1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kiến thức cần thiết cho HĐXH

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi thitxiennuong, 10/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thitxiennuong

    thitxiennuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bại não là gì?​
    Bại não là một "tình trạng gây tàn tật cho trẻ em có nguyên nhân từ não".Chứng tàn tật này do não trẻ bị tổn thương trước khi sanh, trong lúc sanh,sau sanh hoặc trong giai đoạn còn bé, gây ảnh hưởng đến các tư thế tự nhiên và hoạt động bình thường của cơ thể trẻ.Trẻ có thể mềm nhũn, toàn thân co cứng hoặc vận động không tự chủ được.
    Đôi khi sự tổn thương tới những phần khác của não gây ra các khó khăn về mình, về nghe, về giao tiếp và về học tập.Phần não bị tổ thương không thể phục hồi lại được, nhưng sự bù trừ chức năng của các phần còn lại sẽ bù đắp vào sự tổn thương đó, mức độ nhiều hay ít điều này phụ thuộc vào việc dạy dỗ trẻ sớm chừng nào và sự tổ thương của não là bao nhiêu.
    Trẻ càng nhỏ thì càng dễ kích thích nên càng dạy dỗ trẻ sớm bao nhiêu thì càng tiến triển tốt bấy nhiêu.
    chú ý: các bạn hãy bổ xung cho mình "những dấu hiệu nhận biết trẻ bại não" nhé
    Được thitxiennuong sửa chữa / chuyển vào 15:14 ngày 10/05/2004
  2. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn thịt xiên nướng.mình xin trả lời tiếp hộ bạn về :
    Những dấu hiệu nhận biết trẻ bại não​
    -Trẻ mềm nhão hoặc đôi khi gồng cứng .
    -Trẻ có trạng thái kích động hoặc ủ rũ (không thích hoạt động).
    -Trẻ khóc nhiều hoặc không khóc.
    -Trẻ bú sặc, khó bú.
    -Khi ăn uống trẻ nuốt khó.
    -Trẻ khó khăn tự chủ tiểu tiện.
    -Phát triển chậm so với trẻ khác.
    -Cha mẹ thường khó bễ ẵm.
    -Đầu rũ không ngẩng lên được.
    -Đôi khi trẻ chảy nước miếng(nước dãi )liên tục.
    -Nghe nói khó, nhìn khó.
    -Trẻ học và hiểu khó khăn.
    -Khó tắm rửa, mặc quần áo.
    -Dễ bị nhiễm bệnh.
    -Trẻ có thể bị động kinh (co giật).
    -Trẻ thay đổi tính tình bất thường.
    Không thể chữa khỏi cho trẻ bại não, nhưng chúng ta có thể giúp cho chúng phát triển tốt hơn.
    Được traitimtinhnguyen sửa chữa / chuyển vào 14:41 ngày 13/05/2004
  3. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Những kiến thức cần thiết cho HĐXH

    Chúng tôi muốn mở topic này ra mong được giúp đỡ các bạn một phần nào về các kinh nghiệm, vốn hiểu biết để các bạn có thể giao lưu tiếp cận đối với các trẻ có hoàn cảnh.
  4. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Bằng cách nào?​
    -Không nên làm thế cho trẻ.
    -Phải lặp đi lặp lại nhiều lân một động tác kể cả những tư thế khác nhau của giai đoạn phát triển bình thường của trẻ(lậ, trườn, bò, quỳ, đứng,v.v...)
    -Chứng tỏ cho trẻ thấy ta hài lòng và yêu mến trẻ.
    Trẻ rất nhạy cảm đối với môi trường xung quanh. Khi mẹ của em buồn , em cũng buồn theo, co cứng bấ động và dễ giận. Khi mẹ của em vui, em cũng vui theo, em trở nên thư giãn và vui tươi hơn. Người mẹ phải kích thích và giải thích những gì em cần phải làm , chỉ dẫn và khuyến khích trẻ trong khi tập luyện, lặp đ lặp lại nhiều lần một động tác trong ngày cho đến khi trẻ có thể tự làm lấy một mình. Người mẹ là người thấu đáo hơn ai hết những gì mà trẻ yêu thích. Do đó, người mẹ phải nghĩ ra cái gì đó lôi cuốn được trẻ.
    Trẻ bại não là một trẻ khuyết tậ và vĩnh viễn không thể trở thành một trẻ em bình thường.
    Tuy nhiên, người mẹ và gia đình phải giúp cho trẻ độc lập trong cuộc sống càng nhiều càng tốt , tập cho chúng có những thói quen tự lập bằng cách làm cho chúng hoà nhập vào cuộc sống hàng ngày của gia đình(tụ tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, chơi một mình hay đối với các bạn trẻ khác ).
    Bại não không phải là một bệnh truyền nhiễm.
    Không có cách điều trị hoàn toàn bằng thuốc, phẫu thuật không có sự màu nhiệm , nhưng có thể giúp trẻ tiến bộ bằng cách tập luyện sớm nhất và dạy cho trẻ học hỏi, cách tự sinh hoạt để trở thành người trưởng thành độc lập.
    ___________________
    Được traitimtinhnguyen sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 13/05/2004
  5. thoithelaxong

    thoithelaxong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

    Được thoithelaxong sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 12/05/2004
  6. conduongmuadong

    conduongmuadong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    "Tự kỷ có nghĩa là gì?"​
    Vào năm 1943, Leo Kanner, một nhà tâm thần học ở bệnh viện John Hopkins tại Baltimore là người đầu tiên mô tả và đặt tên cho hội chứng này là "Hội chứng Kanner" hay "Tự kỷ thời ấu sinh" . Tuy nhiên đây vẫn là một khuyết tật ít được người biết đến.
    Những người bị Tự kỷ không có khuyết tật về thể chất và có vẻ ngoài hoàn toàn giống người bình thường khác.Chính vì khuyết tật không biểu lộ ra ngoại hình mà cha mẹ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện sớm và đi đến chấp nhận tình trạng của tật.
    Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời, làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xã hội , giao tiếp xã hội, khả năng tưởng tượng và hành vi của trẻ. Nhiều người bị Tự kỷ có khó khăn về học, khó khăn về tri giác và hiểu thế giới chung quanh.
    Đối với những người đã tiếp xúc với các trẻ bị Tự kỷ thì dường như những đứa trẻ này là những người từ hành tinh khác. Các em nghe được nhưng hầu như không có phản ứng phù hợp với tiếng nói của con người , các em nhìn được nhưng không bao giờ hoặc rất ít khi nhìn vào mắt của người khác(chúng ta thường xuyên nhìn vào mắt của người khác để giao tiếp), đôi khi các em có nói vài từ, nhưng không dùng những từ đó để giao tiếp .Chính vì vậy mà nhiều người gọi những em bé này là: mù giả, câm giả, điếc giả.
  7. tuntunmeo68

    tuntunmeo68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.640
    Đã được thích:
    0
    Chậm trí tuệ​
    Di truyền chậm trí tuệ là di truyền đa nhân tố ( tính trạng được quyết định do sự tương tác giữa gen và môi trường ). Những người chậm trí tuệ do tập trung cá gen không tốt, yếu tố môi trường lại không thuận lợi sẽ có biểu hiện chậm trí tuệ. Số chậm trí tuệ tự nhiên này không nhiều.
    Chậm trí tuệ có thể do nhiều cơ chế:
    -Do các bất thường về gen. Trong đột biến đơn gen, cần lưu ý có một loại đột biến đơn gen liên kết NST X ( nằm trên đoạn dễ đứt của NST X, đoạn xa ở nhánh dài NST X, hội chứng Martin-Bell ..), nếu do gen đột biến này thì khả năng bị bệnh ở trẻ trai cao hơn trẻ gái.
    -Do bất thường về nhiễm sắc thể : hội chứng Down, Patau...
    -Do chấn thương ở não hoặc do các tác nhân bên ngoài như chấn thương lúc sinh, chấn thương phôi thai hay di chứng của viêm não
    -Phần nhiều nhất là chậm trí tuệ do di truyền đa nhân tố.
    -Các nguyên nhân trên có thể là độc lập, cũng có trường hợp chậm trí tuệ do nhiều nguyên nhân phối hợp. Do có thêm các nguyên nhân phối hợp ngoài tần số chậm trí tuệ tự nhiên.
    -Tần số nguy cơ tái mắc chậm trí tuệ theo quy luật di truyền đa nhân tố:
    bố mẹ : 0, anh chị: 0 -> khả năng 1%
    bố mẹ: 1, anh chị: 0 -> khả năng 11%
    bố mẹ: 2, anh chị: 0 -> khả năng 40%
    bố mẹ: 0, anh chị: 1 -> khả năng 6%
    bố mẹ: 1, anh chị: 1 -> khả năng: 20%
    bố mẹ: 2, anh chị: 1 -> khả năng: 42%
    Được traitimtinhnguyen sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 16/05/2004
  8. tuntunmeo68

    tuntunmeo68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.640
    Đã được thích:
    0
    một số đặc điểm sinh lý, tâm lý, xã hội cơ bản được hình thành và phát triển trong các lứa tuổi
    Cuộc đời của mỗi con người biến đổi và phát triển qua một loạt các giai đoạn: thời kỳ trwớc khi sinh, thời trẻ em, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi già. Qua mỗi giai đoạn đó, con người có những thay đổi về thể chất , nhận thwúc và xúc cảm - tình cảm.
    1. Thời kỳ trước khi sinh :
    Kéo dài 266 ngày, gồm 3 giai đoạn tương ứng với các pha phat triển của cơ thể đứa con từ khi thụ thai đến khi ra đời : Giai đoạn tế bào trứng, giai đoạn phôi thai, giai đoạn bào thai. Giai đoạn cần có sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho người mẹ. Việc sủ dụng biện pháp thư giãn để nhằm giúp thai nhi phát triển bình thường.
    1.1 Các giai đoạn phát triển trong bụng mẹ :
    Thời kỳ thai nằm trong bụng mẹ, từ lúc thụ thai cho tới khi sinh, khoảng 38 tuần lễ. Đây là thời gian biệt hoá dồn dập và tăng trưởng nhanh. Khởi đầu từ một trứng được thụ tinh, các tế bào phân chia, di chuyển và tương tác với nhau thanh fnhưng hình thái chuyên mon hoá và thực hiện những chức năng riêng biệt. Từ các hoạt động của các tế bào, hình thành một bào thai của con người và hệ thống nuôi dưỡng bảo thai đó.
    - Giai đoạn tế bào trứng :
    Đây là thời kỳ đầu tiên của giai đoạn tiền sơ sinh; được xác định ở hai tuần đầu tiên từ thời kỳ thụ thai cho đến khi hình thành hợp tử. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, tế bào của hợp tử thực hiện quá trình phân đôi. Sau 30 giờ tiếp theo, hiện tượng phân bào lại diễn ra một lần nữa và cứ tiếp tục cho đến vuối một tuần lễ, tạo nên nang phôi. Từ đó, các tế bào trong nang phôi bắt đầu biệt hoá theo hình thái riêng và thực hiện các chức năng riêng. Khối tế bào bên trong phát triển thành phôi, phần còn lại của nang phôi sẽ hình thành cơ sở của hệ thống nuôi phôi. Đến cuối tuần thứ 2, cái phôi được gắng chặt vào tử cung, hấp thụ những chất dinh dưỡng và khí oxy từ các mạch máu của tử cung.
    - giai đoạn phôi thai :
    Là thời lỳ thứ hai của giai đoạn tiền sơ sinh, bắt đầu từ tuần thứ 3 đến tuần thứ . Giai đoạn này, các cơ quan của thai biệt hoá nhanh về mặt giải phẫu và sinh lý. Trong thời kỳ này, tất cả các bộ phận quan trọng và các cấu trúc chính thức khác của cơ thể được hình thành. Các bước phát triển của phôi thai diễn ra theo một trình tự chặt chẽ về thời gian, cho thấy hai nguyên tắc của quá trình phát triển trong bụng mẹ : Hướng phát triển từ đầy xuống và phát triển từ trong cơ thể ra tới các đầu mút. Quá trình phát triển của các bộ phận cơ thẻ không thể lặp lại trong các giai đoạn tiếp theo.
    Thời kỳ tạo phôi là một thời gian trong đó diễn ra nhiều biến đổi quan trọng, khiến cho đứa trẻ trong bụng mẹ dễ bị ảnh hưởng của những sai lệch trong phát triển. Bởi vậy, nếu người mẹ không giữ gìn sức khoẻ hoặc ăn các " của đọc " thì sẽ tác hại nghiêm trọng tới quá trình phát triển của đứa con. Và nếu có sự ảnh hưởng của các tác nhân vào giai đoạn này sẽ dẫn đến những đột biến cấu trúc hình thái của trẻ sau này --> dị hình !
    - giai đoạn bào thai :
    Thời kỳ thứ ba và là thời kỳ dài nhất của giai đoạn tiền so sinh, kéo dài từ tuần thứ 9 cho đến khi người mẹ sinh con. Đặc điểm của giai đoạn này là thu đạt và phát triển các chức năng và hệ thống cho phép thai sống còn sau khi sinh. Chẳng hạn, từ tháng thứ 3 thai nhi đáp ứng lại vơi snhững kích thích bên trong có liên quan đến sự phát triển và cấu trúc của hoạt động vận động và nghỉ ngơi. Thai thức ngủ theo chu kỳ tương đối đều đặn. Sau tháng thứ tám, thai đã biết đáp ứng với những tiếng độnglớn, vừa nghe và phản ứng được với những gì diễn ra bên ngoài bụng mẹ. Trong thời kì này, nếu có các tác nhân tác động sẽ dẫn tới đột biến chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ.
    Như vậy, một số hình thức cảm giác và hoạt động đã có trước khi sinh, đã tiến hành một số kinh nghiệm nào đó, cảm thấy " một cái gì " mơ hồ và lan toả. Có thể trong gia đoạn này đã xảy ra nhưng xthay đổi lờ mờ về tình cảm theo hướng an toàn và không an toàn.
    ( còn nữa ! )

Chia sẻ trang này