1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những loại hợp đồng nào phải đăng ký?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguy_phuong, 17/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy hình như các vị đang nhầm nhọt rồi đấy.
    Giời ơi, phải phân biệt chứ nhỉ :
    - Hình thức hợp đồng ( công chứng hay việc thừa nhận tính hợp pháp và giá trị pháp lý của hợp đồng ), với
    - Phê duyệt hợp đồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền : có 2 cấp độ : đăng ký ( cái dạng như là tôi báo cho anh biết tôi có ký hợp đồng đấy, anh lo mà thống kê đi nhé ) và chấp thuận ( cái kiểu nhà em mới ký hợp đồng đây ạh, xin các bác nhà nước, các bác cho em mần nó cái ạh ). Ví dụ cụ thể nhất của dạng này là:
    1. Mí cái hợp đồng chuyển giao công nghệ ( li li ... cái gì gì ấy nhỉ ) mà có giá trị vừa vừa tới be bé, thì chỉ cần đăng ký với bộ thôi.
    2. Hợp đồng hợp tác ( theo luâth đầu tư nước ngoài ), và hợp đồng liên doanh chẳng hạn : các bên chả lôi nhau ra công chứng ký đì đùng rồi sau đó bắt đầu xin giấy phép đầu tư. Hơ hơ ... Có giấy phép xong, hợp đồng mới chính thức đi vào hoạt động nhỉ.

    Mừh tớ thấy, bi chừ, ngay cả như Mẽo, quyền tự do hợp đồng, hay quyền tự do kinh doanh í, cũng bị hạn chế đì đùng theo những quy định của nhà nước, chẳng hạn như tớ có tiền, tớ cũng chả mua được cái máy tính cực mạnh cỡ vài chục tỷ pháp tính trên giây của IBM ...
    P.S : To Côn sờ.
    Gớm, lâu mới vào box, dạo này cô trỗn việc chui vào đây cãi nhau khí thế nhở ... Thiệt ình.

  2. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Sau đây tôi xin trả lời ban theo những nội dung mà bạn hỏi.
    1. Bản chất của hành vi đăng ký hợp đồng là sự ghi nhận, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao dịch. Việc ghi nhận, chứng nhận đó có thể nhằm công nhận điều kiện hiệu lực của hợp đồng, xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán theo thời điểm đăng ký, hoặc để quản lý nhà nước ..... (Đây là cách hiểu của mình).
    2. "Tại sao các bên hợp đồng phải đăng ký". Câu hỏi này của bạn, mình hiểu ý bạn muốn hỏi về ý nghĩa của việc đăng ký.
    Một chế định, một thủ tục pháp luật được hình thành tất nhiên phải phục vụ cho những mục đích nào đó, hay nói khác đi là phải thể hiện một ý nghĩa nào đó. Điều 22 của Nghị định số 08 quy định về giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau:
    - Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký. Hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản là năm (05) năm, kể từ ngày đăng ký; đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được tính từ ngày đăng ký cho đến ngày xoá đăng ký.
    - Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký.
    - Việc đăng ký giao dịch bảo đảm và giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm không có giá trị xác nhận tính xác thực của giao dịch bảo đảm.
    Như vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm là nhằm các mục đích sau đây:
    + Công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm, theo nguyên tắc mọi thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký đều được cung cấp cho công chúng khi họ yêu cầu cung cấp thông tin. Thông tin cung cấp giúp người mua, người thuê, người nhận bảo đảm? trước lúc xác lập các giao dịch này có thể biết tình trạng pháp lý của tài sản là đối tượng của giao dịch, từ đó giúp họ có những thông tin đầy đủ để quyết định về việc có xác lập giao dịch hay không. Mặt khác, việc công khai hóa thông tin còn nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba khi xác lập giao dịch bảo đảm trên tài sản bảo đảm.
    Ví dụ, A có ý định ký kết hợp đồng cầm cố chiếc xe ô tô với B, trong đó A là bên nhận cầm cố (bên nhận bảo đảm), trước lúc có quyết định ký kết, A làm đơn yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo tên của bên bảo đảm (B) đến cơ quan đăng ký là Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, sau khi cơ quan này cung cấp thông tin, có thể có 2 trường hợp xảy ra: đã có giao dịch liên quan đến chiếc xe và đã được đăng ký hoặc ngược lại. Thông qua, thông tin cung cấp này A có thể quyết định có tiếp tục nhận thế chấp chiếc xe ô tô của B hay không (nếu đã có giao dịch trước đó) thông qua việc yêu cầu B chứng minh giá trị còn lại của xe, hoặc các yêu tố khác mà A vẫn thấy chiếc xe vẫn có đủ giá trị để đảm bảo cho khoản cho vay của mình; trong trường hợp ngược lại, A hoàn toàn yên tâm nhận cầm cố chiếc xe và đăng ký giao dịch bảo đảm, vi theo quy định của pháp luật A là người đăng ký đầu tiên và thông qua đó đã xác lập hiệu lực đối kháng của mình đối với những người khác, trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thì A là người đứng ở vị trí ưu tiên thanh toán thứ nhất.
    Về ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba khi xác lập giao dịch bảo đảm trên tài sản bảo đảm sẽ đựơc làm rõ thêm ở ý nghĩa tiếp theo dưới đây.
    - Xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba, cụ thể là giữa người nhận bảo đảm với các người khác (người mua, thuê, nhận bảo đảm bằng tài sản bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm đã được đăng ký). Ví dụ, A là bên nhân cầm cố 1 chiếc xe ô tô của B, hợp đồng cầm cố này đã được đăng ký giao dịch bảo đảm, như vậy, kể từ thời điểm đăng ký A đã được xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba. Cụ thể, trong trường hợp B lại tự ý bán tài sản cầm cố là chiếc xe ô tô cho C, thì A có quyền đòi lại chiếc xe đó để xử lý nhằm thu hồi vốn vay và lãi suất. Trong trường hợp này, tài sản bảo đảm là tài sản bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật, vì vậy C không thể là người mua ngay tình. Để bảo vệ quyền lợi không những cho bên nhận bảo đảm mà cho cả người thứ 3 thì việc công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm là một yếu tố quan trọng, cụ thể trong trường hợp này, trước khi mua xe, C đã có 1 cơ chế để có thể biết tình trạng pháp lý của chiếc xe đó thông qua việc yêu cầu cung cấp thông tin.
    - Nhằm xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán trên tài sản khi xử lý tài sản giữa những người cùng nhận bảo đảm và nhằm xác nhận tính xác thực của giao dịch bảo đảm.
    Ví dụ, A là bên nhân cầm cố 1 chiếc xe ô tô của B, hợp đồng cầm cố này đã được đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau đó B lại cầm cố chiếc xe ô tô này cho C và hợp đồng này cũng được đăng ký. Trong trường hợp này giao dịch nào được đăng ký trước thì người nhận cầm cố của giao dịch đó có thứ tự ưu tiên thanh toán trước khi xử lý tài sản bảo dảm. Như vây, không phụ thuộc vào giao dịch bảo đảm được xác lập trước hoặc sau giao dịch khác nhưng giao dịch đó đã được đăng ký thì bên nhận bảo đảm của giao dịch đã đăng ký trước có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất.
    3. Hợp đồng nếu không đăng ký thì hậu quả pháp lý như thế nào.
    Theo tôi, nếu pháp luật quy định hợp đồng đó phải đăng ký, nhưng không được đăng ký, thì có thể phải gánh chịu những hậu quả như sau:
    - Có thể vô hiệu về mặt hình thức theo quy định tại Điều 139 của BLDS;
    - Không xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ 3;
    - Không xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán;
    - Đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định việc đăng ký là điều kiện có hiệu lực giao dịch, thì hậu quả là giao dịch đó được xem là chưa có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
    4. Có phải các loại đăng ký đều như nhau không?.
    Câu hỏi này của bạn chưa rõ, "như nhau" ở đây nghĩa là giống nhau về bản chất, về trình tự thủ tục hay về nguyên tắc...
    Theo tôi, các đăng ký hợp đồng có những điểm khác nhau như sau:
    - Về bản chất, có đăng ký hợp đồng bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh) và có đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính (không phải là giao dịch bảo đảm);
    - Về nguyên tắc đăng ký, có nguyên tắc đăng ký thông báo (đăng ký dưa trên nội dung kê khai của đơn và việc đăng ký không mang tính xác nhận tính xác nhận của giao dịch...), ví dụ như đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản và đăng ký tài sản cho thuê tài chính và nguyên tắc đăng ký xác minh hay còn có các cách gọi khác là đăng ký xác minh, đăng ký kèm theo chứng từ .... (trong hồ sơ đăng ký phải có các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng; việc đăng ký được thực hiện sau khi đã có sự kiểm tra hoặc đối chiếu với hồ sơ...), ví dụ như đăn ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
    - Về thủ tục đăng ký, mỗi loại đăng ký có thủ tục khác nhau xuất phát từ những đặc thù về bản chất, nguyên tăc... của các việc đăng.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 11:22 ngày 01/04/2005

Chia sẻ trang này