1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những lỗi suy luận lôgic cơ bản

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 29/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    3. Trong lôgic hình thức không nhìn thấy mối quan hệ chi phối lẫn nhau, tách bạch rạch ròi nguyên nhân quả mà không tính tới kết quả lại có thể tác động trở lại nguyên nhân làm cho không thể phân định rạch ròi nguyên nhân. (Nguỵ biện: con gà và quả chứng)
    4. Nhầm lẫn đã đấu tranh các mặt đối lập là đi lên, phát triển - thực ra là vận động . Vận động là sự biến đổi nói chung, là sự tác động qua lại giữa các khách thể vật chất và tinh thần, có thể tạo ra các chiều hướng đi lên hoặc đi xuống, tiến tới hoặc thụt lùi của sự vật. Còn phát triển là sự biến đổi hợp quy luật, hướng tới và không qua trở lại của các khách thể, là sự vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái cũ đến cái mới.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    5. Nhầm lẫn đơn giản hoá mâu thuẫn chuyển hoá lẫn nhau, nghĩa là coi vị trí của mặt này chuyển thành vị trí của mặt kia và ngược lại. Thực tế, đúng là trong hiện thực có những sự chuyển hoá như sáng - tối, nóng - lạnh, thống trị - bị trị có thể chuyển hoá cho nhau. Nhưng đó là một dạng của sự chuyển hoá. Nếu nhận thức chỉ dừng ở dạng chuyển hoá giữa các mặt đối lập thì chỉ là biện chứng tuần hoàn.
    Dạng chuyển hoá cơ bản là chuyển từ quan hệ này sang quan hệ khác, là kết thúc của mâu thuẫn này và mở đầu của quan hệ khác, chuyển hoá lẫn nhau hoặc chuyển hoá thành hình thức cao hơn.
    6. Về cách thức giải quyết mâu thuẫn ?" coi chỉ giải quyết được bằng con đường đấu tranh chứ không phải là điều hoà mâu thuẫn. Thực tế nhiều trường hợp đấu tranh vẫn không giải quyết được mâu thuẫn như nô lệ - chủ nô, nông dân ?" phong kiến... nhưng chỉ có mâu thuẫn đối kháng mới giải quyết lẫn nhau là tiêu diệt nhau, còn mâu thuẫn hai vợ chôồg không thể giải quyết như vậy. Hai bên chỉ có thể giải quyết bằng cách tìm ra điểm chung của nhau, củng cố điểm chung đó và khắc phục những khác biệt đưa đến ly tán.
    Cường điệu hoá sự đấu tranh chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan. Về phương diện xã hội, tư tưởng này chỉ đưa đến sự hỗn loạn, vì như thế đấu tranh chỉ đi tìm đấu tranh, chưa hết đấu tranh này đến đấu tranh khác.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    7. Về tính chất của mâu thuẫn, không chấp thuận tính điều hoà mâu thuẫn: ?ocùng có vua, cùng có thượng viện, cùng có nghị viện? coi đây là quan điểm giáo điều?! Thực ra khi các mặt mâu thuẫn có sự đối lập phát triển chưa đến đỉnh cao thì cường điệu sự đấu tranh sự tiêu diệt nhau chính là thủ tiêu sự tồn tại của chính sự vật. Mâu thuẫn giải quyết trong quá trình chuyển hoá dần dần, kéo dài và tạo điều kiện tiền để để giải quyết mâu thuẫn.
    8. Các quan điểm về mâu thuẫn đối kháng:
    - đối lập về lợi ích cơ bản, sống còn hay lợi ích không thể điều hoà được giữa các lực lượng xã hội. Còn không đối kháng mà lợi ích còn có thể nhất trí được với nhau, ví dụ công nhân- tiểu tư sản, công nhân?"nông dân... Với mâu thuẫn đối kháng thì dùng bạo lực tức là thủ tiêu sự thống nhất còn mâu thuẫn không đối kháng thì dùng biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, phê bình để khắc phục dần mâu thuẫn tức củng cố sự thống nhất..
    - mâu thuẫn đối kháng là địa vị của các mặt đối lập có tính chất bùng nổ thành xung đột bên ngoài; vì vậy cách giải quyết loại mâu thuẫn chủ yếu là thông qua hình thức xung đột bên ngoài. Mâu thuẫn không đối kháng thì không bao hàm nhân tố phải bùng nổ thành xung đột bên ngoài.
    - Nếu cứ có mâu thuẫn đối kháng là dùng đến bạo lực cách mạng để giải quyết còn tính quy luật của sự vận động của mâu thuẫn đối kháng thì không được vạch ra (có tất yếu xảy ra xung đột bạo lực không, hay chỉ là có khả năng, những điều kiện gì làm cho khả năng đó trở thành hiện thực, duy nhất...)
    - Ở trong một chỉnh thể và môi trường xác định, mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng, những lực lượng mà sự đấu tranh của chúng tất yếu dẫn đến chỗ phá vỡ sự thống nhất, làm cho chỉnh thể thay đổi về chất, chuyển sang một trạng thái khác; còn ở mâu thuẫn không đối kháng thì sự đấu tranh đó lại củng cố, tăng cường sự thống nhất, làm cho chỉnh thể càng ổn định và chỉ có những sự thay đổi về lượng; hai mặt của mâu thuẫn vẫn tồn tại và ở trong một sự tương quan phù hợp với hệ thống các mâu thuẫn của chỉnh thể.
    Sự vận động của mâu thuẫn đối kháng có thể dẫn đến tự giải quyết bằng hình thức hoà bình hay bạo lực, tuỳ thuộc vào tính chất của mâu thuẫn và sự tác động của cả hệ thống các mâu thuẫn của chỉnh thể cùng môi trường của nó. Mâu thuẫn không đối kháng thì bao giờ cũng diễn ra dưới hình thức hoà bình, nếu xảy ra đấu tranh dưới hình thức bạo lực, thì do đã có sự tác động của những yếu tố thuộc chỉnh thể hay môi trường, mà mâu thuẫn trở thành đối kháng, đồng thời xuất hiện những điều kiện làm cho mâu thuẫn đối kháng phát triển dẫn đến bạo lực.
    Kết luận: Sự phát triển của mâu thuẫn đối kháng không phải lúc nào và ở đâu cũng dẫn đến xung đột bằng bạo lực. Nó còn tuỳ thuộc vào những điều kiện khác, ví dụ xung đột tôn giáo.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !

Chia sẻ trang này