Những lời khuyên cho sức khoẻ Những thức ăn không nên ăn cùng một lúc 1, Cam quýt và sữa bò: Thông thường trước và sau một tiếng đồng hồ uống sữa bò thì không nên ăn cam quýt, bởi acid petic trong các quả cam, quýt dễ làm cho protein trong sữa bò bị cô đọng lại, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ. 2, Sữa bò và nước hoa quả: Sữa bò có chấp protein dồi dào, trong đó 80% là cazein. Với nồng độ acid kiềm ở dưới 4.6 thì chất cazein sẽ dính kết và lắng đọng lại, khó tiêu hóa. Trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra bệnh khó tiêu hoặc tháo dạ. Vì vậy khi uống sữa bò hoặc pha bột sữa đều không nên cho sữa bất kỳ loại nước hoa quả nào có tính acid..., cũng không nên uống xong sữa bò hoặc ăn xong các sản phẩm sữa rồi lại ăn ngay những thức ăn có tính acid. 8, Sữa bò và đường: Khi đun sữa bò, chất acid amin sẽ gây ra phản ứng với fructoza sản sinh ra chất độc có hại đến thân thể. Cho nên khi đun sữa bò không được cho đường vào, nên đợi khi sữa nguội, lúc đó mới cho đường vào. 4, Sữa đậu tương và trứng gà: Thành phần protidaza trong sữa đậu tương hay kiềm chế sức sống của chất protein, gây ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và hấp thu chất protein trong thân thể. Trong lòng trắng trứng gà có chất nhớt protein, sau khi kết hợp với protidaza, việc phân giải chất protein sẽ bị ngăn cản, do đó mà một phần chất protein trong thân thể không được sử dụng. 5, Sữa đậu tương và đường đen: Trong đường đen có acid ocalic và acid malic, nếu cho đường đen vào sữa đậu tương thì sẽ gây phản ứng acid tạo ra "chất lắng biến tính", không những thành phần chất bổ bị giảm mà khi cho trẻ sơ sinh uống sẽ gây ra chứng đầy bụng hoặc mất chức năng tiêu hóa, việc thu hút chất sắt, đồng... sẽ bị yếu đi. Uống sữa đậu tương nên dùng đường trắng. 6, Hoa quả và hải sản: Các loại hải sản có chất protein và calci khá phong phú nếu ăn cùng với hoa quả có acid tanic nhiều như hồng, nho... không những sẽ làm mất mát một phần chất dinh dưỡng mà còn dễ sinh ra chất khó tiêu hóa, kích thích đường ruột, hay gây ra đau bụng hoặc nôn. 7, Thịt chó và nước chè: Thịt chó rất giàu protein. Sau khi ăn thịt chó rồi uống nước chè ngay sẽ sản sinh ra chất protein mới có tính acid tanic làm se, khiến cho nhu động ruột bị chậm lại, phân trở nên khô, lưu cữu nhiều chất có hại trong cơ thể. 8, Khoai lang và quả hồng: Khoai lang có nhiều tinh bột, ăn nhiều dạ dày bị kích thích sẽ tiết ra nhiều vị toan, nếu chất này lẫn lộn với tanin và pectin trong quả hồng thì dễ hình thành sỏi dạ dày, trường hợp nặng sẽ gây ra tình trạng chảy máu hoặc bị loét dạ dày. 9, Các loại động vật có vỏ sống trong nước và chất vitamin C: Các loại động vật này có chất asen hóa trị 5 khá nhiều, tuy không hại tới thân thể nhưng sau đó lại uống vitamin C hoặc ăn luôn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín rất độc. Nên tránh ăn tôm, trai.. sau khi đã uống vitamin C. 10, Giá đậu và gan lơn: Trong 100g gan lợn có chứa 2.5 mg đồng, còn giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ăn luôn 2 thức ăn này thì sẽ làm cho vitamin C oxi hóa, làm giá đậu mất hết chất bổ. ... nothing is unchangeable...
Mối liên quan giữa móng tay và sức khỏe 1, Móng tay dày quá: Do máu tuần hòan không tốt, mạch máu đang bị yếu đi. Móng tay bị yếu dần đi theo tuổi tác vì chúng được cung cấp ít máu hơn và mọc khó hơn. 2, Chiều dọc móng có đường gờ hoặc rãnh: Thận có vấn đề, nhưng hiện tượng này cũng thường thấy ở người tuổi tác cao. 3, Đốm màu ở ngấn trắng gần gốc móng: Nếu có đốm màu xanh xám chứng tỏ bạn đã đi ngoài nắng quá nhiều, không có lợi cho da. Nếu có đốm đỏ là bạn bị bệnh tim. 4, Móng tay ngả màu vàng: Vài móng tay ngả màu vàng, bị tróc móng hoặc có đốm trắng đục ở ngấn trắng gần gốc móng thì bạn bị bệnh thận hoặc bị nấm móng. 5, Móng chuyển màu xanh đen: Thường do sẹo hoặc bị chảy máu dưới móng. 6, Đốm trắng mọc ngẫu nhiên: Đó là những vết thâm đơn giản, sẽ dần mất đi khi móng mọc dài ra. Hiện tượng này thường thấy ở phụ nữ. 7, Móng tay chuyển màu xanh sẫm: Thường là do nhiễm nấm, móng tay sẽ bị bong tróc. ... nothing is unchangeable...
Ăn cá vì sức khỏe Những nhà khoa học Mỹ và Ý gần đây phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều cá có hiệu quả hơn trong việc giảm cholesterol trong máu so với chế độ ăn nhiều rau. Chế độ ăn có nhiều cá sẽ hạ thấp lượng lipoprotein, một loại mỡ có trong máu là nguyên nhân gây nên bệnh về tim. Mỗi tuần bạn nên ăn từ hai đến ba bữa cá là đủ. Nhưng bạn nên ăn cá hấp vì nó tốt hơn cá rán. ... nothing is unchangeable...
Ung thư tuyến tiền liệt do dư calcium (Ca) Một phát hiện mới không mấy vui vẻ cho những người nghiền các loại sản phẩm chế biến từ sữa. Trong một nghiên cứu có sự hợp tác của 20.000 bác sĩ Mỹ cho biết những người đàn ông tiêu thụ hai suất rưỡi sản phẩm sữa mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người tiêu thụ nửa suất mỗi ngày là 30%. Nồng độ vitamin D, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tuyến tiền liệt, bị giảm đi đáng kể do việc hấp thu nhiều calcium từ sữa. Những người thích dùng nhiều sữa nên chú ý tới lời cảnh báo này (còn đối với những người thiếu hụt calcium thì không nên vì thiếu calcium, xương sẽ dễ bị gãy). ... nothing is unchangeable...
Ăn đầu cá rất tốt cho sức khỏe Ở đầu cá có chất Lecithin mà ở thịt thân cá không có. Lecithin sau khi đã qua trao đổi chất trong cơ thể sẽ phân giải thành Choline để tổng hợp Acetyl - Choline, mà Acetyl - Choline lại là chất "chuyển giao thần kinh" quan trọng nhất, nó có tác dụng làm tăng trí nhớ, nên ăn cá, nhất là đầu cá khiến người ta trở nên thông minh hơn. Calcium và Phosphorus có trong đầu cá cũng nhiều hơn ở các loại thịt khác, giúp cho việc phát triển xương và đại não. Acid fatly cần thiết có trong đầu cá gồm có Docosa Hexnoic acid ( gọi tắt là DHA) và Decosa pentanoic acid (gọi tắt là PHA) là hai loại vật chất được mệnh danh là "vàng 10 của não", có thể cải tạo cơ năng của não, nâng cao năng lực, khiến người ta rất thông minh. Mùi vị đầu cá rất thơm ngon phải kể đến đầu cá mè hoa, còn gọi là cá đần. Loại cá này có đầu to. Khi ăn, chỉ cần bổ đầu cá ra, cho vào rán qua với mỡ rồi bỏ vào niêu đất ninh kỹ với gừng, tỏi. Kho bằng nồi gang, nhưng tốt nhất là nồi đất. Song điều đáng lưu ý nữa là, theo các nhà y học và dinh dưỡng học, thì đầu cá mè kho với đậu phụ hoặc củ cải càng có tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng khả năng dinh dưỡng. Đầu cá kho, ninh với đậu phụ, ăn rất ngon. Vì trong dậu phụ rất giàu Protein và acid fatly không bão hòa. Đó là những chất rất có ích đối với người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp, ngòai ra còn có các nguyên tố như calcium và phosphorus giúp chống bệnh còi xương ở trẻ con và chứng mất calcium xương ở người già. Đầu cá kho ninh với củ cải lại càng thơm ngon. Đối với những người có chứng bốc hỏa thương phong cảm mạo, ăn nước và đầu cá ninh kỹ củ cải, có thể hạ hỏa, khử đờm. Nếu là thương phong cảm mạo, có thể cho thêm chút gừng. Củ cải còn gọi là "tiểu nhân sâm". Dân gian có câu: củ cải ra chợ, hiệu thuốc sợ mất hồn. Ăn cá khiến người ta trở nên thông minh. Song ăn đầu cá, nhất là đầu cá mè thì càng thông minh. Tuy nhiên, khi đem kho, ninh đầu cá phải nhớ bỏ hết hoa khế mang cá, và phải ninh thật kỹ để tránh nhiễm trùng các chứng bệnh về ký sinh trùng. ... nothing is unchangeable...