1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những lá thư, những trang nhật ký, hồi ức thời chiến

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TLV, 17/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Những lá thư từ Việt Nam
    Những lá thư mà Carroll tuyển chọn đưa vào sách có thể là một chuyện thú vị hay một bi kịch, là sự cảm động hay căng thẳng, sợ hãi trước trận chiến. Thông điệp được nhắc tới nhiều nhất trong những lá thư chiến tranh - từ cuộc nội chiến của Mỹ một thế kỷ trước, cho đến những cuộc chiến tranh trên khắp thế giới thế kỷ 20, cho đến chiến tranh Iraq đầu thế kỷ 21, không khác nhau: Đấy là "I love you" - anh yêu em, con yêu bố mẹ, bố yêu con, những lời yêu thương tự đáy lòng, là "Tôi sẽ trở về", "Hãy viết cho tôi" - tràn đầy hy vọng, là "Đừng lo lắng" - trấn an người ở nhà hay trấn an cả chính mình... Những lá thư mà qua đó, người đọc cảm nhận được cả những số phận, những cá tính. 75 nghìn lá thư. Mỗi thư đều là một câu chuyện. Nhưng đặc biệt ấn tượng, đấy là hai lá thư viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN.
    Trong thư đề ngày 10.7.1967 viết về cho vợ, trung uý Dean Allen đóng quân ở VN, đã thổ lộ với vợ mình những sợ hãi, những bất ổn, lo lắng mà anh không thể nói với ai khác. "Tại sao anh lại phải nhìn một người đàn ông chết hoặc bị thương - tại sao anh lại là người phải ra lệnh cho ai đó làm việc gì có thể khiến anh ta phải chết?"... "Làm một trung đội trưởng tốt thật là một việc đầy cô đơn. Anh không muốn thực sự hiểu rõ bất kỳ ai ở đây, vì khi mất một người thì thật tệ - anh chắc chắn là anh không muốn mất một người bạn"...
    "Rồi có thể lúc nào đó anh sẽ cố gắng giải thích cho em, anh đã và đang sợ đến thế nào. Anh chẳng thể làm được gì ngoài việc chờ một ngày nữa đến và kết thúc. Nếu có cầu nguyện, anh sẽ chỉ nói mỗi đêm anh mong nhìn thấy lại mặt trời vào sáng hôm sau và được trở về với em"...

    Những dòng chữ nói quá nhiều điều về sự kinh hoàng của cuộc chiến Mỹ gây ra ở VN. Nhưng không lâu sau khi vợ Allen nhận được lá thư này, chị cũng nhận được điện cho biết chồng mình đã tử thương.
    Một lá thư khác, viết cho người đã chết. Năm 1989, một cựu binh Mỹ viết thư cho người lính Việt Nam mà ông ta bắn chết trong cuộc truy đuổi ở Chu Lai năm 1967, khi hai người mặt đối mặt - và điều đó đã khiến ông day dứt suốt cả đoạn đời sau này. "Thưa ông... Tôi không bao giờ biết được tại sao ông không lấy mạng tôi. Ông đã nhìn tôi rất lâu với khẩu AK-47 trong tay, vậy mà ông vẫn không bắn. Tha thứ cho tôi vì đã buộc ông phải chết, tôi chỉ phản ứng theo cách mà tôi đã được huấn luyện. Từ cái ngày năm 1967 ấy, tôi đã trưởng thành lên nhiều và đã kính trọng hơn nhiều cuộc sống và các dân tộc khác trên thế giới".
    Carroll kể rằng, những gì liên quan đến lá thư này là cả một câu chuyện cảm động. Richard Luttrell - người được sống trong cuộc đối đầu ở Chu Lai, đã tìm thấy trong ngực người lính VN bức ảnh anh chụp cùng con gái. Luttrell giữ bức ảnh trong ví suốt hàng chục năm, không thôi ám ảnh: "Bao nhiêu lần tôi đã ngắm nhìn bức ảnh ông và con gái ông - tôi đoán thế. Mỗi lần như vậy, vết thương tội lỗi lại đốt cháy lòng tôi".
    Để mong được bình yên, Luttrell đã đặt dưới chân bức tường tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến tranh ở VN tại Washington lá thư cho người lính đã chết, cùng tấm ảnh. Một người trông coi bảo tàng tìm thấy và cho xuất bản trong một tập sách. 7 năm sau, năm 1996, Luttrell choáng váng khi đọc được cuốn sách, và ông hiểu, mình sẽ không bao giờ yên nếu không trả lại tấm ảnh cho con gái người đã khuất. Với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam ở Washington, Luttrell đã gửi đăng bức ảnh trên một tờ báo ở Hà Nội. Lan - cô gái nhỏ năm xưa trong bức ảnh, giờ đã thành người phụ nữ, nhận ra cha mình. Cô đồng ý để Luttrell đến thăm. Gặp nhau tại VN năm 2000, Luttrell và Lan đều oà khóc. Lan tha thứ cho Luttrell, bức ảnh được đặt lên bàn thờ.
    Lần đầu đến VN, Carroll yêu ngay lập tức. Anh muốn tìm kiếm những lá thư của "*********". Hơn một tuần ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, anh đã có được trong tay khoảng 50 lá. Những lá thư đã ố vàng, có khi đã nhoè, đã rách mà nhiều người bạn ở VN đã tặng lại cho anh. Carroll cho biết, anh sẽ nhờ dịch các lá thư sang tiếng Anh, trong tập sách sau dự định xuất bản giữa năm 2005, những lá thư của "*********" sẽ là một phần trong đó.
    "Bằng cách xuất bản những bức thư từ VN, tôi rất hy vọng sẽ góp một sự hoà giải giữa quan hệ hai bên. Qua những lá thư này, tôi muốn nói lên sự kinh hoàng của chiến tranh Mỹ gây ra ở VN. Nhưng tôi cũng muốn qua đó, đối thủ cũ trở thành bạn bè. Họ đã nhìn thấy những điều khủng khiếp nhất trong bản chất của con người. Bây giờ chúng ta cần sự tha thứ, cần tình bạn, cần hy vọng và sự hoà giải".

  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh của người lính
    (Tiếp tục "Những lá thư chiến tranh" của Andrew Carroll, nói rõ hơn về câu chuyện đối mặt ở Chu Lai)​
    .
    Tất cả thư từ, vật kỷ niệm người ta đặt lại ở "Bức tường Tưởng niệm" ở thủ đô Washington (Mỹ) đã được Dịch vụ công viên quốc gia thu nhặt lại, phân loại và lưu giữ. Duery Felton Jr. - người trông nom công viên ở đây, đồng thời cũng là một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, đang thu thập các vật kỷ niệm thì bất chợt, bức ảnh nhỏ và một lá thư của cựu chiến binh nào đó để lại làm ông chú ý:

    "18.11.1989.
    Thưa ông.
    20 năm rồi tôi mang bức ảnh của ông trong ví. Tôi chỉ mới 18 tuổi vào cái ngày chúng ta đối mặt nhau trên con đường mòn ấy ở Chu Lai, Việt Nam. Tại sao ông không tước đi mạng sống của tôi là điều tôi không bao giờ biết được. Ông nhìn trân trân vào tôi rất lâu, với khẩu AK-47 trên tay nhưng ông vẫn không bắn. Tha thứ cho tôi vì đã giết ông, tôi chỉ phản ứng theo cách tôi được dạy, giết V.C hoặc người da vàng, thậm chí không được coi là con người, chỉ là người da vàng hoặc mục tiêu, tất cả đều một giuộc.
    Từ cái ngày ấy của năm 1967, tôi đã trưởng thành hơn nhiều và tôn trọng hơn nhiều cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.
    Đã rất nhiều lần trong những năm qua tôi ngắm bức ảnh của ông và con gái ông, tôi đoán thế. Mỗi lần như vậy ruột gan tôi lại bị thiêu đốt vì nỗi đau tội lỗi. Giờ đây tôi cũng có 2 con gái. Một đứa 20 tuổi, đứa kia 22 và chúng đã đem lại cho tôi 2 đứa cháu ngoại 1 tuổi và 4 tuổi.
    Hôm nay tôi đến thăm Bức tường Tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Tôi đã muốn đến đây từ nhiều năm nay để nói lời tạm biệt với các đồng đội cũ. Không hiểu sao tôi cứ hy vọng và tin rằng ông sẽ biết tôi đang ở đây, tôi thực sự yêu mến họ cũng như ông yêu mến đồng đội cũ của ông, tôi đoán thế.
    Đến giờ chúng ta không còn là kẻ thù nữa. Tôi nhận thức được rằng ông là một người lính dũng cảm bảo vệ tổ quốc của mình. Hơn tất cả, giờ đây tôi biết kính trọng ý nghĩa quan trọng của cuộc sống đối với ông. Có lẽ vì thế mà hôm nay tôi có thể ở đây.
    Khi rời khỏi nơi đây tôi sẽ để lại ảnh của ông và bức thư này. Đây là lúc để tôi có thể tiếp tục cuộc sống của mình, giải toả nỗi đau và sự tội lỗi. Tha thứ cho tôi, thưa ông, tôi sẽ cố tiếp tục sống cuộc sống của mình một cách đầy đủ nhất, một cơ hội mà ông và nhiều người khác đã bị từ chối.
    Tôi kết thúc ở đây. Xin ông hãy yên nghỉ, cho đến khi chúng ta có cơ hội gặp lại ở một thời gian khác, một nơi khác.
    Kính thư. Richard A.Luttrell. Sư đoàn không vận 101".

    Felton lập tức biết rằng ông phải đưa bức ảnh và trích vài dòng trong lá thư vào một ấn phẩm mới mà Cơ quan Dịch vụ công viên quốc gia đã tập hợp với tựa đề "Những tặng phẩm ở Bức tường". Năm 1996, một người bạn tốt của Luttrell đọc được quyển sách và chia sẻ với Luttrell, mà Luttrell thì không hề thấy lại bức ảnh và bức thư từ khi ông để lại dưới chân bức tường 7 năm trước đó. Bất ngờ phải đối mặt lại, ông cảm thấy tan vỡ và oà khóc. Nỗi đau ký ức to lớn đến mức Luttrell nhận ra rằng nó sẽ không bao giờ rời xa ông trừ phi ông trả lại bức ảnh cho con gái của người lính Việt Nam bị giết chết. Mặc dù ông nhận ra rằng, không có địa chỉ hay thậm chí đến một cái tên, việc tìm được một người ở đất nước 80 triệu dân quả thật chẳng khác gì mò kim đáy bể, nhưng ông vẫn quyết làm. Sau đó, với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam ở Washington, Luttrell có thể thuyết phục báo chí ở Hà Nội đăng bức ảnh cùng một bài báo.
    Thật màu nhiệm, tờ báo đã đến được một làng nông nghiệp nhỏ và gia đình người lính đã nhận ra bức ảnh. Vài ngày sau, Luttrell nhận được một bức thư ngắn được dịch ra tiếng Anh, gửi từ Việt Nam qua fax, do một phụ nữ chỉ ghi tên mình là Lan. Bức thư viết: "Thưa ông Richard, đứa trẻ mà ông đã quan tâm, hoặc quan tâm qua bức ảnh, trong suốt hơn 30 năm qua, giờ đã trở thành người lớn. Cô ấy đã chịu đựng biết bao đau khổ suốt tuổi thơ vì sự mất tích của bố. Tôi hy vọng ông sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi".
    Luttrell lập tức trả lời và hỏi Lan, liệu ông có thể đến thăm chị ở Việt Nam. Chị nói được và tháng 3.2000, Luttrell đến Việt Nam, lần đầu tiên trở lại sau 32 năm và thấy mình đối mặt với Lan ở chính làng nhỏ của chị. Nhìn thấy Luttrell Lan oà lên khóc và ôm lấy ông. "Tôi vô cùng xin lỗi" - Luttrell nói và cũng khóc. Lan tha thứ cho Luttrell, bức ảnh hai cha con chị giờ đây nằm trên một bàn thờ nhỏ ở nhà Lan.
  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh của người lính
    (Tiếp tục "Những lá thư chiến tranh" của Andrew Carroll, nói rõ hơn về câu chuyện đối mặt ở Chu Lai)​
    .
    Tất cả thư từ, vật kỷ niệm người ta đặt lại ở "Bức tường Tưởng niệm" ở thủ đô Washington (Mỹ) đã được Dịch vụ công viên quốc gia thu nhặt lại, phân loại và lưu giữ. Duery Felton Jr. - người trông nom công viên ở đây, đồng thời cũng là một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, đang thu thập các vật kỷ niệm thì bất chợt, bức ảnh nhỏ và một lá thư của cựu chiến binh nào đó để lại làm ông chú ý:

    "18.11.1989.
    Thưa ông.
    20 năm rồi tôi mang bức ảnh của ông trong ví. Tôi chỉ mới 18 tuổi vào cái ngày chúng ta đối mặt nhau trên con đường mòn ấy ở Chu Lai, Việt Nam. Tại sao ông không tước đi mạng sống của tôi là điều tôi không bao giờ biết được. Ông nhìn trân trân vào tôi rất lâu, với khẩu AK-47 trên tay nhưng ông vẫn không bắn. Tha thứ cho tôi vì đã giết ông, tôi chỉ phản ứng theo cách tôi được dạy, giết V.C hoặc người da vàng, thậm chí không được coi là con người, chỉ là người da vàng hoặc mục tiêu, tất cả đều một giuộc.
    Từ cái ngày ấy của năm 1967, tôi đã trưởng thành hơn nhiều và tôn trọng hơn nhiều cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.
    Đã rất nhiều lần trong những năm qua tôi ngắm bức ảnh của ông và con gái ông, tôi đoán thế. Mỗi lần như vậy ruột gan tôi lại bị thiêu đốt vì nỗi đau tội lỗi. Giờ đây tôi cũng có 2 con gái. Một đứa 20 tuổi, đứa kia 22 và chúng đã đem lại cho tôi 2 đứa cháu ngoại 1 tuổi và 4 tuổi.
    Hôm nay tôi đến thăm Bức tường Tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Tôi đã muốn đến đây từ nhiều năm nay để nói lời tạm biệt với các đồng đội cũ. Không hiểu sao tôi cứ hy vọng và tin rằng ông sẽ biết tôi đang ở đây, tôi thực sự yêu mến họ cũng như ông yêu mến đồng đội cũ của ông, tôi đoán thế.
    Đến giờ chúng ta không còn là kẻ thù nữa. Tôi nhận thức được rằng ông là một người lính dũng cảm bảo vệ tổ quốc của mình. Hơn tất cả, giờ đây tôi biết kính trọng ý nghĩa quan trọng của cuộc sống đối với ông. Có lẽ vì thế mà hôm nay tôi có thể ở đây.
    Khi rời khỏi nơi đây tôi sẽ để lại ảnh của ông và bức thư này. Đây là lúc để tôi có thể tiếp tục cuộc sống của mình, giải toả nỗi đau và sự tội lỗi. Tha thứ cho tôi, thưa ông, tôi sẽ cố tiếp tục sống cuộc sống của mình một cách đầy đủ nhất, một cơ hội mà ông và nhiều người khác đã bị từ chối.
    Tôi kết thúc ở đây. Xin ông hãy yên nghỉ, cho đến khi chúng ta có cơ hội gặp lại ở một thời gian khác, một nơi khác.
    Kính thư. Richard A.Luttrell. Sư đoàn không vận 101".

    Felton lập tức biết rằng ông phải đưa bức ảnh và trích vài dòng trong lá thư vào một ấn phẩm mới mà Cơ quan Dịch vụ công viên quốc gia đã tập hợp với tựa đề "Những tặng phẩm ở Bức tường". Năm 1996, một người bạn tốt của Luttrell đọc được quyển sách và chia sẻ với Luttrell, mà Luttrell thì không hề thấy lại bức ảnh và bức thư từ khi ông để lại dưới chân bức tường 7 năm trước đó. Bất ngờ phải đối mặt lại, ông cảm thấy tan vỡ và oà khóc. Nỗi đau ký ức to lớn đến mức Luttrell nhận ra rằng nó sẽ không bao giờ rời xa ông trừ phi ông trả lại bức ảnh cho con gái của người lính Việt Nam bị giết chết. Mặc dù ông nhận ra rằng, không có địa chỉ hay thậm chí đến một cái tên, việc tìm được một người ở đất nước 80 triệu dân quả thật chẳng khác gì mò kim đáy bể, nhưng ông vẫn quyết làm. Sau đó, với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam ở Washington, Luttrell có thể thuyết phục báo chí ở Hà Nội đăng bức ảnh cùng một bài báo.
    Thật màu nhiệm, tờ báo đã đến được một làng nông nghiệp nhỏ và gia đình người lính đã nhận ra bức ảnh. Vài ngày sau, Luttrell nhận được một bức thư ngắn được dịch ra tiếng Anh, gửi từ Việt Nam qua fax, do một phụ nữ chỉ ghi tên mình là Lan. Bức thư viết: "Thưa ông Richard, đứa trẻ mà ông đã quan tâm, hoặc quan tâm qua bức ảnh, trong suốt hơn 30 năm qua, giờ đã trở thành người lớn. Cô ấy đã chịu đựng biết bao đau khổ suốt tuổi thơ vì sự mất tích của bố. Tôi hy vọng ông sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi".
    Luttrell lập tức trả lời và hỏi Lan, liệu ông có thể đến thăm chị ở Việt Nam. Chị nói được và tháng 3.2000, Luttrell đến Việt Nam, lần đầu tiên trở lại sau 32 năm và thấy mình đối mặt với Lan ở chính làng nhỏ của chị. Nhìn thấy Luttrell Lan oà lên khóc và ôm lấy ông. "Tôi vô cùng xin lỗi" - Luttrell nói và cũng khóc. Lan tha thứ cho Luttrell, bức ảnh hai cha con chị giờ đây nằm trên một bàn thờ nhỏ ở nhà Lan.
  4. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Những tâm sự chân thật về góc khuất của cuộc chiến​
    .
    "Làm ơn, tôi không muốn chết"
    Cuối thu năm 1967, mỗi tháng hàng trăm chiếc quan tài phủ cờ, đựng thi thể của những người lính Mỹ tử trận được đưa về Mỹ chôn cất. Ước tính 15 nghìn lính Mỹ đã chết kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Xung đột bạo lực nổ ra giữa những người biểu tình phản chiến và ủng hộ cuộc chiến. Ngày 21.1.1968, lực lượng ********* - mà theo Tổng thống Johnson thì đang trên bờ vực sụp đổ - đã oanh tạc dữ dội một căn cứ thuỷ quân lục chiến - được bảo vệ đến mức con ruồi chui không lọt ở Khe Sanh.

    Đại uý Ray W. Stubbe - 29 tuổi, cha tuyên uý của hải quân, là một trong 6.000 lính Mỹ bị ghìm chân tại đây. Stubbe biết rằng rồi sớm muộn gì bố mẹ anh ở Milwaukee, bang Winsconsin cũng sẽ biết tin, nên ngày 21.1 anh viết thư trấn an bố mẹ, mặc dù anh nói rằng cuộc tấn công là điều kinh hoàng nhất anh từng đối mặt.
    Nhưng lúc đó Stubbe vẫn còn chưa biết rằng, ngày 21 là khởi đầu cho cuộc bao vây 21 tuần, làm cho hàng trăm lính Mỹ chết. Sau khi được thuyên chuyển an toàn khỏi căn cứ này vào tháng ba, Stubbe kể lại trong thư:
    "Quá nhiều điều đã xảy ra ở Khe Sanh. (...) Chúa trời thật nhân từ. Thậm chí con không bị đến một vết bầm tím hay vết xước. Nhưng ngày nào cũng thế, có những lúc con đã rất gần tiếng gọi của người. Một buổi trưa khi con đang ngồi ăn trong hầm, đạn đã xuyên thủng tường - xuyên qua những túi cát bẩn thỉu dày tới gần một mét, bẻ cong những bức tường thép chống bằng cột sắt kỹ thuật hình chữ U. Một tối khác, lúc nửa đêm, loạt rocket 50 ký nổ cách cửa hầm của con 2 bước chân. Một hôm, khi con đang đi trong đường hào sâu tới 3m thì đạn pháo nổ ngay trên đầu con...
    Mọi thứ đều rất kinh khiếp. Con đã qua đêm trong một căn hầm ở vòng ngoài. Đấy là hầm dành cho những người mang súng chống tăng 106 ly. Chiều nọ họ bị 2 loạt đạn, chỉ mỗi một người sống sót, còn tất cả đều chết. Đầu của một người còn không bao giờ tìm lại được - những mảnh ngón tay, bàn tay, thịt, máu, tất cả. Một người khác đến trạm quân y của bọn con đã mất cả hai chân, cánh tay phải, và bị mù.
    Khẩu hiệu mà những gã trai ở đây luôn mang trên mũ và trên súng đã thay đổi từ "Giết, giết, giết" và "Trong chiến đấu, ta thà mất mạng chứ không bao giờ mất tinh thần"..., đã trở thành "Bố và mẹ muôn năm", thành "Em, tôi và Chúa trời", thành "Làm ơn, ngài Cộng, tôi không muốn chết", và những dấu thánh giá...
    Luôn luôn bọn con sợ những điều sắp đến - nó có thể đến bất kỳ ở đâu, nó có thể hạ cánh bất kỳ ở đâu. Không chỗ nào, không căn hầm nào là an toàn tuyệt đối...".

    .

    Những thẻ quân nhân của
    lính Mỹ tìm thấy ở Khe Sanh
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Những tâm sự chân thật về góc khuất của cuộc chiến​
    .
    "Làm ơn, tôi không muốn chết"
    Cuối thu năm 1967, mỗi tháng hàng trăm chiếc quan tài phủ cờ, đựng thi thể của những người lính Mỹ tử trận được đưa về Mỹ chôn cất. Ước tính 15 nghìn lính Mỹ đã chết kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Xung đột bạo lực nổ ra giữa những người biểu tình phản chiến và ủng hộ cuộc chiến. Ngày 21.1.1968, lực lượng ********* - mà theo Tổng thống Johnson thì đang trên bờ vực sụp đổ - đã oanh tạc dữ dội một căn cứ thuỷ quân lục chiến - được bảo vệ đến mức con ruồi chui không lọt ở Khe Sanh.

    Đại uý Ray W. Stubbe - 29 tuổi, cha tuyên uý của hải quân, là một trong 6.000 lính Mỹ bị ghìm chân tại đây. Stubbe biết rằng rồi sớm muộn gì bố mẹ anh ở Milwaukee, bang Winsconsin cũng sẽ biết tin, nên ngày 21.1 anh viết thư trấn an bố mẹ, mặc dù anh nói rằng cuộc tấn công là điều kinh hoàng nhất anh từng đối mặt.
    Nhưng lúc đó Stubbe vẫn còn chưa biết rằng, ngày 21 là khởi đầu cho cuộc bao vây 21 tuần, làm cho hàng trăm lính Mỹ chết. Sau khi được thuyên chuyển an toàn khỏi căn cứ này vào tháng ba, Stubbe kể lại trong thư:
    "Quá nhiều điều đã xảy ra ở Khe Sanh. (...) Chúa trời thật nhân từ. Thậm chí con không bị đến một vết bầm tím hay vết xước. Nhưng ngày nào cũng thế, có những lúc con đã rất gần tiếng gọi của người. Một buổi trưa khi con đang ngồi ăn trong hầm, đạn đã xuyên thủng tường - xuyên qua những túi cát bẩn thỉu dày tới gần một mét, bẻ cong những bức tường thép chống bằng cột sắt kỹ thuật hình chữ U. Một tối khác, lúc nửa đêm, loạt rocket 50 ký nổ cách cửa hầm của con 2 bước chân. Một hôm, khi con đang đi trong đường hào sâu tới 3m thì đạn pháo nổ ngay trên đầu con...
    Mọi thứ đều rất kinh khiếp. Con đã qua đêm trong một căn hầm ở vòng ngoài. Đấy là hầm dành cho những người mang súng chống tăng 106 ly. Chiều nọ họ bị 2 loạt đạn, chỉ mỗi một người sống sót, còn tất cả đều chết. Đầu của một người còn không bao giờ tìm lại được - những mảnh ngón tay, bàn tay, thịt, máu, tất cả. Một người khác đến trạm quân y của bọn con đã mất cả hai chân, cánh tay phải, và bị mù.
    Khẩu hiệu mà những gã trai ở đây luôn mang trên mũ và trên súng đã thay đổi từ "Giết, giết, giết" và "Trong chiến đấu, ta thà mất mạng chứ không bao giờ mất tinh thần"..., đã trở thành "Bố và mẹ muôn năm", thành "Em, tôi và Chúa trời", thành "Làm ơn, ngài Cộng, tôi không muốn chết", và những dấu thánh giá...
    Luôn luôn bọn con sợ những điều sắp đến - nó có thể đến bất kỳ ở đâu, nó có thể hạ cánh bất kỳ ở đâu. Không chỗ nào, không căn hầm nào là an toàn tuyệt đối...".

    .

    Những thẻ quân nhân của
    lính Mỹ tìm thấy ở Khe Sanh
  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Cựu binh Mỹ và mối tình với nữ quân nhân Việt Nam​
    .
    30 năm trước từ Mỹ sang Việt Nam tham chiến, gần 30 năm sau, Vern Weiztel đến Việt Nam với tư cách là tình nguyện viên của Liên Hợp Quốc. Ít ai biết anh có một mối tình thật đẹp với một nữ cựu chiến binh Việt Nam từng xung phong vào Nam đánh Mỹ...
    Trở lại Việt Nam
    Thường ngày Vern Weiztel lặng lẽ làm việc với máy tính trong căn phòng nhỏ ở trụ sở UNDP, ông là chuyên gia quản trị mạng của trang web Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Khi tiếp xúc, tôi chợt nghĩ bản thân người đàn ông này cũng giống như một trang web, ?otruy cập? vào sẽ bắt gặp biết bao điều ngạc nhiên thú vị, để có thể cười, khóc và suy ngẫm...
    Duyên nợ với Việt Nam bắt đầu vào năm 1971, khi Vern phải từ giã quê hương ở bang Washington D.C - Hoa Kỳ sang chiến trường miền Nam Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    Lúc đó, Vern làm lính khí tượng, một công việc ?ohiền lành? không phải cầm súng bắn giết mà chỉ cung cấp những thông tin dự báo thời tiết. Đóng quân tại Playku, Phú Yên, rồi thành phố Biên Hoà, toàn ở trong những khu quân sự được bao bọc bằng dây thép gai, Vern luôn cảm thấy thèm được gặp người dân thường Việt Nam, được hòa vào đời sống thường nhật.
    Nhưng điều đó gần như không thể, chẳng phải chỉ vì những hàng rào thép gai kia, mà còn bởi giữa lính Mỹ và người dân bản địa đã có cả một hàng rào vô hình ngăn cách.
    Hết nghĩa vụ quân sự, Vern về nước, song mảnh đất của những cơn mưa rào, những cánh rừng nhiệt đới... cứ ám ảnh chàng trai người Mỹ này. Mảnh đất đã dạy cho Vern nhiều điều. Vern biết mình đã mang nợ nó và tự nhủ sẽ có một ngày quay lại đây, không trong sắc phục của quân đội Hoa Kỳ...
    Nhưng ngày trở lại cũng chẳng mau mắn và dễ dàng gì, con đường đó cũng đủ quanh co để ?othử lòng? của Vern đối với Việt Nam.
    Sau khi giải ngũ, Vern sang Australia học sinh học và nhân chủng học. Kịp có 2 bằng thạc sif rồi trở thành công dân Australia, năm 1989 Vern đến Hà Nội. Anh đến với quốc tịch Australia bởi vào những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, người Mỹ chưa được chào đón ở Việt Nam, quan hệ giữa hai nước đang băng giá.
    Hà Nội đã gieo vào tâm hồn của người đàn ông Hoa Kỳ này những tình cảm thật ấm áp, khiến cho Vern cảm giác như trở về cố hương. Vern bắt tay vào nghiên cứu động vật linh trưởng, đi thực địa nhiều vùng miền núi và có những cuộc trao đổi khoa học với giáo sư Đào Văn Tiến, GS Võ Quý.
    Mải mê nghiên cứu về khỉ, vượn, nhưng chính nhà nhân chủng học này còn là một trong những người đầu tiên đưa Internet tới Việt Nam. Cùng với trường Đại học Quốc gia Australia, Vern đã hỗ trợ xây dựng Internet tại Hà Nội và trở thành Chủ tịch Hội hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam ?" Australia.
    E-mail lúc đó còn rất xa lạ, nhưng Vern nghĩ rằng đó là cách dễ nhất để liên lạc giữa các nhà nghiên cứu, xoá nhoà những khoảng không gian và thời gian dằng dặc. Chính vì những lẽ đó, năm 1992, lần thứ 2 trở lại Việt Nam sau chiến tranh, Vern đã ghé thăm những trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình, đặc biệt quan tâm đến việc kết nối Internet và là người cung cấp modem đầu tiên cho khoa Sinh trường ĐH Quốc gia.
    Năm 1995, Vern bắt đầu triển khai Internet tại Hà Nội, lúc đó chỉ có 3 công ty để mắt tới lĩnh vực này. Đến năm 1997, internet mới dần được phổ cập. Cũng không phải ai khác ngoài Vern, đã đưa phông chữ Unicode ?ophủ sóng? tới các máy tính ở Việt Nam.
    Năm 1998, nhà nghiên cứu linh trưởng Vern chính thức trở thành tình nguyện viên của Liên Hợp Quốc ở tuổi gần năm mươi. Ở cái tuổi đó, người đàn ông Mỹ này vẫn nhiệt tình, hàng ngày hàng giờ cần mẫn góp phần vào sự phát triển của một đất nước mà Vern đã có duyên nợ cách đây hơn 30 năm.
    Yêu nhau vượt... đại dương
    Buổi sáng hôm ấy, trong ngôi nhà của mình, Vern khiến chúng tôi phải phá lên cười nhiều lần bởi những câu nói đầy thông minh dí dỏm. Đôi mắt màu hạt dẻ của Vern thỉnh thoảng lại nhìn sang vợ, cái nhìn cho thấy họ đang yêu nhau và đang hạnh phúc.
    Vợ Vern ?" một người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, ít ai biết rằng cách đây hơn 30 năm chị đã xung phong ?oxẻ dọc Trường Sơn?, vào miền Nam đánh Mỹ, nhiều năm chiến đấu tại chiến trường Lào. Đó thực sự là một câu chuyện tình có một không hai, khi người cựu chiến binh Mỹ yêu một người phụ nữ Việt Nam trước đây là bộ đội, họ từng ở hai chiến tuyến khác nhau.
    Một đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng đã đề nghị dựng câu chuyện đầy chất tiểu thuyết của họ thành phim, nhưng chị từ chối. Chị từ chối để tránh đi những dị nghị khi người ta biết chị.
    Cũng vì thế mà hôm nay chị đề nghị tôi không được nêu tên, chụp ảnh chị. Tôi cũng đành nói về chị theo kiểu ?omờ mờ nhân ảnh?, chỉ xin ?ohé lộ? đôi chút câu chuyện tình giữa chị và Vern.
    Hoà bình lập lại, chị về công tác tại một Viện nghiên cứu khoa học. Năm 1992, tại Viện thường xuyên xuất hiện một ông Tây cao to, gương mặt lúc nào cũng thường trực cái cười hiền hậu.
    Vern Weiztlel (tên ông Tây) hình như đang độc thân, sang đây có một mình... Vern suốt ngày chỉ chúi đầu vào nghiên cứu vượn, khỉ mà có vẻ như rất vụng về trong việc chăm sóc bản thân, một mình lủi thủi đi đi về về giữa Hà Nội xa lạ.
    Chị đã giúp đỡ Vern một số việc nhỏ mà có lẽ bất cứ người phụ nữ Việt Nam nào, với sự trắc ẩn vốn có, cũng sẽ làm. Như cái lần, Vern đi thực địa động vật ở Tuyên Quang, bị dính sốt rét rừng. Đã trải qua trận sốt rét ở Trường Sơn, chị hiểu thế nào là sự khủng khiếp của những lần ?orét run người vầng trán đẫm mồ hôi?.
    Chị nấu cho Vern một nồi nước xông bằng lá thơm. Vern xông xong, uống một bát nước lá thơm, rồi tắm bằng chính nồi nước ấy, tự nhiên cơn sốt rét lui dần. Nhưng có vẻ khi cơn sốt rét lui, thì con tim Vern lại bắt đầu lên ?ocơn sốt?.
    Dường như, nồi nước lá xông của người phụ nữ Việt Nam nấu cho, đã làm dấy lên trong lòng người đàn ông Mỹ một cái gì đó lạ lắm. Nhưng với chị, đó chỉ là một sự giúp đỡ bình thường, không cần trả ơn. Trước khi về nước, Vern tặng chị chiếc áo choàng của mẹ gửi cho từ Mỹ.
    Chị nhất định từ chối, nhưng sự tha thiết của Vern, đã buộc chị cũng đành phải cầm lấy cho anh vui lòng. Một thời gian sau, Vern đã tỏ tình. Bấy giờ chị mới biết, Vern yêu mình. Yêu nhau... vượt cả đại dương, biết tấm lòng mình được đón nhận, Vern cũng khăn gói từ Autralia tới Hà Nội. Một năm sau họ làm đám cưới.
    Ngôi nhà của họ nằm trên tầng 5 của một khu chung cư cũ kỹ ở phố Hà Nội. Đó thực sự là một tổ ấm bình yên, nơi hàng ngày Vern vẫn đi về bằng xe ôm để được đắm mình trong không khí gia đình, ngồi bên mâm cơm thuần Việt do người vợ hiền tự tay nấu lấy.
    Cuộc sống của họ thật giản dị, nếu không nói là đạm bạc, đến mức có người còn nghĩ Vern là ?oTây ba lô?. Cũng chẳng có gì lạ, bởi ******** nguyện viên Liên Hợp Quốc không có lương, chỉ được cấp một ít tiền trợ cấp để trang trải cuộc sống. Có thể gọi là ?oăn cơm nhà vác tù và hàng tổng?. Vern chẳng hề bận tâm tới điều đó, mặc dù Vern hoàn toàn có thể làm ở một nơi khác với mức thu nhập cao so với cả người Mỹ.
    Nhưng với mảnh đất Việt Nam đầy duyên nợ này, anh chưa bao giờ có ý nghĩ sang đây để làm kinh tế. Chị đã chia sẻ với anh tất cả. Chị về hưu và ở nhà chăm lo cho cuộc sống gia đình. Vern vốn ?ođa mang? nhiều việc nên chị cũng phải ghé tay vào như một cô thư ký thực sự. Công việc kéo dài từ ngày sang đêm bởi Internet không bao giờ ngủ.
    Tại UNDP, Vern đang giữ ?okỷ lục? là một TNV Liên Hiệp Quốc cao tuổi nhất và lâu năm nhất. Ở tuổi gần 60, Vern đã 8 năm gắn bó với vai trò TNV Liên Hiệp Quốc trong khi thông thường một chuyên gia nước ngoài làm TNV Liên Hiệp Quốc chỉ 2 năm.
    Giờ đây, Vern vẫn cháy bỏng ước muốn làm cho Internet trở nên thân thiện với mọi người dân. Vern đang thúc đẩy chương trình của UNDP ?oInternet cho mọi người, cho phát triển?. Người đàn ông Mỹ này rất nặng lòng với những số phận hẩm hiu như người mù, người tàn tật, làm thế nào để họ tiếp cận với Internet? Hỏi tức là trả lời, Vern đang tích cực phối hợp triển khai những ý tưởng áp dụng công nghệ truy cập web cho người mù mà anh hằng nung nấu.
    Vern gần như suốt ngày cặm cụi bên máy tính, ngay cả khi về nhà, có khi 2 - 3 giờ đêm vẫn dậy làm việc. Chị nói đùa: máy tính mới là ?ovợ cả? của Vern. Nhưng khi Vern bật ?ovợ cả? lên, tôi thấy trên màn hình một cô gái Việt Nam rất xinh đẹp trong trang phục bộ đội *****. Ảnh của chị chụp trong những ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ.
    Họ có chung một hồi ức chiến tranh và thỉnh thoảng vợ chồng chị cùng trò chuyện về thời gian còn trong quân ngũ, khi mà cả hai còn ở hai đầu chiến tuyến chứ chẳng phải ?oở hai đầu nỗi nhớ?.
    Bây giờ họ bên nhau như một bằng chứng không thể thuyết phục hơn cho sự hàn gắn.
  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Cựu binh Mỹ và mối tình với nữ quân nhân Việt Nam​
    .
    30 năm trước từ Mỹ sang Việt Nam tham chiến, gần 30 năm sau, Vern Weiztel đến Việt Nam với tư cách là tình nguyện viên của Liên Hợp Quốc. Ít ai biết anh có một mối tình thật đẹp với một nữ cựu chiến binh Việt Nam từng xung phong vào Nam đánh Mỹ...
    Trở lại Việt Nam
    Thường ngày Vern Weiztel lặng lẽ làm việc với máy tính trong căn phòng nhỏ ở trụ sở UNDP, ông là chuyên gia quản trị mạng của trang web Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Khi tiếp xúc, tôi chợt nghĩ bản thân người đàn ông này cũng giống như một trang web, ?otruy cập? vào sẽ bắt gặp biết bao điều ngạc nhiên thú vị, để có thể cười, khóc và suy ngẫm...
    Duyên nợ với Việt Nam bắt đầu vào năm 1971, khi Vern phải từ giã quê hương ở bang Washington D.C - Hoa Kỳ sang chiến trường miền Nam Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    Lúc đó, Vern làm lính khí tượng, một công việc ?ohiền lành? không phải cầm súng bắn giết mà chỉ cung cấp những thông tin dự báo thời tiết. Đóng quân tại Playku, Phú Yên, rồi thành phố Biên Hoà, toàn ở trong những khu quân sự được bao bọc bằng dây thép gai, Vern luôn cảm thấy thèm được gặp người dân thường Việt Nam, được hòa vào đời sống thường nhật.
    Nhưng điều đó gần như không thể, chẳng phải chỉ vì những hàng rào thép gai kia, mà còn bởi giữa lính Mỹ và người dân bản địa đã có cả một hàng rào vô hình ngăn cách.
    Hết nghĩa vụ quân sự, Vern về nước, song mảnh đất của những cơn mưa rào, những cánh rừng nhiệt đới... cứ ám ảnh chàng trai người Mỹ này. Mảnh đất đã dạy cho Vern nhiều điều. Vern biết mình đã mang nợ nó và tự nhủ sẽ có một ngày quay lại đây, không trong sắc phục của quân đội Hoa Kỳ...
    Nhưng ngày trở lại cũng chẳng mau mắn và dễ dàng gì, con đường đó cũng đủ quanh co để ?othử lòng? của Vern đối với Việt Nam.
    Sau khi giải ngũ, Vern sang Australia học sinh học và nhân chủng học. Kịp có 2 bằng thạc sif rồi trở thành công dân Australia, năm 1989 Vern đến Hà Nội. Anh đến với quốc tịch Australia bởi vào những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, người Mỹ chưa được chào đón ở Việt Nam, quan hệ giữa hai nước đang băng giá.
    Hà Nội đã gieo vào tâm hồn của người đàn ông Hoa Kỳ này những tình cảm thật ấm áp, khiến cho Vern cảm giác như trở về cố hương. Vern bắt tay vào nghiên cứu động vật linh trưởng, đi thực địa nhiều vùng miền núi và có những cuộc trao đổi khoa học với giáo sư Đào Văn Tiến, GS Võ Quý.
    Mải mê nghiên cứu về khỉ, vượn, nhưng chính nhà nhân chủng học này còn là một trong những người đầu tiên đưa Internet tới Việt Nam. Cùng với trường Đại học Quốc gia Australia, Vern đã hỗ trợ xây dựng Internet tại Hà Nội và trở thành Chủ tịch Hội hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam ?" Australia.
    E-mail lúc đó còn rất xa lạ, nhưng Vern nghĩ rằng đó là cách dễ nhất để liên lạc giữa các nhà nghiên cứu, xoá nhoà những khoảng không gian và thời gian dằng dặc. Chính vì những lẽ đó, năm 1992, lần thứ 2 trở lại Việt Nam sau chiến tranh, Vern đã ghé thăm những trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình, đặc biệt quan tâm đến việc kết nối Internet và là người cung cấp modem đầu tiên cho khoa Sinh trường ĐH Quốc gia.
    Năm 1995, Vern bắt đầu triển khai Internet tại Hà Nội, lúc đó chỉ có 3 công ty để mắt tới lĩnh vực này. Đến năm 1997, internet mới dần được phổ cập. Cũng không phải ai khác ngoài Vern, đã đưa phông chữ Unicode ?ophủ sóng? tới các máy tính ở Việt Nam.
    Năm 1998, nhà nghiên cứu linh trưởng Vern chính thức trở thành tình nguyện viên của Liên Hợp Quốc ở tuổi gần năm mươi. Ở cái tuổi đó, người đàn ông Mỹ này vẫn nhiệt tình, hàng ngày hàng giờ cần mẫn góp phần vào sự phát triển của một đất nước mà Vern đã có duyên nợ cách đây hơn 30 năm.
    Yêu nhau vượt... đại dương
    Buổi sáng hôm ấy, trong ngôi nhà của mình, Vern khiến chúng tôi phải phá lên cười nhiều lần bởi những câu nói đầy thông minh dí dỏm. Đôi mắt màu hạt dẻ của Vern thỉnh thoảng lại nhìn sang vợ, cái nhìn cho thấy họ đang yêu nhau và đang hạnh phúc.
    Vợ Vern ?" một người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, ít ai biết rằng cách đây hơn 30 năm chị đã xung phong ?oxẻ dọc Trường Sơn?, vào miền Nam đánh Mỹ, nhiều năm chiến đấu tại chiến trường Lào. Đó thực sự là một câu chuyện tình có một không hai, khi người cựu chiến binh Mỹ yêu một người phụ nữ Việt Nam trước đây là bộ đội, họ từng ở hai chiến tuyến khác nhau.
    Một đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng đã đề nghị dựng câu chuyện đầy chất tiểu thuyết của họ thành phim, nhưng chị từ chối. Chị từ chối để tránh đi những dị nghị khi người ta biết chị.
    Cũng vì thế mà hôm nay chị đề nghị tôi không được nêu tên, chụp ảnh chị. Tôi cũng đành nói về chị theo kiểu ?omờ mờ nhân ảnh?, chỉ xin ?ohé lộ? đôi chút câu chuyện tình giữa chị và Vern.
    Hoà bình lập lại, chị về công tác tại một Viện nghiên cứu khoa học. Năm 1992, tại Viện thường xuyên xuất hiện một ông Tây cao to, gương mặt lúc nào cũng thường trực cái cười hiền hậu.
    Vern Weiztlel (tên ông Tây) hình như đang độc thân, sang đây có một mình... Vern suốt ngày chỉ chúi đầu vào nghiên cứu vượn, khỉ mà có vẻ như rất vụng về trong việc chăm sóc bản thân, một mình lủi thủi đi đi về về giữa Hà Nội xa lạ.
    Chị đã giúp đỡ Vern một số việc nhỏ mà có lẽ bất cứ người phụ nữ Việt Nam nào, với sự trắc ẩn vốn có, cũng sẽ làm. Như cái lần, Vern đi thực địa động vật ở Tuyên Quang, bị dính sốt rét rừng. Đã trải qua trận sốt rét ở Trường Sơn, chị hiểu thế nào là sự khủng khiếp của những lần ?orét run người vầng trán đẫm mồ hôi?.
    Chị nấu cho Vern một nồi nước xông bằng lá thơm. Vern xông xong, uống một bát nước lá thơm, rồi tắm bằng chính nồi nước ấy, tự nhiên cơn sốt rét lui dần. Nhưng có vẻ khi cơn sốt rét lui, thì con tim Vern lại bắt đầu lên ?ocơn sốt?.
    Dường như, nồi nước lá xông của người phụ nữ Việt Nam nấu cho, đã làm dấy lên trong lòng người đàn ông Mỹ một cái gì đó lạ lắm. Nhưng với chị, đó chỉ là một sự giúp đỡ bình thường, không cần trả ơn. Trước khi về nước, Vern tặng chị chiếc áo choàng của mẹ gửi cho từ Mỹ.
    Chị nhất định từ chối, nhưng sự tha thiết của Vern, đã buộc chị cũng đành phải cầm lấy cho anh vui lòng. Một thời gian sau, Vern đã tỏ tình. Bấy giờ chị mới biết, Vern yêu mình. Yêu nhau... vượt cả đại dương, biết tấm lòng mình được đón nhận, Vern cũng khăn gói từ Autralia tới Hà Nội. Một năm sau họ làm đám cưới.
    Ngôi nhà của họ nằm trên tầng 5 của một khu chung cư cũ kỹ ở phố Hà Nội. Đó thực sự là một tổ ấm bình yên, nơi hàng ngày Vern vẫn đi về bằng xe ôm để được đắm mình trong không khí gia đình, ngồi bên mâm cơm thuần Việt do người vợ hiền tự tay nấu lấy.
    Cuộc sống của họ thật giản dị, nếu không nói là đạm bạc, đến mức có người còn nghĩ Vern là ?oTây ba lô?. Cũng chẳng có gì lạ, bởi ******** nguyện viên Liên Hợp Quốc không có lương, chỉ được cấp một ít tiền trợ cấp để trang trải cuộc sống. Có thể gọi là ?oăn cơm nhà vác tù và hàng tổng?. Vern chẳng hề bận tâm tới điều đó, mặc dù Vern hoàn toàn có thể làm ở một nơi khác với mức thu nhập cao so với cả người Mỹ.
    Nhưng với mảnh đất Việt Nam đầy duyên nợ này, anh chưa bao giờ có ý nghĩ sang đây để làm kinh tế. Chị đã chia sẻ với anh tất cả. Chị về hưu và ở nhà chăm lo cho cuộc sống gia đình. Vern vốn ?ođa mang? nhiều việc nên chị cũng phải ghé tay vào như một cô thư ký thực sự. Công việc kéo dài từ ngày sang đêm bởi Internet không bao giờ ngủ.
    Tại UNDP, Vern đang giữ ?okỷ lục? là một TNV Liên Hiệp Quốc cao tuổi nhất và lâu năm nhất. Ở tuổi gần 60, Vern đã 8 năm gắn bó với vai trò TNV Liên Hiệp Quốc trong khi thông thường một chuyên gia nước ngoài làm TNV Liên Hiệp Quốc chỉ 2 năm.
    Giờ đây, Vern vẫn cháy bỏng ước muốn làm cho Internet trở nên thân thiện với mọi người dân. Vern đang thúc đẩy chương trình của UNDP ?oInternet cho mọi người, cho phát triển?. Người đàn ông Mỹ này rất nặng lòng với những số phận hẩm hiu như người mù, người tàn tật, làm thế nào để họ tiếp cận với Internet? Hỏi tức là trả lời, Vern đang tích cực phối hợp triển khai những ý tưởng áp dụng công nghệ truy cập web cho người mù mà anh hằng nung nấu.
    Vern gần như suốt ngày cặm cụi bên máy tính, ngay cả khi về nhà, có khi 2 - 3 giờ đêm vẫn dậy làm việc. Chị nói đùa: máy tính mới là ?ovợ cả? của Vern. Nhưng khi Vern bật ?ovợ cả? lên, tôi thấy trên màn hình một cô gái Việt Nam rất xinh đẹp trong trang phục bộ đội *****. Ảnh của chị chụp trong những ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ.
    Họ có chung một hồi ức chiến tranh và thỉnh thoảng vợ chồng chị cùng trò chuyện về thời gian còn trong quân ngũ, khi mà cả hai còn ở hai đầu chiến tuyến chứ chẳng phải ?oở hai đầu nỗi nhớ?.
    Bây giờ họ bên nhau như một bằng chứng không thể thuyết phục hơn cho sự hàn gắn.
  8. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Sự thật về ni cô Huyền Trang​
    (Hồi ức của bà Phạm thị Bạch Liên, tức ni cô Diệu Thông)​
    .
    Đã có thời bộ phim Biệt động Sài Gòn thu hút sự chú ý của khá nhiều người dân TP HCM về 1 lực lượng nổi tiếng có những trận đánh ?oxuất quỷ nhập thần? ngay giữa sào huyệt địch. Một trong những nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc nhất cho người xem là ni cô Huyền Trang. Đây là nhân vật được sáng tạo từ một con người có thật ngoài đời ?" ni cô Diệu Thông ?" nữ chiến sỹ dũng cảm của lực lượng biệt động Sài Gòn?
    Sau ngày giải phóng, Diệu Thông về công tác ở Bộ tư lệnh thành, rồi bà về hưu, cùng nhiều tăng ni trở về Đồng Tháp khai khẩn 300 ha ruộng? Suốt 1 năm trời quần quật cấy cày, thật nhiều mồ hôi và cả nước mắt của bà đã đổ trên mảnh đất cằn cỗi ấy. 2 năm sau bà âm thầm trở lại Gò Vấp, nương náu trong 1 cốc nhỏ ở chùa Trúc Lâm. Lại một lần nữa một mình bà gây dựng cho mình từ đầu: mở lò bánh mì Tam Bảo, làm trà, nước tương, xà bông? để mưu sinh. Giờ đây ni cô Diệu Thông đang sống cùng người chi dâu trong ngôi nhà nhỏ vay tiền xây cất ở Hóc Môn. Bà lại sống bằng nghề làm trà như trườc. Căn nhà nhỏ càng thêm quạnh quẽ vì vắng tiếng người, cả tiếng cười?
    Những ngày đầu khó quên?
    ? Ni cô Diệu Thông đến với cách mạng từ con đường ngộ đạo, ngộ ra chân lý của chính nghĩa cách mạng?
    Hơn 60 năm về trước, ở 1 chùa nhỏ thuộc xã Dương Hòa, huyện Thanh Hưng, Đồng Tháp, bà chỉ là 1 chú tiểu 7 tuổi, nhanh nhẹn, hiếu động, vừa xuất gia vào cửa Phật? Lớn lên 1 chút cha mẹ gửi Diệu Thông đi học Phật pháp tu hành ở Ni chúng (thuộc huyện Nàng Hai, tỉnh Sa Đéc cũ). Tại đây Diệu Thông đã gặp sư cô Diệu Hoa ở chùa Phước Huệ, người có ảnh hưởng rất lớn tới sự giác ngộ của cô sau này. Ngoài giờ học, Diệu Thông được sư cô nhờ mang ?ođồ? tới cho ?ongười quen? ở chùa Bà Điếc. ?oNgười quen? chính là đội quân của ông Đường kháng Pháp trong chiến khu gần đó. Một thời gian sau bọn Pháp phát hiện hoạt động ngầm của chùa nên vây ráp, khủng bố. sau ?osự cố? này, cô bé Diệu Thông được cha gửi ra Huế học ở Ni trường Diệu Đức.
    Tại đây Diệu Thông gặp được thày Thích Trí Thủ, giám đốc Phật học đường đồng thời là người giác ngộ cách mạng. Một lần vào năm miền Trung có trận lụt lớn, thầy Thích Trí Thủ cử Diệu Thông vào đoàn cứu trợ của Hội Hồng Thập tự quốc tế. Cả đoàn gồm 10 vị tăng ni ở các chùa trong thành nội, đi trên chiếc xe tải GMC to kềnh, chở rất nhiều gạo của nước ngoài cứu tế lũ lụt. Dọc đường Diệu Thông đã thuyết phục được 9 vị tăng ni cùng tài xế? thay đổi địa điểm cứu trợ, hướng xe thẳng vào chiến khu, đổ gạo xuống cho các chiến sỹ đang thiếu lương thực sau trận lụt. Sau vụ này bọn giặc tới ni trường điều tra lục soát. Để cứu học trò, thầy Thích Trí Thủ lập tức ký một loạt giấy đuổi học các trò ?ophá trường?, trong đó có Diệu Thông.

    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 25/05/2005
  9. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Sự thật về ni cô Huyền Trang​
    (Hồi ức của bà Phạm thị Bạch Liên, tức ni cô Diệu Thông)​
    .
    Đã có thời bộ phim Biệt động Sài Gòn thu hút sự chú ý của khá nhiều người dân TP HCM về 1 lực lượng nổi tiếng có những trận đánh ?oxuất quỷ nhập thần? ngay giữa sào huyệt địch. Một trong những nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc nhất cho người xem là ni cô Huyền Trang. Đây là nhân vật được sáng tạo từ một con người có thật ngoài đời ?" ni cô Diệu Thông ?" nữ chiến sỹ dũng cảm của lực lượng biệt động Sài Gòn?
    Sau ngày giải phóng, Diệu Thông về công tác ở Bộ tư lệnh thành, rồi bà về hưu, cùng nhiều tăng ni trở về Đồng Tháp khai khẩn 300 ha ruộng? Suốt 1 năm trời quần quật cấy cày, thật nhiều mồ hôi và cả nước mắt của bà đã đổ trên mảnh đất cằn cỗi ấy. 2 năm sau bà âm thầm trở lại Gò Vấp, nương náu trong 1 cốc nhỏ ở chùa Trúc Lâm. Lại một lần nữa một mình bà gây dựng cho mình từ đầu: mở lò bánh mì Tam Bảo, làm trà, nước tương, xà bông? để mưu sinh. Giờ đây ni cô Diệu Thông đang sống cùng người chi dâu trong ngôi nhà nhỏ vay tiền xây cất ở Hóc Môn. Bà lại sống bằng nghề làm trà như trườc. Căn nhà nhỏ càng thêm quạnh quẽ vì vắng tiếng người, cả tiếng cười?
    Những ngày đầu khó quên?
    ? Ni cô Diệu Thông đến với cách mạng từ con đường ngộ đạo, ngộ ra chân lý của chính nghĩa cách mạng?
    Hơn 60 năm về trước, ở 1 chùa nhỏ thuộc xã Dương Hòa, huyện Thanh Hưng, Đồng Tháp, bà chỉ là 1 chú tiểu 7 tuổi, nhanh nhẹn, hiếu động, vừa xuất gia vào cửa Phật? Lớn lên 1 chút cha mẹ gửi Diệu Thông đi học Phật pháp tu hành ở Ni chúng (thuộc huyện Nàng Hai, tỉnh Sa Đéc cũ). Tại đây Diệu Thông đã gặp sư cô Diệu Hoa ở chùa Phước Huệ, người có ảnh hưởng rất lớn tới sự giác ngộ của cô sau này. Ngoài giờ học, Diệu Thông được sư cô nhờ mang ?ođồ? tới cho ?ongười quen? ở chùa Bà Điếc. ?oNgười quen? chính là đội quân của ông Đường kháng Pháp trong chiến khu gần đó. Một thời gian sau bọn Pháp phát hiện hoạt động ngầm của chùa nên vây ráp, khủng bố. sau ?osự cố? này, cô bé Diệu Thông được cha gửi ra Huế học ở Ni trường Diệu Đức.
    Tại đây Diệu Thông gặp được thày Thích Trí Thủ, giám đốc Phật học đường đồng thời là người giác ngộ cách mạng. Một lần vào năm miền Trung có trận lụt lớn, thầy Thích Trí Thủ cử Diệu Thông vào đoàn cứu trợ của Hội Hồng Thập tự quốc tế. Cả đoàn gồm 10 vị tăng ni ở các chùa trong thành nội, đi trên chiếc xe tải GMC to kềnh, chở rất nhiều gạo của nước ngoài cứu tế lũ lụt. Dọc đường Diệu Thông đã thuyết phục được 9 vị tăng ni cùng tài xế? thay đổi địa điểm cứu trợ, hướng xe thẳng vào chiến khu, đổ gạo xuống cho các chiến sỹ đang thiếu lương thực sau trận lụt. Sau vụ này bọn giặc tới ni trường điều tra lục soát. Để cứu học trò, thầy Thích Trí Thủ lập tức ký một loạt giấy đuổi học các trò ?ophá trường?, trong đó có Diệu Thông.

    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 25/05/2005
  10. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Diệu Thông không trở về quê hương mà vào Sài Gòn ?" điểm nóng của phong trào cách mạng đô thị lúc bấy giờ. Cô tìm mọi cách liên hệ với các tổ chức yêu nước trong TP, đồng thời nghĩ đến chuyện lập ra 1 ngôi chùa để làm ?ocăn cứ? hoạt động cách mạng. Diệu Thông mua 1 ao rau muống, rồi lấy rác đổ xuống lấp dần ao, thành 1miếng đất rộng cả 1000m2. Cô cho xây chùa Bổn Nguyện, lấy địa chỉ là 83B Trần Quốc Toản (nay là đường 3-2) rồi bắt đầu xây dựng căn cứ cùng với người cháu Thích Viên Hạo, người bạn của Đắc Nhẫn. Qua người bà con xa là dân Củ Chi, Diệu Thông móc ráp với chị Lê Thị Ngọc Ánh (Mười Ánh), khi ấy là đội trưởng đội nữ hoạt động chính trị 14. Từ sự giới thiệu của chị Ánh, Diệu Thông đưa chị Nguyễn Thị Huyền Thu (Sáu Thu) ?" một đội viên nòng cốt của đội chính trị 14 ?" về chùa gây dựng cơ sở. Từ đây ở tuổi 23-24, Diệu Thông chính thức trở thành đội viên đội chính trị 14.
    Chùa Bổn Nguyện thành nơi may cờ, in ấn các truyền đơn, tài liệu chống Mỹ ngụy? Giặc đốt chùa, Diệu Thông và các ni cô lại xây dựng ngôi chùa mới lấy tên là Tam Bảo. Ngôi chùa được thiết kế dành riêng cho ?ohoạt động ngầm? của các sư cô va ni cô ở đây: xây bằng gạch block rất chắc chắn, theo hình chữ L, phía trước có liếp tre dày đặc để mọi người co thể dễ tẩu thoát khi tình hình động?
    Tam Bảo xây xong chưa lâu thì một hôm chị Ngọc Ánh giới thiệu Diệu Thông với 1 người đàn ông lạ mặt. Đó là đồng chí Tư Chu, chỉ huy trưởng Lực lượng biệt động Sài Gòn ?" Chợ Lớn? Từ lúc đó Diệu Thông đã là 1 chiến sỹ trong Lực lượng biệt động Sài Gòn nổi tiếng với những trận đánh xuất quỷ nhập thần. Cô vào đội vũ trang nữ biệt động nhưng vẫn nằn nì xin giữ 1 chân trong đội chính trị..
    Nhận nhiệm vụ mới, Diệu Thông cho đào trong khu vực hầm chùa một loạt hố để ém các kiệu 200 lít chứa vũ khí, thuốc nổ cho biệt động? Hằng ngày, hễ lúc nào rảnh rỗi các chị em lại phân công nhau đi trinh sát mục tiêu mới, hay đi tải hàng từ Suối Cụt (Củ Chi) về chùa. Phương tiện vận chuyển thường được các ni cô cơ động bằng xe Honda. Chiếc yên xe dài được rút bớt nệm ra, nhồi nhét thuốc nổ dẻo C4 vào. Đôi khi với số lượng lớn, ?ohàng? là vũ khí rời, các ni cô tổ chức chuyên chở bằng cả xe lam. Chùa Tam bảo làm tương nên các ni cô dùng những nia lớn đựng tương chồng vào nhau, giữa các khoảng hở nhét vào các khẩu súng nhỏ và cả các bộ phận của dụng cụ đo tọa độ súng cối?

Chia sẻ trang này