1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những LỜI NÓI ĐẦU của các bản HP tại VN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 21/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thời kỳ soạn thảo HP đệ nhị CH, Hoa Kỳ gửi 1 chuyên gia về luật qua góp ý, vì thế mà sinh ra cái Quốc hội lưỡng viện ( xét ra không cần thiết lắm ) .
    Cũng thời kỳ này, HP chỉ là tấm bình phong dân chủ. Việc nưóc được giao phó cho các quân nhân, hiện tượng này gọi là hiện tượng quân nhân nắm chính quyền , do đó, thiếu hẳn tính uyển chuyển của chính trị và hành chính .
    Quân nhân, đặc biệt là các tướng lãnh đã lãnh đạp đất nước theo kiểu quan chỉ huy lính .
    Những nhân vật lãnh đạo Đ CS thời kỳ trước đổi mới cũng thế, họ đã rất giỏi trong sự nghiệp giải phóng nhưng xem ra quá bất tài trong việc giữ nước và phát triển . Chiếm được thành không khó nhưng giữ được sự tin cậy của người dân lại khó hơn nhiều .
    Chỉ khi nào cac vị lãnh đạo đất nước gồm các nhân vật trẻ, đặt quyền lợi dân tộc lên trên mọi quyền lợi khác, không dây dưa với huyền thoại chiến thắng xa xưa thì lúc ấy, nhân tâm mới thu về một mối .
    Còn những vị đã 1 thời cầm súng chiến đấu thì nên tự hiểu rằng : Nhiệm vụ của họ đã xong . Thời điểm này không còn là giải phóng, là phân chia thành phần trong dân chúng mà là cùng nhau đoàn kết để phát triển .
  2. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Rất có thể tôi đã sai khi nghĩ anh Minh đổ đồng. Một thực tế không thể chối cãi được là hiến pháp của Nam Việt Nam trước 75, và các lãnh đạo của chính quyền đó cho người dân có cơ hội phát biểu tâm tư nguyện vọng hay suy nghĩ của mình hơn là hiện nay. Anh Minh cứ nghĩ đến những hoạt động ngày xưa của anh đi. Thực tế bao giờ vẫn là thực tế và đã thấy, đã trãi qua thì ít ra trong thâm tâm, thừa hiểu.
    Đây là một comment của ông Phan Dự ở đài BBC, mà tôi nghĩ cũng khá đủ,
    <<Phan Dự
    Cám ơn luật sư Dũng đã đưa ra đối chiếu hiến pháp VNCH với hiến pháp của đảng CSVN để mọi người nhận thức . Thưa anh Đôf Minh Nam, Việt Nam, chính nhờ hiến pháp ở miền Nam minh bạch và dân chủ như thế, VNCH đã cầm cự được với nội chiến 20 năm. Hiến pháp cho phép đối lập công khai như vậy đã gây bất ổn cho chế độ bị lên án là gia đình tri Diệm Nhu, gây bất ổn cho các phe nhóm quân phiệt, và cũng gây bất ổn cho chính phủ gọi là độc diễn của Thiệu Kỳ.
    Nhưng nhờ thế mà dù trong chiến tranh phá hoại nhưng xã hội vẫn ổn định để phát triển một cách tương đối về giao thương, công kỹ nghệ, giáo dục, và văn học nghệ thuật. Sự lạm quyền, tham nhũng bị hạn chế trong mấy môi trường thời chiến như buôn lậu, quân dịch, xuất ngoạ! i, du học mà thôi, tuy nhiều việc chưa được trừng trị đúng mức nhưng đều bị phanh phui thẳng thắn trên báo chí ngoài chính quyền . Tôi cùng ý nghĩ với luật sư Dũng, chỉ cần mọi công dân được ứng cử, tranh cử công khai để trở thành đại biểu thực sự của nhân dân tại quốc hội, thì đương nhiên chế độ độc tài, độc đảng sẽ mai một, đất nước sẽ thực sự ổn định về an ninh, và chính trị để đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật , theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại . Đây là trách nhiệm của những sĩ phu VN cần phải mạnh dạn, cẩn trọng thực hiện ngay từ bây giờ để phục vụ dân tộc, đã trễ lắm rồi.>>

    Những thành tựu về kinh tế của Miền Nam cũng được các kinh tế gia đương thời nhìn nhận rồi. Đã đến lúc các danh xưng tồi tệ như chế độ thối nát, tham nhũng, độc tài, tàn ác được dùng để chỉ về thể chế đó (trước 75) nên được điều chỉnh lại cho chính xác - lịch sử xứng đáng được chính xác - và không cần theo cảm tính và nhu cầu chính trị nữa.
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ thì ngay cả các vị lãnh đạo cũng không còn những lời như bạn viét ở đoạn cuối đâu, ngay cả việc chỉ trích Mỹ xâm lược cũng nhẹ hơn hẳn .
    Dần dần rồi thì cũng qua .
    Tôi phê bình giữa chế độ đệ nhất và đệ nhị CH, không so sánh với chế độ ngày nay làm gì cho nên tôi không nói đến hay là không nói huỵch toẹt về thể chế dân chủ ngày xưa và dù thế nào thì từ 30/4/75; ngày hôm nay cũng tốt hơn ngày hôm qua và không bằng ngày mai .
    Thêm một nhận định nữa cho công bằng và xác thực: Sở dĩ ngày xưa có được một số thành quả về kinh tế cũng nhờ ở nguồn viện trợ kinh tế khá dồi dào ( khoảng 750 triệu USD thời kỳ trước 75 ) dựa theo vật giá thì cũng bằng 4 tỷ USD bây giờ cho khoảng 17 triệu dân . Ngày nay, VN có 1 lượng kiều hối tương đương nhưng cho tới 80 triệu dân . Nhờ những ngân khoản này mà đời sống người dân đỡ vất vả .
    Đấy là chưa tính đến ngân sách quốc gia mà một phần lớn , chế độ ngày xưa được HK gánh cho một khoản rất lớn như ngân sách của bộ Quốc phòng, Nội vụ, giao thông, y tế . Nếu bạn trưởng thành trong thời gian này thì sẽ rõ : Nguồn thu thuế của VN CH thời ấy không đáng kể .
    Và vì phải chi ra nhiều như thế, HK kiểm soát toàn bộ các dự án lớn ( Thực ra cũng chả có vì cái gì lớn thì người Mỹ đứng ra làm , làm gì có PMU kiểu PMU 18 !!! ) RMK, BRJ là những nhà thầu của Mỹ , tièn Mỹ đã làm gần hết những công trình xây dựng đắt tiền cho VN .
    Đó chính là những lý do mà tham nhũng ngày ấy không phổ biến và nghiêm trọng như hiện nay .
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Mặc dù HP của Nam vN có những quy định về dân chủ, đa đảng nhưng thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay giới quân nhân ( tôi không kể thời gian 1963-1967 với chế độ quân sự). Việc áp dụng cơ chế thị trường và nhiều nguyên nhân khác đã đưa kinh tế miền nam có thời kỳ phồn thịnh. tuy nhiên phải nói thêm là có được như vậy dựa rất nhiều vào viện trợ của Mỹ ( mà phần lớn là dành cho quân sự) và kinh tế cũng dựa vào chiến tranh. Khi Mỹ rút đi và viện trợ giảm thì kinh tế cũng đi xuống kéo theo nạn tham nhũng ra tăng. Nhiều người ăn bám vào quân đội Mỹ và bộ máy chiến tranh trở nên thất nghiệp hoặc phá sản.
    Đáng nói là sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Miền nam rất lớn. Thứ hai là tệ nạn xã hội trong cơ chế "tự do " phát triển mạnh ở các thành thị. Ở miền bắc do kiểm soát chặt nên hầu như không có.
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nhận định của bạn không chính xác đâu trừ những phần bạn viết giống .... tôi đã viết .
    1/ Mặc dù HP của Nam vN có những quy định về dân chủ, đa đảng nhưng thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay giới quân nhân ( tôi không kể thời gian 1963-1967 với chế độ quân sự).
    Thời kỳ TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo ( 1955-1963 ), quyền lực nằm trong đảng Cần Lao, Bộ trưởng bộ Quốc phòng cũng là 1 nhân vật dân sự, Các tỉnh trưởng, quận trưởng là những nhân vật có chuyên môn về hành chánh cả, hoàn toàn không có việc quyền lực nằm trong giới quân nhân .
    2/ Đáng nói là sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Miền nam rất lớn. Thứ hai là tệ nạn xã hội trong cơ chế "tự do " phát triển mạnh ở các thành thị. Ở miền bắc do kiểm soát chặt nên hầu như không có.
    Phân hoá giàu nghèo thì ở đâu cũng có khi xã hội phát triển, Hãy nhìn vào hiện trạng tại VN bây giờ, Cộng tài sản của cả 1 làng ở thôn quê chưa chắc đã bằng 1 cú cá độ của TGĐ PMU 18, 1 đời học hành cho giỏi, có công danh sự nghiẹp, chắt chiu để dành thì cũng chả bằng cái ...lá đa của 1 cô biết chiều sếp . Mà xem ra trong xã hội ngày nay, loại như các sếp PMU 18 xem ra hơi nhiều đấy .
    Tệ nạn cũng thế, chỉ khi xã hội phát triển, có của cải để hưỏng thụ thì mới dễ phát sinh tệ nạn,
    Kiểm soát chặt tất nhiên là bớt đi nhưng chủ yếu là : Cơm độn, nghèo nàn, đói khổ và lạc hậu như tại miền Bắc trước 75 thì lấy gì để tệ nạn sinh sôi ?
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Thực ra thời Diệm thì sự thao túng của giới quân nhân vào chính trường không lớn, tôi không kể các cuộc đảo chính do giới quân nhân tiến hành. Mỹ hy vọng dựng 1nền " dân chủ " ở miền nam nhưng không đạt được mục đích vì Diệm đã biến nền CH thành 1 chế độ gia đình trị. Sự tập trung quyền lực phục vụ cho mục đích chống cộng . Cần nói thêm Diệm là 1 quan nhà Nguyễn trước kia chớ không phải là người "Tây học" hoàn toàn.
    Còn thời đệ nhị CH thì rõ rồi.
    Trong cơ chế thị trường sự chênh lêchj về thu nhập là tất yếu nhất là những nước đang chuyển dổi cơ chế như VN. Thấy rõ sự chênh lệch giàu nghèo hiện rất lớn, và giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn cũng vậy. Sự chênh lệch bao giờ cũng là 1 sự đe doạ đối với sự ổn định xã hội. Quan trọng là sự chênh lệch đó lại đến từ sự bình đẳng hay sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển của mỗi cá nhân hay không thôi.
    Miền bắc những năm đầu 1960 cũng đã có sự phát triển đáng kể, đời sống nhân dân khá, nhưng đi xuống khi Mỹ leo thang chiến tranh ở miền Băc. LX, TQ viện trợ cho miền bắc rất nhiều có lẽ không thua Mỹ viện trợ cho miền nam. Nhưng tiền của dồn vào chi viện cho miền nam, cho cuộc chiến . Miền nam lại khác , tiền giành cho phát triển kinh tế khá nhiều, nhưng chủ yếu người được lợi là giới cầm quyền và các tập đoàn tư bản hậu thuẫn cho họ. nói cách khác cP miền bac dồn toàn lực cho chiến tranh còn CP miền nam giành 1 phần cho kinh tế để trục lợi cá nhân.
    Bạn dễ nhậ ra đời sống dân sG lúc đó cao hơn nhiều so với các vùng nông thôn.
  7. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Chú này viết hay quá ạ! Nhưng hay không có nghĩa là sẽ thuyết phục được đảng!!!
  8. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Tui bận quá nên không có thời gian viết và dẫn chứng một cách nghiêm túc và chuyên môn. Cho tui chừng 4 tuần nữa, có một số việc quan trọng cần thu xếp. Có vài điều muốn góp ý vội
    1. Quan hệ bất bình đẳng và ổn định xã hội phức tạp hơn là như thế. Và cần phải định nghĩa rõ ràng về 2 chữ ổn định. Tự do ngôn luận, tư tưởng, tôn giáo là những quyền căn bản để từ đó có thể sinh ra biểu tình, các nhóm tôn giáo, chánh trị, etc...tuỳ theo khẩu vị. Nhưng không có nghĩa là làm thế xã hội sẽ mất đi tính ổn định. Các chế độ độc tài rất ư là ổn định nhưng bà con có dịp là chạy xa nó. Lịch sử đã chứng minh.
    Hiện nay VN có bình đẳng không ? Thưa không ! Có bình đẳng ở vấn đề cho người ta có cơ hội vươn lên không ? Thưa không ! Ổn định không? Ngoài có, trong không.
    2. Tui muốn tìm tài liệu chính thức của chính quyền đương thời về các viện trợ nầy, bạn có thể giúp tui không? Cám ơn.
    3. Bạn cũng làm ơn cho dẫn chứng. Chữ bạn dùng "làm kinh tế để trục lợi cá nhân" xem ra rất không ổn. Không lẽ dùng tiền đó để mua vũ khí ra đánh miền Bắc à ? Vấn đề nầy nếu muốn có thể thảo luận dài dài đây. :-) Hay là đợi nhé.
    4. Tuỳ theo vùng, có chiến tranh triền miên hay vẫn thanh bình
    Và giờ thì phân hoá càng nhiều, so với SG và những vùng phụ cận, sẽ thấy.
    Anh Trịnh Minh, nếu một lát nữa nhà em có rảnh, sẽ trả lời anh. Còn không thì ...từ từ. Lu bu quá :-)

  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin lưu ý anh em TV đừng đi quá xa, ra khỏi phạm vi nghiên cứu và thảo luận của KHPL .
  10. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Nhà tớ xin thân ái phê bình anh Trịnh Minh. Bác khơi đầu cho việc bàn ra tán vào, qua những dòng sau
    <<Cũng thời kỳ này, HP chỉ là tấm bình phong dân chủ. Việc nưóc được giao phó cho các quân nhân, hiện tượng này gọi là hiện tượng quân nhân nắm chính quyền , do đó, thiếu hẳn tính uyển chuyển của chính trị và hành chính .
    Quân nhân, đặc biệt là các tướng lãnh đã lãnh đạp đất nước theo kiểu quan chỉ huy lính .
    Những nhân vật lãnh đạo Đ CS thời kỳ trước đổi mới cũng thế, họ đã rất giỏi trong sự nghiệp giải phóng nhưng xem ra quá bất tài trong việc giữ nước và phát triển . Chiếm được thành không khó nhưng giữ được sự tin cậy của người dân lại khó hơn nhiều .
    Chỉ khi nào cac vị lãnh đạo đất nước gồm các nhân vật trẻ, đặt quyền lợi dân tộc lên trên mọi quyền lợi khác, không dây dưa với huyền thoại chiến thắng xa xưa thì lúc ấy, nhân tâm mới thu về một mối .
    Còn những vị đã 1 thời cầm súng chiến đấu thì nên tự hiểu rằng : Nhiệm vụ của họ đã xong . Thời điểm này không còn là giải phóng, là phân chia thành phần trong dân chúng mà là cùng nhau đoàn kết để phát triển .

    >>
    Chả trách người ta muốn góp ý để biểu đồng tình hay khác ý. Nhưng khi đụng chạm đến đương thời, thì anh lại bảo chỉ bàn về pháp lý. Anh ơi, pháp lý phục vụ cho ai, và dựa trên nền tảng nào?
    Chẳng hạn như so sánh đệ nhất và đệ nhị CH rồi phê bình, để làm gì ? Cái đó có tính lịch sử thôi. Hoặc là ôn cố tri tân, so sánh với hiện tại, hoặc là phân tích cái ta đang trãi qua - như bài viết của 2 ông Luật sư ở VN. Nhà em thấy anh bước lệch, thiên hạ bước theo, thì đó là lỗi của nhà anh nhá.
    Giả như anh bảo, ta phải tránh đụng chạm, thì mọi người phải hiểu cái bánh nằm trên tờ giấy, hay ở thiên đàng, hoặc ..phải tự mua bột về mà làm.

Chia sẻ trang này