1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG LỜI KHUYÊN KHI HỌC TIẾNG NHẬT

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi tamu, 29/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG LỜI KHUYÊN KHI HỌC TIẾNG NHẬT

    Các bạn thân mến, khi học một ngoại ngữ, chúng ta thường ít chú trọng đến phương pháp để học ngoại ngữ đó. Đó là do chúng ta chưa ý thức được tầm quan trọng của phương pháp.

    Thực ra, phương pháp giữ một vai trò vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam dẫn đến thành công. Chính vì vậy mà nhà sinh vật học người Nga nổi tiếng Paplov đã nói: "Tất cả vấn đề là ở chỗ có PHƯƠNG PHÁP TỐT. Khi có phương pháp tốt thì ngay cả một người có năng lực bình thường cũng có thể làm được nhiều việc một cách hiệu quả".

    Vì phương pháp có vai trò quan trọng như thế nên hôm nay mình muốn giới thiệu cùng các bạn phương pháp và những lời khuyên khi học ngoại ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Nhật.

    Tuy nhiên, mình cho rằng những lời khuyên dưới đây chỉ là những gợi ý, không phải là mẫu mực. Các bạn nên xem xét hoàn cảnh và điều kiện của bản thân để áp dụng một cách linh hoạt, không máy móc.

    Chúc các bạn thành công trong việc học tiếng Nhật!

  2. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    1. Tránh sử dụng các cuốn sách giáo khoa song ngữ. Sử dụng sách giáo khoa song ngữ tạo cho bạn cảm giác hiểu và nắm được bài một cách dễ dàng, song khả năng sử dụng ngôn ngữ rất bị hạn chế vì thiếu rèn luyện, thực hành. Từ chỗ hiểu bài đến sử dụng được ngôn ngữ của bài là một khoảng cách khá xa, cần một quá trình rèn luyện.
    2. KỸ NĂNG NÓI:
    Phát âm đúng ngay từ những bài đầu. Có sử dụng được ngôn ngữ của bài đầu thì mới nói được về bài sau. Quan điểm sai lầm khi cho là cần chờ cho tới khi có một số lượng từ lớn rồi tự khắc sẽ nói được tốt.
    Đi từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, không được nóng vội. Khi mắc một lỗi phát âm, hãy ghi lại cách phát âm đúng rồi luyện tập cá nhân nhiều lần ở nhà để có phản xạ đúng, nếu không, sẽ mắc lỗi lại nhiều lần sau đó.
    Hãy sử dụng các cụm từ thành ngữ khi đặt câu, không nói theo cách ghép các từ đơn lại.
    Khi học cá nhân, hãy phát âm to và rõ ràng. Phát âm to tạo cho bạn lòng tự tin, không ngượng ngập khi nói.
    Cần dự lớp đều đặn, thường xuyên, nhất là ở những tháng đầu, năm đầu. Chỉ cần bỏ lỡ một hay hai buổi học là bạn sẽ tự gây cho bản thân nhiều lúng túng ở thời gian sau vì thiếu thực hành và hổng kiến thức.
    Cứ sau mỗi tháng học tập, thu tiếng của bạn vào băng để nghe mà so sánh với băng chuẩn để sửa sai sót và hoàn thiện cách phát âm của bạn. Ghi âm để nghe tiếng nói của bản thân là cần thiết vì đó mới là tiếng trung thực, tiếng bạn tự phát âm khi nghe qua màng nhĩ của chính bạn rất khác so với tiếng của bạn được ghi vào băng và nghe lại.
    Muốn nói tốt cần đọc các vở kịch và kịch bản phim để làm quen với lối nói ngắn gọn hằng ngày.
    Một yếu tố quan trọng để rèn luyện kỹ năng nói là phải có ý tưởng. Không có ý tưởng thì không có gì để diễn đạt và tiến hành đàm thoại. Để có ý tưởng thì phải đọc sách báo ngoại ngữ và cả tiếng Việt theo các chủ đề có liên quan.
    Một yếu tố quan trọng nữa là: Kể từ năm 2, bạn nên năng đi sinh hoạt tại các câu lạc bộ tiếng Nhật thường được tổ chức vào các sáng chủ nhật để hoà vào không khí sử dụng ngôn ngữ thuộc các chủ đề, lĩnh vực khác nhau. Qua việc tham gia đều đặn các buổi sinh hoạt này, nhiều bạn đã nâng cao kỹ năng nói của mình một cách đáng kể.
    (Theo NGUYỄN VĂN TRƯỜNG, Học tiếng Anh thế nào cho tốt, Tập san Thông tin khoa học HUFLIT, số 9, năm 2000, trang 57-63)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 29/05/2005
  3. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0

    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 29/05/2005
  4. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    3. KỸ NĂNG NGHE
    Khi luyện nghe, không phải là nghe liên tục toàn bài hay toàn băng như nghe các băng ca nhạc. Nghe phải kèm theo luyện. Trước hết, nghe từng câu rồi đọc theo để luyện phát âm (pronunciation), trọng âm (accent) và ngữ điệu (intonation). Sau đó nghe từng đoạn rồi diễn đạt lại theo cấu trúc câu của riêng bạn, nhưng phải sử dụng được những từ và thành ngữ chính trong đoạn văn đó.
    Các loại bài tập kỹ xảo rất đa dạng, nhưng những kiểu chính để thực hành là (*):
    (*): Phần này mình dẫn theo PHẠM VĂN VĨNH, Phương pháp tự học ngoại ngữ nhanh - hiệu quả, NXB. Hà Nội, năm 2003, trang 49-50.
    a. Nghe nhận biết và phân biệt các âm, các từ.
    b. Nghe nhận biết các ngữ điệu (intonation) và phân biệt đúng trọng âm logic của câu nói.
    c. Nghe nhận biết và nhắc lại đúng từ, câu hoặc chuỗi lời nói.
    d. Nghe nhận biết và ghi lại đúng từ, câu hoặc chuỗi lời nói.
    e. Nghe và trả lời đơn giản các câu hỏi (chỉ trả lời khẳng định hoặc phủ định).
    f. Nghe và trả lời đầy đủ ý (nội dung) các câu hỏi.
    g. Nghe và đặt đầu đề cho câu chuyện.
    h. Nghe và phân chia câu chuyện thành các ý lớn.
    i. Nghe và đối chiếu với dàn bài cho sẵn xem đúng hay sai.
    j. Nghe và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện bằng tiếng Việt.
    k. Nghe và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện bằng tiếng nước ngoài một cách đơn giản theo trình độ của bản thân thời kỳ đó. Lưu giữ bài đó. Sau 2, 3 tháng, nghe lại và vẫn ghi tóm tắt nội dung câu chuyện bằng tiếng nước ngoài. So sánh với bài viết trước đây thì sẽ hiểu rõ ngay bản thân đã tiến bộ đến mức nào.
    Nghe phải được luyện song song với nói và phát âm trong một tiến trình, nhất là khi luyện nghe cá nhân tại nhà.
    Luyện nghe với thầy cô ở lớp thôi chưa đủ, cần phải luyện nghe ở nhà hàng ngày, mỗi ngày ít nhất từ 1/2 đến 1 giờ. Ở lớp thầy cô chỉ hướng dẫn phương pháp nghe và luyện nghe một phần. Bạn cần sử dụng phương pháp luyện nghe ở lớp mà nghe thêm để luyện tập một hay hai giáo trình nghe khác có trình độ tương đương với giáo trình nghe đang học tại lớp.
    Ở những lớp cao, bạn nên tập nghe các chương trình của các đài phát thanh bằng ngoại ngữ, những chương trình dạy ngoại ngữ bằng băng video.
    Khi nghe phải chăm chú, không để các hoạt động bên ngoài cuốn hút.
    Khi nghe để nắm được ý tổng quát thì không dừng lại suy nghĩ ở những từ ngữ khó hay chi tiết mà cần nghe liên tục để nắm được ý chính.
    Cần chú ý đặc biệt để nghe lấy những chi tiết, số liệu.
    Càng học lên cao thì càng thấy nghe hiểu là quan trọng và là một kỹ năng cần được rèn luyện nhiều, vì có hiểu mới lấy được thông tin hoặc mới tiếp tục tiến hành đàm thoại được.
    (Theo NGUYỄN VĂN TRƯỜNG, Học tiếng Anh thế nào cho tốt, Tập san Thông tin khoa học HUFLIT, số 9, năm 2000, trang 57-63)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 29/05/2005
  5. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    4. KỸ NĂNG VIẾT:
    Viết là một kỹ năng không kém phần quan trọng so với nghe và nói, tuy nhiên ít được sử dụng hơn trong cuộc sống. Nhưng đối với những ai làm công tác ngoại ngữ hay chuyên môn cần sử dụng ngoại ngữ thì viết lại là một khâu quant rọng không thể thiếu được.
    Do đó, để chuẩn bị cho công tác và cuộc sống sau này, bạn cần có kỹ năng viết tốt. Tốt ở đây không có nghĩa phải là thậy hay, thật văn hoa mà là diễn đạt được đúng những gì bạn muốn nói một cách sáng sủa để không bị hiểu sai lệch. Khi viết cần luôn nghĩ đến một câu hầu như đã trở thành điều tâm đắc đối với nhiều người: "Simplicity is the best policy" (Tốt nhất là nên viết giản đơn).
    Muốn viết tốt cần thực hành nhiều hàng ngày và phải luôn nhớ để áp dụng các quy tắc ngữ pháp đã học, không viết theo cách xây dựng câu của tiếng Việt và không chắp vá các từ lại một cách máy móc để thành câu. Phải sử dụng được các cụm từ thành ngữ đã học.
    Khi viết, cần chọn lựa để sử dụng những từ và cụm từ thông dụng, diễn đạt đúng ý của bạn mà bạn có khả năng sử dụng thành thạo. Phải thận trọng khi sử dụng những từ và thành ngữ mới lạ mà bạn chưa quen sử dụng.
    5. KỸ NĂNG ĐỌC:
    Đọc cũng là một kỹ năng quan trọng. Ngoài thu thập thông tin, đọc còn góp phần giúp bạn làm quen và học được các cách diễn đạt ý tưởng. Do đó, qua đọc, các kỹ năng viết và nói của bạn cũng được nâng cao.
    Khi đọc cần áp dụng các kỹ thuật skimming (đọc lướt để lấy ý chính) và scanning (đọc chăm chú để tìm thông tin chi tiết). Không tra từ điển quá nhiều mà mất thời gian luyện tập sử dụng các kỹ thuật trên. Ngoài ra, tra từ điển quá nhiều còn gây cho bạn sự mất hứng thú trong khi đọc.
    Cần trau dồi luyện tập để có một trí óc phán đoán, suy luận.
    Cần chọn tài liệu đọc phù hợp cho bạn, tránh tài liệu quá khó hoặc quá dễ. Các bài đọc cần có một văn phong sáng sủa, hấp dẫn để tạo hứng thú.
    Ngoài văn học, cần đọc các tài liệu đa dạng như báo, tạp chí về các lĩnh vực như kinh tế, khoa học, thông tin, thương mại để nắm được vốn từ nằm trong kiến thức phổ thông trước khi đi sâu vào một chuyên ngành vì kiến thức phổ thông ngày nay rất rộng.
    (Theo NGUYỄN VĂN TRƯỜNG, Học tiếng Anh thế nào cho tốt, Tập san Thông tin khoa học HUFLIT, số 9, năm 2000, trang 57-63)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 29/05/2005
  6. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    6. ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI
    Một trong những biện pháp tối ưu để am tường một ngoại ngữ nhanh chóng và hiểu quả là đọc đi đọc lại những tài liệu viết bằng ngoại ngữ đó mà nội dung bạn đã biết rồi.
    Nhờ biết rõ nội dung rồi, khi đọc bạn sẽ có thời gian suy nghĩ về ý nghĩa và kết cấu câu chuyện, bài viết.
    Đọc lần thứ nhất, tập trung vào các ý tưởng và thông điệp của tác giả.
    Đọc lần thứ hai, chú ý đến bố cục, cách dùng từ, đặt câu.
    Đọc lần thứ ba, kiểm tra lại nghĩa các từ mới, thành ngữ mới bằng cách dùng từ điển bản ngữ thuần Anh, thuần Pháp, thuần Nhật... để tra nghĩa và cách dùng. Sau đó, hãy sử dụng các từ mới này để nói, viết, nghĩ trong những ngữ cảnh khác nhau.

    Cụ thể, nếu bạn đang học Anh văn và đã biết rõ truyện "Bạch Tuyết và bảy chú lùn", hãy tìm đọc "Snow White and the seven Dwarfs". Bạn đang học tiếng Pháp và đã đọc bản dịch "Hoàng tử bé" của Bùi Giáng, hãy tìm đọc "Le petit prince" của Saint Exupéry. Đọc đi rồi đọc lại nhiều lần và suy nghĩ bằng ngoại ngữ về những điểm bạn đã đọc, bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ.
    Khi trình độ khá lên một chút, đừng giới hạn phạm vi đọc vào những vấn đề bạn biết rõ mà hãy đọc các thể loại đa dạng hơn: báo, tạp chí, sách giáo khoa, tiểu thuyết, luận văn và thi ca. Nguyên tắc vẫn là đọc đi đọc lại nhiều lần, nắm cho được ý nghĩa cốt lõi và học hỏi những điều mới mẻ rồi vận dụng chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Thỉnh thoảng cũng nên đọc lớn tiếng, diễn cảm từng đoạn mà bạn thích để thưởng thức cái hay, cái đẹp mà bạn khám phá.
    Cứ kiên trì theo phương pháp đọc đi đọc lại này, một ngày nào đó, nếu bạn học Anh văn, bạn sẽ cảm nhận trực tiếp và chia sẻ được với nữ văn hào người Mĩ Margaret Mitchell về toàn bộ tình, ý của tác phẩm "Gone with the wind" mà không cần qua trung gian bản dịch "Cuốn theo chiều gió". Và đó hẳn là một điều thú vị.
    (DƯƠNG HỘI, Một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, báo Giáo dục & Sán tạo, số 85 & 86)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 29/05/2005
  7. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    7. VIẾT ĐI VIẾT LẠI
    Cách đây khoảng 45 năm, Phạm Công Thiện, một tài năng, người ở tuổi 18 đã là tác giả cuốn "Anh ngữ tinh âm tự điển" và một thời nổi tiếng uyên thâm về tư tưởng qua tác phẩm "Ý thức mới trong văn nghệ và triết học" đã từng chép đi chép lại hàng trăm lần cuốn "The first the the last freedom" - một cuốn sách triết học dày hơn 900 trang - để luyện Anh ngữ.
    Không cần công phu đến như thế, nhưng muốn giỏi một ngoại ngữ bạn hãy tập chép đi chép lại nhiều lần những đoạn văn đủ các thể loại mà bạn yêu thích.
    Sự chép đi chép lại nhiều lần sẽ giúp bạn quen tay và tiềm thức bạn sẽ âm thầm hấp thụ cách hành văn điêu luyện của nhiều ngòi bút khác nhau để cuối cùng phối hợp lại thành một thứ văn phong riêng của bạn.
    Song song với việc tập chép, bạn hãy viết lại những đoạn truyện ngắn, những bài luận văn hay mà bạn đã từng đọc đi đọc lại trên kia.
    Bước đầu, hãy viết theo trí nhớ càng nhiều càng tốt.
    Sau đó viết lại lần nữa cũng những đoạn truyện ngắn, cùng những ý tưởng ấy bằng ngoại ngữ theo cách riêng của bạn. Rồi lại tiếp tục đọc và viết lại những thư tín thương mại, những đoạn trích trong báo chí. Nếu cần tra từ điển hãy dùng từ điển thuần bản ngữ.
    Cuối cùng, bạn hãy tự tập viết về các đề tài khác nhau: các biến cố hàng ngày, các việc cá nhân, thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, nói chung là những đề tài mà bạn cảm thấy thích thú. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình diễn đạt tư tưởng, tình cảm bằng ngoại ngữ trên mặt giấy một cách gần như tự phát và sinh động. Có vẻ như một phép lạ. Nhưng thật ra không có phép màu gì ở đây cả. Đây chỉ là một kết quả tự nhiên của sự chịu khó rèn luyện lâu ngày.
    (DƯƠNG HỘI, Một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, báo Giáo dục & Sán tạo, số 85 & 86)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:56 ngày 29/05/2005
  8. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    8. HỌC TỪ VỰNG
    Từ vựng là "vật liệu" để "kiến tạo" các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ. Thế nhưng biết cách viết, cách đọc, nghĩa và cách dùng một từ, nhóm từ chưa đủ bởi vì đó chỉ là cái biết thụ động.
    Điều cần thiết là phải "năng động hoá" các "vật liệu" này bằng cách dùng mỗi từ mới để diễn đạt các cảm nghĩ khác nhau.
    Cụ thể là, học thuộc một từ rồi, bạn hãy dùng nó nghĩ ra một câu, viết câu đó lên giấy rồi nói đi nói lại 5-7 lần. Với các thành ngữ, cụm từ mới bạn cũng làm tương tự. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tích luỹ được một vốn từ năng động phong phú.
    Trong quá trình học từ, bạn nên hạn chế tối đa việc học nghĩa tương đương tiếng Việt. Hãy tận dụng mọi biện pháp có thể để nắm ý nghĩa trực tiếp mỗi từ. Học như thế, bạn sẽ loại trừ được thói quen nghĩ bằng tiếng Việt mà tập trung vào nghĩ thẳng bằng thứ tiếng bạn đang học.
    Thí dụ, khi học tiếng Đức, các từ "Ich habe das buch" phải được bạn hiểu ngay mà không phải dịch thành "Tôi có cuốn sách". Học Pháp văn, câu "Je soiu un homme" phải có một ý nghĩa tự nhiên trong óc bạn mà không chờ câu tiếng Việt tương đương: "Tôi là một người đàn ông".
    Dịch nghĩa ra tiếng Việt giống như một cái "nạng" để giúp người đi không vững tựa vào đó mà lê từng bước ngập ngừng, chập choạng. Bạn sẽ không bao giờ sử dụng lưu loát được một ngoại ngữ nếu bạn thích tựa quá nhiều vào "dụng cụ chống đỡ" tạm thời và thiếu tự nhiên này khi học một thứ tiếng nước ngoài.
    (DƯƠNG HỘI, Một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, báo Giáo dục & Sán tạo, số 85 & 86)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 29/05/2005
  9. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    9. HỌC VĂN PHẠM
    Trong chừng mực nào đó, văn phạm giống như "luật pháp" của ngôn ngữ. Biết luật chưa đủ, điều quan trọng là phải sống theo luật. Cũng vậy, hiểu văn phạm giúp bạn nói và viết đúng một ngôn ngữ. Nhưng vấn đề là một khi hiểu rồi, thì cần dùng văn phạm một cách tự nhiên thông qua biện pháp lặp đi lặp lại dưới các hình thức nói, đọc và viết.
    Như vậy, nghiên cứu, tìm hiểu các quy tắc văn phạm mới là bước đầu. Bước tiếp theo có tính cách quyết định sự thành công trong việc học ngoại ngữ là lặp đi lặp lại nhiều lần các thí dụ áp dụng các quy tắc ấy.
    Bạn nên có một cuốn văn phạm tốt để tham khảo khi cần thiết. Nhưng tham khảo rồi thì phải thường xuyên thực hành hàng ngày phần lý thuyết mà bạn đã biết.
    Một người học bơi, sau khi đọc một cuốn sách dạy bơi lội mà nghĩ rằng mình đã biết bơi thì thật là sai lầm. Anh ta chỉ có thể biết bơi và thậm chí một ngày kia bơi giỏi nếu chịu liều mình "nhảy ùm" xuống nước để vùng vẫy.
    Trong việc học văn phạm ngoại ngữ, bạn cũng cần một sự "bạo gan", lì lợm tương tự. Hãy đưa các quy tắc văn phạm vào đời sống của một ngôn ngữ để nó giúp bạn hiệu quả hơn.
    (DƯƠNG HỘI, Một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, báo Giáo dục & Sáng tạo, số 85 & 86)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 00:02 ngày 30/05/2005
  10. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    10. DỄ MÀ KHÓ
    Học ngoại ngữ bằng phương pháp nhập tâm trên cơ sở "nhắc đi nhắc lại" không phải là một phương pháp mới mẻ. Nhập tâm tức là làm đi làm lại một cái gì đó mãi rồi quen đến nỗi không cần ý thức về cái đó nữa mà vẫn tự động làm được.
    Trước đây, mấy chục năm, hãng Assimil ở Pháp đã dùng phương pháp nhập tâm (assimilation) trong các sách và đĩa dạy ngoại ngữ của họ. Đây là một phương pháp thoạt nhìn có vẻ rất dễ, như một trò chơi trẻ con. Dễ vì ai cũng làm được. Nó không đòi hỏi có trình độ lý luận, hay tư duy logic. Không cần phải là một người có bằng cử nhân hoặc tiến sĩ mới có thể "nhắc đi nhắc lại" một câu ngoại ngữ.
    Nhưng khi bắt tay vào việc, bạn sẽ thấy không dễ dàng chút nào. Bởi vì lặp đi lặp lại mãi những câu tiếng Anh, tiếng Pháp thường không có ý nghĩa gì cao xa thâm thuý từ ngày này qua ngày khác là một việc làm khá nhàm chán mà chỉ những ai có quyết tâm cao, thật sự kiên nhẫn mới có thể thực hiện đều đặn và lâu dài. Khó đấy. Nhưng biết làm sao được. Ngôn ngữ là hàng loạt những thói quen diễn đạt, và bất cứ thói quen nào cũng chỉ được hình thành qua động tác lặp đi lặp lại nhiều lần.
    Rõ ràng phương pháp này đòi hỏi nơi bạn nhiều kiên nhẫn và công phu. Nhưng nếu bạn chịu khó áp dụng thì nhất định bạn sẽ thành công. Các kết quả đem lại sẽ là một đền bù xứng đáng cho công phu luyện tập của bạn.
    Một ngày nào đó, khi nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ lưu loát và dễ dàng như hiện giờ bạn dùng tiếng Việt, bạn sẽ có cảm giác mình gần như sống thêm một cuộc đời nữa vậy.
    (DƯƠNG HỘI, Một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, báo Giáo dục & Sán tạo, số 85 & 86)
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 00:06 ngày 30/05/2005

Chia sẻ trang này