1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kinh nghiệm nào của người xưa là xấu và gây hại?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ULIULI, 07/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Chính vì tác dụng của mấy câu tục ngữ này chỉ trong phạm vi rất hẹp thôi nên tớ mới phải khơi đề tài này ra, cũng là dịp để anh chị em nhìn nhận lại cái phạm vi của nó.

    Lại so sánh với bọn nước ngoài tớ đã từng gặp và nói chuyện, tớ ít khi thấy chúng nó viện dẫn danh ngôn, tục ngữ theo kiểu "bài học kinh nghiệm". Còn khi tiếp xúc với người Việt Nam (ngoài đời, không phải trên ttvnol này), tớ thấy người Việt Nam hay lấy tục ngữ ca dao ra biện minh cho hành vi của mình, khoác lên hành vi không đẹp của mình một cái vỏ nuột nà. Ví dụ một cuộc hội thoại như thế này nhé:

    Ông A: sao thằng em họ ở quê chết mà ông không về?
    Ông B: thì cũng chả quan hệ gì với nó, mà ông bảo "bán anh em xa, mua láng giềng gần"
    .....
    .....
    Mấy ngày sau..
    Bà C: ông bỏ qua cho bà X đi, dù sao thì cũng làhàng xóm với nhau, sao ông tính đếm ghê thế?
    Ông B: hàng xóm cũng chỉ là ao nước lã, "một giọt máu đào hơn ao nước lã".

    Đấy, ví dụ là thế, người Việt Nam chỉ hay dùng tục ngữ vào tình huống phải biện minh chứ họ không dùng những câu này khi phải đối xử tốt với láng giềng hay với họ hàng đâu.
  2. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1

    Đúng rồi, dân mình toàn biện minh thôi.

    Khi nghèo chưa vươn lên được thì nói: Ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời.

    Thấy người khác giàu thì nói: Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa :(
  3. socola5687

    socola5687 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2012
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    10
    Thế nên mới nói cái này áp dụng cũng tùy người, người xấu thì dùng để bao biện cho hành động không tốt của mình, còn người tốt tất nhiên sẽ sử dụng cho mục đích tốt rồi, cái này nó tạo nên một nét rất riêng biệt của văn hóa người Việt và không nên so sánh với người nước ngoài. Lại có cuộc hội thoại như thế này:

    Ông A: Ông với cái thằng X họ hàng cũng đã xa xa rồi, cũng phải đến 7, 10 đời, ông về dự đám tang nó làm gì, đi lại vất vả.
    Ông B: (Thở dài, buồn rầu) đáp: Dù sao cũng "một giọt máu đào hơn ao nước lã " mà ông.
    (Cái này là mình ví dụ lại theo dẫn chứng của cậu thôi chứ một người hiểu về tục ngữ Việt thì ít khi áp dụng câu này trong hoàn cảnh này lắm)
    .....
    Mấy ngày sau:
    Bà C: Cháu chắt ở quê thỉnh thoảng ông mới mua quà về cho tụi nó vậy mà có gì ngon ông cũng cho mấy đứa trẻ nhà hàng xóm là sao?
    Ông B: Bà không nghe các cụ dạy :Bán anh em xa, mua láng giềng gần", bà không nhớ lần trước tôi bị đột quỵ bà đi vắng chính bố mẹ chúng đã gọi xe cấp cứu đưa tôi đi viện sao, với mấy đứa ở quê tụi nó cũng đâu có thiếu thốn gì.
  4. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13

    Đấy đấy, ở chỗ cái đỏ đỏ ý. Tại vì tớ có tính thực dụng giống người phương Tây. Nếu một cái làm ra mà ít được dùng vào việc tốt, lại hay được dùng vào việc xấu thì nó hẳn nhiên là nên hạn chế lại. Khi ta hạn chế nó lại, ta sẽ tìm kiếm một công cụ hữu ích hơn.

    Từ 2 ví dụ trên, các bạn có thể cảm nhận được là 2 nhân vật xấu và tốt dường như không thực sự chịu tác động từ các câu tục ngữ. Nếu đã xấu tính thì xấu tất, xấu cả với họ hàng lẫn hàng xóm. Mà nếu đã là người tốt thì tốt cả với hàng xóm lẫn họ hàng.

    Với có một cái tớ ghét ở các câu tục ngữ dạng này của Việt Nam là nó hay đặt cái tính "khôn", cái tính "lợi ích" lên làm mồi nhử.
  5. socola5687

    socola5687 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2012
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    10
    Cái nhân vật trong dẫn chứng của cậu chỉ là 1 dạng đã ko hiểu còn thích chơi chữ thôi, chắc dạng này cũng không nhiều.
    Mỗi thời mỗi khác chắc chắn là không thể học hỏi các kinh nghiệm của các cụ ngày xưa vào cuộc sống bây giờ rồi, có thể là hơi bảo thủ nhưng cá nhân tớ thì rất là thích ca dao tục ngữ, bởi vì nó chân thật, đáng yêu và mộc mạc. Cũng chỉ cảm nhận nó như một nét đẹp văn hóa thôi chứ không nên áp dụng quá nhiều vào cuộc sống.
    Thêm 1 cái nữa là có những câu các cụ đúc rút lại từ tính cách của một số đông người thôi chứ ko hẳn là 1 bài học cho con cháu học tập kiểu như: "Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng", các cụ đâu có dạy mình yêu là phải yêu hết mà ghét thì phải ghét sạch đâu.
  6. kensaii2004

    kensaii2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    1.987
    Đã được thích:
    120
    Ca dao thì các cụ cũng vẫn cãi nhau chan chát đấy thôi

    Biết 'Tốt gỗ hơn tốt nước sơn' nhưng vẫn 'Trông mặt mà bắt hình dong'. Zzz
  7. bhv_binhminhmua

    bhv_binhminhmua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    21
    - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Ý là tránh coi trọng vẻ ngoài mà xem nhẹ cái có bên trong. Hay, nội dung bao giờ cũng quan trọng hơn là hình thức.

    -Trông mặt mà bắt hình dong: Cái này ý kiểu như xem tướng ý. Tức là quan sát, nhìn ngó một người để có thể phác qua những nét tính cách bên trong.

    Các cụ có choảng nhau tí nào đâu >:P
  8. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Đối nhau thì còn có:

    Học thày ko tày học bạn.



    Không thầy đố mày làm nên :P
  9. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Nếu anh em ở xa, thì hàng ngày phải nói chuyện với láng giêng nên sẽ có vẻ thân thiết hơn , chỉ thinh thoảng hỏi thăm anh em tùy thời gian cho phép

    Nhưng thực ra nếu anh em gần ( ở gần hoặc là ở xa nhưng hôm nay đến thăm nên thành gần) thì phải ưu tiên cho anh em, cho thằng láng giềng xếp hàng đợi phía sau.

    Nếu có nhiều tiền thừa thì nên đem cho anh em xài giúp, dù là ở xa hoặc là họ xa, chứ đừng đem cho thằng láng giềng :))

    Chả thấy gì mà phải tẩu hỏa nhập ma cả.

    "bán", hoặc so sánh "máu đào" với "nước lã" để làm nổi bật tình huống chứ không phải là khuyên nên hành động hoặc phân biệt một cách cực đoan như vậy, nếu chăm chú vào đó thì thấy mâu thuẫn và hiểu sai tinh thần.

    Nói chung là phải thân thiện với nhau. Anh em hay láng giềng mỗi bên có sự quan trọng khác nhau nên phải tùy hoàn cảnh mà xử lý để duy trì quan hệ tốt đẹp.
  10. F5F5

    F5F5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.878
    Đã được thích:
    5
    "một nghề thì sống, đống nghề thì chết", "một nghề cho chín còn hơn chín nghề"
    Mình chả thấy có gì sai cả, nó luôn đúng với hiện tại và tương lai. Câu "một nghề cho chín còn hơn chín nghề", các cụ dùng từ CHÍN rất đắt. Trong bất cứ thời nào nếu bạn thật giỏi 1 nghề, bạn giỏi ở top đầu luôn có khả năng thành công hơn biết nhiều nghề nhưng nghề nào cũng dở dở ương ương, cũng khẳng định luôn là những thật sự giỏi nhiều nghề được là cực kỳ hiếm, thậm chí là không thể có.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mình thì cho rằng không phải tất cả các câu ca dao tục ngữ là những câu chỉ có mục đích để răn dạy, nhiều câu chỉ đơn thuần là phản ánh những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội. Câu ở dòng bôi đỏ trên mình nghĩ thuộc về dạng phản ánh về mặt tâm lý, xã hội nhiều hơn là ý nghĩa răn dạy

Chia sẻ trang này