1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kiến thức cần biết về bệnh phụ khoa và quy trình khám phụ khoa

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi cescsie, 11/08/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cescsie

    cescsie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2016
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bạn vẫn biết “nên khám phụ khoa 6 tháng một lần”, song cuộc sống bận rộn, kèm những ngại ngần khiến bạn lần lữa. Tuy nhiên, có những trường hợp, bạn bắt buộc phải đến gặp bác sĩ sản phụ khoa, để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân mình: khi thấy chu kỳ kinh bất thường hoặc ngứa, đau, rát, ra máu khi quan hệ.

    Mối nguy hiểm nằm ở chỗ, phần lớn các bệnh lây truyền qua đường ********, các viêm nhiễm có thời gian “ủ bệnh” cũng như “hoạt động âm thầm” khá lâu. Có những người mãi không có con. Khi vào khám mới biết là vì bị nhiễm Chlamydia. Chính tác nhân này âm thầm gây vô sinh, không còn khả năng sinh đẻ nữa. Vì thế Chlamydia được gọi là “kẻ thù âm thầm của phụ nữ”.

    Khám phụ khoa là việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, tập trung vào các bộ phận sinh dục và sinh sản. Vì thế, nếu bạn đi khám định kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tật cũng như những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn, cũng như bảo đảm cho sức khỏe và cuộc sống của bạn. Từ 21 tuổi trở lên, hoặc từ khi bạn bắt đầu có quan hệ ********, bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần mỗi năm.

    [​IMG]

    Khi nào thì nên đi khám phụ khoa?

    Trước khi bạn lập gia đình

    Khám phụ khoa cho bạn (cũng như khám nam khoa cho anh ấy) là điều không thể thiếu trong danh sách cần làm trước khi lập gia đình. Cả hai bạn đều cần biết cơ quan sinh dục cũng như sinh sản bình thường, khỏe mạnh, không có vấn đề gì.

    “Tại sao phải đi khám trong khi cả tôi và chồng sắp cưới đều còn “gin” trước khi đến với nhau? Làm sao chúng tôi có thể mắc bệnh gì? Không mang bệnh mà vào đó, vừa xấu hổ vừa dễ mất lòng, nghi ngờ nhau!” bạn Thúy A., là một nhân viên văn phòng, ngụ tại đường Lê Văn Sĩ, Quận Tân Bình, đã nói như thế khi được hỏi. Vấn đề nằm ở chỗ, một số căn bệnh chẳng hạn như chính “kẻ thù âm thầm Chlamydia” có thể bị lây nhiễm qua sinh hoạt hàng ngày như dùng chung nhà tắm, khăn tắm không đủ vệ sinh. Thứ hai, khám phụ khoa không chỉ để xem bạn không bị mắc bệnh viêm nhiễm, mà còn để xem cơ quan sinh dục và sinh sản của bạn có gặp vấn đề gì không? Những bộ phận sinh sản nằm sâu bên trong như tử cung, buồng trứng, chỉ bác sĩ phụ khoa mới phát hiện được vấn đề, trong khi mắt thường bạn sẽ không nhìn thấy.

    Trước khi mang thai

    Phần lớn chị em chúng ta chỉ đi khám khi đã trễ kinh, hoặc que thử có hai vạch, Tức là chỉ đi khám thai, thay vì khám phụ khoa khi chuẩn bị mang thai. Trong khi, để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho cả thai phụ và thai nhi, việc đi khám và tầm soát sức khỏe tổng quát trước khi mang thai là vô cùng quan trọng.

    [​IMG]
    Những bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, nấm, mụn giộp, … sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Bạn đâu muốn lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, đến mức “bỏ thì thương, vương thì tội” phải không? Để có thể sinh con, nếu mang bệnh, bạn bắt buộc phải điều trị. Ngay cả khi tiến hành điều trị, bạn vẫn lo canh cánh liệu thai nhi có bị ảnh hưởng bởi thuốc hay đã bị khiếm khuyết bởi bệnh bạn đang mang.

    Khi bạn phát hiện chồng “vui vẻ ngoài luồng”

    Bạn tức giận, bẽ bàng, đau khổ, dĩ nhiên rồi! Tiếp đó, bạn cảm giác muốn trả thù chồng, đánh ghen tình địch, cũng hoàn toàn tự nhiên! Tuy vậy, điều cần thiết đầu tiên lại là, bạn cần yêu thương và lo lắng cho bản thân mình. Đó là nguy cơ chồng bạn có thể bị viêm nhiễm các bệnh lây qua đường ********, và biết đâu, anh ấy có thể đã “truyền” sang cho bạn. Do đó, việc cần làm trước tiên lại là bạn phải đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm xem bạn có mang bệnh hay không?

    Một số căn bệnh sẽ có biểu hiện và “lộ mặt” sau vài ngày, như nấm, mụn giộp, giang mai. Tuy nhiên, “thời kỳ cửa sổ” cho những căn bệnh cực kỳ nguy hại như HIV, viêm gan B lại lâu hơn, có thể hơn 3 tháng. Đó là lý do, ngay cả khi kết quả của bạn là âm tính, bạn vẫn nên làm lại xét nghiệm sau đó 3 tháng để chắc chắn mình không mang bệnh.
    Khi lần “yêu” đầu tiên trục trặc

    Nếu bạn đau, chảy máu ở lần “yêu” đầu tiên, bạn có thể tin vào kinh nghiệm “truyền miệng” rằng đó là do ********** bị rách, không sao đâu! Song nếu cơn đau rất dữ dội, kéo dài đến vài ngày khiến bạn sợ “yêu”, hoặc máu chảy nhiều đến bất thường và kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để tìm ra lý do. Mặc dù hiếm, song trường hợp cơ quan sinh dục có bất thường, như “đường vào” quá hẹp, ********** quá dày, thậm chí bạn bị chứng co thắt âm đạo khi “yêu” vẫn có thể xảy ra.

    Khi “vùng kín” bạn có vấn đề

    Đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, hay đau rát, ra máu giữa chu kỳ, huyết trắng có màu lạ, mùi hôi… Lời khuyên từ bác sĩ phụ khoa là bạn nên đi khám ngay khi có bất kỳ biểu hiện nào “lạ” ở “vùng nhạy cảm”. Cảm giác ngứa có thể do nấm, viêm nhiễm. Cảm giác đau rát có thể do các bệnh lây qua đường ********. Ra máu bất thường biết đâu có thể là dấu hiệu của căn bệnh đáng sợ, ung thư. Các viêm nhiễm, bệnh có thể dẫn đến vô sinh, ung thư, thậm chí tử vong nếu bạn không chữa trị kịp thời. Cho dù có chữa trị được, thì chữa trị muộn sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian, tiền bạc hơn, chưa kể tới cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng không ít.

    Quy trình khám phụ khoa là như thế nào?

    Đầu tiên khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra âm hộ trước, sau đó đến cổ tử cung và buồng trứng. Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ tròn vào (dụng cụ dài, thẳng bằng nhựa hay kim loại để căng thành âm đạo ra) cho phép nhìn vào bên trong âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra có nhiễm trùng hay không. Sau đây là hướng dẫn của chúng tôi về khám phụ khoa định kỳ, tác dụng và những điều có thể xảy ra.

    [​IMG]
    Khám phụ khoa có thể bao gồm:
    • Kiểm tra tổng quát để đánh giá cơ thể của người bệnh, cân nặng và chiều cao, hay bất kỳ thay đổi của sức khỏe và những vấn đề ở các vùng khác.
    • Kiểm tra vùng bụng. Bác sĩ sẽ sờ bụng của bạn để xác định chỗ đau hay khối u.
    • Kiểm tra ngực để xác định có u nang hay bướu không.
    • Xem xét vùng xương đáy chậu để kiểm tra những thay đổi do hormone và nhiễm trùng, và để đánh giá những ảnh hưỡng sau khi sinh (chỗ rách, vết rạch âm hộ và đường rò)
    • Kiểm tra xương chậu, nơi mang mầm bệnh vào âm đạo, sẽ cho phép bác sĩ cảm nhận những khu vực xung quanh.
    • Bác sĩ phụ khoa sẽ kiểm tra âm hộ trước, sau đó đến cổ tử cung và buồng trứng. Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ tròn vào (dụng cụ dài, thẳng bằng nhựa hay kim loại để căng thành âm đạo ra) cho phép nhìn vào bên trong âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra có nhiễm trùng hay không. Cuối cùng, bác sĩ sẽ sờ vào bên trong âm đạo (với găng tay, dĩ nhiên) để kiểm tra các bộ phận sinh dục bên trong và ấn nhẹ bụng của bạn.
    • Lúc này có thể sẽ tiến hành xét nghiệm (PAP). Những tế bào ở cổ tử cung và sâu bên trong âm đạo được lấy bằng một miếng gạc và đem đi phân tích.
    • Phụ nữ trên 20 tuổi nên xét nghiệm 2 hay 3 năm một lần.

    Xem thêm các kiến thức về cách thụ tinh nhân tạo để sinh con cho cặp đôi hiếm muộn:

Chia sẻ trang này