1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kĩ năng trong giao tiếp (đề nghị không copy ở nơi khác, hãy trình bày quan điểm theo cách của

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi tu_hus, 19/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Những kĩ năng trong giao tiếp (đề nghị không copy ở nơi khác, hãy trình bày quan điểm theo cách của bạn)

    Những quan điểm được đưa ra sau đây hoàn toàn mang tính cá nhân, nếu bạn có đóng góp xin gửi tại đây. Những bài viết không mang tính xây dựng, chúng tôi sẽ xoá ngay mà không báo trước.

    Không phải cầm một chống hồ sơ nặng trịch đầy ý tưởng hấp dẫn với bộ quần áo xộc xệch, râu ria lởm chởm bạn có thể thuyết phục được người khác. Đừng nghĩ rằng chỉ có phương án hay người ta sẽ nghe theo bạn!


    Ok, chúng ta hãy tưởng tượng mình sắp gặp một nhân vật quan trọng của một công ty mà bạn đang cần nhờ vả. Họ chưa biết gì về bạn. Để có một buổi nói chuyện thành công (kết quả chưa chắc thành công) bạn cần những gì?


    Chuẩn bị:

    1. Bạn cần biết về người đó. Không cần thiết phải biết quá nhiều, nhưng rất cần một số chi tiết. Ví dụ như thói quen của họ trong cách ăn mặc, nói chuyện...

    Vd: Nếu đối tác là người thoải mái, vui vẻ bạn nên chọn trang phục thoải mái, không nên kiểu cách. Gam màu tươi tắn như: hồng, xanh nhạt, kẻ caro tạo cảm giác rất dễ chịu cho đối tác.
    Nếu họ ngược lại, bạn nên chọn ngược lại, còn nếu bạn nắm được thóp một bộ đồ của đối tác và mặc giống họ thì có lẽ đã thắng được đến 20% rồi đấy.

    Còn nếu bạn chẳng biết được gì về họ, tất nhiên hãy chọn một trang phục thật lịch sự, trang trọng cũng ok rồi, sau đó tuỳ cơ ứng biến.

    2. Make up your mind! Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Điều quan trọng không phải là bạn giỏi nói chuyện hay không, mà là bạn có muốn nói hay không! Khi bạn muốn, khát khao làm một việc, bạn mới có thể làm với 100% khả năng, thậm chí còn hơn thế. Chính vì vậy, bạn ?ophải muốn?.

    Trước buổi nói chuyện, hãy tự tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, tự tin bằng cách: gọi điện thăm hỏi bạn bè thân, người yêu (nhớ là chỉ hỏi thăm, động viên họ, không làm gì khác...) nếu tâm trạng họ không tốt, hãy mau chóng dừng lại kẻo tâm trạng của bạn cũng thế. Thông thường, mọi người được tham hỏi, quan tâm ai cũng vui cả, và bạn nên để ý, nếu bạn làm người khác vui, bản thân bạn cũng sẽ vui. Không tin thì làm thử xem! Đó chính là lý do bạn nên gọi điện để tạo tâm trạng tốt. Không làm việc quá nhiều trước ?ongày ấy?, thư giãn. Đầu tóc gọn gàng. Nếu đối tác mà kiểu cách chớ có dại mà vuốt keo hay nhuộm tóc- họ ghét đặc hai thứ ấy!

    3. Có được tâm trạng tốt là thắng được 20% nữa, bạn cần chuẩn bị kĩ lượng tài liệu của mình cần người ta giúp đỡ (xin tài trợ chẳng hạn). Hiểu về công ty của họ, họ có những điểm mạnh gì, sản phẩm gì hấp dẫn, nói chung họ có cái gì hay là phải biết để còn ?onịnh bợ?. Giả sử khen: ôi, hàng của công ty ngài thật tốt.
    Xong người ta hỏi: Bạn đã dùng sản phẩm nào của tôi, nó như thế nào? Mà lại không trả lời được thì rắc rối to. Khen cũng phải đúng cách! Thông thường, để nhờ vả họ về vấn đề gì thì thường hay ca ngợi mặt đó của họ, cho họ thấy họ sẽ có lợi thế nào khi hợp tác với bạn (sẽ nói sau).

    Khi nói chuyện

    1. Lắng nghe. Hơi lạ nhỉ, vì chúng ta đến đây để nói, còn họ nghe cơ mà. Có hai điều người ta thích nhất: được quan tâm và được thể hiện. Nếu bạn càng dành cho họ nhiều thời gian để nói sẽ ích lợi hơn nhiều.

    Lắng nghe phải chăm chú, nghe hết mình. Điều đó thể hiện bạn tôn trọng người ta thế nào. ?oBody language? của bạn cũng phải được phát huy tối đa: nhíu mày, thể hiện: ?otôi rất quan tâm đến ý tưởng của ngài, tôi đang suy nghĩ về nó?, đầu gật gật, thể hiện: ?oý tưởng của ngài thật hay, tôi tán thành ý tưởng ấy?. Với chỉ hai cử chỉ ấy, bạn đã nói được hai câu rất quan trọng rồi đấy! Luôn nhìn thẳng vào mắt đối tượng, coi như nhìn vào mắt người yêu ấy mà.
    Trong câu chuyện, cố gắng cổ động, phụ hoạ với họ, thể hiện: ?ocâu chuyện của ngài thật hấp dẫn, tôi thích lắm?!

    2. Nói chuyện phải ngang bằng
    Nếu đối tác thấp quá, đừng có mà thẳng lưng mà nói chuyện với họ, chẳng ai thích nghển cổ cả. Cố gắng hạ thấp đầu ngang với họ.

    3. Giọng nói: nhỏ nhẹ, rõ ràng đủ nghe thôi. Bạn có thể thay đổi theo cao trào của câu chuyện cho sinh động. Không thể từ đầu đến cuối một giọng được, như thế chẳng khác gì ru người ta ngủ. Giọng nói thể hiện sự chân thành, cầu tiến.
    4. Những điều tối kị: làm cụt hứng của đối tác, cắt lời giữa chừng (khác với nói phụ hoạ).

    Nói chung, nghệ thuật giao tiếp rất sâu, rộng, tôi chỉ đưa ra một số suy nghĩ, ứng dụng của mình đã thực hiện và thấy rất ổn thoả. Những phần khác sẽ gửi lên sau. Mong được sự đóng góp nhiệt tình của các bạn.




    Được tu_hus sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 19/04/2004
  2. srilanka

    srilanka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng ý với quan điểm này, trong khi giao tiếp thì body language rất quan trọng. Sự lắng nghe, tôn trọng sẽ làm người đối thoại thấy dễ chịu hơn. Bên cnạh đó cần thể hiện ?onhững ngôn ngữ? khác như cách nhìn (VD khi giao tiếp có nên nhìn vào mắt người kia ko? Nhìn thẳng vào mắt sẽ tìm thấy sự đồng cảm, chân thành... Nhưng đồng thời trong một số trường hợp sẽ làm người kia lúng túng, khó xử. Vậy có nên nhìn vào mắt ko? Hay nhìn xuống phía cằm, nhìn lên trán...
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Để gọi là thành công trong lần gặp đầu tiên...
    1-Phải gọi điện xin hẹn trước.
    2- Đến sớm 1 chút.
    3-Chào hỏi giới thiệu trang phục...đĩnh đạc tự tin cụ thể ( tập nhiều ).Nên nhớ ấn tượng hay ko là vào 30 giây đầu tiên đó.
    4-Thương thuyết phải : Kiên trì ,kiên nhẫn, kiên quyết ( đảng 3k ) Mềm dẻo Mật thiết và Mơ màng ( 3m )
    4- Dừng lại đúng lúc , vừa đủ cho đối tác hiểu , mà lại tạo sự tò mò cho cuộc hẹn sau.
    5- Xin và xác định lại thời gian cuộc hẹn sau đó.
    vài thiển ý....cùng chia sẻ.
  4. Thien-than-nho

    Thien-than-nho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Tớ xin được đóng góp về phần nhìn.
    Theo tớ, nhìn vào mắt ng đối diện là hay, nhưng còn tuỳ thuộc vào phản ứng của họ, nếu họ ko thích, mình nhìn...cái khác.
    Ngoài ra, nhìn cũng phải đúng kiểu, nếu nhìn tròng trọc thì toi đời. Cần có một cái nhìn thiện cảm, dễ mến, ánh mắt biết cười!
  5. srilanka

    srilanka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra, ngôn ngữ của tay cũng rất quan trọng.
    Nhiều khi mình băn khoăn, tay nên để như thế nào? Khoanh tay trước ngực? đút tay vào túi quần? Tay ôm cặp tài liệu, tay buông thõng? hay tay vung lên theo câu nói?
    Tốt nhất là cần phải kết hợp tất cả, tuỳ theo giai đoạn, nội dung của câu chuyện (và tuỳ theo mình có mỏi ko nữa?) Kinh nghiệm rút ra, khi nói chuyện nên cố gắng cùng ngồi để nói chuyện, tránh đứng!
  6. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp dùng lời nói tình cảm đằm thắm
    Người nghe chỉ bị chinh phục bởi những ý nghĩ, xúc cảm của người nói trong sự thể hiện âm thanh ngôn ngữ được nói ra.
    E. A. Nôgin
    Biết là bạn tu_hus đã "cấm" nhưng mà chẳng lẽ bài hay lại không post lên, mà chẳng lẽ lại lập một topic khác ư? Khôi mạn phép tu_hus đưa bài viết này lên (Ở báo "Cơn lốc tình yêu" của box chúng mình có đăng đó, copy từ đâu nhỉ ko nhớ tên sách). Chúng mình giải quyết các tình huống đặt ra trong giao tiếp cũng rất hay!
    Vợ Pi-cat-xô rất thích vẽ tranh. Một lần bà ta đóng cửa phòng lại để vẽ. Đứa con tuy nhỏ nhưng tỏ ra rất thông minh. Người mẹ không muốn bị quấy rầy chỉ đáp một tiếng ?ochà? và không bỏ bút xuống.
    - Mẹ ơi con yêu mẹ - Đứa trẻ muốn được chi bên cạnh mẹ.
    - Mẹ cũng rất quý con, con yêu của mẹ! - Người mẹ đáp lại. Mấy phút trôi qua không thấy mẹ đứng dậy mở cửa, đứa bé nói tiếp:
    - Mẹ ơi con rất thích tranh của mẹ
    - Cảm ơn con, con yêu của mẹ. Con thật là sứ giả nhỏ của nhà trời
    Lại một thoáng trôi qua, đứa bé nói:
    - Mẹ ơi, mẹ vẽ rất đẹp!
    Người mẹ dừng bút mỉm cười. Có thể đã đoán ra suy nghĩ của mẹ, đứa bé vội vàng tiếp lời:
    - Mẹ vẽ còn đẹp hơn bố!
    Đến phút này thì người mẹ phải bỏ bút xuống mở cửa cho con.
    Tranh của bà tất nhiên không đẹp hơn của chồng - danh họa Pi-cát-xô. Nhưng bà bỏ bút có nguyên nhân của nó. Một là lời nói đó đúng tâm tư trong lòng bà muốn vẽ đẹp hơn. Hai là trong lời nói phóng đại đó của đứa con, bà hiểu rõ nhu cầu bức thiết của nó ?omuốn được chơi bên mẹ?.
    Trong cuộc sống có nhiều chàng trai khi nói với người yêu ?oEm đẹp lắm!?, ?oEm có đôi mắt biết nói, có chiều sâu tâm hồn?? Người được khen tuy biết mình không được như thế nhưng vẫn cảm thấy tự hào, trong lòng thích thú.
    Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ đằm thắm phải là ngôn ngữ của trái tim - những lời nói chân thành, nếu không sẽ thất bại.
    --------------------------------------------
    Bạn có thể tự đặt mình vào trong các trường hợp này và thử tìm giải quyết bằng phương pháp giao tiếp trên!
    1. Trong tình yêu bạn sẽ không thể tránh khỏi những câu hỏi vì sao anh yêu em? Vì sao có rất nhiều người khác xinh đẹp hơn thông minh hơn nhưng anh lại chọn em??
    2. Bạn quen người ấy tình cờ, hai người cảm thấy mến nhau, thời gian qua đi, bạn cùng người ấy đi xem phim, tham quan? Khi cảm thấy có dấu hiệu ?ođèn xanh?, bạn quyết định tỏ tình. Nhưng thật bất ngờ khi nhận được câu trả lời ?oHãy coi tôi như người bạn tốt?. Bạn sẽ cư xử thế nào?
  7. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Những sai sót dễ gặp phải trong khi thương thuyết
    Bạn bị hẫng hụt:
    Có nhiều lý do để dẫn đến hiện tượng này.
    Thứ nhất, có thể vấn đề này bạn chưa chuẩn bị kĩ lưỡng, chợt bị người ta hỏi đến. Thường có dẫn đến hai khả năng: bạn bị lúng túng hoặc bạn chán khi phải nhắc đến đề tài này.
    Thứ hai: do yếu tố khách quan từ đối tác. Các ví dụ: họ không như bạn mong đợi (quá cứng ngắc, quá nguyên tắc, quá cầu kì, quá... đủ thứ), nói chung làm bạn phát chán lên.
    Hậu quả thường dẫn đến câu chuyện trở lên nhạt nhẽo, gượng ép khi cả hai bên đều bất hợp tác.
    Để giải quyết vấn đề này trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của buổi nói chuyện là rất khó. Nhiều khi ta nhận ra mình đã sai chỉ khi ...sai lè lè. Ví dụ: Hai bên đang bàn về vấn đề A, cả hai đang rất hào hứng, sôi nổi. Đột nhiên một người chuyển sang vấn đề B, mà vấn đề này người kia không muốn nhắc đến (hoặc chưa chuẩn bị để trình bầy) dẫn đến sự hụt hẫng về tâm lýà họ sẽ nói không tốt.
    Có một điều quan trọng đó là cảm giác này chỉ xảy ra khi mà tâm trạng của ta lên cao trào thì bị ?otụt? nên mới gọi là hụt hẫng. Còn nếu đối phương đã bất hợp tác ngay từ đầu thì có khi còn dễ giải quyết hơn vì ta đã đề phòng. Cảm giác mất hứng thường làm ta khó suy nghĩ (hay không muốn nghĩ) cách giải quyết nữa. Thất bại là cái chắc!
    Phương án:
    Có 2 thứ có thể thay đổi tâm trạng con người: tiền và tình cảm. Nếu đã mất hứng rồi bạn hãy bám lấy cái phao tiền. Bạn hãy nghĩ đến những cái lợi khi bạn thương thuyết thành công. Cảm giác thành công có thể xoa dịu tâm trạng ức chế, tuy nhiên không dễ chút nào khi nghĩ ...mình sẽ thành công. Chỉ cần nghĩ đến lợi ích mang lại, bạn sẽ tự biết cách xoay sở thế nào cho khéo.
    Với những mối quan hệ không vì lợi lộc (gia đình, bạn bè), ta cần có cách giải quyết thấu tình đạt lý. Cách tốt nhất khi mất hứng là lịch sự xin phép dừng câu chuyện, hẹn lúc khác. Một khi tâm trạng không tốt, chẳng lường được điều gì. Vì ?omột lời đã nói, 4 ngựa đuổi không kịp?.
    Ví dụ một câu chuyện. Dave là nhà tài trợ, còn Nick là một TNV đến liên hệ.
    Thư kí đưa Nick vào văn phòng của Dave.
    N: Cháu chào chú! Cháu là TNV của TNT mà chú đã đã gọi điện hẹn gặp đây ạ!
    D: Chào cậu, xin mời ngồi, uống nước nhé!
    N: Cảm ơn chú, chú đã xem hồ sơ của chúng cháu rồi ạ!? Chúng cháu viết có phần gấp gáp, nếu có gì chưa đạt, mong chú bảo ban thêm.
    D: Hì, có gì mà chưa đạt đâu, tôi đọc rồi, cũng được đấy, thế cậu kể một chút về CLB TNT của cậu được không?
    Nick rất hào hứng kể về CLB của mình với một giọng đầy tự hào và hứng thú, vì với cậu, CLB của cậu làm việc rất tốt. Bất chợt, ông Dave xua tay cắt ngang:
    D: Thôi thôi, đủ rồi!
    Nick rất bực mình. Vì thứ nhất, ông ta cắt ngang hứng thú kể chuyện của anh, mặt khác, anh cảm thấy nghi ngờ khả năng của ông giám đốc này, vì ông ta đã vi phạm vào một lỗi tối kị trong giao tiếp. Nick cảm thấy mình đang phải làm việc với một người bình thường, thậm chí tầm thường. Anh dừng lại cố gắng nở một nụ cười:
    N: Nói chung chúng cháu làm việc rất tốt, và là một tập thể đoàn kết lắm ạ!
    Còn trong bụng thì nghĩ: Hừ, thế mà cũng đòi làm giám đốc! Nhưng mà mình phải nhờ cậy ông ta, phải cố thôi!
    Sau đó, cậu ta trình bày về vấn đề tài trợ, tất nhiên không thể với tâm trạng vui vẻ như trước.
    (Giải pháp: Trong khi trình bày, cố gắng tươi cười những chỗ có thể cười được. Càng giữ được nụ cười trên môi lâu, tâm trạng ức chế của ban sẽ nhanh chóng biến mất cho dù bạn chưa hết bực với người kia.)
    Nói chung, đã là đi nhờ cậy, chúng ta không có quyền (và cũng không có thời gian) để phán xét người khác. Người ta có sai, cũng phải bỏ qua mà làm mục đích chính, và làm theo cách tốt nhất. Phải chuẩn bị tinh thần là sẽ bị ?oquay? theo một cách không hề dễ chịu. Vượt qua nhiều bài học như thế, bạn sẽ có một bản lĩnh rất vững vàng. Đó là điều kiện căn bản để làm việc một cách thật sự chuyên nghiệp.
    Bên Nhật, mỗi CLB tình nguyện của họ đều có một ban chuyên đi xin tài trợ. Những thành viên đăng kí tham gia ban này đều có một điều kiện rất lạ: đã từng bị thất tình, bị chê bai, bị ... Sau đó, họ sẽ hỏi bạn đã vượt qua tâm trạng khó khăn đó như thế nào, trong bao lâu. Người trúng tuyển là người có phương pháp quên các nỗi buồn nhanh nhất và hiệu quả nhất. Có thể nói, họ cần những người ?otừng trải?, đã từng qua nhiều tâm trạng khó khăn, để những người này trở lên ?ochai sạn? khi đi đàm phán cho dù bị quay, bị gây khó chịu. Những người này thường dùng rượu, các buổi nhậu với bạn bè để giải bày những khó chịu.
    Các hãng kem đánh răng thường là nhà tài trợ chính cho những CLB như thế, vì sao các bạn có biết không? Vì những người này cần nụ cười đẹp nhất, với hàm răng trắng nhất!
    Tuy trả lời rằng họ đã quên những mối tình thất bại của mình, nhưng dù là người thương thuyết giỏi nhất cũng trả lời:
    - Tôi không thể nào quên được mối tình đầu của mình! Làm sao khiến được lòng phải cố quên, làm sao bắt được tình phải chết đi...
    Được tu_hus sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 30/04/2004
  8. TTVN80

    TTVN80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    phải công nhận phương tây có một cách giáo dục rất hay. ở đó điều đâu tiên người ta dạy cho học trò là khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình một vấn đề trước đám đông, tạo sự thu hút, và sự thuyết phục cho người nghe. từ cách diển đạt một vấn đề cho đến cách sử dụng ngôn từ, hoàn cảnh và tâm trạng của người nghe. như vậy khi đứng trước một vấn đề hay đứng trước một đám đông người ta luôn cảm thấy tự tin và thoải mái như chẳng có vấn đề gì. Lúc đó rất dễ để diễn đạt hết những điều mình muốn nói một cách suôn sẽ nhất. còn ở V N chúng ta chưa bao giờ có chuyện đó. nên chăng có một môn học như thế.
    Cách vừa nói vừa diễn đạt bằng tay cũng rất hay. nếu bạn để ý sẽ thấy khi người phương tây nói chuyện thì tay luôn hoạt động và diễn ta những ý mà người ta muốn nói. làm cho người nghe cảm thấy gần gủi và dễ hiểu. Tổng Thống Nga là một VD điển hình. Mình rất thích phong cách của ông ta. Thật là một con nguowì tuyệt vời. ước chi mình có 1% sự tự tin đó
  9. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Nhìn bằng con mắt của người khác​
    Có câu chuyện như thế này:
    Paul là trưởng nhóm marketting của một công ty, anh chịu trách nhiệm làm quảng cáo cho sản phẩm mới. Anh làm việc ngày đêm, tận tụy, ekip cùng làm quay phim, đạo diễn...rất vui trong ngày hoàn thiện. Thế nhưng, quảng cáo được đưa lên truyền hình, ai cũng kêu chán. Ngay cả những đứa trẻ con vốn thích ?oxem? quảng cáo cũng chạy đi tắm khi đến đoạn quảng cáo của Paul. Tuy nhiên vẫn có 4% số người được hỏi lại cho rằng quảng cáo ấy ấn tượng và hấp dẫn.
    Paul cùng giám đốc rất băn khoăn không biết tại sao. Tuy nhiên, khi xem xét kĩ thì người ta nhận ra 4% số người ấy đều khá giống Paul về nhiều mặt như: trình độ, sở thích, thu nhập.v.v.v
    Sai lầm ở đây là Paul đã làm quảng cáo để cho mình xem chứ không phải cho khách hàng. Anh đã làm hoàn toàn trên quan điểm của mình. Thất bại là điều tất yếu.
    Cũng như trong cuộc sống của chúng ta, đôi khi ta thấy một cô gái bị coi là xấu, nhưng có thể trong mắt ai đó, cô lại là người đẹp nhất trên đời. Con mắt, chúng ta đừng nhìn bằng mắt mình, hãy nhìn bằng mắt người khác để có thể chiều lòng họ, cảm thông với họ và để họ yêu quý, trân trọng chúng ta!
  10. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Tớ đánh giá cao nhất thái độ nói chuyện của người khác là sự chân thành. Theo tớ, trong khi nói chuyện, cần thực sự cởi mở và chân thành.
    Sự chân thành thể hiện từ dáng vẻ, cử chỉ, kiểu cười, giọng nói...Người nói chuyện chân thành biết cách thể hiện sự thông cảm của mình mà không cần phải lên gân hay ba phải

Chia sẻ trang này