1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những kỷ lục Thư pháp Việt Nam

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 06/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Những kỷ lục Thư pháp Việt Nam

    Cuốn Nhật ký trong tù bằng thư pháp lớn nhất VN ​


    Đó là một công trình đồ sộ do nghệ nhân Trần Quốc Ẩn (Nha Trang - Khánh Hòa) tổ chức thực hiện, với sự góp sức của hàng chục nhà thư pháp, họa sĩ (trong đó có nhiều họa sĩ người Việt gốc Hoa) của nhiều tỉnh, thành trong nước để tôn vinh tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã trở thành một công trình độc đáo nhất Việt Nam.

    Ý tưởng thực hiện một cuốn sách thật độc đáo đến với nghệ sĩ Trần Quốc Ẩn khi anh mang hơn 40 bức thư pháp có chủ đề Một cõi đi về (nội dung là các ca từ trong các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) tham dự Festival Huế 2002. Ở đó, nhà thư pháp Nguyệt Đình (Huế) đã trưng bày cuốn Kiều của thi hào Nguyễn Du với kích cỡ rất lớn (phần chữ do Nguyệt Đình viết thư pháp).

    Qua trao đổi với đồng nghiệp, các nhà báo và được họ động viên: "Ẩn nên thực hiện một cuốn thư pháp tầm cỡ như thế ", Trần Quốc Ẩn rất tâm đắc và hưng phấn với ý tưởng này nhưng chưa tìm ra tác phẩm để thực hiện. Sau đó nhân nhìn thấy bức ảnh Bác Hồ đang viết thư pháp, Ẩn nảy ra ý nghĩ: chọn tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hợp lý hơn cả. Chọn được đề tài rồi lại phải nghĩ cách thể hiện sao cho thật mỹ thuật và phong phú. Anh không chọn cách làm (viết) một mình, bởi như thế sẽ trở nên đơn điệu nên mời nhiều người cùng tham gia. Trần Quốc Ẩn rất mong ước được đem tác phẩm này ra mắt nhân dân tỉnh nhà và các tỉnh bạn nếu được sự giúp đỡ của các địa phương. Sau đó, nếu được sự đồng ý của tỉnh Nghệ An, anh sẽ trao tặng công trình này cho quê hương Bác Hồ nhân dịp Lễ hội Làng Sen 2005. Trần Quốc Ẩn đang có ý định thực hiện thêm 3 tác phẩm nữa, trong đó có thơ Hàn Mặc Tử, nhạc Trịnh Công Sơn.

    Trần Quốc Ẩn đã bỏ ra 6 tháng lao động miệt mài mới cơ bản hoàn thành tác phẩm này. Từ Nha Trang, anh liên tục ra Huế rồi vào Sài Gòn để "xin chữ" của các nhà thư pháp.


    Về nguyên tác chữ Hán, đa số anh nhờ các họa sĩ gốc Hoa thuộc Hội quán Mỹ thuật quận 5 (TP Hồ Chí Minh) như: Huỳnh Tuần Bá, Trần Xuyên, Lý Khắc Nhu, Lý Tùng Niên, Ô Dân Phát, Trương Lộ thực hiện, ngoài ra còn có thủ bút của các nhà thư pháp Nhuận Đức (Huế) và Sĩ Bằng (Đà Nẵng) viết giúp.

    Phần chữ Nôm do Nhuận Đức thể hiện. Riêng phần chữ quốc ngữ có khá đông nghệ sĩ tham gia, ngoài phần lớn tác phẩm do Trần Quốc Ẩn viết còn có chữ của Nguyệt Đình, Phạm Kế (Huế); Nguyễn Thế Mẫn, Hồ Công Khanh, Ái Diệp, Nguyên Luân, Ngọc Thạch (Đà Nẵng); Lê Vũ, Xuân Điền (Nha Trang); Trương Tuấn Dũng, Trương Tuấn Hải, Nguyễn Thanh Sơn (TP Hồ Chí Minh)...

    Ngoài những tác phẩm thực hiện bằng chữ viết còn có tranh minh họa, tranh thủy mặc của các họa sĩ Trần Hòa Ân, Văn Xuân Lộc (Nha Trang) và một số họa sĩ trong Hội quán Mỹ thuật Q.5 (TP Hồ Chí Minh). Các tác phẩm được viết trên giấy xuyến chỉ, giấy dó sau đó được bồi lên giấy kỹ thuật (giấy nền, nhập từ Đức). Đặc biệt, với tình cảm vô cùng tôn quý đối với Bác Hồ, tất cả các tác giả viết chữ hoặc vẽ tranh đều hưởng ứng rất nhiệt tình và không ai nhận thù lao - dù chỉ với tính cách tượng trưng.

    Tác phẩm Nhật ký trong tù do Trần Quốc Ẩn chủ trương thực hiện có kích cỡ 50 x 100 cm, dày 10 cm và cân nặng 40 kg. Bìa làm bằng gỗ dầu, gáy sách bọc đồng do Công ty Đồ gỗ N & N (TP Hồ Chí Minh) thực hiện.

    Riêng phần bìa phải làm đi, làm lại mấy lần mới vừa ý: nổi bật ở giữa (nửa trên) của cuốn sách là một ô cửa tù với 4 chấn song sắt chia ô cửa thành 5 khung dọc (tượng trưng 5 châu, 4 biển). Ô cửa này được trổ (đục) thủng bìa sách để lộ 3 chữ vàng Hồ Chí Minh viết theo chiều dọc trên nền đỏ của trang lót phía trong.

    Phía trên cùng của bìa sách mang dòng chữ Kỷ niệm 113 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp đến là 4 chữ Nhật ký trong tù (quốc ngữ, viết theo chiều ngang nằm phía trên ô cửa. Phía dưới ô cửa cũng có 4 chữ Nhật ký trong tù (Hán tự, viết dọc) và chữ Độc bản (một bản duy nhất), dưới cùng là dòng chữ Trần Quốc Ẩn thực hiện năm 2003. Tất cả đều nổi bật trên nền vân gỗ rất ấn tượng.
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Cuốn Truyện Kiều bằng thư pháp lớn nhất Việt Nam​
    Trong dịp Festival Huế 2002, một trong những khu vực thu hút được sự quan tâm đông đảo của du khách là Vườn thư pháp Huế, nơi trưng bày cuốn "Truyện Kiều độc bản", một tác phẩm hết sức công phu của nhóm các tác giả thuộc CLB thư pháp TP Huế. Cuốn "Truyện Kiều độc bản" này chứa trọn 3.254 câu thơ trong tác phẩm bất hủ "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du dưới lối thể hiện bằng thư pháp quốc ngữ hết sức bay **** và tinh tế. Nhà thư pháp Nguyệt Đình là tác giả chính của cuốn "Truyện Kiều độc bản" này.
    Nguyệt Đình vừa là một nhà thơ vừa là một nhà thư Pháp. Nhà ông ở 90 Nguyễn Chí Thanh là một địa chỉ quen thuộc cho các văn nghệ sĩ không những ở Huế mà cho các bạn bè ở khắp nơi trên thế giới hay tìm đến, đôi khi để chuyện trò, trao đổi có khi đến đó để ngâm một bài thơ cho nhau nghe hay xem ông viết một câu thơ và một câu trích trong kinh Kim Cang hay nhờ nguói nghệ sĩ đó viết một bài thơ mình mới làm xong , rồi bạn hữu cùng nhau uống một chén rượu làng Chuồn.
    Trong một buổi gặp với bằng hữu , Nguyệt Đình cho biết lý do thực hiện tác phẩm sách quyển Thư Pháp truyện Kiều của Nguyễn Du. Ông nói: "Viết pho Kiều đặc biệt này, chúng tôi không có hoài bão gì khác, chỉ muốn cùng độc giả chia xẻ những gì chúng ta tìm được trong kiệt tác của cụ Nguyễn Du. Đồng thời giới thiệu với bạn bè bốn biển, năm châu nhân dịp lễ Festival Huế 2002".
    Hỏi ông về ý tưởng thực hiện và quá trình hoàn thành tác phẩm độc đáo có một không hai này, mà nhiều người cho rằng nó có thể ghi vào sách kỷ lục guiness.
    Ông cho biết là trong một buổi mạn đàm, có rất nhiều nhà Thư Pháp ở Huế là muốn thực hiện cho được một tác phẩm để đời, có lẽ là nên viết một cuốn thơ theo cung cách Thư Pháp. Điều này đã trở nên mối trăn trở của ông và lại các bằng hữu. Được sự trợ giúp một phần nào về mặt tài chính của chính quyền, ông và các bạn đã quyết tâm thực hiện mơ ước đó. Trong hơn 1 năm trời chuẩn bị và gần 6 tháng nổ lực làm việc cùng với họa sĩ Phạm Kế và nhóm nghệ nhân chuyên nghiệp, một ngày bắt đầu vào thượng tuần tháng 11/2001 ông đã phóng bút dưới sự chứng kiến của các thân hữu trong niềm hào hứng của mọi người ."Ta phóng bút và lịm hồn trong nét Pháp", đó là cảm xúc của người nghệ sĩ ấy.
    Với 150 mét giấy Cossine 1200 là một loại giấy đặc biệt để viết Thư Pháp. 180m giấy Decal. Các vật liệu này không dễ gì tìm thấy ở Huế - giấy được mua tại Hà Nội sau nhiều lần thương thảo, và được một người bạn của nghệ sĩ tình nguyện chở không công từ Hà Nội vào Huế bằng một chiếc xe vận tải nhỏ với bao gian nan vì xe phải chạy châm để tránh nhăn mặt giấy
    Với hơn 5 lít mực tàu để viết trọn hơn ba ngàn câu truyện Kiều
    Khổ của quyễn sách với chiều dài 1, 6 m , ngang 1,2m , nặng 75 kg , có 228 trang với 6 trang phụ bản. Bìa bằng ván bọc nhung , gáy gổ , chữ khắc chạm , bản lề bằng đồng. Muốn lật trang phải cần có đến hai người.
    Sự ra đời của quyển thư pháp viết về Truyện Kiều của Nguyễn Du do Nguyệt Đình thực hiện là một món quà cho du khách đến Huế tham dự Festival Huế 2002 và niềm tự hào của người dân cố đô.

Chia sẻ trang này