1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kinh nghiệm, lời khuyên bổ ích cho cuộc sống, công việc và học tập

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 18/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Những kinh nghiệm, lời khuyên bổ ích cho cuộc sống, công việc và học tập

    Học cách sử dụng danh thiếp​

    Bạn có biết, tấm danh thiếp tuy nhỏ nhưng có sứ mạng thật lớn. Đây chính là những ?ođại sứ? mở rộng mối quan hệ cho tất cả chúng ta. Nếu bạn không biết cách ?ođối xử? với vị đại sứ thiện chí này thì cơ hội cũng nhẹ nhàng rời bỏ bạn.


    ?oMời em ngồi. Cảm ơn em đã dự cuộc phỏng vấn hôm nay. Đây là danh thiếp của chị?, Giám đốc công ty nhỏ nhẹ nói với bạn. Lần dầu đi phỏng vấn xin việc. Cầm tấm danh thiếp chị Giám đốc vừa đưa, bạn nhét vội vào túi xách. Thoáng thấy, người phụ nữ khẽ cau mày.


    Bạn gặp gỡ đối tác hàng ngày và phát danh thiếp một cách vô tội vạ. Những tấm danh thiếp được in cấp tập, vội vã với những lỗi chính tả và vết mực dây? Đối tác có muốn làm việc tiếp với bạn không? Chắc chắn là không rồi.

    Danh thiếp - tấm gương phản chiếu con người

    Không biết từ bao giờ, danh thiếp đã trở thành vật không thể thiếu trong những buổi sơ giao. Mọi người thường ví danh thiếp là chiếc gương phản ánh hình ảnh của chủ nhân. Vì thế, chúng cần được thiết kế theo phong cách riêng và in ấn chu đáo từng chi tiết nhỏ.

    Loại giấy cao cấp, tên chủ nhân và các thông tin khác phải nổi bật với kiểu chữ rõ ràng chính là yêu cầu sơ đẳng của một tấm danh thiếp chuyên nghiệp.

    Nếu muốn tạo ?ođiểm nhấn?, bạn có thể in logo công ty mình đang làm việc ở một góc trên danh thiếp. Bạn cũng nên chú ý, không để những lỗi chính tả làm hỏng ?obộ mặt? của mình. Danh thiếp luôn sạch sẽ, phẳng phiu, thoang thoảng hương thơm dịu nhẹ? sẽ khiến người nhận có cảm giác thích thú.

    Trao và nhận những ?oviên đại sứ?

    Có người từng bảo: ?oKhông bao giờ thiếu danh thiếp bên mình, trừ lúc tắm?. Nghe có vẻ ?oquá khích?, nhưng đó là điều kiện tiên quyết để mở rộng bán kính mối quan hệ.

    Nên tận dụng mọi cơ hội để trao danh thiếp. Nếu không tìm được lúc nào thuận tiện, hãy hỏi xin danh thiếp của đối tượng trước, rồi đáp lễ.

    Tuy nhiên, bạn không nên phát danh thiếp vô tội vạ như kiểu phát tờ **** quảng cái. Tránh trao như kiểu chơi bài mà hãy đưa và nhận danh thiếp bằng cả hai tay.

    Người đối diện sẽ phật lòng nếu bạn dấm dúi nhét vội danh thiếp vào túi áo hoặc ví. Họ sẽ nghĩ, bạn không quan tâm hoặc thiếu tôn trọng đối tác.

    Nếu gặp gỡ tại bàn, bạn nên để danh thiếp trên mặt bàn và chỉ cất đi khi đứng dậy ra về.

    Biến danh thiếp thành những người bạn

    Sở hữu một tấm danh thiếp có nghĩa là bạn đã có thêm một người bạn mới. Hãy cất giữ có hệ thống (theo kí tự tên, nghề nghiệp), sẽ có lúc bạn cần nhờ vả đến chúng.

    Nếu bạn nắm rõ được sức mạnh của danh thiếp, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị mất điểm như những tình huống trên.



    Bạn có biết?​

    Bạn có thể gửi danh thiếp qua điện thoại di động và thư điện tử:
    Soạn thảo những thông tin về bản thân trên điện thoại, sau đấy bạn chỉ cần bấm lệnh ?osend business card?.
    Trong các lá thư điện tử đều có một phần tiêu đề hoặc chữ kí điện tử ở cuối thư, chứa những thông tin cơ bản về bạn.

    (Theo www.tintucvietnam.com)



    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  2. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Thủ thuật viết lý lịch​
    [​IMG]
    Một thực tế phổ biến là quá nhiều người tìm việc như đùa với bản tóm tắt cá nhân của mình và xem nó như là công cụ chẳng đem lại mấy hiệu quả. Rất có thể, bạn nữa cũng là một trong những người tin rằng: "Hồ sơ của mình không hoàn chỉnh thật đấy, nhưng mình sẽ tự giải thích về bản thân trong lúc phỏng vấn".
    Nhưng khoan đã nào, một điều then chốt ở đây là bạn có thể chẳng được mời phỏng vấn mà không vì bất cứ lý do nào khác ngoài bản tóm tắt cá nhân của bạn . Ðối với các nhà tuyển dụng, đây chính là ấn tượng đầu tiên về khả năng chuyên môn và tài năng của bạn .
    Ngay cả nhà điều hành xuất sắc hàng đầu cũng có thể gặp rắc rối trong việc viết một lý lịch (Resume) sao cho nó thực sự tạo ấn tượng tốt. Họ không chắc chắn về cách làm như thế nào để tạo chiếc cầu nối giữa cái mà họ thực sự muốn làm trong công việc sắp tới với các nhu cầu của nhà tuyển dụng.
    Ðể chiến dịch tìm việc qua mạng Internet của bạn thật hiệu quả, bạn cần phải có sự chuẩn bị cho bản lý lịch (Resumé) một cách hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Ðây là một vài nhân tố then chốt giúp bạn có thể đứng trên đám đông và được chú ý.
    1. Ðiều đầu tiên và trước hết : Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết cái mà họ thực sự muốn biết
    Hãy thử nhìn vào tiến trình tuyển dụng theo quan điểm của nhà tuyển dụng xem. Bạn, với đống hồ sơ trên bàn và với chỉ một chỗ trống cần tuyển ngay lập tức. Bạn sẽ có một vài yêu cầu chính yếu mà ứng cử viên cần phải đáp ứng trước khi bạn xem xét gọi họ đến.
    Tất cả bạn muốn biết từ mỗi "người" đang ở trên bàn của bạn là: " Anh ta có thể làm gì cho tôi?"" làm sao anh có thể hoàn thành một cách hữu hiệu?"?
    Chính vì vậy, khi thể hiện qúa trình làm việc của mình bạn cần đưa ra những nét cơ bản và những thành tích về công việc mà bạn đã làm trong thời gian qua, tuy nhiên tránh trình trạng đề cập qúa sâu làm cho nhà tuyển dụng sẽ thấy chán vì những công việc anh đã kể chỉ là những điều mà anh đã làm cho người nào khác .
    Bạn cần tìm hiểu về chức danh mà nhà tuyển dụng đang cần bạn, những công việc mà bạn sẽ làm.
    2. "Rao" khả năng và kỹ năng của bạn một cách nhất quán, đồng bộ
    Thư thả một chút và hãy suy nghĩ một cách thực sự cái đó có nghĩa là gì. Lý lịch hiện thời của bạn có thực sự trưng ra đầy đủ các kỹ năng và khả năng của bạn hay không hay chỉ là liệt kê phần quá khứ của bạn? Bạn phải trích dẫn những kỹ năng và khả năng khả dĩ của bạn qua những kinh nghiệm công việc trong quá khứ và trình bày chúng trong phần "quá trình làm việc" và "Kỹ năng".
    Nhiều khi bạn cũng nghe nói rằng, kỹ năng và khả năng trong lý lịch của bạn có thể sẽ rất hữu dụng nếu bạn nêu đúng trọng tâm và mục tiêu thật súc tích, thật ngắn gọn. Nếu bạn đề cập đến khả năng và kỹ năng bạn phải chắc chắn rằng khả năng và kỹ năng này phải định nghĩa những yếu tố mà bạn đang tìm kiếm thật ngắn gọn trong vòng một hai câu.
    Ðiều quan trọng cần phải ghi nhớ là không giống như những tóm tắt mang tính chức năng, phần tóm tắt trong bản lý lịch kết hợp thật ra không phải những công việc trong quá khứ , mà thường là đề cập đến các nguyện vọng và khả năng mà bạn tin rằng rất quan trọng và cần thiết đối với chức vụ mà bạn hiện tìm kiếm.
    Trong bản lý lịch của ứng viên tìm việc trọng tâm của bản lý lịch cần tóm tắt theo dạng kết hợp. Nó kết hợp một hồ sơ chức năng có bổ sung, sữa chữa (nguyện vọng, khả năng; quá trình làm việc..) với một bản tóm tắt theo kiểu liệt kê. Nó sẽ tạo cho bạn một kế hoạch có hai hướng và bao gồm những phần ưu việt nhất của cả hai dạng trên. Phần mô tả quá trình làm việc chứng minh khả năng của bạn lên hàng đầu.
    Ðiều này nghe có vẻ dễ, thật ra là như vậy. Những nó chỉ thực sự có tác dụng khi bạn sử dụng ngôn ngữ một cách ngắn gọn và chính xác, mô tả kỹ năng của bạn một cách xác thực và nghiêm túc., ví dụ như ?okỹ năng trong việc xử lý bảng lương, kiểm toán, và kiểm tra kiểm kê? Kỹ năng có thể tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự trong công ty, xí nghiệp...?
    Một điều quan trọng bạn phải nhớ: bản lý lịch của bạn phải như là một quảng cáo chuyên nghiệp và thực sự đem đến cho bạn những cuộc phỏng vấn có chất lượng. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và phiền toái.
    Xét điều này: một bản tóm tắt chỉ hơi khá hơn cái mà bạn hiện có giúp bạn có thể có một công việc sớm hơn vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng so với bản tóm tắt cũ của bạn.
    Bản tóm tắt là cuộc sống của bạn, là sự nghiệp của bạn trên Internet. Vậy không đáng để chúng ta bỏ công sức hay sao?
    (Bí quyết tìm việc)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 18/08/2003
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    7 Lời khuyên bổ ích khi viết lý lịch điện tử (e-resume)​
    [​IMG]
    Thời đại của lí lịch ứng viên được viết và xem trên mạng đã đến!​
    Trong vòng một vài năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên qua mạng đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển như Mỹ. Ở Việt Nam, lý lịch điện tử (e-resume) đã bắt đầu dược các nhà tuyển dụng cũng như những người tìm việc sử dụng.
    Có tới 70% các công ty ở Mỹ sử dụng Internet để đăng tải thông tin về cơ hội việc làm và nhận hồ sơ của ứng viên. Trong tương lai sẽ có nhiều người sử dụng nó giống như thư điện tử (e-mail) hiện nay. Để giúp các bạn biết cách thảo ra một bản lý lịch điện tử làm hài lòng nhà tuyển dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực này ở Mỹ có 7 lời khuyên như sau:
    1. Trước tiên, bạn hãy dành thời gian để đọc thật kỹ thông báo tuyển dụng nhân viên của công ty. Lưu ý những yêu cầu của công việc bạn muốn xin và suy nghĩ xem chúng phù hợp với tính cách của bạn ở những điểm nào.
    2. Ngoài phần chính giống như lý lịch thường, trong lý lịch điện tử, bạn phải có thêm một phần phụ gọi là thư giải thích (cover letter) để giới thiệu bạn là ai; cho biết vì sao bạn muốn làm công việc này và nghĩ là nó thích hợp với bạn. Nếu thiếu mất phần này, cơ hội thành công của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
    3. Trong thư giải thích, bạn nên thể hiện mình là người quan tâm đến công ty và biết rõ về nơi bạn muốn xin vào làm. Muốn thế, cách tốt nhất là bạn nên viếng thăm trang web của công ty thường xuyên để có đầy đủ thông tin về bộ máy tổ chức, hoạt động kinh doanh và những người lãnh đạo trong công ty.
    4. Thư giải thích nên có độ dài vừa phải. Viết quá dài, bạn dễ sa vào viết lan man còn viết quá ngắn thì bạn lại không thể cung cấp đủ thông tin cần thiết về bạn cho nhà tuyển dụng.
    5. Tránh tối đa việc mắc lỗi ngữ pháp và chính tả khi làm lý lịch. Một bản lý lịch hoàn hảo cho thấy bạn là người kỹ lưỡng, chú ý đến từng chi tiết và có khả năng diễn đạt ý tưởng tốt.
    6. Đừng bao giờ gửi lý lịch điện tử dưới dạng tập tin đính kèm thư điện tử (attachment file). Nếu bạn làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ mất thêm một khoảng thời gian nữa để mở tập tin. Bạn nên gởi lý lịch của bạn dưới dạng một e-mail. Khi đó, nhà tuyển dụng chỉ cần một cái nhấp chuột là có được thông tin về bạn.
    7. Đặc biệt lưu ý đến vị trí địa chỉ e-mail và số điện thoại trong lý lịch của bạn. Chúng phải nằm ở chỗ dễ thấy nhất. Nếu bạn bắt nhà tuyển dụng phải ?ocăng? mắt ra để tìm những thông tin đó thì cơ hội có việc làm của bạn sẽ còn lại rất ít.

    (Người lao động)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  4. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã biết viết đơn xin việc chưa?​
    Đơn xin việc là vũ khí bí mật để bạn vượt lên ?ođối thủ?. Trong hàng trăm lá đơn xin việc, công ty khó có thể đọc kĩ từng lá đơn, hẹn từng người đến phỏng vấn. Làm thế nào để đơn xin việc của bạn không bị quẳng vào thùng rác? Đó không chỉ là ấn tượng đầu tiên mà còn là cách bạn thể hiện khả năng ?otiếp thị? bản thân.
    [​IMG]
    Xem đơn xin việc mà..."bắt hình dong".​
    Đơn xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng, tiếng Anh gọi tắt là Cover Letter. Lá đơn xin việc này cũng bao gồm cả lý lịch tóm tắt cá nhân nên mới có tên gọi như vậy.
    Mục đích của đơn xin việc không phải là trực tiếp xin được vị trí công việc mà là khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng, qua đó làm cho nhà tuyển dụng có những hành động thực tế, và người xin việc sẽ giành chiến thắng với mục đích được tham gia phỏng vấn. Đáng buồn là nhiều người xin việc lại coi nhẹ vấn đề này, nếu không nhờ người khác viết hộ thì cũng sao chép chiếu lệ. Kết quả là lá đơn xin việc nào cũng giống nhau, trống rỗng và rất hiếm người chiến thắng được cửa ải này.
    Đặc điểm của đơn xin việc:
    * Cá tính hóa: Tuy nội dung và hình thức của đơn xin việc có yêu cầu và quy định nhất định, nhưng để đạt được mục đích làm cho nhà tuyển dụng chú ý và thích thú thì hãy cố gắng viết thật sinh động, thân mật, thể hiện rõ cá tính của người viết.
    * Tính chủ quan: Hãy diễn đạt ý muốn và nguyện vọng chủ quan của người xin việc.
    * Tính đơn giản và nhạy bén: Hãy bỏ đi những từ ngữ sáo rỗng, tránh lặp lại cách dùng từ, và cũng không được lặp lại lý lịch tóm tắt của cá nhân.
    Kết cấu của đơn xin việc:
    Về hình thức, đơn xin việc không khác gì các loại thư từ bình thường và thư từ công vụ khác. Mẫu đơn xin việc theo tiếng Anh thường có: đầu thư, ngày, tháng, địa chỉ người nhận thư, cách xưng hô, nội dung chính, kết thúc và những câu nói ấn tượng mang tính xã giao, ký tên. Đầu thư có thể tham khảo ở lý lịch cá nhân (bao gồm tên họ, địa chỉ, điện thoại, số bưu điện, hộp thư điện tử), còn các mục khác thì có thể tham khảo mẫu của các loại thư từ viết bằng tiếng Anh khác.
    Nội dung của đơn xin việc:
    Bao gồm 3 phần sau:
    - Diễn đạt ý muốn được chấp nhận vào làm việc, đồng thời cũng cần phải nhắc đến những cơ quan thông tin đại chúng, trung tâm hoặc người giới thiệu thông tin việc làm cho mình.
    - Hãy nói rõ về năng lực chuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của bản thân, nhằm đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    - Hãy đề nghị công ty tuyển dụng có hồi âm để tiến tới tiếp xúc (như thi phỏng vấn, thi viết).
    Yêu cầu đối với việc trình bày:
    Những yêu cầu về việc trình côy đối với đơn xin việc cũng tương tự như với lý lịch cá
    nhân. Bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
    - Đối với đơn xin việc thì chỉ dùng một mặt của giấy không nên dùng hai mặt của tờ giấy đó
    - Trình bày trên giấy A4
    - Khi sử dụng font chữ, cần sử dụng những loại font chữ thường được dùng để
    đánh văn bản. Khi đã chọn rồi thì phải thống nhất cỡ chữ, kiểu chữ
    - Không được đánh sai dấu, viết sai chính tả. Chữ cái đầu tiên bao giờ cũng phải viết hoa;
    - Muốn nhấn mạnh câu, từ nào thì có thể sử dụng gạch chân hoặc là in nghiêng
    Đơn xin việc tốt nhất nên gửi cho cá nhân, trừ trường hợp công ty quy định là gửi về Phòng Nhân sự hoặc Phòng Tuyển dụng. Nếu được thì nên gửi cho người có toàn quyền quyết đinh tuyển dụng.
    Nội dung cần phải thực tế. Trước khi viết cần phải tìm hiểu về công ty mình định xin việc. Cần phải tỏ rõ sự quan tâm, tự hào, trách nhiệm với công ty và nhiệt tình với công việc. Tránh cứng nhắc. Khi viết cần phải thể hiện được trình độ chuyên môn và có thái độ chân thành, hợp tác.
    Theo Bí quyết xin việc
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  5. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    5 thói quen sống để trở thành triệu phú​
    [​IMG]
    Trở thành người giàu có bằng chính bàn tay và khối óc của mình là điều mà giới trẻ ngày nay đang phấn đấu để thực hiện mơ ước đó. Giàu có không phải tự nhiên mà có, đó là một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ và theo một kế hoạch định sẵn với một phương châm sống: biết nhân số tài sản của mình lên và biết chia sẻ.
    Theo một báo cáo tại Hội thảo các nhà lãnh đạo trẻ quốc tế do công ty Ernst & Young tổ chức tại Orlando, Florida, Mỹ có 59% các nhà lãnh đạo trẻ của Mỹ hy vọng sẽ trở thành triệu phú, trong đó có 5% quyết tâm thực hiện tham vọng đó trong độ tuổi 20 - 30.

    Theo ghi nhận, những người giàu có là những người có nhiều tiền nhưng như thế vẫn chưa đủ mà còn phải biết giữ tiền và nhân nó lên. Có những người bất ngờ có nhiều tiền do được thừa kế một khoản lớn hay trúng xổ số. Tuy nhiên những người này thường tiêu pha phung phí số tiền từ trên trời rơi xuống này.

    Theo thống kê của báo cáo hội thảo này, khoảng 90% số người trúng xổ số đã tiêu hết số tiền thưởng trong vòng 10 năm, thậm chí một số còn tiêu nhanh hơn thế.
    Trong khi đó những người làm giàu bằng chính sức mình hay những người có kế hoạch thừa kế một tài sản lớn thường chi tiêu một cách chiến lược và có kế hoạch, và thực hiện nhất quán theo kế hoạch đó.

    Có 5 thói quen liên quan đến việc kiếm tiền và tiêu tiền cần được hình thành nếu muốn trở thành giàu có.

    1. Tránh tâm lý kiếm tiền để tiêu
    Để tích luỹ sự giàu có phải thấm nhuần tư duy tiền bạc cần phải được tiết kiệm và đầu tư chứ không phải là một khoản thu nhập chỉ để tiêu xài. Nhiều người giàu có thường sống rất giản dị và đơn giản, sử dụng những tiện nghi ít sang trọng hơn những cái họ có thể mua được và chọn lối sống có trách nhiệm về tài chính chứ không phải là phô trương vật chất.

    2. Tập trung cho các ưu tiên
    Một nguyên tắc chung để thành công trong công việc và cũng đúng đối với việc làm giàu là phải có ưu tiên trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải sức lực và thời gian cho nhiều mối quan tâm và các lợi ích khác nhau. Cần viết ra các mục tiêu cần đạt được để tập trung và phải có kế hoạch cụ thể để từng bước đạt mục tiêu đó.

    3. Chấp nhận những rủi ro đã lường trước
    Trong kinh doanh, lợi nhuận thường tới kèm rủi ro, cho nên để trở thành triệu phú, cần phải biết chấp nhận rủi ro, nhiều khi phải dám đột phá vào những lĩnh vực mới mang tính cách mạng, hay làm khác đi những cách thông thường. Tất nhiên điều đó đi kèm theo rủi ro thất bại.

    Việc dám đương đầu với thách thức và chấp nhận rủi ro có lẽ là một đức tính hơn là một thói quen. Một nghiên cứu thú vị gần đây cho thấy phần lớn các triệu phú chủ doanh nghiệp của Mỹ đã từng có vấn đề với nhà trường hay cảnh sát trong giai đoạn niên thiếu ?" hay nói theo một cách nào đấy, họ là những kẻ nổi loạn.

    4. Làm bất cứ điều gì cần thiết để thực hiện mục tiêu đề ra
    Những triệu phú không chỉ có khả năng tập trung mà còn kiên trì thực hiện mục tiêu đề ra. Nhiều triệu phú đã từng phải ăn pizza trừ bữa, trực tiếp giao hàng, làm việc muộn, ngủ tại văn phòng, gặp nhiều vấp váp thất bại rất lâu trước khi trở nên giàu có.

    Phải xác định tinh thần làm giàu là vất vả và khó khăn để có quyết tâm thực hiện nó mà không được nề hà và không nản lòng. Bởi vì kết quả cuối cùng sẽ bù đắp lại những vất vả và gian khổ phải trải qua.

    5. Giàu tiền lẫn giàu lòng hảo tâm
    Có một thực tế dễ quan sát là các triệu phú thường rất hảo tâm và dường như mọi người không ngạc nhiên về điều đó. Cũng có người đóng góp tiền từ thiện chỉ vì mục đích được giảm thuế, nhưng theo một báo cáo của tổ chức Merrill Lynch Cap-Gemini thì đại đa số người làm việc thiện xuất phát từ tấm lòng hảo tâm.

    Cũng theo báo cáo này, những triệu phú rộng rãi nhất tập trung ở Bắc Mỹ, những người sẵn sàng đóng góp tiền cho các mục đích mà họ cho là có ích gấp năm lần những người bạn triệu phú của họ ở châu Âu.

    Những thói quen này không chỉ giúp người ta trở nên giàu có mà còn làm cho người ta sống có trách nhiệm và hạnh phúc. Một điều thú vị nữa là những người triệu phú này dường như cảm thấy hạnh phúc vì sự giàu có của mình và được chia sẻ một phần tài sản của mình với cộng đồng, xã hội, hay nói khác đi là thấy mình sống có ích vì sự chia sẻ đó.

    Sự giàu có của họ thường là kết quả của một quá trình phấn đấu học hành và họ đều là những người có trình độ và bằng cấp cao. Một điều thú vị nữa là những người tự cho mình là hạnh phúc nhất thường là những phụ nữ có giáo dục cao và có công việc được trả lương cao. Và có vẻ như mức 1 triệu USD vẫn còn được mọi người thống nhất là ngưỡng để cho rằng mình giàu có.

    Cuối cùng, theo ông Le Boeuf, tác giả quyển ?oPhát hiện ra triệu phú trong ta?, thì mong muốn để trở thành triệu phú không còn là mơ ước xa xôi mà điều này là rất khả thi, tất cả tuỳ thuộc vào quyết tâm của bạn.

    (Sài Gòn Tiếp thị)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  6. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị như thế nào cho những ngày đầu đi làm?​
    [​IMG]
    Những ngày đầu đi làm bạn sẽ gặp không ít bỡ ngỡ, biết bắt đầu bằng cái gì được nhỉ? Phải chuẩn bị cái gì, ăn mặc ra sao, nói năng thế nào?? Đừng căng thẳng như thế, những ?obật mí? dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những lo lắng ấy.
    Nghiên cứu thật kỹ về công ty
    Bạn nên có những hiểu biết nhất định về công ty và biết rõ công việc bạn sẽ được giao. Ngay cả khi hợp đồng tuyển dụng bạn đã được ký kết thì việc này vẫn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những ngày đầu làm việc.

    Hãy tìm hiểu về công ty qua mạng Internet, thử hỏi những người có liên hệ với công ty mà bạn quen. Báo chí, các bản tin thời sự cũng có thể giúp bạn rất nhiều và đừng vội tin vào những tin đồn cho đến khi bạn hiểu vấn đề thực sự bên trong công ty.

    Tỏ ra thân thiện với đồng nghiệp
    Ngày đầu tiền đi làm bạn sẽ phải gặp rất nhiều người, hãy tỏ ra tự tin, thân thiện nhưng cũng đừng vồn vã, đặc biệt là trong giờ làm việc. Nên nhớ rằng bạn được tuyển dụng là do khả năng của mình chứ không phải vì bạn hứa ngày ngày sẽ pha cà phê cho mọi người.

    Hãy cố nhớ tên mọi người bằng cách nhắc lại tên họ khi họ được giới thiệu. Đối xử đúng mực với tất cả mọi người chứ không chỉ những nhân vật có địa vị cao bởi bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của họ trong mọi khâu của công việc.

    Tất cả những điều này không dễ gì có thể đạt được trong ngày một ngày hai nhưng điều quan trọng nhất là bạn có mong muốn thực hiện nó và muốn trở thành một thành viên giữa đội ngũ đồng nghiệp.

    Biết rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình
    Ngày đầu tiên đi làm hãy đến gặp người quản lý công việc của bạn, anh ta sẽ cho bạn biết những nội quy của công ty cũng như các chính sách khác đối với quyền lợi của nhân viên. Bạn nên tìm hiểu rõ những điều này để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với văn hóa của công ty.

    "Quan sát, lắng nghe, học hỏi" là những gì bạn nên tuân thủ trong những ngày đầu bỡ ngỡ. Nếu có chỗ nào không hiểu bạn có thể hỏi nhưng nhớ ghi chép cẩn thận để lần sau có thể tự làm mà không cần hỏi lại.

    Ăn mặc phù hợp
    Mỗi công ty tùy theo ngành nghề và văn hóa riêng của mình mà có những phong cách trang phục riêng. Hãy tìm hiểu kỹ điều này trước khi đến công ty để ăn mặc cho phù hợp mà không cảm thấy gò bó.

    Thay đổi cách làm việc theo ý bạn
    Ở công ty, bạn có thể nhận thấy mọi người làm việc không thật hiệu quả, bạn có cách làm việc riêng của mình khác với họ nhưng hiệu quả hơn. Kiểm tra thật kỹ những đặc diểm trong hoạt động kinh doanh của công ty để chắc chắn rằng làm việc theo cách của bạn sẽ thực sự phát huy tác dụng tốt.

    Sau đó, hãy thay đổi từ từ để đồng nghiệp dễ chấp nhận cách làm việc mới ấy. Dần dần mọi người sẽ thấy bạn có lý.

    Thăm dò nhận xét, đánh giá của mọi người
    Ở hầu hết các doanh nghiệp việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được thực hiện sau từ 3 đến 12 tháng làm việc. Bạn không nên thụ động chờ kết quả này. Hãy chủ động hỏi về kết quả làm việc của mình từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn công ty cần gì ở mình và những điều chỉnh như thế nào cho phù hợp.

    Cuối cùng hãy thư giãn thoải mái
    Hãy tin tưởng ở chính mình bởi bạn đã vượt qua bao nhiêu ứng viên khác để nhận được công việc này. Những ngày đầu đi làm bạn có thể thể mắc lỗi do chưa quen việc, chưa quen với môi trường công ty, nhưng dần dần mọi việc sẽ qua đi, bạn sẽ thành công!

    (Thế giới phụ nữ)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  7. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Bốn bước thỏa thuận để tăng lương​
    [​IMG]
    Muốn đề nghị tăng lương, phải chắc chắn rằng bạn đã làm tốt công việc của mình.​
    Lời đề nghị tăng lương của người lao động nhiều khi không được đáp ứng vì họ chưa nắm được các bước thỏa thuận cơ bản. Sau một thời gian làm việc hiệu quả, bạn cảm thấy mình cần phải được hưởng một mức lương cao hơn hoặc một mức thù lao xứng đáng hơn.
    Nhưng làm thế nào để mong muốn đó thành hiện thực, bởi tiền bạc là chuyện tế nhị vốn rất khó nói. Các chuyên gia nhân sự cho rằng bạn phải nắm được các bước thỏa thuận căn bản.

    Khi thời cơ chín muồi

    ?oIt?Ts time? (tạm dịch: đến thời điểm rồi, hoặc còn chần chờ gì nữa). Dòng quảng cáo quen thuộc này của hãng bia Tiger được ông Ðỗ Cường, Giám đốc hành chánh nhân sự Công ty Martxim, mượn dùng để khuyên người lao động (NLÐ) nên cân nhắc khi đưa ra một lời đề nghị tăng lương.

    Theo ông, nhiều người muốn tăng lương nhưng không biết đâu là thời điểm phù hợp, thậm chí còn bị rối do bạn bè, người thân tác động hoặc do so sánh với mức lương của các đồng nghiệp khác. Ðiều đó dễ dẫn đến trường hợp lời đề nghị tăng lương bị ?oviệt vị?, nghĩa là chưa tới thời điểm chín muồi.

    Theo bà Phạm Thị Lý, phụ trách nhân sự Công ty Quảng cáo Ðất Việt, nhiều NLÐ đòi hỏi mức lương không tương xứng với công sức họ bỏ ra. Khoảng thời gian làm việc cho công ty chưa nhiều nhưng họ nghĩ rằng, với các văn bằng mình có được thì không thể chấp nhận mức lương hiện tại.

    Trường hợp của Phạm Ngọc Lợi là như vậy. Có hai bằng tốt nghiệp ngành điện tử ÐH Bách khoa và Anh văn (tại chức) ÐH KHXH & NV, Lợi vào làm việc cho Công ty Taipaco với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Sau ba tháng, Lợi yêu cầu được nâng lương lên 1,5 triệu và nghỉ việc sau đó vì không được đáp ứng.

    Bà Kim Anh, Giám đốc Taipaco, cho biết: ?oAnh ấy có năng lực nhưng đòi hỏi không đúng lúc. Chúng tôi sẵn sàng trả lương cao nhưng cần phải qua một thời gian để anh ta chứng minh được năng lực của mình và thể hiện sự cống hiến, gắn bó với công ty?.

    Như vậy, để biết đâu là thời điểm nên thỏa thuận tăng lương, NLÐ phải có một thời gian nhất định làm việc và gắn bó hết mình với công ty, kế đến là hiệu quả làm việc và các điều kiện khác tùy thuộc vào cách thức tổ chức của từng công ty riêng biệt.
    Từng bước một
    Ðó là lời tư vấn của ông Lâm Hân, Trưởng Phòng Hành chánh - nhân sự Công ty Hanco, dành cho NLÐ trong việc đề nghị tăng lương. Ông Hân dùng từ ?oDEBT? để mô tả các bước đi đến thỏa thuận lương hiệu quả.

    Ông nói: ?oDEBT hoàn toàn không phải là nợ nần (nghĩa tiếng Anh) mà là sự tổng hợp của bốn chữ: Devote (cống hiến), Efficiency (hiệu quả), Benefit (lợi nhuận), Tip (thù lao). NLÐ nên tuân theo quy trình này để phấn đấu và thực hiện?.
    Nhiều công ty thường lấy T (tip) để làm yếu tố kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.
    Nhưng dưới góc độ của một nhân viên bình thường, Hồ Ngọc Phượng, một nhân viên kế toán, lại có cái nhìn khác: ?oTheo quy trình DEBT, không ít NLÐ chỉ chủ động và làm tốt được ba yếu tố đầu, còn yếu tố cuối cùng (T), họ bị thụ động và có thể bị chủ doanh nghiệp phớt lờ?.
    Ðồng tình với một số chuyên viên nhân sự khác về điều này, ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc nhân sự Công ty Cargill Asia Pacific, thừa nhận: ?oỞ các công ty lớn thường thì giám đốc nhân sự là người quyết định mức lương cho nhân viên. Vẫn có những trường hợp đặc thù phải phụ thuộc vào quyết định của người lãnh đạo cao nhất nên có sự chậm trễ, thậm chí lãng quên?.
    Ðể giải quyết vấn đề này, không có cách nào hay hơn là trực tiếp ?ogõ cửa? phòng sếp.
    Các bước quan trọng
    Khi gặp chủ doanh nghiệp (DN) để trình bày vấn đề tăng lương, nếu không chuẩn bị kỹ thì lời đề nghị của bạn sẽ kém thuyết phục và dễ dàng đi đến thất bại trong thương lượng. Những bước chuẩn bị dưới đây được tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều chuyên gia việc làm, các chủ DN.
    ?oÐo lường? thời gian: Phải nắm được khoảng thời gian mình đã làm việc cho công ty để biết lời đề nghị của mình có trùng khớp với chu kỳ đánh giá lương của công ty hay không. Bạn cũng biết được với khoảng thời gian ấy, có nên đề nghị nâng lương hay chưa.
    Trình bảng tổng kết: Ðể cụ thể hóa những gì mình đã làm, tốt nhất là nên lập một bảng tổng kết (review) về những công việc đã thực hiện, hiệu quả ra sao, triển vọng sắp tới... Một bảng tổng kết tốt có sức thuyết phục cao sẽ làm tăng khả năng bạn sẽ được tăng lương.
    Ðưa ra một vài so sánh: Nên đưa ra nhận định về ?otầm vóc? của công ty trên thị trường trước, sau đó trao đổi với sếp rằng với công việc và vị trí hiện tại, các công ty khác có chế độ trả lương cho nhân viên thỏa đáng hơn, DN chúng ta cũng cần nên xem xét điều này là hợp lý.
    Những cam kết cho tương lai: Sau khi đề nghị một mức lương cụ thể nào đó, dĩ nhiên là sếp chưa quyết định ngay là có đồng ý hay không. Ðể lời đề nghị có thêm sức thuyết phục, bạn cần đưa ra những lời cam kết về sự gắn bó lâu dài và sự đóng góp liên tục của mình với công ty.
    5 điều cấm kỵ khi thỏa thuận tăng lương
    1. Than vãn rằng mức lương hiện tại không giải quyết các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
    2. So bì mức lương của mình với mức lương của các đồng nghiệp khác, thậm chí với những người có chức vụ cao hơn.
    3. So sánh thu nhập hiện tại với thu nhập trước đây khi còn làm cho công ty khác.
    4. Chỉ trích những người khác trong công ty là họ không xứng đáng được hưởng một mức lương nào đó.
    5. ?oHăm dọa? chủ DN rằng bạn sẽ nghỉ việc nếu như đề nghị tăng lương không được đáp ứng.

    (Người lao động)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  8. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Bạn được gì khi được đánh giá có "tinh thần trách nhiệm"?​
    [​IMG]
    Bạn có biết các sếp của chúng ta có cặp mắt rất tinh tường? Sếp có thể phát hiện một cách nhanh chóng đâu là kẻ biếng nhác, làm việc uể oải như chú mèo, đâu là người luôn tham công tiếc việc. Không chỉ năng lực làm việc, cấp trên còn đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm của bạn.
    Thế nhưng, cuộc sống không ai học hết chữ ?ongờ?. Thế nào trong một lúc bất cẩn, bạn cũng sẽ phạm lỗi. Làm sao bây giờ? Trở thành một nhân viên có tinh thần trách nhiệm hoàn toàn không khó.
    * Lỡ đánh mất giấy tờ quan trọng của sếp

    Tập hồ sơ giám đốc cẩn thận giao cho bạn tự dưng mọc cánh bay mất. Trán đẫm mồ hôi, bạn không biết phải đối phó như thế nào.

    Làm ngơ ư? Truớc sau gì bạn cũng bị phát hiện. Khi ấy, mọi chuyện đã rối lại càng rối hơn. Hãy mạnh dạn trình bày tất cả mọi sự. Biết đâu, sau cơn giận sếp sẽ đưa ra một cách giải quyết thật ổn thỏa giúp bạn.

    * Có nên nhận lỗi lầm khi sai phạm?

    Nên quá đi chứ. Ai dám bảo từ lúc rời bụng mẹ đến giờ chưa từng làm điều gì sai?

    Được gì khi can đảm nhận lỗi? Đầu tiên, mặt sếp sẽ đỏ gay khi bạn tường trình sai phạm. Tiếp theo, bạn sẽ bị mắng té tát. Để rồi khi ?onguội? sếp sẽ nhận xét về bạn: ?oDám làm dám chịu. Một nhân viên rất có tinh thần trách nhiệm trong công việc?.

    Tìm một lý do chối tội, nếu gặp thời vận đỏ, có thể bạn sẽ thoát một cách an toàn. Nhưng ?ocây kim trong bọc??, bạn có chắc lỗi của mình bé hơn cây kim? Một ngày nào đó, sếp phát hiện. Lẽ đương nhiên, bạn sẽ mất phần điểm trách nhiệm.

    * Bạn có quan tâm đến các vật dụng ở cơ quan?

    Trong công ty, bạn được mệnh danh: ?okẻ bóc lột sức lao động của máy vi tính?. Trước khi ra về, bạn chẳng bao giờ chịu khó với tay tắt máy. Mười lần như chục, cô đồng nghiệp ngồi bên cạnh luôn là người tắt máy, thu dọn các loại văn phòng phẩm trên bàn làm việc giúp bạn,

    Bạn có biết, với hành động như thế, cấp trên sẽ đánh giá bạn như thế nào không? Máy móc, vật dụng tại văn phòng là tài sản công ty. Vì thế, khi bạn không quan tâm đến chúng, sếp sẽ đánh giá bạn thuộc tuýp người không có tinh thần tập thể, không có trách nhiệm đối với công ty.

    * Trở thành người có tinh thần trách nhiệm?

    Hãy chịu khó một chút. Nếu để tâm vào công việc, làm sao bạn quên được việc tắt máy vi tính, thu dọn bàn làm việc vào cuối ngày?

    * Nhỡ cuộc hẹn với khách hàng

    Bạn có một cuộc hẹn với một vị khách của công ty nhưng lại quên mất. Nên hẹn lại khi khác hay là cho nó đi? du lịch?

    Gọi điện, xin cuộc hẹn khác? Bạn sẽ mất một ít thời gian giải thích với khách hàng. Họ cũng sẽ khó chịu với bạn đấy. Khả năng có được một cuộc hẹn khác tùy thuộc vào tài ăn nói, cách thuyết phục của bạn. Chịu rát cổ, khản giọng, đổi lại, bạn sẽ dược sếp gật đầu hài lòng. Quá lãi còn gì?

    Không cần thiết? Tùy bạn thôi. Nhưng nếu khách hàng gọi điện cho sếp, phàn nàn về bạn, mọi việc lúc đó sẽ như thế nào?

    * Chấp nhận chuyến công tác xa, dài ngày?

    Ăn bụi, ngủ lều?, eo ôi chán chết! Bạn viện hàng loạt lý do để cấp trên chuyển lệnh sang người khác. Cuối cùng, sếp đồng ý cho bạn ở lại, kèm theo lời nhận xét: ?oMột nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm?.

    Vui vẻ đi công tác? Chắc chắn những đóng góp của bạn sẽ được đền bù xứng đáng.

    (Thế giới phụ nữ)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  9. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Nỗi cô đơn của một phụ nữ thành đạt​
    [​IMG]
    Hình này chỉ có tính chất minh họa.​
    Mọi người vẫn quen với ý nghĩ tôi thông minh, giỏi giang và đầy nghị lực... Vì thế mà đã 10 năm, kể từ ngày tôi lên Sài Gòn đi học và mưu sinh, tôi chưa từng dừng lại lúc nào để yêu thương mình. Như một đầu tàu cứ mải miết đi. Nhiều lúc, tôi cũng đuối sức, mệt mỏi và khao khát được dừng chân...
    29 tuổi, bạn bè ở tuổi tôi đều đã lập gia đình. Thỉnh thoảng gặp nhau, bạn bè thường nói: ?oGià rồi đấy, đừng có kén nữa!? Ba má tôi sau nhiều lần thúc giục không ăn thua, chẳng thèm nói năng gì nữa.

    Những người yêu tôi lần lượt chặc lưỡi: ?oChắc người yêu Thy phải thành đạt, giỏi giang lắm?. Trong mắt bạn bè tôi là người kén chọn. Thực ra, "lắm mối tối nằm không", không phải vì "kén cá chọn canh?.

    Người yêu đầu tiên của tôi là một giám đốc trẻ. Tôi yêu anh vô cùng. Khi anh ngỏ lời cưới, dù rất muốn nhưng tôi không thể gật đầu. Em gái tôi bảo: "Chị Thy ơi, chị lấy chồng em ở với ai?".
    Nhà tôi ở quê, ba má đều nghèo. Từ nhỏ tôi đã gánh vác cái nghèo của gia đình mình bằng việc đi buôn bán vặt trong xóm. Những lúc bán hàng ế ẩm, tôi tự nhủ phải gắng học để lớn lên đừng nghèo mãi như ba má mình.

    Khi chị tôi vào đại học, ba má tôi nuôi chị bằng tiền vay nặng lãi. Tôi là người chứng kiên ba má mình chạy sấp chạy ngửa để mỗi tháng có 300 ngàn đồng gửi cho chị.

    Đến lượt mình, tôi tự nuôi mình ăn học.

    Khi em gái tôi thi đại học, tôi không muốn nó lăn lộn vất vả như mình nên gánh vác phần nuôi nó. Tôi hứa với em tôi: "Ừ, chị chờ em ra trường vậy!".

    Tôi nài nỉ anh chờ tôi 2 năm nữa và lao vào làm thêm, kiếm tiền. Tôi muốn phụ giúp gia đình trước khi lấy chồng. Dù anh không hẹp lượng chia sẻ gánh nặng kinh tế với gia đình tôi, nhưng với lòng tự trọng của một người luôn mặc cảm mình nghèo, tôi chỉ có một con đường tự lập.

    Kết quả là vài tháng sau chúng tôi chia tay. Anh trách tôi yêu công việc hơn yêu anh.

    Một năm sau, anh cưới vợ. Tôi tan nát cõi lòng và vùi đầu vào công việc.

    Người thứ hai là giáo viên. Ban đầu tôi chỉ coi anh là bạn. Nhưng anh quá tốt. Anh bảo anh chấp nhận cho tôi yêu công việc hơn anh. Yêu tôi, anh yêu tất cả nhọc nhằn của tôi, gương mặt thường xuyên mệt mỏi vì những chuyến công tác dài ngày, đôi mắt phờ phạc, nói không ra hơi vì làm việc thâu đêm suốt sáng.

    Tôi vẫn lao vào kiếm tiền và chỉ ở bên cạnh anh sau khi đã dốc cạn sức mình cho công việc.

    Lúc anh cầu hôn là lúc tôi vừa mua nhà, một đống nợ chất ngất trên lưng. Tôi muốn mình yên tâm lấy chồng khi đã thay ba má lo lắng phần nào cho gia đình: bé Thư và kế tiếp là thằng Út cần có chỗ ở để nương thân nơi đất khách quê người.

    Cuối cùng, anh cũng buộc tôi chọn "hoặc anh hoặc gia đình em".

    Lần thứ hai, tim tôi tan nát khi anh báo tin cưới vợ.

    Lần thứ ba, anh ấy là giám đốc tài chính một công ty nước ngoài. Trong khi tôi ra sức tập tành nấu những món ăn anh thích như thịt rừng, cá sa ba... thì anh mong đợi người yêu mình là một phụ nữ biết ăn mặc thời trang, trang điểm đẹp để cùng anh đi đến những nơi sang trọng.

    Là cậu ấm duy nhất trong một gia đình giàu có, anh không thể hiểu tại sao tôi đã thành đạt, thu nhập cao vẫn lăn lộn đầu đuờng góc phố để bán hàng ngày Tết.

    "Sướng không chịu, sao em cứ rước cực vào người?". Sự sang cả của anh không cho phép người yêu anh làm "một con buôn".

    Anh nào biết, lúc đó má tôi bị đổ nợ từ thói quen vay "tiền nóng". Để cứu má tôi không gán nợ ngôi nhà mà chắt chiu bao năm mới có được, tôi nhất quyết chuyển gia đình lên Sài Gòn. Tách má tôi ra khói chuyện nợ nần.

    Tuy thu nhập 5-7 triệu/tháng nhưng cũng không đủ cho các khoản gộp tiền nhà, học hành của các em và trả nợ của má...

    Tôi quyết định mở công ty riêng. Tất nhiên là bằng vốn vay. Thay vì má tôi vay thì tôi vay, tôi nghĩ tôi có tuổi trẻ. Tôi lại lao vào làm ngày làm đêm. Điều tôi không ngờ đã xảy ra khi công ty bắt đầu có lãi cũng là lúc lãi mẹ (từ vốn vay) đẻ lãi con.

    Một người bạn ở nước ngoài, người đơn phương yêu tôi suốt 8 năm đã trả lời ý định mượn tiền của tôi: "Anh sẽ cho em mượn nếu em chịu sang Mỹ với anh!".

    Tôi cần giúp đỡ chứ không bán mình. Cánh cửa cuối cùng khép chặt.

    Tôi bán nhà...

    Giờ đây, em tôi đã đi làm và có cuộc sống riêng. Má tôi về ở với chị tôi. Tôi cũng chỉ còn một mình.

    Hằng đêm, một mình trong bóng đêm với giấc ngủ trằn trọc, tôi thấy quá cô đơn. Tôi khóc, thậm chí có lúc định tự tử.

    Chiếc la bàn dẫn đường cho tôi là gia đình mình. Tôi đã chọn nghề theo sở thích của ba tôi, cật lực kiếm tiền với mong mỏi ba má được thanh nhàn lúc tuổi già... Cả khi chân mòi gối mòn thì tôi vẫn là niềm tự hào của cả nhà.

    Mọi người vẫn quen với ý nghĩ tôi thông minh, giỏi giang và đầy nghị lực... Vì thế mà đã 10 năm, kể từ ngày tôi lên Sài Gòn đi học và mưu sinh, tôi chưa từng dừng lại lúc nào để yêu thương mình.

    Như một đầu tàu cứ mải miết đi. Nhiều lúc, tôi cũng đuối sức, mệt mỏi và khao khát được dừng chân...

    truongminhthy@yahoo.com
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  10. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Làm việc vì tiền​
    [​IMG]
    Những người khôn ngoan luôn biết cân bằng giữa tiền bạc và hạnh phúc.​
    Trong xã hội tư bản dường như tồn tại một niềm tin: càng giàu càng tốt. Cũng chính xã hội này khuyến khích người ta làm giàu và dùng sự giàu có làm thước đo sự thành công, ngầm hiểu là kèm theo hạnh phúc. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của Ðại học U.C. Berkeley, Mỹ, thì một khi kiếm đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc không còn tỷ lệ thuận một cách đơn giản như vậy mà trở thành một bài toán phức tạp cho riêng từng người.
    Hướng ngoại hay hướng nội?
    Nghiên cứu nói trên được các nhà tâm lý và xã hội của Ðại học U.C. Berkeley thực hiện trong gần 20 năm qua trên 124 mẫu điều tra vốn là các sinh viên cao học ngành quản trị kinh doanh (MBA) của trường, một ngành học có khả năng đảm bảo một công việc có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp.

    Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi các sinh viên này sau khi ra trường, tiến thân trong công việc và điều tra khảo sát về các thông số liên quan đến công việc của họ, bao gồm sự hài lòng với công việc và thu nhập.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức sống và sự hài lòng với công việc đối với những người có xu thế hướng ngoại.

    Chân dung đối tượng này là những người thích những gì đến từ bên ngoài bản thân, mong muốn đón nhận những giá trị mới đến từ ngoài, không mấy khi tự dằn vặt bản thân bằng các câu hỏi nghi vấn, thích khám phá và hưởng thụ cuộc sống bên ngoài, thích hội họp, quan hệ, coi tiền bạc là một giá trị của cuộc đời. Ðối với nhóm người này, càng kiếm được nhiều tiền thì họ càng hạnh phúc.

    Tuy nhiên, đã có những người hướng ngoại tất phải có những người hướng nội. Chân dung những người này dường như là một sự tương phản với nhóm đối tượng trên. Họ sống nội tâm, xây dựng những hệ thống giá trị cá nhân vững chắc, tin tưởng vào bản thân, sống có nguyên tắc nhất định, coi công việc mới là giá trị cuộc sống, họ tận hưởng và có sự ham thích, đam mê trong công việc, không thích những gì phô trương ồn ào.

    Và nghiên cứu của Ðại học U.C. Berkeley đã phát hiện ra đối với nhóm đối tượng này, việc kiếm nhiều tiền bạc lại có tác động tiêu cực đến cuộc sống hạnh phúc của họ.

    Theo những nhà nghiên cứu, những người hướng nội luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho việc duy trì động cơ yêu thích say mê công việc của mình lên trên việc kiếm tiền, và chính vì vậy nhiều khi việc được trả thêm thù lao cho công việc lại làm ảnh hưởng đến ưu tiên hàng đầu này và làm cho họ ít hạnh phúc hơn.
    Tiền không phải là tất cả
    [​IMG]
    Người giàu có và hạnh phúc biết rằng tiền là phương tiện chứ không phải mục đích của đời họ.​
    Các nhà tâm lý đưa ra hai cách lý giải cho phát hiện này.

    Thứ nhất, cứ cho rằng thu nhập nhiều từ một công việc trong một chừng mực nào đó là thước đo cho sự đúng đắn khi lựa chọn công việc, tuy nhiên lập luận này lại không đề cập yếu tố liệu công việc đó có làm thoả mãn người làm hay không.

    Việc bỏ qua các yếu tố nội hàm của người lao động đã tạo ra thiếu sót trong việc xem xét mức độ hạnh phúc của họ. Chính vì vậy, khi công việc, nhất là trong xã hội tư bản, bị đẩy lên cấp độ cạnh tranh cao với nhiều áp lực làm cho người lao động phải đối mặt với thực tế là họ phải hoàn thành nó bằng mọi giá kể cả khi không còn cảm thấy thích công việc đó.

    Thực tế việc kiếm được nhiều tiền hơn từ một công việc có thể làm cho bạn tự hỏi tại sao lại phải làm công việc này khi nó đã xa rời các yếu tố mang tính chất cá nhân khi bạn lựa chọn công việc cho mình.

    Nghiên cứu đã chỉ ra quan niệm về mức độ thoả mãn công việc và số tiền thưởng cho công việc rất mong manh và đồng tiền có thể làm tổn thương đến các quan niệm đó.
    Bên cạnh đó, mỗi cá nhân có một số nhu cầu tâm lý cơ bản khi chọn lựa công việc. Tức là chúng ta có nhu cầu cảm thấy rằng mình làm công việc vì những cái gì khác ngoài tiền công, nhu cầu này ở những người hướng nội lại càng cao.

    Chính vì vậy, khi họ cảm thấy thước đo công việc lại là mức tiền thù lao, họ sẽ gặp phải mặc cảm là mình làm công việc này thuần tuý vì đồng tiền và mặc cảm này sẽ dằn vặt, làm cho họ không cảm thấy hạnh phúc.

    Các nhà tâm lý cho rằng việc nhận tiền thưởng hay tiền công cho một công việc mà mình ưa thích có thể sẽ làm cho công việc đó mất đi tính thú vị mà bạn hưởng thụ.

    Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu rút ra hai lời khuyên:
    - Thứ nhất các nhà quản lý không nên để những phần thưởng về vật chất như tăng lương, thưởng tiền, vật chất hoặc tiện nghi làm việc tốt hơn? thay thế cho những phần thưởng ngầm về giá trị công việc mà người lao động hoàn thành. Nên nhớ một lời khen, động viên từ cấp trên nhiều khi có giá trị không kém một bậc lương.
    - Thứ hai, người lao động cần suy nghĩ chín chắn khi chọn ra ưu tiên các mục đích của cuộc sống, mục đích nào có ảnh hưởng nhất đến mức độ hạnh phúc của mình, khi đó hãy tập trung nỗ lực cho mục đích này. Và các mục đích có thể thay đổi theo thời gian và mức độ thu nhập.

    (Sài gòn tiếp thị)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

Chia sẻ trang này