hồn,
    Nếu bạn có người vợ yêu thương, chung thủy,
    Hay bạn yêu một người thôi dù ngắn ngủi,
    Hãy tới đây cùng hát tụng ca !
    Còn ai chẳng hề yêu, đang than khóc hãy tránh xa !
    Uống đi này niềm vui từ quả, hoa
    Quà thiên nhiên phần cho tất cả
    Đắng chát và thơm thảo ;
    Thiên nhiên tặng những bạn hữu vững bền
    Những nụ hôn bỏng cháy, những trái nho ngon lành
    Ngay cả những con sâu cũng thú,
    Và thiên sứ nơi thiêng liêng canh giữ !
    Như nắng vàng rực rỡ ở không trung,
    Bay theo đường ta anh em ơi
    Qua bầu trời huy hoàng, vui sướng ;
    Như những anh hùng đi chiến đấu
    Để dành lấy vinh quang.
    Triệu triệu anh em hãy siết chặt vòng tay !
    Nụ hôn này dành cho tất cả !
    Anh em ơi, hẳn trên trời thăm thẳm
    Ngự trị một người cha nhân từ.
    Anh em ta có cúi lạy Người ?
    Đấng sáng tạo mình, thế gian có biết ?
    Vậy nơi thiên đàng trên những vì tinh tú
    Ta hãy kiếm tìm Người !
    ĐOÀN KẾT - ĐOÀN KẾT- ĐẠI ĐOÀN KẾT
    THÀNH CÔNG - THÀNH CÔNG - ĐẠI THÀNH CÔNG ​
    Y?ия,елOни?а Нин<
    ( Bạn của Nhina )
  6. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng ngày 20/11
    Ấn tượng về những người thầy
    Tặng Ninja và Minou ​
    Những buổi sáng mùa thu năm nay của tôi mới tuyệt diệu làm sao ! Có phải vì ?oMùa thu nay khác rồi? ? có phải vì cặp mắt của tôi đã trong hơn để tôi có thể nhìn thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm ?
    Sáng nào cũng thế, ngay sau khi bố tôi giúp tôi ngồi dậy, tôi lại giục ông mở toang ban công và cửa sổ để có thể ngắm đất trời cho thỏa thích. Từ phòng tôi mùa thu, nhìn lên thấy trời xanh mây trắng nắng vàng, nhìn ngang thấy những vòm lá xoan, bạch đàn, dâu da, bằng lăng, hoa sữa đang thi nhau đu đưa trong gió. Cây dâu da kia đang trổ thêm những chiếc lá non tơ, cây xoan kia lúc lỉu những chùm quả chín vàng càng lộ rõ hơn sau từng cơn mưa lá. Song đặc biệt nhất là từ đây có thể trông xuống một sân trường cấp II khá rộng. Điều này đôi khi khiến tôi tưởng như cái ban công của mình có giá trị ngang một chiếc lô hạng nhất trong nhà hát lớn thành phố.
    Hôm này là thứ hai, buổi sáng thứ hai là buổi sáng ồn ã nhất trong tuần vì các em học sinh có tiết chào cờ. Thường thì tiết mục hấp dẫn nhất trong những buổi sáng đầu tuần có sử dụng loa và micro như thế này là tiết mục ?oThông báo kết quả thi đua tuần qua?. Ôi ! tội nghiệp cậu lớp trưởng lớp 8A bị cô hiệu phó cảnh cáo trước toàn trường vì tôi đi học muộn. Ai bảo làm lớp trưởng mà không gương mẫu cơ. Chỉ học giỏi thôi chưa đủ đâu. Còn mấy cô cậu học trò kia đang ngượng nghịu trên sân khấu nghe tuyên án tội ?ođã đi học muộn lại còn trèo tường vào trường? bị sao đỏ bắt quả tang. Cô hiệu phó cũng nhắc nhở một số học sinh không thực hiện nghiêm túc quy định đồng phục của nhà trường. Các em này không những làm giảm kết quả thi đua của lớp mình mà còn làm xấu bộ mặt của trường mình. Đến đây lòng tôi bỗng nao nao vì nhớ lại một kỉ niệm hồi học cấp III của mình.
    Năm tôi lên lớp 11, trường tôi bắt đầu có quy định nữ sinh mặc đồng phục áo dài trắng vào các ngày thứ hai. Hồi ấy bố mẹ tôi lo sách giáo khoa và tiền học phí cho các con đã đủ chật vật rồi. Một bộ áo dài quả là một thứ xa xỉ phẩm. Khai giảng năm ấy tôi cáo ốm ở nhà. Ban ngày phụ giúp bố mẹ, tôi chẳng có thời gian nghĩ ngợi gì. Nhưng đến tối, lúc ti vi đưa tin khai giảng ở trường tôi, tôi chợt sững người khi nhìn thấy cảnh tượng mới mẻ ở trường mình, khi thấy các bạn gái duyên dáng và tự hào trong những bộ áo dài trắng tinh khôi đang xếp hàng thẳng tắp. Chao ôi ! Sao mà đẹp thế ! Và tôi bỗng òa khóc...
    Cả năm học đó, tôi luôn luôn là người vi phạm nội quy về đồng phục. Các buổi chào cờ, tôi trốn ở trong lớp hoặc giả có ra sân tập trung thì đứng lẫn vào hàng con trai. Thi thoảng trong lớp cũng có những bạn vi phạm nội quy đồng phục và các bạn bị nhắc nhở rất gắt gao. Ấy vậy mà chưa một lần nào tôi bị thầy K nhắc nhở cả. Thầy K là thầy dạy vật lý và là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Thầy là thầy giáo cấp III mà tôi nhớ nhất. Không phải vì thầy thường cho tôi điểm vật lý cao nhất lớp, không phải vì thầy đã hiểu và thông cảm cho một đứa học trò nghèo, mà vì có một lần trong tiết vật lý, khi thầy đứng ngay trước bàn tôi và say sưa nói cho cả lớp nghe về Anh-xtanh, tôi đã nhìn thấy một ngọn lửa kì diệu trong mắt thầy. Mãi về sau, cứ mỗi lần đọc hay nghe thấy ở đâu về Anh-xtanh là y như rằng tôi lại nhớ tới ngọn lửa này. Ngọn lửa này cũng giống như ngọn lửa tôi từng nhìn thấy trong mắt cô N dạy văn và là giáo viên chủ nhiệm hồi cấp II của tôi khi cô giảng về Xuân Quỳnh.
    Lớp cấp III của tôi là lớp chuyên Anh văn. Ấy vậy mà hồi đầu cấp II tôi lại dốt nhất môn này. Chính vì môn tiếng Anh kém quá mà tôi không đạt danh hiệu học sinh giỏi. Bố mẹ tôi đã chắt chiu để tôi theo học một ông giáo về hưu theo kiểu một thầy một trò. Ban đầu tôi cũng chẳng say mê môn tiếng Anh gì đâu, chỉ vì bố mẹ tôi đã phải vất vả thêm nên tôi chăm chỉ lắm. Dù chỉ học ông ( lúc đó ông đã rất già và tôi xưng hô ông cháu ) trong một thời gian ngắn nhưng cũng đủ làm cơ sở để tôi vươn lên nhóm những người học khá tiếng Anh trong lớp, để có mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi thành phố tiếng Anh và để cấp III đỗ vào lớp chuyên Anh.
    Dù ông mất đã nhiều năm rồi nhưng gần đây tôi đã mắc một lỗi rất lớn với ông là bỗng dưng không nhớ ra nổi tên của ông, dẫu rằng tôi vẫn nhớ hồi đó ông dạy tiếng Anh cho tôi và một cậu con bà bán phở, dạy tiếng Pháp cho một chị chuẩn bị đi nước ngoài, và ông còn có thể dạy tiếng Đức, Ý, Nga ; vẫn nhớ địa chỉ nhà ông ở ngõ 61 phố Lãn Ông ; vẫn nhớ có lần bố tôi tết ông một cây quất cảnh do bố tôi tự tay chăm bón.
    Lúc uống trà buổi sáng, bố hỏi tôi :
    - Con đã nhớ ra tên ông chưa ? con chưa 30 tuổi mà cũng hay quên nhỉ ?
    Trông bố tôi thật đăm chiêu, tôi cũng buồn lám. Không buồn sao được khi học trò lại quên tên của thầy
    - A ! con nhớ ra rồi, tên ông là Quý và hồi đó ông cũng quý con hơn cậu con bà bán phở vì cậu ta rất lười học.
    Và tôi thấy bố tôi cười...
    Đến giờ tôi vẫn cảm thấy nuối tiếc vì hồi ấy tính tôi quá dút dát nếu không hẳn tôi đã học được từ ông nhiều điều bổ ích hơn nữa. Ông ơi ! sẽ chẳng bao giờ cháu còn quên tên ông, cũng như sẽ chẳng bao giờ cháu quên được ánh mắt hài lòng của ông trước kết quả học tập của cháu.
    Lên đại học, tôi có nhiều thầy cô giáo hơn. Song thú thực là những ấn tượng buồn nhiều hơn những ấn tượng vui. Trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp ở khoa tôi, tôi chạnh lòng khi thấy các bạn ở lượt đầu xúng xính trong những bộ áo mũ cử nhân mầu xanh bước lên sân khấu nhận bằng mà các thầy cô trong những bộ áo mũ đỏ ngồi ở dãy bàn danh dự kê trên sân khấu lại giơ tay cho các bạn bắt một cách rất hờ hững. Tôi là tân cử nhân dẫn đầu lượt thứ hai. Tôi tiến đến trước mặt thầy giáo ngồi đầu bàn, dùng cả hai tay bắt chặt tay thầy, nhìn thẳng vào mắt thầy, miệng dõng dạc : ?oEm cám ơn thầy ạ.? Thật là kỳ làm sao ! Thầy đang ngồi bỗng đứng vụt dậy và tôi lại nhìn thấy trong mắt thầy có ngọn lửa giống như ngọn lửa trong mắt thầy K dạy vật lý cấp III, trong mắt cô N dạy văn cấp II, trong mắt ông Quý của tôi. Không hiểu sao tôi tin chắc rằng thầy biết rõ tôi là sinh viên không bao giờ quay cóp trong các kỳ thi, không ở trong đám sinh viên hay ?ođi chùa thầy? và điểm số của tôi là điểm thực chất dù chỉ suýt soát bằng đỏ mà thôi. Cả một hàng các thầy cô đang ngồi cũng đã đứng cả dậy, các bạn tiếp sau tôi hồ hởi bắt tay các thầy cô và tôi vui sướng nghe điệp khúc ?ochúng em cám ơn thầy, cô? từ miệng các bạn.
    Bây giờ thì số lượng những người thầy của tôi đã không đếm xuể nữa rồi. Có rất nhiều người thầy tôi chưa từng gặp mặt. Đó là nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, là các thành viên trên diễn đàn Nhạc cổ điển của chúng tôi... Đó là những người thầy ?oảo? ?" nói theo ngôn ngữ của thế hệ @ bây giờ. Nhưng có sao chứ ? Miễn là kiến thức và cảm xúc chúng tôi truyền cho nhau là thật.
    Có câu ?oRễ của học tập thì đắng, quả của học tập thì ngọt.? Tôi chưa thật sự được nếm quả ngọt của học tập ( chưa chứ không phải không ) song có điều chắc chắn là tôi sẽ học, học nữa, học mãi, học đến hơi thở cuối cùng.
    Mùa thu, đầu thu có ngày khai trường, cuối thu có ngày hiến chương các nhà giáo. Có phải vì thế mà những quả chín của học tập thường lộ rõ nhất vào mùa thu của đời người, giống như những chùm quả xoan chín kia đang lúc lỉu trên cành, chỗ mà hồi mùa xuân mới chỉ là những chùm hoa mỏng mảnh. Tôi không còn có thể đến thăm và nói lời cám ơn trực tiếp với các thầy cô của tôi được nữa. Từ ban công mùa thu, chỉ xin bái vọng mà thôi...
    07/11/05
    KH
  7. minou

    minou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    ALEXANDRE
    Guy de Maupassant
    KH dịch

    Hôm ấy, vào lúc bốn giờ như mọi ngày, Alexandre mang ra trước cửa ngôi nhà nhỏ của gia đình Maramballe, chiếc xe lăn ba bánh mà trên đó ông vẫn đưa bà chủ già nua và bại liệt của mình dạo chơi đến tận sáu giờ, theo toa của thầy thuốc.
    Sau khi đã đặt chiếc xe nhẹ bẫng ấy sát bậc thềm nơi mà ông có thể dễ dàng nâng bà phu nhân to béo lên tận đấy, ông trở vào nhà và người ta nghe thấy ngay ở tầng dưới một giọng nói giận dữ, khàn khàn của cựu quân nhân đang gào thét chửi rủa ; đó là giọng của ông chủ, cựu đại úy lục quân đã về hưu, Joseph Maramballe.
    Rồi có tiếng những cánh cửa sập mạnh, tiếng những chiếc ghế bị lật nhào, tiếng bước chân di chuyển, rồi không có gì nữa, và sau một lúc, Alexandre lại xuất hiện trên ngưỡng cửa ra đường, dùng hết sức lực đỡ bà Maramballe mệt lử vì phải xuống cầu thang. Khi bà đã được đặt ngay ngắn, không phải là không vất vả, trong chiếc ghế di động, Alexandre chuyển qua phía sau, nắm lấy cái thanh tròn dùng để đẩy xe và khởi hành về phía bờ sông.
    Ngày nào cũng thế, họ đi qua thành phố nhỏ với những lời chào kính trọng có lẽ được gửi tới người đầy tớ cũng như tới bà chủ, vì nếu bà được tất cả yêu mến và kính trọng thì bản thân ông, người lính già có bộ râu bạc, bộ râu của cụ già đáng kính, đã trở thành kiểu mẫu của những gia nhân.
    Mặt trời tháng bẩy chiếu gay gắt xuống đường, nhấn chìm những ngôi nhà thấp dưới ánh sáng buồn tẻ của nó bằng cái sức mạnh dữ dội và trắng trợn. Những con chó ngủ trên vỉa hè trong dải bóng râm của những bức tường, và Alexandre hơi thở dốc, rảo bước nhanh hơn để tới con đường có cây xanh dẫn tới dòng nước.
    Bà Maramballe đã thiu thiu ngủ dưới chiếc dù trắng mà cái chỏm buông ra của nó chốc chốc lại phất vào gương mặt thản nhiên của người đàn ông.
    Khi họ đi tới đường Tileuls, bà hầu như tỉnh hẳn dưới những bóng cây, và bà nói bằng một giọng nhân từ :
    ?oĐi thong thả hơn đi, ông bạn đáng thương của tôi, ông sắp giết mình bởi cái nóng này đấy.?
    Trong sự ích kỉ hồn nhiên của mình, người đàn bà can đảm này chẳng hề nghĩ rằng nếu bây giờ bà muốn đi chậm hơn, đấy là chỉ bởi bà mới được trú dưới tán lá.
    Gần kề con đường bao phủ bởi những cây đoạn già được cắt gọt thành vòm, sông Navette trôi theo cái dòng ngoằn ngoèo giữa đôi hàng liễu. Những tiếng ồng ộc của những xoáy nước, những thác nước trên những tảng đá, những chỗ ngoặt dòng đột ngột gieo suốt dọc cuộc dạo chơi này một khúc ca êm đềm của nước và cái tươi mát của không khí ướt át.
    Sau khi đã hít thở và tận hưởng sự quyến rũ ẩm ướt của chốn này, bà Maramballe thì thào :
    ?oNào, tốt hơn rồi. Nhưng hôm nay ông ấy trở dậy không được khỏe.?
    Alexandre đáp :
    ?oỒ không, thưa bà.?
    Từ ba mươi năm nay ông đã phục vụ cái gia đình này, ban đầu như một lính hầu cận sĩ quan, rồi sau như một đầy tớ không muốn xa rời những người chủ của mình ; và từ sáu năm nay, chiều nào ông cũng lăn xe cho bà chủ qua những con đường hẹp chung quanh thành phố.
    Vì sự phục vụ lâu dài tận tụy, rồi sau nữa vì giáp mặt nhau hàng ngày nên giữa bà phu nhân già nua và người hầu nảy sinh một kiểu thân mật, trìu mến ở bà và tôn kính ở ông.
    Họ nói về việc nhà như người ta làm giữa những người bình đẳng. Chủ đề chính của cuộc chuyện trò thân mật và mối lo lắng của họ ngoài ra còn là tính xấu của ông đại úy, bực tức cau có vì một sự nghiệp dài bắt đầu với tiếng vang, rồi trôi đi không tiến bộ và kết thúc không vinh quang.
    Bà Maramballe nói tiếp :
    ?oVì trở dậy không được khỏe, ông ấy đã trở dậy không được khỏe. Điều đó xảy ra thường xuyên với ông ấy từ khi ông ấy rời nghĩa vụ.?
    Và Alexandre bổ sung ý nghĩ của bà chủ mình với một tiếng thở dài.
    ?oÔi ! Bà có thể nói rằng điều đó xảy ra với ông ấy hàng ngày và điều đó cũng xảy ra với ông ấy trước khi rời quân đội.
    - Điều đó đúng. Nhưng người đàn ông này đã không còn cơ hội nữa. Ông ấy đã khởi nghiệp bằng một hành động dũng cảm khiến ông ấy được thưởng huân chương năm hai mươi tuổi, và rồi từ hai mươi đến năm mươi tuổi ông ấy đã không thể lên cao hơn cấp đại úy, thế mà lúc đầu ông ấy đã tính chắc rằng ít ra là cấp đại tá lúc về hưu.
    - Bà có thể vẫn nói rằng đó là lỗi của ông ấy sau tất thảy. Nếu ông ấy không luôn luôn mềm như một cái roi ngựa thì những người chỉ huy của ông ấy đã quý mến và che chở ông ấy hơn.,Việc phải làm vừa lòng người để được ưa nhìn chả giúp được gì cho việc thành người cứng cỏi.
    ?oKhi ông ấy đối xử với chúng ta như thế, chúng ta thì khác, đó cũng là lỗi của chúng ta bởi vì điều đó làm chúng ta thích ở lại với ông ấy, nhưng với những người khác thì lại khác.?
    Bà Maramballe ngẫm nghĩ. Ôi ! từ bao nhiêu năm nay, ngày nào bà cũng nghĩ về tính tàn nhẫn của người chồng mà bà đã cưới hồi xưa, đã lâu rồi, bởi vì ông là một sĩ quan điển trai, được huân chương khi còn rất trẻ và đầy tương lai như người ta nói. Trong đời người ta mới lầm lẫn làm sao !
    Bà thì thào :
    ?oChúng ta dừng lại một chút đi, Alexandre đáng thương của tôi, và hãy nghỉ trên cái ghế của ông.?
    Đó là một chiếc ghế nhỏ bằng gỗ bị ướt một nửa dựng ở chỗ ngoặt của con đường dành cho những người dạo chơi ngày chủ nhật. Mỗi lần người ta tới bên nó, Alexandre có thói quen ngồi thở vài phút trên cái ghế ấy.
    Ông ngồi đó và nắm chòm râu bạc xòe hình rẻ quạt trong hai bàn tay bằng một cử chỉ quen thuộc và đầy tự hào, ông siết chặt nó rồi vuốt nó trong những ngón tay nắm chặt mà đôi lúc ông giữ lại trên rốn mình như để gắn chặt nó vào đấy và để nhận thấy mỗi lần nó mọc dài thêm.
    Bà Maramballe lại nói :
    ?oCòn tôi, tôi đã lấy ông ấy. Việc tôi chịu sự bất công của ông ấy thật thích đáng và tự nhiên, nhưng điều mà tôi không hiểu là chính ông cũng đã chịu đựng ông ấy, Alexandre can đảm của tôi ạ !?
    Ông khẽ nhún vai và chỉ nói :
    ?oÔi ! tự tôi?thưa bà.?
    Và bà nói thêm :
    ?oQuả thực. Tôi thường nghĩ đến điều đó. Ông đã là lính hầu cận của ông ấy khi tôi lấy ông ấy và ông không mấy khi có thể làm cách khác hơn là chịu đựng ông ấy. Nhưng từ khi?, vì sao ông ở lại với chúng tôi, người trả ông rất ít và đối xử với ông rất tồi, trong khi mà ông đã có thể làm như mọi người, lập nghiệp, cưới vợ, có những đứa con, tạo ra một gia đình ??
    Ông lặp lại :
    ?oÔi ! tự tôi, thưa bà, đó là chuyện khác.? Rồi ông nín lặng ; nhưng ông kéo chòm râu mình như thể có một quả chuông đã ngân vang lại ngân vang trong ông, như thể ông đã tìm cách kéo nó, và ông đảo cặp mắt hoảng hốt của con người ngập chìm trong bối rối.
    Bà Maramballe theo đuổi ý nghĩ của mình.
    ?oÔng không phải là nông dân. Ông đã được giáo dục??
    Ông cắt ngang một cách tự hào :
    ?oTôi đã học để làm nhân viên đo đạc địa hình, thưa bà.
    - Thế thì tại sao ông ở lại bên chúng tôi để bỏ phí đời mình ??
    Ông ấp úng :
    ?oNhư thế đấy ! như thế đấy ! Lỗi ở bản tính của tôi.
    - Sao lại bởi bản tính của ông ?
    - Phải, khi tôi quyến luyến, tôi quyến luyến và thế là hết.?
    Bà bắt đầu mỉm cười :
    ?oXem nào, ông sẽ chẳng khiến tôi tin là những cách đối xử tốt và sự dịu dàng của Maramballe đã gắn bó đời ông với ông ấy.?
    Ông cựa quậy trên ghế, đầu óc rõ ràng luống cuống và ông lầm rầm trong đám ria mép dài của mình :
    ?oKhông phải ông ấy, mà là bà !?
    Bà phu nhân già, người có một gương mặt rất dịu dàng, được tôn lên bởi một lọn tóc xoăn mầu tuyết được chăm chút uốn hàng ngày và sáng như lông thiên nga giữa vầng trán và đám tóc, động đậy trong chiếc xe của mình và ngắm nhìn người đầy tớ với con mắt rất ngạc nhiên.
    ?oTôi ư, Alexandre đáng thương của tôi. Thế là thế nào ??
    Ông bắt đầu nhìn lên trời, rồi xoay đầu nhìn gần nhìn xa, như những người nhút nhát bị buộc phải thú nhận những bí mật hổ thẹn vẫn làm. Rồi ông tuyên bố bằng một sự can đảm của người lính được ra lệnh đi vào lửa :
    ?oNhư thế đấy. Lần đầu tiên tôi mang cho tiểu thư một bức thư của trung úy và tiểu thư đã vừa cho tôi năm xu vừa mỉm cười với tôi, điều ấy đã được định đoạt như thế.?
    Bà lưỡng lự, không hiểu rõ.
    ?oNào, ông hãy giải thích đi.?
    Thế là ông thốt lên với nỗi lo sợ của một kẻ khốn khổ thú nhận một tội ác và của kẻ đã sa đọa :
    ?oTôi đã có cảm tình với bà. Thế đấy !?
    Bà không đáp lại gì, thôi nhìn ông, cúi đầu và ngẫm nghĩ. Bà tốt bụng, đầy thẳng thắn, dịu dàng, lý trí và nhạy cảm.
    Trong một giây, bà nghĩ tới sự tận tâm vô hạn của con người đáng thương đã từ bỏ tất cả để sống bên bà mà không nói một lời. Và bà đã muốn khóc.
    Rồi lấy vẻ mặt hơi nghiêm trang nhưng điểm chút giận dữ, bà bảo :
    ?oVề thôi?
    Ông đứng dậy, chuyển qua phía sau chiếc ghế di động, và bắt đầu đẩy nó.
    Bởi vì họ tới gần ngôi làng, họ nhận thấy ông đại úy Maramballe đang đến chỗ họ.
    Ngay khi ông ta bắt kịp họ, ông ta bảo vợ với vẻ muốn nổi cáu rõ rệt :
    ?oChúng ta có gì để ăn tối thế ?
    - Một con gà giò nhỏ và hạt đậu lùn.?
    Ông ta nổi khùng.
    ?oMột con gà giò, lại là gà giò, luôn là gà giò, mẹ kiếp ! Tôi, tôi đã chán ngấy gà giò của bà rồi. Thế trong đầu bà không có ý nào hơn là bắt tôi ngày nào cũng ăn cùng một thứ hay sao ??o
    Bà nhẫn nhục đáp :
    ?oNhưng mình yêu quý của tôi, mình biết là bác sĩ đã kê đơn cho mình như thế. Hơn nữa, thế tốt hơn cho dạ dày của mình. Nếu mình không bị đau dạ dày, tôi đã làm cho mình ăn nhiều món mà tôi không dám dọn cho mình.?
    Thế là ông ta đứng sững trước Alexandre vẻ phẫn nộ.
    ?oNếu tôi bị đau dạ dày thì lỗi do cái đồ thô lậu này. Đã ba mươi nhăm năm nó đầu độc tôi bằng món ăn rác rưởi của nó.?
    Đột nhiên, bà Maramballe gần như quay hẳn đầu lại để nhìn người đầy tớ già. Thế là mắt họ gặp nhau và cả người nọ lẫn người kia cùng nói : ?oCảm ơn? trong ánh nhìn duy nhất ấy.
    02/09/1889
    Si Mi Chiamano Minou
    Sinh ra ta là cha mẹ ta, người hiểu ta chỉ có Blanchechatte
  8. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    vào box nhạc cổ điển để đọc truyện,cũng hay đấy chứ..
  9. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Mừng sinh nhật Minou 05/12
    [​IMG]
    Gia đình hạnh phúc
    Hans Christian Andersen (1805?"1875)
    KH dịch qua bản Pháp văn

    Chiếc lá lớn nhất ở xứ sở này nhất định là lá cây ngưu bàng. Nếu ta giữ nó ở trước cái bụng bé nhỏ của mình, ta tưởng như có một chiếc tạp dề thực sự và nếu vào những hôm trời mưa ta đặt nó trên đầu, nó giá trị gần bằng một chiếc ô bởi vì nó rất rộng. Cây ngưu bàng không bao giờ mọc đơn lẻ cả. Nơi nào có một cây, nơi đó sẽ có nhiều cây khác và đó là một món ăn thật là ngon cho những con ốc sên. Đấy là tôi nói về những con ốc sên trắng lớn mà ngày xưa những người tao nhã đã dùng để làm món ragu.
    Có một tòa lâu đài cổ nơi mà người ta chẳng còn ăn ốc sên nữa, chúng hầu như đã biến mất rồi, nhưng chính cây ngưu bàng lại sống dai hơn bao giờ hết, nó đã xâm lấn cả những lối đi và bồn hoa ; người ta không thể nào đi đến hết được vì đó là một khu rừng thực sự. Một cây mận hoặc cây táo mọc lên ở bên này bên kia, nếu không có những cây đó, người ta không bao giờ tin rằng trước kia đây là một khu vườn. Tất cả toàn là cây ngưu bàng?và trong đó có hai con ốc sên cuối cùng và vô cùng già nua đang sống.
    Chính chúng cũng không biết chúng có thể là bao nhiêu tuổi, song chúng nhớ rằng chúng đã từng đông đúc lắm, rằng chúng là một loài đến từ ngoại quốc, và rằng chính vì chúng mà cả khu rừng đã được trồng. Chúng chưa từng đi ra ngoài, song chúng biết rằng ở trên đời có cái gì đó gọi là ?olâu đài?, nơi mà người ta mang chúng đến để nấu chín, điều đó khiến ta trở nên đen kịt, rồi ta được đặt lên một chiếc đĩa bạc mà không thể biết được điều gì sẽ xảy đến sau đó. Được nấu chín, trở nên đen kịt và nằm trên một chiếc đĩa bạc, chúng không hình dung ra cái đó có thể là gì, song điều đó chắc hẳn phải rất thú vị và hết sức tao nhã.
    Cả chuột chũi lẫn cóc và sâu đất đều hỏi và chẳng thể đưa ra ít tý chút chỉ dẫn gì về việc đó, chẳng ai trong số chúng từng được nấu chín cả.
    Những con ốc sên trắng già nua biết rằng chúng cao quý nhất trong cả bọn, rằng khu rừng tồn tại chỉ để cho chúng và tòa lâu đài ở đó là để chúng có thể được nấu chín và đặt lên một chiếc đĩa bạc.
    Chúng sống rất cô đơn song hạnh phúc và vì chúng không có con cái nên chúng đã đón về một con ốc sên nhỏ hoàn toàn bình thường mà chúng nuôi như thể nó là con riêng của chúng. Đứa con chẳng hề to lớn thêm bởi vì nó thuộc một loài rất bình thường.
    Một hôm, có một trận mưa lớn đổ xuống.
    - Nghe kìa, mưa đập trên những chiếc lá ngưu bàng đấy ! ông bố bảo.
    - Và những giọt nước thấm qua tất cả, bà mẹ nói. Có cả những giọt rơi xuống dọc theo những thân cây. Tất cả sắp ướt hết. Thật là may vì mỗi chúng ta có một ngôi nhà tốt và con mình cũng thế. Tạo hóa đã cho chúng ta hơn tất thảy mọi sinh vật khác, rõ ràng rằng chúng ta là những chủ nhân của thế giới này ! Ngay khi chúng ta sinh ra, chúng ta đã có ngôi nhà riêng của mình và rừng cây ngưu bàng để chúng ta dùng. Tôi tự hỏi ở đằng kia có cái gì.
    - Chả có gì ở đằng kia đâu, ông bố bảo. Không nơi nào mà ta có thể tốt hơn ở nhà mình cả và tôi chả có gì để ao ước hết.
    - Có chứ, người mẹ nói, tôi mong được đem tới tòa lâu đài, được nấu chín và đặt lên một chiếc đĩa bạc. Tất cả ông bà tổ tiên của chúng ta đều được thế cả và mình hãy tin tôi, đó hẳn phải là điều gì đó đặc biệt.
    - Tòa lâu đài có thể là đã sụp đổ rồi, ông bố nói, hoặc là khu rừng đã mọc lên trên và con người không còn có thể ra khỏi đó nữa. Vả lại, chả có gì cần kíp phải biết ngay đâu. Nhưng mình cứ bồn chồn quá và con mình cũng bắt đầu như thế - chẳng phải nó leo lên dọc cái thân cây này từ ba ngày nay ư ?
    - Mình đừng la mắng nó, bà mẹ nói, nó leo lên một cách rất thận trọng ; mình thấy đấy, chúng ta đã thỏa lòng, và chúng ta già nua thì khác, chúng ta chẳng có lý do sống nào nữa. Nhưng có một điều khiến tôi bận tâm : làm sao để nó tìm được một người vợ ? Mình có tin rằng, ở sâu trong rừng, ta vẫn còn tìm thấy một thiếu nữ dòng giống mình không ?
    - Ồ, những con sên đen thì tôi tin là ở đó vẫn có, nhưng không có vỏ và tầm thường ! Và với việc ấy, chúng tự phụ lắm. Chúng ta có thể nói chuyện với những chị kiến chạy khắp các sườn dốc cứ như thể họ có việc gì đó để làm. Có lẽ họ biết một người phụ nữ dành cho con chúng mình chăng ?
    - Tôi biết cô đẹp nhất trong những người đẹp, chị kiến nói, nhưng tôi e rằng cô ấy không làm việc ; đó là một nữ hoàng !
    - Thế thì làm cái gì, ông bố nói, thế cô ấy có một ?ongôi nhà? không ?
    - Cô ấy có một tòa lâu đài, chị kiến nói, một tòa lâu đài tuyệt diệu của đàn kiến với bảy trăm hành lang.
    - Cám ơn lắm lắm, bà mẹ nói, con trai chúng tôi sẽ không đi vào một tổ kiến đâu. Nếu chị không có đám nào tốt hơn để giới thiệu cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tìm hỏi những anh muỗi trắng vậy ; họ bay lượn tứ bề dưới mưa và trong nắng, quen thuộc khu rừng.
    - Chúng tôi có một phụ nữ dành cho anh ấy đấy, những anh muỗi rì rầm. Cách đây một trăm bước chân người, trên một cây lý chua, một cô ốc sên nhỏ nhắn có vỏ ở đó chỉ có mỗi mình và đang ở độ tuổi kết hôn.
    - Mong sao cô ta về với nó, ông bố bảo ; nó sở hữu một rừng ngưu bàng, cô ta chỉ có mỗi một bụi cây bình thường?
    Vậy là những anh muỗi tới tìm thiếu nữ ốc sên nhỏ nhắn. Người ta chờ cô ta tám ngày, điều đó minh chứng rằng cô ta rõ ràng thuộc dòng giống của chúng.
    Tiếp đó, hôn lễ được tổ chức. Sáu con sâu đóm vận bộ cánh rực rỡ nhất. Vả lại, tất cả diễn ra rất yên lặng vì cặp vợ chồng ốc sên già không chịu được chuyện chè chén lẫn sự ồn ào. Ốc sên mẹ đọc một bài diễn văn cảm động - ông bố quá xúc động -, và cặp vợ chồng trẻ nhận cả rừng cây ngưu bàng làm của hồi môn, cha mẹ nói, vì họ vẫn luôn nói thế, rằng là ở đó có cái tốt nhất trên đời, và rằng nếu bọn trẻ sống lương thiện, ngay thẳng và sinh sôi nảy nở, thì chúng và con cái chúng sẽ có một ngày vinh dự được mang đến lâu đài, được nấu chín và đặt lên một chiếc đĩa bạc.
    Sau bài phát biểu này, những con ốc sên già lui lại trong vỏ của chúng và không bao giờ nhô ra ngoài nữa. Chúng yên giấc nghìn thu. Cặp vợ chồng trẻ trị vì khu rừng và có một đàn con cháu đông đúc nhưng chúng chẳng bao giờ được nấu chín và chẳng bao giờ có cái vinh dự đĩa bạc cả. Chúng kết luận rằng tòa lâu đài đã sụp đổ và mọi người trên trái đất đã chết hết.
    Mưa vỗ trên những chiếc lá ngưu bàng để tặng cho chúng một buổi hòa nhạc của dàn trống, mặt trời chiếu sáng để ban cho những chiếc lá ngưu bàng một sắc mầu đẹp đẽ. Chúng rất hạnh phúc về điều đó, phải, cả gia đình sống thật hạnh phúc.
  10. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng sinh nhật của blanchechatte, chúc mừng sinh nhật minou .... !
    You are a sunflower for me in cold. I love you all, really ... really ... really ...
    And this is my wish for today : "Someday, your prince will come ...! "
    .... and I will be there to listen your song, my dearest ....

    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 04:21 ngày 20/12/2005

Chia sẻ trang này