1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kinh nghiệm nào của người xưa là xấu và gây hại?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ULIULI, 07/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. guest090

    guest090 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    906
    Đã được thích:
    0
    Vâng, em đồng ý, biết 1 việc nhưng làm giỏi thì có thể vẫn tốt hơn biết nhiều mà kém.

    Vậy nên câu này không hoàn toàn chính xác.
  2. socola5687

    socola5687 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2012
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    10
    Ngày xưa thì người Việt đâu có đa zi năng như bi giờ nên các cụ cũng chỉ muốn giáo huấn con cháu cố gắng tập trung học lấy 1 nghề, còn trong quá trình tồn tại mình học thêm, tìm hiểu thêm để kiếm sống thì nó lại khác rồi, thế nên với cá nhân mình câu này cho đến thời bi giờ nó vẫn đúng nhiều hơn:)
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Cảm ơn mod @kruger và @phimkhach

    Chủ đề phải ghi "xấu và gây hại" để tăng tính gây hấn, kích động mem vào tranh cãi. Cơ mà bạn xfreez vẫn đá bóng sang mem khác là thế nào.

    Nói về cái câu "một nghề thì sống, đống nghề thì chết" hay "một nghề cho chín còn hơn chín nghề", theo tớ trước hết là phải định nghĩa thế nào là nghề. Vì thời buổi bây giờ, và có thể cả ngày xưa nữa, chỉ có một số công việc được gọi là nghề (profession/ career) thôi, còn lại là công việc (job) hết. Ví dụ cả cái trường kinh tế học ra chỉ có kế toán gọi là nghề, số còn lại là job hết. Các trường khác có nghề kiến trúc sư, luật sư, họa sĩ, ca sĩ v.v...

    Thế thì đúng là làm 1 nghề đã mỏi lắm rồi chứ nói gì làm 9 nghề. Bên cạnh 1 nghề ấy thì phải biết chút về lĩnh vực liên đới để mà hoàn tất được công việc.

    Đối với người chỉ làm job như thư kí, giám đốc, hành chính nhân sự, kinh doanh ... thì càng biết đa dạng càng tốt, vì như thế mới xử lí thông tin tốt được.
  4. bhv_binhminhmua

    bhv_binhminhmua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    21
    - Ăn cây nào rào cây ấy : Tức là hưởng lợi từ nơi nào, công ty nào, tập thể nào thì chỉ nên biết đến tập thể ấy mà thôi. Nhưng nghĩa tiêu cực của nó là đề cao quyền lợi cá nhân, chỉ chăm chăm lo cho bản thân mình mà không nghĩ đến quyền lợi của tập thể và của người khác.

    - Người khôn ăn nói nửa chừng để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo: Nghĩa là nên ăn nói chừng mực, tránh nói rông dài gây nhàm chán. Nhưng nghĩa tiêu cực của nó là những người "khôn" thì hay ăn nói kiểu úp úp mở mở, làm cho người "dại" cảm thấy hoang mang, không đoán biết được ý đồ của họ, gây phiền muộn cho kẻ khác.

    -Người hèn bạn với người sang, chỗ ngồi chỗ đứng có ngang bao giờ: Nghĩa câu này là phân chia đẳng cấp, không được nhân văn cho lắm. Hàm ý nhắn nhủ nên chọn bạn mà chơi, kẻo rơi vào tình huống bạn bè người sang kẻ hèn, người cao kẻ thấp thì lại dở khóc dở cười.
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Trai tài năm bảy vợ ,Gái chính chuyên một chồng

    Câu này bây giờ mà áp vào mình chắc chết không kịp ngáp ;))
  6. phimkhach

    phimkhach Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    1
    Em nói rõ hơn tác hại của nó đối với thời điểm bây giờ được không em gái?. Sao em nói nửa chừng thế? @-)
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Cô chém hộ chú câu này với: " bán anh em xa, mua láng giềng gần".
  7. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Xong rồi các cụ lại đặt uỵch câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" bên cạnh. Thế là con cháu nhà ta cứ gọi là tẩu hỏa nhập ma, không biết đằng nào mà lần.
  8. guest090

    guest090 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    906
    Đã được thích:
    0
    Kể cũng lạ, có người là gia đình, họ chưa hề gặp nhau bao giờ, nhưng bỏ cả đời để tìm nhau. Và có những người là gia đình, ở gần nhau, biết chỗ ở của nhau, có số điện thoại, ấy thế mà chả bao giờ thấy Alo :D
  9. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Máu chảy đến đâu rồi bâu đến đấy :D
  10. socola5687

    socola5687 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2012
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    10
    Câu này cô chỉ hiểu nôm na là các cụ dạy những người sống xa gia đình, họ hàng nên xây dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm xung quanh thì khi mình gặp khó khăn hoạn nạn họ sẽ là những người giúp mình sớm nhất và nhanh nhất. Còn anh em ruột thịt nếu sống xa nhau trong một thời gian dài thì sợi dây liên kết của họ chủ yếu là tình máu mủ, những cuộc điện thoại hỏi thăm hoặc những lần về thăm quê. Chính bạn bè, hàng xóm mới là những người cùng mình trải nghiệm những buồn vui khó khăn trong cuộc sống.
    CLV có câu"tình yêu làm đất lạ hóa quê hương" áp dụng câu thơ này vào câu tục ngũ chú hỏi ko hoàn toàn chính xác nhưng nếu mở rộng hơn ra ngoài tình yêu trai gái còn có tình yêu dành cho vùng đất mới, tình yêu cho những người bạn bè hàng xóm quanh mình để tạo nên một quê hương mới ngoài cái quê hương có anh em ruột thịt của mình ở đó.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhưng các cụ cũng lại có câu "Người dưng có ngãi ta đãi người dưng, anh em không ngãi ta đừng anh em", thế nên tục ngữ chỉ nên hiểu và vận dụng nó tùy hoàn cảnh, mỗi thời, mỗi nơi, mỗi người thôi.

Chia sẻ trang này