1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những LỜI NÓI ĐẦU của các bản HP tại VN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 21/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì .
    Tớ chỉ lưu ý là đừng đi quá xa, đi gần gần chung quanh pháp lý cũng đủ làm rõ vấn đề rồi .
    Lái xe đến 1 tốc độ giới hạn không có nghĩa là cấm chạy nhanh mà chỉ là để tránh gây ... tai nạn .
    Lái lên lề thì dễ bể bánh xe . Lái xe giỏi nghĩa là biết lúc nào nhanh, lúc nào chậm thôi mà .
  2. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    - 750 million USD viện trợ của Mỹ trước 75 phần lớn dùng cho quân sự, không phải kinh tế. Ngoài Bắc thì số tiền viện trợ về quân sự từ các nước CS, có lẽ lớn gấp bội nhưng cho tới nay, chưa được tiết lộ .
    - 4 tỷ đô la hiện nay do Viet Kieu gửi về chỉ là con số nhỏ so với tiền đầu tư, viện trợ và cho vay từ các nước tư bản, kẻ thù của XHCN . Con số đầu tư và viện trợ này vẫn chưa minh bạch . Ở VN không có gì minh bạch, rõ ràng ! Có điều VNNet và nhiều giới chức chê số tiền Vkiều gửi về là nhỏ .
    -Tệ nạn xã hội của VNCH so với VN bây giờ thì cũng giống như so mấy con lăng quăng trong hồ nước nhà bạn với số lăng quăng, vòi bọ, .... ở kinh Thị Nghè ở Sở Thú SaiGon .
    -1960, South Korea vẫn còn thua VNCH
    -1975, Thailand, Phillipine, Indonesia, ... trong hòa bình, vẫn còn thua VNCH về kinh tế, sản xuất, và nhiều mặt khác .
    1975-1985, VN rất ít tệ nạn, gần như không có.
    1975-1980, Kampuchia hoàn toàn không có tệ nạn xã hội, , xã hội trong sạch hoàn toàn .

    Tui không dám phê bình chính trị . Tui không dám phê bình chủ nghĩa hay chế độ , chỉ ghét mấy thằng lưu manh thôi . Thời nào, ở đâu, lại chẳng có cỏ dại . Nhưng vấn đề là nhiều hay ít là do môi trường .
    Lưu manh thì nói ngược nói xuôi gì cũng được, miễn sao có lợi cho cá nhân nó thì thôi . Ai chết mặc ai, tiền thày bỏ túi .
    Lưu manh cao cấp thì còn hay giãng đạo đức, dân chủ này nọ ..., còn chỉ trích tham nhũng của mấy thằng khác phe ...
    Được MSGvovit sửa chữa / chuyển vào 08:13 ngày 02/05/2006
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Sai rồi .
    Khoảng 750 triệu USD viện trợ kinh tế hàng năm không dính gì đến viện trợ quân sự cả .
    Tại tất cả các ban ngành trong nội các, luôn luôn có bóng dáng của các cơ quan USAID . Cố vấn Mỹ có mặt không chỉ ở cấp bộ mà còn ở cả những cấp thấp hơn để kiểm soát các nguồn viện trợ này, nhờ thế mà người dân có cơ hội hưởng thí dụ như : Thực phẩm phụng sự hoà bình . Các máy nổ Kohler cải biến thành máy kéo đuôi tôm cho dân chúng miền Tây ....
    Viện trợ quân sự thì rộng rãi và lớn lao hơn nhiều và chắc chỉ HK nắm được các con số ( Cuộc chiến VN tốn kém trên 100 tỷ )
    Vì không phải Box lịch sử, chiến tranh nên tôi không thể viết nhiều .

  4. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Nói chung các bản hiến pháp của Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng CS, trừ bản hiến pháp 1946 còn mang tính dân chủ tương đối rộng rãi. Đó cũng là bản hiến pháp mà ************* có quyền lực rộng rãi nhất. Ở các bản hiến pháp sau, ************* bị hạn chế quyền lực hơn và thủ tướng có trách nhiệm nặng nề hơn trước. Có thể nói quyền hạn của CT nước trong hiến pháp 1946 hơi giống với quyền hạn của TT Mỹ được ghi trong hiến pháp Hoa Kỳ. Các bạn tham khảo một đoạn.
    Chính phủ
    Ðiều thứ 43
    Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.
    Ðiều thứ 44
    Chính phủ gồm có ************* Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.
    Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng.
    Ðiều thứ 45
    ************* Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.
    Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối.
    ************* Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.
    Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu Chủ tịch mới.
    Ðiều thứ 46
    Phó ************* Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong nhân dân và bầu theo lệ thường.
    Nhiệm kỳ của Phó chủ tịch theo nhiệm kỳ của Nghị viện.
    Phó chủ tịch giúp đỡ Chủ tịch.
    Khi Chủ tịch từ trần hay từ chức thì Phó chủ tịch tạm quyền Chủ tịch. Chậm nhất là hai tháng phải bầu Chủ tịch mới.
    Ðiều thứ 47
    ************* Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Nếu được Nghị viện tín nhiệm, Thủ tướng chọn các Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách. Thứ trưởng có thể chọn ngoài Nghị viện và do Thủ tướng đề cử ra Hội đồng Chính phủ duyệt y.
    Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện không được tham dự vào Chính phủ.
    Ðiều thứ 48
    Nếu khuyết Bộ trưởng nào thì Thủ tướng thoả thuận với Ban thường vụ để chỉ định ngay người tạm thay cho đến khi Nghị viện họp và chuẩn y.
    Ðiều thứ 49
    Quyền hạn của ************* Việt Nam dân chủ cộng hoà:
    a) Thay mặt cho nước.
    b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân.
    c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.
    d) Chủ toạ Hội đồng Chính phủ.
    đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị.
    e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự.
    g) Ðặc xá.
    h) Ký hiệp ước với các nước.
    i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.
    k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như điều 38 đã định.
    Ðiều thứ 50
    ************* Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.
    Ðiều thứ 51
    Mỗi khi truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập một Toà án đặc biệt để xét xử.
    Việc bắt bớ và truy tố trước Toà án một nhân viên Nội các về thường tội phải có sự ưng chuẩn của Hội đồng Chính phủ.

  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Hiến pháp quy định nhưng quyèn lực thực tế được vận hành khác, tây hay ta đều vậy. Nhưng những nước pháp quyền được dề cao thì HP cũng có giá trị thực tế nhiều hơn.
    bạn hãy thử xem bao nhiêu phần của HP 1946 và các bản HP sau đó được thi hành triệt để.
    Ở vN, nguyen tắc Đảng lãnh đạo. QH là cơ quan quyền lực NN cao nhất (lý thuyết) chớ không phải cơ quan quyền lực cao nhất.
    Có cảm giác Thủ tướng có nhiều quyền hơn ************* ( kể từ HP 1959) nhưng thực tế lại khác. Ở VN, quyền lực phụ thuộc nhièu vào vị trí trong Đảng. Quyền lực còn do Đảng phân công. Không phải ngẫu nhiên người ta hay đánh thứ tự các vị trí trong Bọ Chính trị.
    Đặng Tiểu Bình là phó thử tướng mà phế cả tổng bi thư đảng .Mọi người hay đọc sách chắc biết.

Chia sẻ trang này