1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những lễ hội và Làng nghề truyền thống Hải Dương

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi hoangtutrau, 05/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Những lễ hội và Làng nghề truyền thống Hải Dương

    Vàng bạc Châu Khê

    Nghề chế tạo vật phẩm bằng vàng, bạc trên đất nước ta đã có trên ngàn năm, bắt đầu từ một vài nghệ nhân, rồi lan dần ra cả làng, tạo nên thành phường, thành phố.

    Làng Châu Khê tay vàng, tay bạc,

    Cân Bái Dương giữ mực trung bình.

    (Hải Dương phong vật khúc khảo thích)

    Lịch sử ghi nhận, đến thời Lê trung hưng, có 3 trung tâm sản xuất đồ mỹ nghệ bằng vàng, bạc là Châu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm(Thái Bình), Định Công(Hà Đông). Do nhu cầu của nhà nước và xã hội, thợ 3 làng đến Thăng Long, quy tụ thành phường, lập nên thành phố, đó là phố Hàng Bạc, một chứng tích còn đến hôm nay. Nói là thợ ba làng quy tụ về đây, nhưng phần lớn là thợ và các cửa hiệu của người Châu Khê. Họ ở đây đông đúc đến mức như một làng Châu Khê thứ hai, với đủ thiết chế một làng xã, gọi là Châu Khê Hàng Bạc, cuối thế kỷ XIX, có trên 300 suất đinh hành nghề tại Hà Nội.

    Châu Khê là một làng cổ, thời Trần thuộc Hồng lộ, thời Nguyễn thuộc tổng Tông Tranh; từ năm 1946, là một thôn thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang. Châu Khê là cách gọi của dân gian, thực tế trong văn bia là Trâu Khê( ). Làng Châu Khê vẫn là một làng nông nghiệp, nhưng bên cạnh nông nghiệp, có hai nghề thủ công giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của dân làng là mỹ nghệ vàng bạc và vàng mã, nghĩa là vừa làm vàng bạc thật, vừa làm vàng giả. Mỹ nghệ vàng bạc có từ thời Lê Sơ, người khởi xướng là Lại bộ Thượng thư Lưu Xuân Tín, người được Lê Thánh Tông giao cho đúc bạc nén cho triều đình. Từ nghề đúc bạc nén phát triển thành mỹ nghệ vàng bạc. Nghề làm vàng mã ở đây có từ thời Nguyễn, nhưng đã bỏ từ sau Cách mạng tháng Tám. Còn mỹ nghệ vàng bạc tuy có lúc thăng trầm, nhưng đến nay phát triển tốt, không kém thế kỷ XIX. Thời kỳ kháng chiến, thợ Châu Khê chuyên sản xuất bật lửa và đèn pin phục vụ dân sinh và chiến trường. Từ ngày đổi mới, nghề nghiệp được phục hồi. Hiện tại ở Hà Nội, có trên 50 cửa hàng vàng bạc lớn của người Châu Khê.

    Thợ Châu Khê xưa chuyên làm các mặt hàng bằng vàng bạc và đúc bạc nén cho nhà nước. Đây là một nghề cổ truyền rất tinh tế, đòi hỏi độ chính xác và kỹ thuật cao, sử dụng nguyên liệu có giá trị rất lớn, trong đó có kim cương, vì thế được xã hội trọng dụng. Song, nếu tính kỷ luật và đạo đức kém thì rất dẽ bị pháp luật trừng trị.

    Hiện nay, kỹ thuật của thợ Châu Khê không ngừng được nâng cao, trang thiết bị được đổi mới, giảm lao động nặng nhọc mà năng suất lại cao. Về mặt hàng thì chưa bao giờ phong phú như hiện nay. Ngoài những mặt hàng bằng vàng, bạc, kim cương, còn có nhiều mặt hàng giả vàng bạc phục vụ cho nhu cầu trang sức của thời đại
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Nghề thêu Xuân Nẻo

    Thêu là một nghề cổ truyền của dân tộc, phục vụ nhu cầu của vua chúa, quan lại, tư trang trong các nhà quyền quý, những công trình tôn giáo và tín ngưỡng.

    Thêu chỉ màu, thêu kim tuyến là một truyền thống lâu đời. Sản phẩm của những thợ thêu từ những thế kỷ trước đã trở thành di sản văn hoá hiện vật quý trong các bảo tàng. Đầu thế kỷ thứ XX, do nhu cầu của thị trường, một số thợ thêu tách khỏi nghề thêu truyền thống lâu đời chuyển sang thêu đăng ten, thêu hàng trắng là mặt hàng phương Tây ưa dùng. Nói đến thợ thêu người ta hay liên tưởng đến những cô gái mặt hoa da phấn, có đôi tay mềm dẻo tài hoa. Nhưng trong số những nghệ nhân nổi tiếng lại không ít đấng mày râu. Hơn thế người khởi xướng nghề thêu ở Xuân Nẻo lại là một thanh niên tuấn tú.
    Xuân Nẻo là quê hương của những người thợ thêu nguyên là một xã của tổng Nguyễn Xá thời Nguyễn, từ năm 1946 là một thôn của xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, năm 1983 dân số là 1380 người. Người có công khởi nghiệp thêu thùa ở đây là ông Nguyễn Văn Thuật, sống vào đầu thế XX. Năm 1940, Xuân Nẻo đã trở thành một làng thêu có tới 50 gia đình có khung thêu. Trong kháng chiến chống Mỹ, nghề thêu bị đình đốn, sau ngày miền Bắc được giải phóng nghề thêu phục hồi và phát triển nhanh chóng. Năm 1983 có trên 1300 thợ lành nghề, làm hàng xuất khẩu cho phần lớn các nước Châu Âu và mang lại nguồn thu lớn cho dân làng. Mặt hàng thêu của Xuân Nẻo rất đa dạng, thêu tranh, thêu chữ , chăn gối , đăng ten. Hiện nay nghề thêu ren tồn tại nhưng không được như những năm 80 của thế kỷ trước.

  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Thợ nhuộm Đan Loan

    Cách đây trên nửa thế kỷ, khi chế độ phong kiến còn tồn tại, sự giao lưu giữa các miền và quốc tế còn hạn chế, sắc phục của các dân tộc, các miền, các tầng lớp nhân dân và phẩm trật của quan lại dễ nhận ra qua hình thức và mầu sắc của trang phục. Mầu sắc của trang phục hình thành do nhiều yếu tố : Tâm lý dân tộc, truyền thống, tập quán, nguồn nguyên liệu, hoàn cảch , giao lưu văn hóa và quy định của pháp luật

    Hồng hồng, biếc biếc, xanh xanh
    Đan Loan, Ngọc Cục thị thành vẻ vang
    (Hải Dương phong vật khúc khảo thích)
    Mầu gốc của nguyên liệu dệt vải lụa đơn điệu, không thoả mãn nhu cầu sử dụng. Muốn có màu ưa thích thì phải nhuộm. Biết sử dụng nhiều màu, vậy là một bước tiến bộ về thẩm mỹ . Đó là cơ sở xã hội để ra đời nghề nhuộm. Nghề nhuộm trước hết phải làm cho vải bền chắc hơn, sau đó là đúng sắc độ chúng ta mong muốn. Nhuộm thâm thì có nhiều làng hành nghề và dân gian cũng có thể tự nhuộm, còn nhuộm mầu mới thấy một làng Đan Loan.
    Đan Loan, nôm gọi là làng Đọc, nguyên là một xã thuộc tổng Minh Loan thời Lê, từ năm 1946, là một thôn của xã Nhân Quyền , quê hương của danh nhân Phạm Đình Hổ.
    Làm thợ nhuộm không thể ngồi ở nhà chờ khách mà phải đến các chợ, các làng xã, phố phường nhận hàng, nhuộm tại chỗ. ở Thăng Long xưa có phố Thợ Nhuộm, đây là phố nhuộm thâm của làng Liêu xá, Liêu Xuyên (Hưng Yên), Vân Canh (Hà Tây), Hàng Đào mới là nơi nhuộm cao cấp, nhuộm nhiều mầu, được lịch sử ghi nhận từ thế kỷ XV. Cũng như Châu Khê, thợ Nhuộm Đan Loan lên Thăng Long hành nghề rất sớm, thế kỷ XVII, họ đã lập ra phường hàng Đào gồm 7 dòng họ của Đan Loan ( Vũ, Phạm, Lê, Dương, Bùi, Đào, Đoàn). Họ đã xây đền thờ ***** tại chợ Hoa Lộc ở Thăng Long. Người Đan loan tự hào về nghề nghiệp của mình :
    Thiên hạ thanh hoàng do ngũ thủ
    Triều đình chu tử tự ngô gia
    (Mọi nơi có màu xanh, màu vàng đều do tay ta làm ra,
    Chốn triều đình màu đỏ, màu vàng đều do tay ta mà có )
    Nghề nhuộm ở Đan loan tồn tại hơn 5 thế kỷ, làm đẹp cho đời và thu nhập cũng không nhỏ vì thế mà dân gian có câu: Tiền làng Đọc, Thóc làng Nhữ , chữ làng Chằm (làng Đọc tức Đan Loan, làng Nhữ tức Nhữ thị liền kề, làng có nhiều ruông tốt nên lắm thóc, còn làng Chằm tức làng Mộ Trạch có nhiều người đỗ đạt đại khoa).
    Vào những năm 80 của thế kỷ trước, người ta vẫn còn thấy những cô gái Đan Loan gánh đôi bì đi nhuộm ở các làng quê. Ngày nay sự phát triển của công nghiệp nhuộm đã thay thế nghề nhuộm cổ truyền .Thợ nhuộm Đan Loan đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhưng sự nghiệp của họ vẫn mãi mãi để lại dấu ấn thắm tươi trong lịch sử địa phương và dân tộc

  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Giầy dép da Tam Lâm

    Tam Lâm là tên ba làng :Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm, tục gọi làba làng Trắm, thuộc huyện Tứ Kỳ thời Hậu Lê cuối thế kỷ XIX, cắt chuyển về Gia Lộc nay thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc.

    Không phải đến hôm nay, dù đời sống được cải thiện, thúc đẩy phong trào ngói hoá ở nông thôn mà ngay từ trước Cách mạng, đến Tam Lâm đã thấy như một làng ngoại thị, đường làng rộng rãi, lát đá, đình chùa, đền miếu uy nghi, nhiều nhà xây gạch lợp ngói theo kiểu mới, một số gia đình kẻ biển, đề tên ở cổng, ở ngõ như những cửa hiệu ở thành phố, tạo nên một làng quê trù phú theo kiểu tân thời. Trong các gia đình, trên bàn thờ gia tiên, đều có ảnh truyền thần của ông bà. Nhìn kỹ một chút, chúng ta đều thấy các cụ đi giầy sơn then. Phải chăng những ngưòi thợ ở đây thể hiện sự trân trọng nghề nghiệp của mình cùng với những hình ảnh thiêng liêng ấy .
    Nghề đóng giầy dép da Tam Lâm ra đời cách ngày nay 5-6 thế kỷ. Buổi đầu kỹ thuật thuộc da của ta còn kém so với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu, thợ và klhách hàng của chúng ta mong muốn có những mặt hàng da bằng hoặc vượt chất lượng của các nước láng giềng. Vào đầu thời Mạc, tiến sĩ trẻ Nguyễn Thời Trung người bản xã đi sứ Minh, ông mang theo ba người thợ giỏi của làng là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân cùng đi tìm cách học tập, nâng cao kỹ thuật thuộc da và các sản phẩm bằng da lên một bước mới.
    Do hoàn cảnh kinh tế và xã hội ở những thế kỷ trước, nhu cầu các mặt hàng bằng da chủ yếu ở đô thị và tập trung vào mùa đông, vì vậy thợ đóng giầp phần lớn phải ra phố hành nghề. Đầu thế kỷ XX , các mặt hàng về da đã khá phong phú : Giày Chi long, Tân Long, Gia Định, dép một, dép cong, yên, cương ngựa, ghệt, gối, thảm ,ví, cặp, bóng....Từ khi giao lưu với phương Tây các loại hình và nhu cầu càng lớn. Thợ Tam Lâm có mặt ở các thành phố lớn từ Bắc chí Nam, thậm chí ra nước ngoài hành nghề, kỹ thuật không kém thợ tiêu biểu của thế giới. Tại Hà Nội, thợ Tam Lâm quây quần thành phường, gọi là phường Hài Tượng ở tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, rồi phát triển sang đất Tả Khanh, lập ra phố Hàng Da và tồn tại cho đến ngày nay. Các cửa hiệu lớn như Đức Mậu, Vĩnh Thái, Tú Liêu chủ hiệu đều là người Tam Lâm hoặc chuyên gia kỹ thuật.
    Thợ Tam Lâm tự hào về nghề nghiệp truyền thống của mình đã góp phần quan trọng vào đời sống xã hội và quốc phòng. Họ mong muốn có một xưởng giày hiện đại mọc lên trên quê hương mình. Niềm mơ ước ấy nay đã thành hiện thực. Tại thành phố Hải Dương đã có những xí nghiệp giầy da hiện đại được xây dựng và hoạt đông có hiệu quả. Hiện nay xuất khẩu giầy da và các mặt hàng bằng da là một mũi nhọn chủ lực của đất nước. Thành công đó có phần đóng góp của người thợ Tam Lâm.

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Rượu Phú Lộc

    Rượu là một sản phẩm được con người phát hiện rất sớm và biết chưng cất cách ngày nay hàng nghìn năm và mau chóng trở thành một loại thực phẩm phổ biến toàn thế giới với hàng trăm loại khác nhau, được giới mày râu hưởng ứng và đón nhận rất nồng nhiệt.

    Theo Chiến quốc sách thì : " Bà Nghi Địch là người cất rượu tặng vua Vũ" mà vua Vũ sống ở thế kỷ thứ 21 trước công nguyên như vậy cách đây 41 thế kỷ đã có rượu ? . Từ khi có rượu, con người thường sử dụng nó một cách thái quá, tôn sùng như một mỹ vị, một vật tượng trưng cho tinh tuý trời đất, nó không còn thuần tuý là một loại nước uống có chất kích thích, dùng khai vị trong bữa ăn và dẫn liệu của ngành dược. Lúc vui cũng như lúc buồn, người ta thích uống rượu để tăng thêm sự phấn chấn, hăng hái hoặc quên đi những nỗi buồn bực cực nhọc, phiền muộn. Rượu trở thành những thứ không thể thiếu trong các buổi lễ hội của phương Đông cũng như phương Tây mà người xưa nói " Vô tửu bất thành lễ". Trong một bài phú của Châu Dương thời Hán đã viết : Rượu thì " Dân thường uống cho vui, quân tử dùng để làm lễ". ở Châu Âu, rượu vang nguyên chất được coi như máu của chúa và được dùng trong những buổi lễ của thiên chúa giáo, vì vậy gọi là rượu lễ. ở nước ta, từ nhiều thế kỷ trước, dùng rượu trong những ngày giỗ tết, đám cưới, đám tang đã trở thành tập quán và trong các buổi tế lễ ở đình làng bao giờ cũng có tiết mục dẫn rượu.
    Rượu thì làng nào cũng có thể tự sản xuất nhưng nấu khó thơm ngon, tinh khiết và trở thành một nghề của cả làng thì mỗi tỉnh cũng chỉ có một vài nơi, ở những nơi ấy thường có bài thuốc men và xử lý nguyên liệu riêng, tạo nên hương vị và chất lượng khác nhau, người sành rượu dễ phân biệt. Những loại rượu như thế thường được gọi theo tên làng sản xuất như : Rượu Vân (Bắc Ninh), Chung Xá, Lạc Đạo (Hưng Yên) , nhưng nổi tiếng xưa nay mà nhiều người đã biết, kể cả chuyên gia một số nứơc là rượu Phú Lộc.
    Phú Lộc là một xã thuộc huyện Cẩm Giàng thời phong kiến, nay là một thôn của xã Cẩm Vân có nghề nấu rượu cổ truyền. Năm 1983, Phú Lộc có 320 mẫu ruộng mà có tới 2600 khẩu. Tuy cả làng vẫn làm ruộng nhưng chỉ giữ gia bản, còn nguồn sống chủ yếu nhờ vào nấu rượu, nuôi lợn và buôn bán nhỏ. Nghề nấu rượu của Phú Lộc tuy lúc thăng lúc trầm nhưng vẫn tồn tại và phát triển trên suốt 6 thế kỷ qua.
    Rượu Phú Lộc trong suốt tinh khiết, mùi thơm, uống ngọt giọng, không xốc, nồng độ thường rất cao, trung bình 50 độ, loại đặc biệt có thể lên tới 60o,rót ra chén có bọt bám vào thành, châm lửa bắt cháy ngay, dùng ngâm thuốc rất tốt. Phú Lộc có bài thuốc men đặc biệt và nguyên liệu chủ yếu dùng gạo nếp hoa vàng nên chất lượng rượu có tiếng xưa nay và trở thành đặc sản của địa phương. Để có được đặc sản ấy, người Phú Lộc đã phải tích luỹ kinh nghiệm hàng thế kỷ và có ý thức giữ gìn danh tiếng sản phẩm của riêng mình. Rượu Phú Lộc hiện nay đang có điều kiện phát triển và có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, nhất là các cửa hàng khách sạn.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Rượu Phú Lộc
    Rượu là một sản phẩm được con người phát hiện rất sớm và biết chưng cất cách ngày nay hàng nghìn năm và mau chóng trở thành một loại thực phẩm phổ biến toàn thế giới với hàng trăm loại khác nhau, được giới mày râu hưởng ứng và đón nhận rất nồng nhiệt.

    Theo Chiến quốc sách thì : " Bà Nghi Địch là người cất rượu tặng vua Vũ" mà vua Vũ sống ở thế kỷ thứ 21 trước công nguyên như vậy cách đây 41 thế kỷ đã có rượu ? . Từ khi có rượu, con người thường sử dụng nó một cách thái quá, tôn sùng như một mỹ vị, một vật tượng trưng cho tinh tuý trời đất, nó không còn thuần tuý là một loại nước uống có chất kích thích, dùng khai vị trong bữa ăn và dẫn liệu của ngành dược. Lúc vui cũng như lúc buồn, người ta thích uống rượu để tăng thêm sự phấn chấn, hăng hái hoặc quên đi những nỗi buồn bực cực nhọc, phiền muộn. Rượu trở thành những thứ không thể thiếu trong các buổi lễ hội của phương Đông cũng như phương Tây mà người xưa nói " Vô tửu bất thành lễ". Trong một bài phú của Châu Dương thời Hán đã viết : Rượu thì " Dân thường uống cho vui, quân tử dùng để làm lễ". ở Châu Âu, rượu vang nguyên chất được coi như máu của chúa và được dùng trong những buổi lễ của thiên chúa giáo, vì vậy gọi là rượu lễ. ở nước ta, từ nhiều thế kỷ trước, dùng rượu trong những ngày giỗ tết, đám cưới, đám tang đã trở thành tập quán và trong các buổi tế lễ ở đình làng bao giờ cũng có tiết mục dẫn rượu.
    Rượu thì làng nào cũng có thể tự sản xuất nhưng nấu khó thơm ngon, tinh khiết và trở thành một nghề của cả làng thì mỗi tỉnh cũng chỉ có một vài nơi, ở những nơi ấy thường có bài thuốc men và xử lý nguyên liệu riêng, tạo nên hương vị và chất lượng khác nhau, người sành rượu dễ phân biệt. Những loại rượu như thế thường được gọi theo tên làng sản xuất như : Rượu Vân (Bắc Ninh), Chung Xá, Lạc Đạo (Hưng Yên) , nhưng nổi tiếng xưa nay mà nhiều người đã biết, kể cả chuyên gia một số nứơc là rượu Phú Lộc.
    Phú Lộc là một xã thuộc huyện Cẩm Giàng thời phong kiến, nay là một thôn của xã Cẩm Vân có nghề nấu rượu cổ truyền. Năm 1983, Phú Lộc có 320 mẫu ruộng mà có tới 2600 khẩu. Tuy cả làng vẫn làm ruộng nhưng chỉ giữ gia bản, còn nguồn sống chủ yếu nhờ vào nấu rượu, nuôi lợn và buôn bán nhỏ. Nghề nấu rượu của Phú Lộc tuy lúc thăng lúc trầm nhưng vẫn tồn tại và phát triển trên suốt 6 thế kỷ qua.
    Rượu Phú Lộc trong suốt tinh khiết, mùi thơm, uống ngọt giọng, không xốc, nồng độ thường rất cao, trung bình 50 độ, loại đặc biệt có thể lên tới 60o,rót ra chén có bọt bám vào thành, châm lửa bắt cháy ngay, dùng ngâm thuốc rất tốt. Phú Lộc có bài thuốc men đặc biệt và nguyên liệu chủ yếu dùng gạo nếp hoa vàng nên chất lượng rượu có tiếng xưa nay và trở thành đặc sản của địa phương. Để có được đặc sản ấy, người Phú Lộc đã phải tích luỹ kinh nghiệm hàng thế kỷ và có ý thức giữ gìn danh tiếng sản phẩm của riêng mình. Rượu Phú Lộc hiện nay đang có điều kiện phát triển và có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, nhất là các cửa hàng khách sạn.

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Bánh gai Ninh Giang
    Bánh gai Ninh Giang từ đầu thế kỷ trước đã là một đặc sản nổi tiếng của Hải Dương, nay đang là một mặt hàng ăn khách.

    Thị trấn Ninh Giang từng là một trung tâm thương nghiệp phồn thịnh ở đầu TK XX, nơi buôn bán thóc gạo và các loại nông sản nổi tiếng ở đồng bằng Bắc bộ. Thị trấn Ninh Giang từng là trị sở của phủ Hạ Hồng thời Lê Sơ, thời kỳ Pháp xâm lược là thị xã; trong kháng chiến chống Pháp, năm 1952, là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Linh ; sau ngày niềm Bắc được giải phóng bị hạ cấp thành thị xã. Bánh gai Ninh Giang ra đời từ nhiều thế kỷ, lý giải sự ra đời của loại bành này có nhiều truyền thuyết khác nhau. Dưới đây là một trong những truyền thuyết ấy. Từ thời Trần, làng Hạ Bì đã có nghề chài lưới rất phát đạt. Nghề chài lười thường đi liền với nghề đan lưới. Lưới xưa chủ yếu đan bằng sợi gai. Gai buổi đầu khai thác từ thiên nhiên, sau phải trồng mới thoả mãn nhu cầu sử dụng. Trên con đường chài lưới, họ trú ngụ ở ngã ba sông Tranh, gần trấn lỵ Ninh Giang. Vào một năm mất mùa, mọi thứ rau, quả thường dùng đã kiệt, họ đem lá gai nấu với cơm, kết quả không ngờ, cơm lá gai ăn thơm và ngon. Từ nấu cơm, họ làm thành bánh, qua nhiều năm cải tiến, thành một đặc sản mang tên nơi phát sinh ra nó. đến nay cả nước cũng chỉ có một Ninh Giang có loại bánh đặc biệt này.
    Thành phần của bánh gai Ninh Giang hiện nay gồm: Gạo nếp, Lá gai, đỗ xanh, đường kính, cùi dừa già, mỡ khổ, vừng, hạt sen, bí đao. Bánh gói bằng lá chuối khô. Làm bánh có 3 công đoạn: Làm quả, làm nhân, gói và hấp bánh. Hiện nay tại quê chỉ có khoảng 10 gia đình làm bánh, còn phần lớn đã chuyển ra thành phố Hải Dương hành nghề. Năm 1994, có 25 đơn vị và gia đình đăng ký kinh doanh bánh gai như Vĩnh Thịnh, Bảo Ngọc, Liên Hương...Bánh gai Ninh Giang nay đang là thời kỳ phồn thịnh

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Bánh Đậu xanh Hải Dương

    Biết chế biến ra các món ăn tinh khiết hợp khẩu vị là một phương diện văn hoá, hơn thế nữa còn là biểu hiện văn minh của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Hiện nay báo ảnh nhiều nước thường dành một trang in mầu trang trọng giới thiệu các món ăn tiêu biểu của dân tộc mình. ở nước ta, tục chế biến các món ăn truyền thống hình thành từ rất sớm, nhất là các loại bánh.

    Truyền thuyết cho hay, tục làm bánh chưng, bánh dày đã có từ thời Hùng Vương. Chế biến các loại bánh từ lâu đã trở thành nghề nghiệp cuả nhiều gia đình trong từng địa phương. Trong số đặc sản của tỉnh Đông xưa phải kể đến bánh đậu xanh của thành phố Hải Dương. Nguyên liệu để chế biến nên loại bánh này không phải khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần của bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, mầu sắc của nhãn phải nghiên cứu để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh : Bánh từ lâu đã được đóng theo quy ổn định : 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam, gần đây đã có những cải tiến, nhưng quy cách của khẩu không thay đổi. Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời tại thị xã Hải Dương vào đầu thế kỷ 20, nổi tiếng có hiệu Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Phương. Mai Hoa.... Bánh đậu xanh Hải Dương nhãn hiệu rồng vàng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh Bắc kỳ bốn lần tham gia hội chợ đều được giải. Người Hải Dương xa nhà nhìn thấy bánh đậu xanh như nhìn thấy quê hương, lòng rạo rực nhớ quê. Khách muôn phương thấy bánh đậu xanh lại nhớ lại một thành phố nhỏ êm đềm, cư dân thuần hậu, giữa đồng bằng châu thổnơi ấy có đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đi qua. Những người luống tuổi hôm nay vẫn còn trong ký ức hình ảnh và hương vị bánh đậu xanh Bảo Hiên và Cự Hương xưa: Chủ hiệu Bảo Hiên là bà Nguyễn Thị Nhung, mở hàng làm bánh từ đầu thế kỷ khoảng năm 1922, khi tuổi còn đôi mươi. Làm bánh đậu là nghề bà được thừa kế gia đình từ thủa nhỏ . Tuy chồng mất sớm để lại một đàn con nhỏ. Bà Nhung vẫn đảm đương một cửa hiệu có trên 30 thợ, làm việc một ngày 2 kíp, sản xuất hàng tạ bánh mỗi ca. Buôn bán lấy lòng tin làm đầu. Sáng sáng hàng chục khách đến nhận hàng, chỉ cần ghi số lượng, chiều tối hoặc ngày sau thanh toán. Khi bánh mất phẩm chất bị huỷ ngay để giữ gìn tín nhiệm. Nguyên liệu mỗi lần nhận hàng toa tầu đường kính kết tinh loại tốt từ Tuy Hoà ra, từng thuyền lớn chở đậu xanh từ Lục Nam xuống và hàng tạ mỡ khổ từ lò mổ chở tới. Tinh dầu hoa bưởi thì nhà tự chưng cất lấy.Cửa hiệu tấp nập hoạt động nhịp nhàng suốt ngày đêm. Mọi việc từ kỹ thuật, giao dịch quản lý, kế toán, điều hành công nhân.. chỉ có một phụ nữ với một quyển sổ, một bàn tính cùng đàn con líu ríu bên mình.Với bàn tay tài hoa và khối óc năng động ấy, bánh đậu xanh Hải Dương nổi tiếng, rồi trở thành đặc sản và hiệu Bảo Hiên Rồng Vàng trở thành một hiệu lớn của tỉnh Đông.
    Cùng với Bảo Hiên, bánh đậu xanh Cự Hương cũng rất nổi tiếng về chất lượng tuy sản lượng không lớn. Cự Hương có hai loại bánh : bánh ướt và bánh khô chất lượng đều cao. Bánh Cự Hương đã từng sản xuất tại Hà Nội, nhưng khi xa đất mẹ bánh đậu thật khó phát huy. Kháng chiến bùng nổ, rồi chiến tranh kéo dài, thị trường bánh đậu bị thu hẹp dần. Hoà bình lập lại bánh đậu xanh Rồng Vàng vào tổ chức sản xuất công tư hợp doanh rồi tiến lên quốc doanh. Qua nhiều năm tồn tại bánh đậu xanh không thiếu trên thị trường, trong đó có nhiều loại bánh kém phẩm chất với những nhãn hiệu và giấy bao gói khác nhau, tiếng tăm và hương vị của nó chỉ còn trong ký ức .
    Từ năm 1986, đất nước có nhiều đổi mới, một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần được quan tâm và thừa nhận. Nền kinh tế quốc gia như nắng ấm đầu xuân tạo cho trăm hoa đua nở. Trong bối cảnh ấy, bánh đậu xanh Hải Dương được phục hồi và phát triển. Người tiên phong trong mặt hàng này là ông Đoàn Văn Đạt, nguyên một quân nhân về mất sức, học hành có hạn, ông từng trải làm nghề thợ mộc, nuôi lợn, làm bánh quy bằng bột sắn, tuy gian nan nhưng đều thành công.
    Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương có trên 50 nhà hàng bánh đậu xanh, trong đó có những nhà hàng nổi tiếng như : Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương...
    Trên đây chưa kể những cơ sở sản xuất theo thời vụ, sản xuất mà chưa đăng ký hoặc có chi nhánh ở các thành phố lớn trong nước. Dọc các phố lớn trong thành phố Hải Dương và nhất là dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng qua thành phố Hải Dương, bánh đậu bày bán đầy ắp các của hàng. Nhiều thế nhưng không ế. Trong một năm mùa xuân và mùa đông hàng bán chạy hơn cả. Nhất là vào dịp tết, những nhà hàng nổi tiếng thường không đủ bánh bán.
    Thành phần của bánh đến nay chưa có gì thay đổi, nhưng công cụ sản xuất và vệ sinh công nghiệp, bao nhãn và phương pháp quảng cáo đã đạt trình độ cao, điển hình là nhà hàng Nguyên Hương, qua kiểm nghiệm của cơ quan có trách nhiệm, xác định, nếu bánh làm tốt, có thể sử dụng được trên 100 ngày, đây là điều kiện để bánh đậu mở rộng thị trường.
    Chiếc bánh đậu xanh nhỏ bé, giản dị nhưng đã mang tiếng thơm của tỉnh Đông đến muôn nơi và mang về cho quê hương một nguồn thu không nhỏ. Hiện nay đã có một số nhà hàng doanh thu trên 10 tỷ một năm.

  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Bún Đông Cận

    Bún là món ăn chế biến từ gạo, món ăn cổ truyền quen thuộc của người Việt Nam. Từ xa xưa trong các chợ quê hay chợ tỉnh thành bao giờ cũng có hàng bún. Bún không chỉ là một thứ quà sáng mà còn được sử dụng như một thức ăn chính thay cơm trong những ngày mùa màng ở nông thôn và những tiệc chiêu đãi ở thành phố. Bún mềm và có men chua kích thích tiêu hoá. Vì vậy, khi lao động mệt nhọc, người ta thích ăn bún hơn ăn cơm.

    Bún có nhiều cách ăn : bún với mắm tôm chua, bún vịt, bún gà, bún sườn, bún thịt chó, bún riêu cua, nổi tiếng nhất là bún thang phố Hiến, bún riêu lác bạc Thanh Hà. Tuy là món ăn dân dã, nhưng chất lượng cao và hương vi khó quên.
    Làm bún là nghề tuy không khó khăn lắm nhưng không phải nhà nào cũng làm được và có truyền thống. ở Hải Dương có nhiều nơi sản xuất bún nhưng tập trung và nổi tiếng nhất là ở Đông Cận. ở đây có tới 95% gia đình biết làm bún và sản xuất thường xuyên. Có thể nói : Đông Cận là làng bún cổ truyền. Ngoài làng bún Đông Cận còn có làng bún Làng Rào (Nam Sách), Xuân Nẻo(Tứ Kỳ), Đông Hào (Ninh Giang).
    Đông Cận nguyên là Đông trang thời Lê sơ, cuối thế kỷ XVIII, đổi thành xã Đông Cận. Thời phong kiến, Đông Cận là một xã, sau Cách mạng tháng Tám, là một thôn của xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc.
    Nghề làm bún rất đơn giản, vài ba cái vại to (50 lít) cối giã gạo, khuôn, dây lọc bột, túi lọc, mâm, thúng đựng bún, chén (đĩa)vắt con bún. Kỹ thuật làm bún cũng không khó lắm, muốn có bún ngon phải từ nguyên liệu, cách lọc, pha chế.
    Nguyên liệu làm bún là gạo, nhất là gạo để lâu, dân gian gọi là gạo kho thì dễ làm. Trung bình 1 kg gạo được 2 kg bún. Ngày xưa bún bán theo con, như cái vẩy ốc. Con bún hay lá bún được vắt trên một đĩa nhỏ, người làm bún gọi là cái chén. Con bún được xếp vào thúng, lót lá chuối tươi, gánh đi chợ bán lẻ. Bún ngon nhất là ăn với mắm tôm hoặc riêu cua, riêu cá như bán bánh đúc. Vào vụ gặt, người ta đổi bún lấy thóc thường rất chạy.
    Hiện nay thị trường bún rộng mở, bún không chỉ theo các cô gái đi chợ gần như xưa mà còn lên xe, theo các chàng trai đến các chợ thị trấn, thị tứ xa vài chục cây số, thị trường lớn nhất của bún Đông Cận là thành phố Hải Dương. Chưa bao giờ nghề làm bún của Đông Cận lại phát triển như hiện nay. Có tới 95% gia đình làm bún, mỗi ngày đưa ra thị trường hàng chục tấn bún. Nghề làm bún kéo theo nghề nuôi lợn, người ta lãi ở nghề làm bún một phần, còn phần không nhỏ ở nghề nuôi lợn. Khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu về bún càng lớn ,do ăn bún rẻ lại dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị nhiều người và tiện lợi. Điều quan tâm của nghề này là vệ sinh trong từng công đoạn, nhất là khi ngâm nước lạnh và khi bún ở thị trường.

  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Lược Vạc

    Trong các ô hàng xén ở chở tỉnh cũng như ở chợ quê người ta vẫn thấy khuông ô lược, trong đó có loại lược tre nẹp sơn then, răng nhỏ, liền xít bằng cật tre lành hanh, hom làm bằng xương trắng bóng. Đó là lược của một làng duy nhất của đất nước làm ra, đó là làng Vạc. Vạc là tên nôm của làng Hoạch Trạch, thời Hậu Lê là một xã thuộc huyện Đường An nay là một làng thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang.

    Nghề làm lược tre ở vùng này có từ TK XVII do tiến sĩ Nhữ Đình Hiền cùng vợ là Lý Thị Hiệu trong một lần đi sứ Trung quốc đã học được nghề làm lược tre về lập nên làng nghề, sau khi qua đời được tôn làm ông Tổ của nghề lược Hoạch Trạch. Hơn ba thế kỷ, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, dân làng chưa bao giờ bỏ nghề lược như nghề nông cổ truyền của mình vậy .
    Nguyên liệu làm lược gồm 5 loại :
    Tre làm răng là cật tre lành hanh một loại tre rừng lớn gần bằng tre gai, mỏng mình nhưng dầy cật, không nhỏ như giang nhưng không giòn như nứa, cứng vừa phải, chải tóc không gẫy mà vẫn ăn da đầu. Nẹp bằng tre vầu sơn bằng sơn ta. Chỉ ken bằng sợi bông, do làng Phú Khê sản xuất. Hom răng lược ngoài cùng bằng xương trâu do làng Chằm (Mộ Trạch) sản xuất. Sản phẩm chính của lược Vạc là lược bí dùng để chải gầu và chấy.
    Năm 1983, làng Vạc có 650 hộ tham gia sản xuất lược, chiếm 95% số hộ của làng, mỗi năm sản xuất trên 6 triệu lược các loại. Hiện nay nghề làm lược ở đây vẫn ổn định tuy thu nhập không cao.

Chia sẻ trang này