1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những linh hồn phiêu dạt vs Linh hồn *********

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi nokk, 25/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Những linh hồn phiêu dạt vs Linh hồn *********

    Tớ thấy hai phim tài liệu này tương đối hay nên mở chủ đề này cùng bàn luận cho dzui. Bài báo trên báo Tuổi trẻ về một nửa sự thật phim Linh hồn *********.

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=275057&ChannelID=10

    Thứ Bảy, 23/08/2008, 08:35 (GMT+7)

    Xung quanh bộ phim tài liệu Linh hồn *********:

    Một nửa sự thật... ở đâu?


    ?oMộ liệt sĩ chưa rõ tên? tại nghĩa trang liệt sĩ Ayun Pa, được thân nhân liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm và nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng chỉ là mộ liệt sĩ Đảm - Ảnh Huy Cường cung cấp

    TT - Đêm 20-8-2008, Đài truyền hình Gia Lai phát phóng sự "Phim Linh hồn ********* - một nửa sự thực ở đâu?" gây xôn xao dư luận. Ngay sáng hôm sau, cộng đồng mạng xôn xao vì những tình tiết được cho là không đúng sự thật liên quan đến bộ phim tài liệu Linh hồn ********* (đạo diễn Minh Chuyên).

    Chúng tôi đã trao đổi với nhà báo Huy Cường - trưởng phòng biên tập Đài phát thanh - truyền hình Gia Lai, một trong những người thực hiện phóng sự "Phim Linh hồn ********* - một nửa sự thực ở đâu?" - nhằm có thêm thông tin để khán giả rộng đường thẩm định.

    Huy Cường cho biết sau hai lần Linh hồn ********* được phát sóng trên VTV1, nhiều khán giả đã gọi điện đến Đài truyền hình Gia Lai đề nghị xem lại tính chính xác của phim tài liệu này, vì người địa phương phát hiện hiện trường trong phim khác với địa điểm phim đề cập.

    Cụ thể, trong Linh hồn *********, đạo diễn Minh Chuyên cho rằng nhờ vào trí nhớ của cựu binh Homer và chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng, gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm đã tìm thấy hài cốt của anh ở điểm cao "467" cách nghĩa trang thị xã Ayun Pa 100m về phía bắc. Thực tế, theo anh Cường, bối cảnh mà tác giả cho là điểm cao 467 (nơi Homer ngồi thiền) ấy thật ra là một đống xỉ nhựa đường và một dải đất sát quốc lộ 25 thuộc xã HBông (huyện Chư Sê), cách thị xã Ayun Pa hơn 30km.

    Các bối cảnh còn lại trong Linh hồn ********* lại cách xa thị xã Ayun Pa hơn 150km về phía đông bắc, cụ thể là ở khu vực đường lánh nạn số 1 đèo Mang Yang, thuộc quốc lộ 19. Đáng kinh ngạc là tác giả cho rằng hài cốt liệt sĩ Đảm được phát hiện và cất bốc ở đồi 467, cách nghĩa trang thị xã Ayun Pa 100m, nhưng lại phải khiêng bộ đến một địa điểm khác cách đó trên 150km để chuyển lên ôtô đưa anh về quê (!?).

    Huy Cường cũng cho biết bất kỳ một đạo diễn tay mơ nào cũng không thể bỏ qua hình ảnh lọ Penicilline chứa thông tin về liệt sĩ Đảm được tìm thấy lẫn trong hài cốt. Tuy nhiên, xem phim Linh hồn *********, đoạn này chỉ có lời bình mà không có hình ảnh. Đồng thời nếu tinh ý sẽ phát hiện tiểu sành trong trường đoạn đặt bên bộ hài cốt có chiều cao lớn hơn chiếc tiểu sành khi được mang xuống núi.

    Phim Linh hồn ********* không cho thấy một hình ảnh bốc mộ nào, cùng lúc những người có trách nhiệm của ngành thương binh xã hội huyện Ayun Pa cũng cho biết trong khoảng thời gian đoàn làm phim Linh hồn ********* thực hiện phóng sự trên, trên địa bàn huyện không có cuộc cất bốc nào. Tương tự, ngôi mộ chưa rõ tên mà thân nhân liệt sĩ Đảm khẳng định là của anh vẫn còn nguyên vẹn trong nghĩa trang liệt sĩ Ayun Pa.

    ĐÌNH THẮNG

    Câu trả lời của người trong cuộc

    Xung quanh dư luận sau phóng sự của Đài truyền hình Gia Lai, để tìm kiếm sự thật, Tuổi Trẻ đã ghi nhận ý kiến từ những người trong cuộc.

    * Đạo diễn Minh Chuyên:

    Bí mật đau lòng

    Tôi rất đau lòng vì để xảy ra chuyện như thế này. 30 năm nay tôi làm việc vì hương hồn các liệt sĩ. Tôi không thể làm một việc "biến không thành có? mà qua mắt được gia đình liệt sĩ và hương hồn liệt sĩ. Gia đình đã đi cùng chúng tôi suốt cuộc hành trình và chắc chắn họ không bao giờ chấp nhận việc làm gian dối.

    Trong quá trình tìm kiếm ngôi mộ cũng như quá trình làm phim, có những việc rất đau lòng, rất tế nhị, mà nếu công khai hết ra thì không có lợi cho ai cả, chỉ làm những người có liên quan thêm đau đớn. Tôi cũng đã cố gắng giữ bí mật không hay này, nhưng để tránh sự hiểu lầm không cần thiết, tôi xin được nói thẳng: ngôi mộ trong nghĩa trang Ayun Pa ấy chính là mộ liệt sĩ Đảm, chúng tôi đã phải bí mật thuê người đào lên, bí mật mang hài cốt về.

    Còn cảnh khai quật ngôi mộ trong phim không phải cảnh thật. Nhưng nó cũng không xa ngôi mộ thật là mấy, chỉ 1.000m thôi. Lý do rất đau lòng: chúng tôi đã vào Phòng Thương binh - xã hội huyện Ayun Pa gặp bà Phú trưởng phòng, được bà giới thiệu xuống anh quản trang tên Minh. Xuống đến nơi mới được biết, theo quy định, mộ liệt sĩ vô danh không được phép khai quật và di chuyển. Chúng tôi đã phải thuyết phục anh Minh từ chiều hôm trước đến trưa hôm sau mới được đồng ý, vì tình cảm, anh Minh cho phép gia đình thuê người đào nhưng không được quay phim chụp ảnh. Cảnh dàn dựng lại trên phim chúng tôi phải nói là ngôi mộ đào được cách xa nghĩa trang để tránh phiền hà cho anh Minh.

    Bà Phú nói trong tháng năm không có ngôi mộ nào được khai quật, vì lúc đó chúng tôi không thể để lộ chuyện này, nhưng nếu bây giờ khai quật ngôi mộ mà nhà ngoại cảm Bích Hằng đã chỉ, sẽ thấy hài cốt đã được chuyển đi rồi. Gia đình đã mang về quê. Về hài cốt, lúc đầu trong phim là chiếc tiểu sành to, sau đó là gói nhỏ hơn, có phủ cờ là do gia đình chuyển hài cốt liệt sĩ sang một hộp cactông cho nhẹ hơn, nên hộp cactông bé hơn chiếc tiểu sành.

    Tôi thừa nhận trong phim có những chi tiết dàn dựng, nhưng không có chi tiết nào sai bản chất sự việc. Điều cơ bản nhất là cùng với gia đình, chúng tôi đã đưa được hài cốt của liệt sĩ về quê hương.

    * Ông Hoàng Minh Diệu - em trai liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm:

    Điều cốt yếu là anh tôi đã về đến nhà

    Tôi năm nay 60 tuổi, gia đình tôi đã mong ngóng anh tôi 40 năm trời, khởi sự đi tìm từ năm 2002. Đến khi gần như chắc chắn tìm được mộ anh, chúng tôi mới cho anh Minh Chuyên - là người chúng tôi biết có tâm với liệt sĩ - đi cùng. Vào đến nơi mới biết có hai địa chỉ lẽ ra có thể nhờ cậy được thì lại bị từ chối: đó là Tỉnh đội Gia Lai và Phòng LĐ-TB&XH.

    Vào đến đấy rồi mà gặp quá nhiều chuyện rắc rối, đau lòng, gia đình cũng chẳng muốn nói. Nhưng có nhiều người không biết mà lại tỏ ra nghi ngờ nên tôi nói thẳng là chúng tôi đào trộm mộ đấy! Đào trộm làm sao mà quay phim chụp ảnh được!? Cho nên ngày hôm sau ông Minh Chuyên có dựng lại cảnh đào mộ và ông Homer tham gia thì tôi nghĩ cũng chấp nhận được thôi. Điều cốt yếu là anh tôi đã về được đến nhà, giải tỏa được nỗi oan, thỏa lòng mẹ tôi, chị dâu tôi?

    THU HÀ thực hiện

    Link download Linh hồn *********

    http://media.tuoitre.com.vn/Stream/Videoclip/phonghsu/2008/linhhonvietcong.wmv



    Tớ muốn bình luận về một chi tiết ngoài đời. Đạo diễn đã thuyết phục anh quản trang cho được bốc mộ đem về nhưng sau đấy lại công bố danh tính anh trên báo chí. Như thế khác gì việc thông báo cho lãnh đạo của anh quản trang biết để kỷ luật anh ấy. Như vậy chúng ta có nên bàn về "đạo đức nghề nghiệp" của đạo diễn không nhỉ? Bằng việc chứng minh với báo chí là phim của tôi đúng sự thật nhưng lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Mời các bạn cùng bình luận.
  2. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Cùng về đề tài đi tìm mộ liệt sỹ thì có phim Những linh hồn phiêu bạt. Phim này của đạo diễn người Pháp, Boris LOJKINE. Hai bài viết giới thiệu về
    phim ở dưới đây
    http://www.diendan.org/Doi-song/phim-moi-les-ames-errantes/
    LES AMES ERRANTES
    VONG LINH hay NHỮNG LINH HỒN PHIÊU BẠT
    Thứ tư 24.1.2007, cuốn phim Les Ames Errantes sẽ được chiếu trên màn ảnh Paris và các tỉnh. Những ai quan tâm tới Việt Nam không thể bỏ qua cuốn phim tuyệt hay này. Vì cả ngàn lí do. Tôi chỉ xin kể ra ba lí do ?" cũng là ba nghịch lí :
    1. Trước tiên, vì cuốn phim Pháp này « Việt Nam » đến mức người xem khó tin rằng tác giả lại là người Pháp. Chỉ nghe âm thanh thôi, khán giả đã có cảm tưởng mình đang ở Việt Nam. Hơn thế nữa, người xem nhận thấy sự đồng cảm của đạo diễn đối với những nhân vật mà anh trao lời cho họ phát biểu. Tất nhiên, việc Lojkine nói tiếng Việt trôi chảy là một nhân tố quan trọng, nhưng quan trọng hơn là anh hiểu biết sâu sắc tâm hồn Việt Nam, hay nói theo ngôn ngữ của cuốn phim, « linh hồn » Việt Nam. Cuộc đối thoại liên tục giữa người sống và người chết, sự hiện diện an nhiên của « cõi linh thiên » trong cuộc sống hàng ngày, cuộc sống của người chết, tục thờ cúng tổ tiên... : cuốn phim của Lojkine đã đưa người xem vào thế giới Việt Nam đó.
    [​IMG]
    Ký hoạ của J. Gillon
    2. Thứ nữa, vì cuốn phim tài liệu này « thực » và « sống động » đến mức ta bị lôi cuốn như đang xem phim truyện : từ đầu đến cuối, không có một câu thuyết minh « off » nào, lời nói trong phim là lời nói của các nhân vật nói với nhau, hay nói với chính mình. Những nhân vật đứng ngồi không yên, lời nói của họ nghe như lời thoại của một tác giả lành nghề, động tác của họ như được đạo diễn tỉ mỉ. Khán giả có cảm tưởng chiếc chiếu trải dưới đất kia, cái khay trà này đã được bàn tay của một chuyên gia đạo cụ sắp xếp. Hay một chuyên viên phục trang đã chọn màu áo dài, chiếc giỏ nhựa cho chị Tiệp, đặt chiếc quạt vào tay bà cụ già. Mọi sự dường như được sắp đặt từ trước, mà thực ra, Lojkine chỉ « đi cùng » chị Tiệp trong cuộc hành hương dài (có lẽ tất cả tuỳ thuộc vào « sự » đi cùng, vào cái « cách » đi cùng, hay đúng hơn vào cái « chất » của người đi cùng, và người cùng đi). Người ta khen ngợi cảnh quay trên xe lửa, Lojkine trả lời là « gặp may » : may sao khoang tàu của chị Tiệp toàn là phụ nữ, nếu có đàn ông, thì cung cách ứng xử và câu chuyện tâm tình giữa họ với nhau chắc sẽ khác đi nhiều... Tôi xin nhường lời « kết » cho đạo diễn : « Để cho hiện thực tạo ra ngạc nhiên, đó chính là ý vị của phim tài liệu ».
    3. Lí do cuối cùng, rất đơn giản : đây là một cuốn phim đẹp. Rất đẹp. Nó sẽ thoả mãn những ai thích điện ảnh. Xin đừng nghĩ oan rằng Lojkine làm phim « duy mĩ ». Trái lại, người xem thấy rõ anh cố ý tránh mọi biểu hiện « folklore », « của lạ », tránh mọi khuôn sáo dễ dãi. Máy quay đã ghi chép một cách tài tình và tế nhị những xúc cảm, niềm đau, nước mắt và nụ cười... Có những cảnh tưởng như cắt ra từ một tác phẩm của Ozu. Nó phản ánh cuộc sống. Nghịch lí thứ ba của cuốn phim là ở đó : cuốn phim về người chết này thực sự là cuốn phim về cuộc sống. Cuộc sống chân chính.
    Thật là như vậy. Đây là cuốn phim bạn nhất thiết phải đi xem, dù quan tâm hay không tới Việt Nam.
    Janine GILLON
    Tháng 10.2006
  3. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Phim Những linh hồn phiêu bạt cũng đã từng được chiếu ở VTV1. Tớ xem và thấy rất ấn tượng. Phim đấy cũng chiếu một lần ở rạp Hai Bà Trưng nhưng tớ không đi xem lại được. Có bạn nào biết mua DVD phim đấy thì mua ở đâu không?
    Copy thêm một bài viết của Thanh Thảo.
    Chào những linh hồn...
    Thanh Thảo
    Cách đây hơn 6 năm, vào một buổi chiều mùa đông Hà Nội, tôi đã gặp Boris Lojkine. Lúc ấy, anh đã là một tiến sĩ triết học, đã kiếm được một chân trợ giảng đại học (điều rất khó thực hiện với những người trẻ tuổi, dù có học hàm học vị cẩn thận). Nhưng anh đã bỏ tất cả, và tay trắng sang Việt Nam, chỉ với mục đích được làm phim, những bộ phim tài liệu về một đề tài: Trường Sơn và chiến tranh Việt Nam.
    [​IMG]
    Qua giới thiệu của một người bạn, biết tôi cũng đã từng vượt Trường Sơn ngày chiến tranh, Boris muốn gặp để hỏi chuyện về Trường Sơn, về cách để có một chuyến vượt Trường Sơn hôm nay đúng theo kiểu những người lính ***** đã đi ngày trước. Dĩ nhiên, không phải theo kiểu đi tour du lịch. Nhìn gương mặt trẻ măng nhưng đầy quyết tâm của Boris, tôi biết anh không nói đùa và ý tưởng này của anh không phải nảy ra một cách tức hứng. Sau đó, trong bài viết Có một Trường Sơn của Boris, tôi đã bày tỏ sự cảm phục và khuyến khích Boris thực hiện dự định của mình. Dù bấy giờ tôi cũng chưa nghĩ anh sẽ làm phim về Trường Sơn về chiến tranh Việt Nam như thế nào?
    Anh ?" một chàng trai Pháp (gốc Nga ?" ông nội Boris là người Nga định cư tại Pháp) ?" chưa từng biết thế nào là chiến tranh, lại là chiến tranh Việt Nam, anh sẽ làm phim về đề tài hoàn toàn mới mẻ ấy ra sao? Và đêm hôm kia, qua VTV1, tôi đã biết Boris làm phim như thế nào! Xem suốt 55 phút phim Những linh hồn phiêu dạt, tôi đã nhiều lần không cầm được nước mắt. Tôi khóc lặng lẽ, như những nhân vật trên phim của Boris đã khóc. Và tôi nghĩ, có thể hàng vạn người Việt Nam xem phim của Boris cũng đã khóc như tôi. Nhân dân tôi đã khóc khi nhìn thấy nỗi đau dai dẳng của mình, tâm nguyện chưa thực hiện được của mình, như nhìn thấy chính « những linh hồn phiêu dạt » là con em mình, đồng đội mình, những người cha người chồng của mình đang chơi vơi đâu đó trong cõi vô cùng. Sau khi hy sinh 30, 40 năm, linh hồn họ vẫn chưa được đoàn tụ cùng gia đình.
    Ngỡ như với thời gian, nỗi đau ấy đã nguôi ngoai. Nhưng không hề. Tôi không hiểu làm sao Boris lại bắt đúng « kênh » này, anh đã « nhập » được vào tâm linh, tâm nguyện của nhân dân tôi, anh đã như một người con từ ngôi nhà nhỏ bé của người vợ mất chồng, người mẹ mất con để cùng ra đi trong cuộc hành hương thiêng liêng và đau khổ kiếm tìm « những linh hồn phiêu dạt ». Và trong cuộc tìm kiếm ấy, cũng là cuộc tìm kiếm vào chiều sâu của lòng chung thuỷ và tình nghĩa Việt Nam, những phẩm chất thăm thẳm tận nguồn của người Việt Nam đã thể hiện một cách tự nhiên nhất. Không lời bình, không âm nhạc, « chỉ có sự thật và sự thật» như cách nói của Boris, chỉ có tiếng nói, tiếng khóc, những lời nguyện cầu, tiếng cuốc bổ nặng nề vào lòng đất... Chỉ có tình yêu đớn đau, tình đồng đội sâu sắc, chỉ có những ước muốn bình dị, sự nhẫn nại vô cùng, và cả sự chịu đựng tới mức thành bình thường... Tất cả, đó là tâm hồn nhân dân tôi mà Boris đã cảm nhận được.
    Tôi không biết những nhà làm phim Việt Nam sẽ nghĩ gì khi xem phim này và nghĩ gì khi Boris nói nhiều lúc anh tưởng đã không thể vượt qua những khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính, để thực hiện bộ phim. Không nhà tài trợ, không kinh phí nhà nước, trong khi thực hiện bộ phim, hai đạo diễn Boris và Tuấn Anh nói họ đã nhận được sự giúp đỡ của chính những nhân vật của họ ?" những người có lẽ còn nghèo hơn cả họ. Phải có một thôi thúc nào ghê gớm lắm người ta mới có thể vượt qua quãng thời gian 4 năm và những khó khăn nhường ấy để hoàn thành bộ phim Những linh hồn phiêu dạt. Và chính linh hồn những liệt sĩ của chúng ta đã phù hộ, nâng đỡ họ ?" cả người làm phim lẫn những nhân vật trong phim như chị Tiếp ?" để thế giới biết người dân Việt Nam phải chịu đựng những mất mát đau khổ như thế nào sau khi chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm.
    Thực ra, đây là bộ phim không nói về những liệt sĩ, mà nói về những người Việt Nam đang sống, nói về chiều sâu của tâm hồn Việt Nam, tình yêu thương Việt Nam. Mà những điều đó thì không hề « phiêu dạt ». Xin chân thành cảm ơn đạo diễn Boris Lojkine!
    Thanh Thảo
    25/07/2006
    http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2006/7/26/156730.tno
  4. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Tớ vừa đọc một bài viết về chiếc lọ penixilin có ghi các thông tin về liệt sỹ
    http://www.********/showthread.php?t=402802
    Trong đấy ghi Họ và tên Hoàng Ngọc Đảm, đơn vị C2 - D67, quê quán: Làng Nha, xã Thái Giang, Huyện Thái Thuỵ, Thái Bình. Xem phim thì chỉ thấy nhắc đến chi tiết này còn không quay. Không biết chi tiết này có thực không nhỉ?
  5. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
    VTV có phát sóng 1 bộ phim ngắn chê trách ông đạo diễn Minh Chuyên làm phim ko đúng sự thật. Cử hẳn 1 đoàn về huyện Ayun Pa để làm rõ.
    Nói chung là mình rất phản cảm với cái thể loại bịa đặt để hòan thành phim của cái ông đạo diễn này. Phim tài liệu phải đề cao tính chân thực, vậy mà bịa hết tình tiết này đến tình tiết nọ.
  6. naccuc2004

    naccuc2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Bản thân cái chuyện hồn vía nó đã nhảm nhí rồi. không bịa đặt thì có gì để mà làm phim chứ.
  7. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy bộ phim có một chi tiết mà được nhắc đi nhắc lại vài lần. Ông thấy bói nói anh Đảm đang ở rất xa khi nào trở về thì sẽ rất vẻ vang. Gia đình thì hiểu nhầm tưởng là đào tẩu sang Mỹ. Không thấy đạo diễn khai thác chi tiết này? Chẳng hạn như đến gặp ông thầy bói rồi phỏng vấn. Chắc chi tiết này thì không nhảm nhí rồi.
    Có bạn nào biết phim Những linh hồn phiêu bạt thì mua ở đâu không ? Tớ đã thắc mắc ở topic này nhưng vẫn chưa tìm mua được
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_69/1073987.ttvn
    Được nokk sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 15/09/2008
  8. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình xin dua duong dan 1 bức thư để mọi người biết thêm tình tiết về bộ phim này. Chưa thể khẳng định rằng ai đúng ai sai nhưng chúng ta nên tham khảo : http://lebaduong.vnweblogs.com/post/4182/92261


  9. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Post thêm cái ảnh phim Những linh hồn phiêu bạt để bạn nào biết ở đâu có thì bảo tớ
    Còn đây là Ghi chép của cựu binh Việt nam Homer Steedly trong chuyến đi tìm mộ liệt sỹ Đảm.
    http://vn.myblog.yahoo.com/jw!D9k_6D.aERo6aFEwiiXRB.BA/article?mid=211
    Được nokk sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 25/10/2008
  10. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Với tinh thần "bới bèo ra bọ, tôi xin tố cáo nhá. Nhà báo Minh Chuyên còn có một tiền án tiền sự chưa có ai đưa ra ánh sáng. Đó là một cái ký nổi tiếng tên là "thủ tục làm người còn sống" viết vào khoảng những năm 1988 gì đó. Hình như được đánh giá rất cao. Chuyện về một anh bộ đội sư 10 (quân đoàn 3) Tên là Định bị báo tử. Là thương binh trở về nhà, muốn xin chứng nhận là vẫn còn sống, nhưng không thể được vì không tìm nổi đơn vị cũ là sư 10. Nhưng thực chất là một chuyện phóng đại tới 99%. Cái đơn vị cũ (sư đoàn 10) của nhân vật to tổ bố và nổi tiếng ở Thái Nguyên, hỏi bà bán nước chè cũng biết mà chỉ cho. Quân đoàn 3 (bố của sư 10) đóng xung quanh thành phố Thái Nguyên. Sư 10 đóng cách Thái Nguyên 32km về phía Bắc. Dễ tìm vì sát đường Quốc lộ, có cái cổng cũng to tổ bố. Thời đó, dân thuộc tên đơn vị bộ đội chả kém gì lính. Một người bình thường, sau khi hỏi đường (rất nhiều chỗ có thể hỏi) chỉ đi một phát, tới ngay, không đến 1 ngày. Thế mà lão này dám trơ trẽn viết là đi 7 ngày không tìm thấy. Một là anh Định bịa, hai là anh Định quá chậm hiểu đến nỗi không thể tìm được. Chỉ một chi tiết bậy đánh đổ tất cả các chi tiết còn lại. Viết lách điêu ngoa thế thì làm phim cũng vậy thôi. Bây giờ có cái phim mới này đủ để vứt cái tên Minh Chuyên vào sọt rác.

Chia sẻ trang này