1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những mảnh đời.... phù sa.. (Dành cho những người con xa nhà, nhớ quê hương)

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi ngoclong80, 15/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Những mảnh đời.... phù sa.. (Dành cho những người con xa nhà, nhớ quê hương)

    Chẳng hiểu lấy cái chủ đề như thế có hợp không nữa. Nhưng dù sao thì nó cũng là một chủ đề.
    Có người bảo ngoclong80 lôi cái chủ đề giành cho người Vn ở nước ngoài lên, rồi post bài để nó không đi vào quên lãng. Rất tiếc, vì không muốn ai trông thấy cái hình ảnh của một ngoclong80 bị treo lơ lửng trên đó, nên đành mạn phép mở ra một chủ đề mới.
    Có người lại bảo ngoclong80 văn hay mà chữ lại ...dốt. Hì ... Nên cũng mạn phép đem vài cái chữ có ngăn nhau bằng dấu chấm, dấu phẩy mà tự mình gọi là ...văn để buôn tiếng cười, tiếng khóc ... cùng thiên hạ cái nhỉ.
    ...........
    Bà con ta cùng tham gia nhé.

    Một tháng rưỡi về chơi tại nơi mà mình sinh ra, lớn lên, rồi cũng từ đó mà ra đi đã làm cho tôi thấy được những mảnh tuy nhỏ thôi của đời mình trong đó. Cái triết lý mà ngày xưa tôi vẫn thầm nhủ với mình là "Thây kệ! Thời gian rồi cũng qua, cuộc đời vẫn tiếp tục trôi. Dòng nước sẽ có lúc rửa sạch vết rong rêu trên đá" từ từ ngả xuống rồi như muốn sụp đổ.

    Có lẽ câu chuyện không nên bắt đầu bằng mảnh đời của người kể, mà cũng không nên kết thúc bằng nó. Người kể chỉ muốn mình là một nhân vật tầm thường trong đó, là người nhìn, tích cóp và nói lại mà thôi.

    Câu chuyện bắt đầu từ ngày đó. (Câu chuyện thứ nhất)

    Anh em chúng nó hơn nhau 4 tuổi - Là cái tuổi mà có ông nào đó nói là tuổi trẻ ranh, tuổi đuổi **** bắt hoa. Cả nhà chúng được sự hỗ trợ của người cậu nên bay sang đây .."an cư lạc nghiệp".
    Thằng anh nói với tôi :
    - Ngày đó, nghĩ lại mới thấy vô tư, thấy tuyệt vời. Anh em tao nào có biết gì là nhớ nhung đâu. Hôm ra sân bay, ông bà và họ hàng ra tiễn; thấy bà khóc, anh em tao khóc theo.
    - Thế à?
    - Ừ. Vậy đó. Vậy mà đến khi sang bên này, khi chưa được hai ngày, ,anh em tao đã đứa tay gối đứa tay chăn đập nhau chí chết, rồi mệt quá lăn ra cười.
    - Cũng phải thôi. Tại hồi đó bọn mày cũng còn nhỏ quá mà. Làm sao mà buồn nhớ lâu như người lớn được.
    - Ừ. Thế thật. Cũng cái ngày đó, tao còn nhớ anh em tao, mỗi đứa còn ôm một quả dưa hấu, khệ nệ đi từ chợ về. Vừa đi vừa huyên thuyên, ngọng ngịu, nói câu không ra câu. Cũng vui thật...

    Thằng anh là thằng bạn thân với tôi. Nó không như tôi, nó sang đây cũng phải hơn 10 năm rồi. Nó sống ngày đó giống như là con người nước này vậy. Khi nghe đến con gái Việt Nam, nó lè lưỡi lắc đầu quầy quậy. Đó là ngày tôi chưa quen nó, và cũng là những ngày nó chưa quen nhiều con gái Việt Nam cho lắm.

    Bốn năm. Bốn năm cũng đủ để cho ý nghĩ của một con người thay đổi. Bốn năm để cho một thằng bạn chưa quen thành quen, để cho một cậu học sinh cấp ba hoá thành một chàng sinh viên năm thứ tư của trường Kinh Tế. Và cũng từ những ngày đó, mỗi một năm thằng anh lại đòi mẹ cho về Việt Nam bằng được. Nó nói sau năm thứ nhất đại học:
    - Con về thăm ông bà ở nhà, và cũng là về thăm cảnh đất nước nơi con sinh ra và lớn lên.

    Vốn là thế này; năm thằng anh đỗ đại học, bố mẹ thưởng cho một món quà là được về nhà chơi. Được tự quyết định mình sẽ đi chơi những đâu ở nhà. Mà để khi về nhà, bà nó nói là nhất quyết không muốn nó lấy vợ Tây. Vậy là chỉ năm sau thôi, thằng anh đã thay đổi... Nó nói:
    - Mày ạ ! Ngày xưa tao cũng ít chơi với SV Việt Nam đi học bên này như mày lắm. Mà con gái Việt Nam thì ... (lè lưỡi, rụt cổ). Vậy mà bây giờ lại thấy nét duyên của cái mà người ta gọi là thuỳ mỵ , thuần phong mỹ tục mày ạ.
    - Có lẽ khi mày sang đây, mày đã đủ lớn để cái "duyên" đó đã ảnh hưởng vào mày rồi. Nó là cái thuỳ mị, là cái nết na.

    Rõ ràng là thằng bạn tôi đã mết một cô nào trong những ngày hè tại VN rồi. Tất nhiên, có một người bạn thân để tâm sự thì vẫn hay tuyệt vời.
    - Có thể vậy mày ạ.

    Để cho câu chuyện dừng ở đây thì bạn đọc sẽ thấy hụt hẫng. Tại sao người kể lại chỉ nói về thằng anh thôi. Còn thằng em thì sao??
    (Giống như các cụ, hắn ta nhấp một chút nước trà cho ngọt miệng rồi lim dim nhìn trời. Ra vẻ lắm. Đang sắp xếp câu chuyện cho đúng trình tự đó.)

    Thằng em thì khác lắm, khác hẳn bạn ạ. Nó không hề thay đổi, nó không nhìn thấy cái đẹp trong nét "thuỳ mỵ , duyên dáng" đó. Mẹ của anh em chúng nó nói với tôi và thằng anh:
    - Dào. Chúng mày cứ nhìn anh nó thì biết. Gớm, ông tướng cứ nhăn mặt lè lưỡi, rồi đến tuổi lại không chết mê chết mệt ấy à.
    Đó là câu nói cách đây hai năm rồi. Khi mà tôi đã chơi với thằng anh, và cũng là khi thằng em vẫn còn đang học trung học. Nó có một cô bạn trông cũng ..."bụ bẫm" lắm. (Thấy thằng anh nói với tôi thế.)
    Chúng tôi nói chuyện với nhau lạ vô cùng. Tôi là thằng SV sang nước người ta học, nên phải học tiếng của người ta; để nghe giảng, để hiểu bài. Thằng anh thì sống ở đây lâu rồi, nhưng nó viết văn tiếng Việt có khi còn khá hơn tôi - đặc biệt là về những câu ....tán tỉnh (khà khà ... mình gần nó nhiều mà cái này vẫn chưa học được là bao). Thằng em thì sang đây khi chưa biết viết, mà nói thì cũng chỉ được những câu ngắn, có khi còn đứt đoạn.
    Thế là thành một vở kịch trong nhà. Thằng anh nói với thằng em bằng tiếng Việt. Thằng em thì nói với thằng anh bằng tiếng nước người ta. Tôi đến chơi, nói tiếng Việt với thằng anh, nói tiếng nước người ta với thằng em. Rồi đến khi tranh luận, khi ba thằng cãi nhau um tỏi cũng vậy.
    - Loạn - mẹ của anh em nó nói thế khi nhìn thấy chúng tôi nói chuyện với nhau; rồi đóng cửa lại, vừa cười vừa lắc đầu bỏ ra ngoài.


    Câu chuyện nhẽ ra không nên dừng ở lại đó. Nhưng cái cần nói có lẽ người kể cũng đã nói rồi. Mà phỏng theo "Liêu trai trí dị" của Bồ Tùng Linh. Cuối chuyện kể thường hay có những câu bình ngắn.
    Cái câu bình này chắc là không mang hết ý của câu chuyện. Nó cũng chỉ là chút hiểu, chút muốn nói và mong được nói ra của người kể mà thôi.

    Xã hội tạo ra con người. Và khi con người sống trong xã hội, thường phải tuân theo cái nhìn và cách sống của xã hội đó. Để vô tình khi sống ở một xã hội khác, ở một độ tuổi đầy đủ, người ta chỉ tạm thời quên đi cái mà nơi họ vô tình rời xa mà thôi.


    .....
    Hú hú ... bà con có câu chuyện nào hay hay , nhào vô góp vui nhé. Ngoclong80 cũng chỉ mong những người xa quê hương như ngoclong80 này hãy bớt chút thời gian để kể một vài câu chuyện mà bạn nghe thấy được. Mong rằng đây sẽ là một "bí kíp" để cho chúng ta có thể thảo luận với nhau về cách nhìn qua những câu chuyện.

    Ngoclong80
  2. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Vô tình, người kể chuyện không muốn kể chuyện nữa. Anh ta khẽ thu mình lại. Lắng nghe nhịp đập của con tim, của cuộc sống.
    Có một người đã tâm sự với mùa thu thế này : (Bài này được chép lại, mong bà con thông cảm nha)

    Tháng tám bắt đầu từ khi ...tháng bảy tắt lửa. Cái điều mà ai ai cũng biết đó tưởng như trở thành vô nghĩa. Nhưng những gì của tháng tám lại là thừa kế của tháng bảy và của bao tháng trước nữa...
    Lá mùa thu đã khởi vàng rồi.
    Hoa cúc cũng vậy, đã bắt đầu xốn xang trên các luống hoa mà nhà tôi trồng ngày xưa - bây giờ thì không còn nữa.
    Lại chia tay.
    Tháng tám vô tình tràn vào trong tâm hồn kẻ lang thang nỗi buồn da diết. Vô tình, gặp lại mùa thu vào những ngày đầu tháng; chợt thấy lòng rộn ràng.
    Ngày sinh nhật vô tình ta không dự được mà phải đến sớm hơn một chút. Quà tặng vẫn thầm lặng bởi nó không có được lời chúc. Chỉ đến khi ngày đó, ta gọi điện về để chúc mừng SN mùa thu thì món quà mới nhẹ nhàng chui ra khỏi vỏ. Không biết mùa thu có mỉm cười với ta không nữa.
    ......
    Máy bay đã cất cánh từ mấy ngày nay rồi. Ta cũng không còn được nhìn thấy mùa thu nữa. Không còn thấy món quà mà ta tặng cho mùa thu có hợp với màu vàng của hoa cúc không nữa. Chỉ biết, chưa một lần nói ra , mùa thu thật đáng yêu.
    Có lẽ tiếng nhạc lại phải nổi lên. Hồng Nhung hát bài này hay lắm, nhưng sao nó chẳng giúp ta nói lên tâm trạng mình gì cả.
    "Có phải em mùa thu Hà Nội, ngày sang thu ta lót lá em nằm..."
    ....
    Không phải đâu. Lại là xa cách. Ai lót lá ai nằm bây giờ ???
    Buồn. Khẽ hát với mình và cho mình:
    "Hội ngộ rồi chia li. Cuộc đời vẫn thế. Dẫu là mặt trời nồng nàn khát khao, hay bóng đêm về lấp lánh ngàn sao....
    ..
    Người yêu ơi, dù mai này cách xa. Mãi mãi diệu kì là tình yêu chúng ta. Và ta biết một điều thật giản dị. Càng xa em, ta càng thấy yêu em."
    Mùa thu, mà không ...tháng tám chứ.. Nó ào đến với ta như một con gió mãnh liệt. Thổi bung những cái gì đang ấp ủ, nhen nhúm trong ta từ lâu, bùng lên ... ào ạt như sóng vỗ bờ. Để rồi nhấp nhoáng bóng thời gian trôi qua khung cửa. Lại chia phôi... Chẳng biết bao giờ mới chịu lắng xuống nữa.

    Định lấy tựa đề của bài viết là "Chút thư tình người lính biển" cơ. Nhưng nghĩ lại, nó chẳng liên quan gì đến biển cả. Cả bài viết chỉ thấy sóng thôi, mà người lính cũng không có... chỉ có thấm đâu đó câu ca "Cho dẫu thế thì anh vẫn hát, biển một bên và em một bên".

    Lời bình (cái này bác Bồ Tùng Linh thích lắm đấy)

    Thấm trong câu hát "lời giản dị", kẻ xa quê hương dường như cố tìm cho mình một tình cảm thật là lạ để chan cho đầy nỗi lòng đang trống vắng theo từng ngọn gió thời gian. Tình cảm đó có thể là lòng yêu nước (xa vời quá), có thể là tình yêu quê hương (rộng lớn quá)... vv .. nhưng cũng có thể lại "ồn ào và lặng lẽ" như "sóng".
    Là tôi, tôi sẽ không hát bài "Quê hương" của Đỗ Trung Quân đâu. Nó dễ làm cho ta nghẹn giữa chừng khi đang hát lắm. Tôi sẽ hát bài "Điều giản dị" này thôi...
    Ngoclong80
  3. innocent

    innocent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Đã có một lần may mắn trong đời, mình được đi nước ngoài. Chẳng qua chỉ là một nước láng giềng nhỏ bé trong khu vực châu Á. Vậy mà đất nước bạn thật là đẹp. Những con đường rộng lớn với 8-10 làn xe, ô tô trải dài như một dòng thác vô tận... Nhà cao tầng xây nối tiếp, xen kẽ ngút tầm nhìn, quán xá, cờ hoa trong những ngày thường mà lúc nào cũng như có hội.
    Khi trở về, ngồi trên máy bay nhìn xuống mà chỉ thấy Việt Nam với những ánh đèn như đom đóm trong đêm. Mọi thứ dường như thay đổi hẳn. Đất nước mình còn nghèo quá.

    Nhân tài là nguyên khí quốc gia
  4. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thứ ba dành cho một người đã ra đi nơi đất khách. Ông để lại sau lưng mình những ý kiến khác nhau về sự ra đi của ông. Người kể chuyện xin cùng mọi người chia sẻ. Và cũng phải biết rằng, từ những năm đầu tiên ông ở nước ngoài, chàng trai trẻ mang tên ông ngày đó cũng là một sinh viên du học như tôi, như bạn - những lưu học sinh ngày nay.

    Những năm 1955 đến 1960, khi nhà nước VN gửi những đoàn sinh viên với con số hàng trăm sang nước H để học tập, để đem những tiến bộ khoa học kĩ thuật về phục vụ đất nước trong con đường xây dựng đất nước.
    Những chàng và nàng sinh viên năm đó mang theo mình hừng hực bão lửa chiến tranh và khát khao cống hiến, họ rời bỏ những cái gì thân thiết của "Quê hương là chùm khế ngọt"; có những người bỏ đi cả mối tình dang dở của mình để tìm đến một chân trời phát triển, để học hỏi, để có một cuộc sống trước mắt cũng như tương lai khác đi.
    Trong những tâm hồn nhiệt huyết đó, chàng sinh viên Đại Học Tổng Hợp cũng rớt nước mắt theo nước mắt người mẹ tiễn con để hoà cùng với bạn bè bước lên bục thang của máy bay.
    Thời gian từ đó đến nay đã hơn ba mươi mùa tuyết rơi, cùng với những nhọc nhằn của ngày đầu học tiếng, rồi đến những giờ giảng đường qua trưa rồi những ngày thức đêm học thi. Mùa đông đầu tiên lạnh lẽo lắm, và cũng thật là đẹp bởi vì người con của một nước nhiệt đới lần đầu tiên thấy được màu trắng tinh khiết của tuyết.
    Có thể, trong một cuốn sổ nào đó của bạn bè có một bòng thơ, một dòng văn, hay là dù chỉ trong tâm tưởng, trong bất chợt những giấc mơ hoang... những dòng tình cảm thầm kín đang hoành mình trao về một "dáng kiều thơm" nơi vùng xa tổ quốc. Hoặc chỉ là những xúc động trong cái lạnh tinh khiết đầu tiên của đời mình phải chịu.
    Rồi mùa đông thứ hai qua đi. Tuyết vẫn trắng, vẫn tinh khiết như ngày nào. Nhưng tuyết không được yêu thích như những buổi đầu nữa. Những ngày chân lội ì ọp trong những đống tuyết dày có khi đến hàng chục phân để kéo xe phụ bán hàng, hay là những buổi ngồi trong nhà tắm xả cả nước nóng ra mà vẫn cứ thấy buốt lạnh đã làm cho chàng sinh viên chợt nhớ đến nhà, nhớ đến những tình cảm, những giờ quây quần quanh một mâm cơm đơn giản, bình dị nhưng ấm cúng.
    Những năm như vậy, những lá thư cũng thưa dần. Buổi đầu, khi rỗi rãi, tình cảm được chàng sv ***g vào những trang giấy trắng để được gửi về nhà. Rồi thu qua, lá vàng về đất, ngày khai trường đến, những giờ học căng thẳng, cùng với những chỉ tiêu đặt ra đã làm cho tình cảm của chàng sinh viên cô đơn, chạy trốn vào một góc kín của tâm hồn và đôi khi lại thức dậy thủ thỉ một mình.
    .....
    Lá thu vàng rơi xuống bước chân trong mỗi cuộc vui chơi tập thể trước khi vào năm học. Tuyết tiếp tục rắc những lạnh lẽo vào không gian, cũng như rắc vào trong tâm hồn chàng sinh viên yêu nước, yêu nhà những nếp nhăn thời gian. Tuy không được nhắc nhở, nhưng mỗi một tâm hồn đầy nhiệt huyết kia biết rằng thời gian đang trôi, và ngày lại ngày, thời gian để họ hoàn thành nhiệm vụ đang giảm dần.
    Những đại học dần rút ngắn lại rồi cũng đến lúc nói câu kết thúc. Chàng sinh viên yêu nước hoàn thành nhiệm vụ để sau đó được về nhà, được trèo lên cây khế ngọt quê hương hái quả và đưa lên miệng hưởng vị đầm ấm của nó.
    Chàng sinh viên bây giờ đã là một nhà khoa học, cũng là lúc anh phải tìm cho miình một con đường đi trên bước chông gai cuộc đời. Một mái nhà đầm ấm, ,nơi đó có cha mẹ mình đang chờ đợi. Và hơn thêm nữa, một người thực sự hiểu mình, thực sự đem lại cho mình những niềm vui sau những ngày làm việc mệt nhọc. Trong điệu nhạc xoay mình của cuộc sống, của tạo hoá, họ đã tìm được nhau. Anh thạc sỹ đã tìm cho một người nhảy chung, và họ đã trao cho nhau những chiếc nhẫn để rồi sau đó họ sẽ cùng nhau nhảy hết điệu nhạc cuộc sống trong những năm tháng kế tiếp.
    .....
    Rồi một ngày đẹp trời. Khi những đứa con của chàng tiến sỹ năm nào đang chơi trong một căn nhà nhỏ, chàng đi làm về mang theo một tin vui. Anh sẽ tiếp tục được gửi sang nước H để tiếp tục những gì bỏ dở, để làm tiến sỹ tại nơi anh đã nhận bằng tốt nghiệp. Người vợ đã khóc trong sung sướng. Những giọt nước mắt long lanh đôi lúc lại đượm đầy nỗi buồn chia li.
    Một lần nữa, trong cái khó của cuộc sống, của gia đình và của xã hội, chàng sinh viên năm nào lại dứt gánh ra đi để học và cũng để tìm cho bản thân một lối thoát ra khỏi cảnh neo đơn. Mùa thu ấy, anh lại thấy lá rụng nhuộm vàng điỉnh núi Gellér nơi tượng thần tự do đang hướng nhành lúa ra một chiếc cầu bắc qua sông Danuyp, cũng với cái tên tự do.
    ......

    Hic hic . Sao ma dài thế. Đành để đợt sau vậy. Vì vậy lần này không có lời bình của người kể. Hãy để cho người đọc lắp mảnh đời của mình vào vị trí của chàng sinh viên may mắn kia. Và cùng nhau chờ đợi những tháng ngày sau đó mà cuộc đời giành cho anh ta.
    Ngoclong80
  5. innocent

    innocent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Bác Ngoclong thân mến,
    Tôi có nghe nói, cộng đồng người Trung Hoa có ở khắp nơi trên thế giới. Và có một đặc điểm lạ là ở đâu, người Trung Hoa cũng tập hợp lại với nhau và sống quây quần thành một khu phố riêng. Nếu ở đâu có đông người Trung Hoa thì sẽ là một thị trấn, một tiểu thị riêng mà người ta thường gọi là China Town.
    Hơn nữa, tính tự tôn dân tộc của người Trung Hoa cũng rất cao. Bình thường thì mỗi người có một cuộc sống riêng, một công việc riêng, nhưng nếu khi có người bị hiếp đáp thì họ sẵn sàng đứng ra bảo vệ nhau. Lúc đó thì không còn phân biệt giàu nghèo, sang hèn gì nữa, chỉ còn ghi khắc trong đầu 2 chữ "dân tộc".
    Người Việt Nam cũng có tinh thần bảo vệ lẫn nhau như vậy, cũng sống tập trung như vậy, cũng có tinh thần dân tộc như vậy, nhưng có lẽ yếu hơn, dễ bị lung lạc hơn. Có đúng vậy không, bác? Bác nói rõ về chuyện này cho bà con cùng biết nhé.

    Nhân tài là nguyên khí quốc gia
  6. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Cái ý này hay quá. Nó như một bài báo hay nói đúng hơn là một bài phóng sự về cái mà người ta vẫn luôn mơ đến. Đó là cái sự "đùm bọc, tương thân tương ái" lẫn nhau giữa những người cũng chunh một ngôn ngữ trên mảnh đất khách. Ngoclong80 tôi xin hẹn để một dịp nào đó sẽ nói, sẽ kể cùng bà con nghe về chuyện này. Có lẽ câu chuyện cần phải dài lắm, mà hiểu biết của ngoclong80 thì chỉ ... ngăn ngắn thôi. Đành vậy.
    Để nhìn một cái nho nhỏ trong cái to đó. Ta cùng theo dõi tiếp câu truyện của người thanh niên kia nhé. (Cái mà ngoclong80 muốn gửi đến người đọc, kèm theo lời bình là ở đoạn 2 của câu chuyện này). Ta cùng bước tới ngưỡng cửa, nơi mở ra là một cuốn phim về một đời người nhé.

    Thường là như vậy, cái thực tế, cái mà người ta lưu ý đến đầu tiên trong câu nói "có thực mới vực được đạo", có thể hoá thành gánh nặng và để rồi làm nhoà đi niềm đam mê của giới trẻ.
    Gánh nặng gia đình, với kinh tế, với tương lai của thế hệ tiếp theo -Nói nôm na như hồi còn cắp cặp đến trường chúng tôi vẫn đùa với nhau là "hi sinh đời bố, củng cố đời con". Người con trai mang học vấn để đi nghiên cứu, để tiếp tục con đường mơ ước của mình là trở thành tiến sỹ nghiên cứu khoa học đã đặt chân lại đất nước H, nơi quê hương thứ hai của anh. Nhìn lên đỉnh núi Gellér nhuộm vàng lá khi mùa thu về, rồi lại nhìn một chút xa xa nơi cuối trời; nơi đó có người vợ tần tảo của anh đang ngày ngày cho đứa con ăn. Có lẽ hàng lệ nóng đã trào vào sâu trong tâm cảm anh từ lâu rồi, giờ trên con mắt đầy hi vọng ngày nào còn có những nỗi buồn xa xăm, những nếp nhăn đã chớm đụn lên để gò trán cuộn mình chìa ra những gian khổ.
    Vậy là bên cạnh ước mơ của mình, người chồng xa vợ xa con hàng ngày phải ra chợ để buôn bán. Ban đầu thì làm thuê chun chút, rồi thì tích cóp những đồng vốn nhỏ nhỏ rồi buôn nhỏ. Hàng ngày, hàng ngày vẫn chắt chiu từng đồng để gửi về cho đứa con. Mà nói là gửi cho đứa con thôi, nhưng cũng là gửi về cho người mà anh đã yêu, đã tôn trọng và đã trao cho nhau lời hứa về vòng xoay trong điệu nhảy của những tháng năm về sau này của cuộc đời.
    Rồi cứ vậy tháng trôi qua, rồi năm lại trôi qua. Trong cái cộng đồng lâu đời của người Việt định cư ở đây, người sinh viên năm đó là người bỡ ngỡ, mới mẻ thì bây giờ thành bậc đàn anh của bao lớp đàn em hàng năm hàng năm vẫn sang đây theo bước chân của người đi trước. Hoặc là đã trở thành chú của những đứa trẻ VN đã được sinh ra và lớn lên tại đây.

    (Đoạn này dành tặng riêng cho câu hỏi của bac innocent. Mặc dù chưa nói đúng, nói hết, nhưng nó có tình cảm của một người đang đặt mình trong đó)

    Trong cộng đồng phải nói là từ lâu đời lắm rồi. Mà cũng ngót nghét 30 năm qua đi rồi còn gì nữa. Những lớp người như chú ấy (người sinh viên dạo này, nay ngoclong80 gọi là chú vì ông đáng tuổi cha tuổi chú mình) cũng đã qua tuổi 50, có người ở lại thành lập gia thất bên này, có con và con của họ bây giờ cũng có đứa học đại học như chúng tôi vậy. Chúng nó cũng là sinh viên.
    Hơn 30 trôi qua rồi. Kể từ ngày những người VN đầu tiên đặt chân sang đây, rồi dần dần, người nhà đón người nhà, người thân đón người thân. Cái chợ nho nhỏ ngày nào bây giờ là nơi tụ họp của bà con ta trong câu chuyện kiếm sống hàng ngày. Nơi này có người VN, người Trung Quốc cũng nhiều lắm, rồi người Thổ, và tất nhiên phải có người bản xứ nữa rồi. Họ sống đan vào nhau trong mỗi ngày họp chợ rồi khi chợ tan, ai lại về nhà nấy. Mỗi buổi sinh hoạt cộng đồng họ lại nhớ đến nhau bởi chung tiếng nói, chung phong tục tập quán. Trong cái cộng đồng ấy, chàng sinh viên năm nào cũng như mọi người , là một thành viên nhỏ bé, góp tiếng nói, góp sự hiểu biết được mọi người kính trọng của mình để hoà nhập và cũng để người khác hoà nhập.

    Phần nói về cộng đồng tạm nói thể, bởi vai diễn của diễn viên trong cộng đồng dường như chỉ đến vậy. Để một dịp khác diễn viên sẽ nói về cộng động cho bạn đọc nghe nhé.

    Bên cạnh những gì vẫn chạy qua trước mắt cuộc đời. Tháng năm vẫn tưởng chừng như thầm lặng trôi. Chí trai. Muốn làm một điều gì đó, hay ít ra cũng phải biết mình là trụ cột của gia đình. Chú A (Tạm gọi nhân vật chính của câu chuyện là vậy) đang ngày đêm miệt mài với những gì theo đuổi. Học tập, có, nhưng có vẻ như bỏ bê để theo đuổi miếng cơm manh áo.
    Nhưng đôi khi cuộc sống lại không vậy. Nó không chịu êm ấm, không chịu bình dị. Và cái không bình dị đó chính là căn bệnh của chú A. Chỉ cách đây vài năm người ta mới biết được chú bị ung thư giai đoạn cuối. Cuộc sống đang được đếm theo từng năm.
    Biết vậy. Nhưng vòng xoáy cuộc sống cũng như ý tưởng như trên (gánh nặng kinh tế) đã không cho chú nghỉ ngơi. Người ta, chúng tôi cũng vậy vẫn thấy chú hàng ngày ra chợ để biết rằng hôm nay bệnh mình lại nặng thêm một chút.
    (rút ngắn câu chuyện một chút)
    Cho đến đầu năm nay, bệnh viện đã trả chú lại cho gia đình. Cái "gia đình" của chú chỉ có lẽ chỉ là một căn phòng với nỗi cô đơn xa vợ, xa con. Nhưng chú vẫn giấu, và tiếp tục làm việc, tiếp tục ra chợ.
    Hôm qua thôi. Có một chú C (xin giấu tên) kể với tôi rằng:
    - Cháu biết đấy. Vào ngày hôm đó, mấy tên bạn của chú chạy qua đây gọi như gọi đò, rồi nói "Thằng A đi rồi!".
    Và những người anh em, những bà con người VN xa quê khóc thương cho người bạn đã phải ra đi thật thầm lặng nơi xứ người, vì một ý nghĩ , vì miếng cơm manh áo. Tôi có nói:
    - Cháu thấy chú A không nói với gia đình là không đúng. Bởi làm thể là tự làm khổ chú ấy và làm đau mọi người trong gia đình. Thà rằng khi bệnh viện trả về, chú ấy về VN để còn được thấy đất mẹ trước khi về.
    Chú C trả lời tôi:
    -Đó là ý nghĩ của cháu, và cũng là cái ý nghĩ của người sáng khi đứng ngoài cuộc. Nhưng nếu cháu sống vào cái thời của chú, cháu sẽ hiểu. Hiểu rằng trong gia đình đầu tiên người chồng là trụ cột gia đình. Hơn nữa chú A cũng không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình mỗi khi bệnh tái phát.

    Lời bình đây , lời bình đây:

    Thưở xưa, có câu, "thời thế tạo anh hùng", cũng như muốn nói, cái thời cái thế của một xã hội sẽ đào tạo nên những con người thuộc về xã hội đó.
    Có thể nó sẽ là không hợp đối với ngày nay và rồi để lại sau lưng nó là nước mắt nếu có thể thì cả máu nữa.
    Ta có thể khóc cùng người thân của nhân vật trong câu chuyện, nhưng ta cũng thấu hiểu cho nhân vật trong câu chuyện. Mặc dù, nghĩ sâu xa ra, "chết" như vậy là không đúng. Thầm lặng quá, đau khổ quá.
    Có thể nói, mỗi người một ý nghĩ. Cùng là nghĩ cho người khác thôi. Nhưng ngay trong việc nghĩ là làm sao cho người khác sướng hay làm sao cho người khác đỡ đau khổ, thì cái việc làm cũng như cái đích đến cũng khác xa nhau quá rồi.

    Cũng là một mảnh đời, trong bao mảnh đời phù sa khác. Người kể chuyện chỉ kể ra đây, không phải để chúng ta khen chê hay phê bình quá thái hành động của nhân vật. Chỉ mong người đọc tự thấm hiểu mảnh đời đó mà để rồi làm sao cho mảnh đời cảu chính mình ..phù sa hơn.
    Ngoclong80
    Được ngoclong80 sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 26/08/2003
  7. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Hì... Lại thêm một mảnh đời nữa nhé. Lâu rồi không động đến , để cho cái này nó trôi xuống. Mình làm sv nên cũng cần nói chun chút về sinh viên một cái nhỉ. Gọi là cái ý nghĩ chủ quan của mình về những gì có và mất của một SV du học. Hi vọng những người có cùng hoàn cảnh tham gia để tăng thêm sự phong phú.

    Mảnh đời của SV, từ kí túc xá đến kí túc xá
    Có lẽ cũng phải mất 4 năm rồi để hồi tưởng lại những gì đã qua, đã từng đến trong cuộc đời và rồi có thể là sẽ ra đi mãi mãi.
    Hắn ta vốn là sinh viên của trường đại học Quốc Gia Hà Nội. (Chính Ngoclong80 tôi đây, nay dùng mấy cái dòng chữ xếp lại của mình, tạm gọi là văn để ... tô tô vẽ vẽ lại).
    Những ngày tháng làm sinh viên ở nhà đối với hắn thật tràn đầy kỉ niệm. Ngày nào cũng vậy, mỗi một ngày lại có thêm một điều đáng nhớ.
    Khai giảng năm học. Hình như là 10 tháng 9 năm 1998 thì phải. Cũng xa lắm rồi. Mỗi khi nhớ lại, ngày tháng chỉ còn mờ mờ thôi, nhưng những gì xảy ra hôm đó thì hắn không quên được. Hắn ngồi gọn gàng trong một chiếc ghế đúng như cái vị trí mà anh phụ trách ...phân cho. Cũng phải vậy thôi, lơ ngơ như con gà ... 18 tuổi nhưng lại chẳng biết gì. Ngơ ngơ ngáo ngáo thế nào mà lại hoá thành điểm để ý, thỉnh thoảng ông giáo lại nghía qua đó một chút.
    Ngày đó hắn ta bắt đầu quen với các bạn trong lớp bằng mấy trò đùa ác nghiệt của mấy bà chằn mà mãi đến vài tuần sau hắn ta mới nhớ được hết tên. Hừ, dù gì mình cũng chỉ có ý định đi học thôi mà....
    ....
    Rồi những ngày cùng nhau đi đá bóng. Giải trường thì thua bét nhè, bọn con gái không thèm nhìn mặt, xấu hổ quá. Vậy mà mỗi lần đá giao hữu ...ăn xiền thì lần nào thu cao thì lần đó thắng đậm, chẳng bao giờ thua cả. Thế là cứ mỗi lần, sau cái lần thắng đầu tiên, mấy bạn gái lại rủ nhau vào kí để ...hoa quả tẩm bổ. Hừ, ngẫm nghĩ lại cũng thấy ... khoái cái đời ...zai làm SV.
    .....
    Những ngày đi học. Nắng vẫn đan theo những vành mũ hoặc vô tình xuyên qua tán lá ... in hình chiếc xe đạp từ kí đến trường. Chẳng là bao xa, nhưng thật là thú vị. Mỗi lần bọn nó đạp xe về kí nghỉ trưa là lại có một vài con ...vịt lại theo về để nghỉ ngơi cùng bọn con gái cùng lớp đang ở trong kí. Vậy thì cũng thích lắm chứ. Chỉ mỗi tội là mỗi lần đang ngủ trưa lại nghe thấy tiếng hót véo von cất ra từ phía bên kia cửa:
    - A ơi ! (Hay là B ơi!) dậy đi. Đến giờ đi học rồi đấy. Cậu chở tớ nhé.
    Ối giời! Sao mà tha thiết, mà thuyết phục lòng người vậy.
    .....
    Rồi những buổi chuẩn bị cho cuộc Festival Sv trường Quốc Gia. Khoa lớp hắn lại được quyền làm riêng một chương trình. Vậy là ...kịch câm, là những ngày tập sau những giờ học vất vả. Rồi đến khi xong rồi thì rủ bác .... bảo vệ ra ngoài sân kí ... đốt đạo cụ và chụp ảnh.
    ...
    Và mỗi một hay hai tuần hắn lại cùng thằng bạn cùng quê, cùng lớp, cùng học cấp 3 với nhau lại lóc cóc chiếc xe đạp ..."ượt băng băng qua" gần 10 cây số để tìm ...hương cơm, đến ăn rình mấy bạn gái học chung hồi cấp 3. Mà nói là "ăn rình" vậy thôi, chẳng biết là có ý gì không, nhưng cứ lâu lâu không đến là lòng hắn lại thấy ...có cái gì đó cắn cắn.
    ....
    Thời gian cứ vậy trôi đi. Âm thầm và tưởng như cứ thế mãi cho đến khi hắn ra trường, kiếm việc. Nhưng một sự thay đổi, chỉ cần một mà thôi, đã làm những giấc mộng đẹp đó thực sự hoá thành giấc mộng quá khứ. Cánh cửa máy bay chờ đón, hành lý, quần áo, nước mắt chia ly, sổ lưu niệm .... "ta tạm biệt xa nhau, chào ...đất mẹ thân yêu".
    ....
    ....
    Những tháng ngày bên nước khách đã nhanh chóng dạy cho hắn những ý nghĩ mới, những hiểu biết mới về xã hội, về cách nhìn khách quan... có vẻ như là chính xác hơn, nhạy bén hơn. Có khi đúng là vậy, bố hắn có từng nói với hắn là :
    -Khi con người, cụ thể hơn là bản thân con, tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống; tự bản thân vận động với cuộc sống - mặc dù có thể là không phải tự lập hoàn toàn- nhưng mỗi một bước xa sự trợ giúp là một bước trưởng thành nhanh hơn.
    Bây giờ đây, hắn cũng nghĩ như vậy. Bởi hắn biết, hắn có thể đã biết nhiều hơn những gì mà nếu là một sinh viên năm thứ ba ở VN, hắn không thể biết tới.
    Những ngày tháng ban đầu, khi học tiếng, thời gian rỗi rãi lắm, tụi hắn con trai thì rủ nhau đi đá bóng, có khi nhàn rỗi hơn thì rủ cả mấy cô gái cùng đoàn đi chơi tennis, rồi khi nào .rạp chiếu ...giảm giá thì lại đi xem rạp. Những con đường to lớn, những ngọn núi nằm giữa thành phố thủ đô với những cây cầu bắc ngang qua sông nối liền hai nửa của một thành phố, hay là những đêm cùng nhau leo lên núi, thức trắng cả đêm để sáng ngày hôm sau xem mặt trời thức giấc... vẫn là những vần thơ, nhưng tứ văn hắn và vài thằng bạn đem so sánh với vẻ đẹp của nước nhà, hay ít ra là cũng ca ngợi rồi gửi về nhà cho bạn. Hắn cũng gửi, nhưng chỉ gửi vào một tập giấy mà thôi. Mãi đến bay giờ hắn mới thấy mình ..ngu quá thể.
    ....
    Những ngày cùng nhau bỡ ngỡ đi làm thêm cho một người VN bên này. Rồi cùng nhau ngủ dậy trễ, và quyết định xin nghỉ vì sợ người ta ...tác phong công nghiệp...Gọi là thà rằng mình nghỉ trước còn hơn là bị đuổi. Cuối cùng hoá ra lại được tăng lương. Mèo mù vớ cá rán. Thêm một bài học nho nhỏ.
    ....
    Rồi hè đến. Mấy thằng bạn xuống dưới tỉnh, nơi khu du lịch để làm việc. Như thế kiếm tiền dễ hơn, khu du lịch mà. Hắn ta cùng một thằng nữa ở lại để gọi là giữ mấy bạn gái cùng đoàn trước khi ...bị ai đó ...tán mất hết. Hoá ra cũng chẳng vô ích. Hè đó chẳng mất đi cô nào cả.
    Những ngày cặm cụi bán hàng quần áo. Mùa đông hắn cũng bán rồi, nhưng không vất vả lắm. Mùa hè là cái nghiệp nên vất vả hơn. Chỉ là một vài thứ quần áo thôi, rồi mở hàng ra, rồi thu hàng vào, hay là chào khách, hoặc là đi ra chỗ chủ chính để lấy hàng mà cũng chẳng mấy khi. Nghĩ lại, sao hồi đó mình được chiều thế.
    Mùa hè đầu tiên xa quê rồi cũng tan đi. Nhớ nhà nhiều lắm. Nhớ những đêm mình ngồi trong nhà, nhìn ra ngoài thấy ánh trăng trong suốt trào qua những tán lá cau, đổ mình qua khung cửa, đẹp mơ mộng. Ở đây không có cau đâu.
    Bố hắn viết cho hắn:
    "Vẫn biết vài năm không phải là mãi mãi
    "Sáu mùa cau đổ hoa trắng sân hè
    "Nỗi nhớ mong thành những đem khắc khoải
    "Vẫn mong chờ ngày đẹp, ước mơ bay"
    ... Cánh chim non đã bay. Đã chào một khung trời rộng lớn và cũng hiểu
    "Khi mùa sang hoa cau tiêu mái tóc
    "Nơi quê nhà vẫn thả cánh diều thơ
    "Vẫn biết những nếp nhăn trên vầng trán mong chờ
    "Và ngày đẹp sẽ theo về vun mơ ước."
    .......
    Có lẽ hắn viết thư về cũng khá nhiều trong vái năm đầu tiên đó. Mà có người vẫn nói "nhớ bố mẹ một, nhớ cái ...ABC thì mười". Thành ra đến khi mùa xuân sang mới thành
    "Và em ơi xuân đã về bên khung cửa
    "Chỉ có tuyết rơi, phủ hoa trắng cõi lòng
    "Một mùa xuân không lặng lẽ đưa hoa
    "Chỉ cần em cho... cánh hoa lòng anh mãi nở"
    Hay là
    "Mắt tím ơi, chờ ta trong ráng nắng
    "Thu xuân vào, môi khẽ nở nụ nhớ mong
    "Hoa sẽ thắm cành đào nơi sân trước
    "Để ngày về, lặng lẽ đón gió sang"
    Rồi nữa .... và nữa
    "Em còn chờ- mắt tím- gửi hoa đào qua ánh nắng?
    "Đem se lạnh, mưa về sưởi ấm cõi lòng anh
    "Chút khói xa quê, buổi chiều nơi đất lạ
    "Xuân không lời, giọt nhỏ đọng sớm mai"
    .........
    Một năm trôi qua đi. Một năm học mới sẽ đến.

    Hì. Dài quá. Có lẽ để kể hết thì phải đợi khá dài. Trong khi chờ đợi đoạn đời mới. Tạm chút cái lời bình.

    Những tưởng là ra nước ngoài, cái nơi mà vẫn gọi là chân trời mơ của bao người thì mọi thứ sẽ là tuyệt vời, sẽ là thiên đường. Một lần đặt mình vào hoàn cảnh đó, tôi chợt nhận ra rằng, bên cạnh những gì gọi là được đó, là lợi đó thì đằng sau lưng phải bỏ lại những gì cũng gọi là được, là lợi. Hoá ra, đến khi mà người ta không còn nhìn thấy, mà chỉ mơ đến thôi, những gì mà người ta đã từng với đến ... thì chúng thành kỉ niệm mất rồi, chúng nhanh chóng lẩn vào dòng chữ có khi chỉ là những câu văn ngớ ngẩn, nhưng cũng có khi hoá thành những dòng thơ, chân thật, chẳng hay mà chưa kể đến là không có vần vẹo gì.

    Thôi. Cái này để khi khác tiếp tục nào. Còn dài. Mới có 2 năm thôi mà. Những gì được và mất cũng chỉ trong hai năm đầu chưa biết gì đó thôi. Chưa hết.
    Ngoclong80
  8. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Chết toi. Cái chủ đề của mình bị mọi người đẩy đi xa quá. Hic... Câu bài một phát để kéo nó lên nào....
    Vậy là như đã hứa, sau khi ngồi ngẫm nghĩ cũng được ngót nghét ..một tiếng, cộng với những tài liệu có ý định thu thập từ lâu rồi. Nay xin được làm phóng viên của tờ báo ..tường HPC, nói lên lời nói của một kẻ SV xa nhà theo cái nhìn "cộng đồng" hoá hướng về người Việt Nam đang sinh sống tại đây.

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng
    Hay
    Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    Nếu mà phân tích văn học, chắc là người viết văn phải đặt ra câu hỏi "nhiễu điều" là gì, và nó có quan hệ với giá gương như thế nào. Nhưng chúng ta, tôi và bạn ai cũng biết hai câu ca dao kia là muốn nói nên tình đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau có từ rất rất lâu đời của người Việt Nam ta. Và điều đó càng được chúng tôi nói chung và bản thân tôi nói riêng, khi phải sống và học tập nơi đất khách.
    Biết là thiếu thốn tình cảm, chúng tôi nhận được tình cảm. Nhận được từ nhau, từ những người cùng chung cảnh ngộ. Nhận được từ những người cùng giòng máu Lạc Hồng, những người đã sinh sống ở đây lâu rồi- gia đình của họ cũng có ở đây. Và ngược lại, chúng tôi khi gặp người VN đều mỉm cười chào, cho dù là không quen biết.
    Họ nói, người Trung Quốc đi đến đâu cũng thành những tập đoàn kết gắn với nhau. Vâng. Hãy nhìn ngày Tết Nguyên Đán của họ ở đây. Với qui mô to lớn của Đại Sứ Quán tại nước sở tại, họ tổ chức cho bà con TQ đang sinh sống tại đó ngay tại trụ sở của sứ. Khi chúng tôi mới sang đây, chúng tôi nhìn vậy mà thèm, rồi có khi còn nghĩ là người nước mình không bằng được nước người. Cũng buồn và lại mơ mộng đên một tương lai...
    Nhưng, không phải vì vậy mà cộng đồng người Việt Nam tại nơi này không đoàn kết. Nếu như một ai nói như thế thì có lẽ họ đã lầm. Bởi, do truyền thống, và do cách nghĩ của người Việt Nam ta khác với người Trung Quốc. Một cộng đồng người đi đâu cũng gặp , với một tỷ lệ kinh hoàng, cứ 6 người trên thế giới lại tìm thấy một người Trung Quốc, tất nhiên là cộng đồng của họ thực sự khổng lồ. Mà đâu chỉ có vậy, họ đi đâu cũng nói chuyện râm ran, thành ra người ta lại cứ tưởng là .... rôm rả, là đoàn kết.
    Hãy lấy một ví dụ. Hai người Việt Nam có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt rất là tự nhiên, cũng có thể đến mức ...rôm rả, khi xung quanh họ là môi trường thực sự VIệt Nam. Nhưng trong một giờ học, khi nói chuyện với nhau, tất nhiên phải nói bằng tiếng sở tại. Hay là khi đi lên tàu xe, việc giứ trật tự luôn được người nước sở tại cho điểm cao. Mà chẳng phải người Việt Nam ta có câu "nhập gia tuỳ tục" đó sao.
    ....
    Nếu như cứ đem cái lý ra để nói thì có thể người ta lại bảo ..."ní nuận". Tôi xin đem những ví dụ để minh chứng cho ý nghĩ của mình. (Mà ý nghĩ là gì nhỉ, "nhiễu điều phủ lấy giá gương" đó mà).
    Tết đến, SV chúng tôi tổ chức Tết trong nội bộ Sinh viên với nhau, khi chưa hề có một tổ chức cụ thể. Chỉ là anh em với nhau họp lại rồi nấu ăn chung, rồi bày ra những trò chơi để cùng vui thôi. Vậy mà chúng tôi vẫn nhận được tài trợ từ phía hội người Việt và nhiều nhiều cá nhân khác nữa.
    (Thày giáo triết của tôi nói thế này: (khi đến ngày 20 tháng 11 chúng tôi tặng thầy một bó hoa)
    - Cái vật chất luôn tồn tại xung quanh chúng ta, cho dù nhìn mọi phương diện nó luôn luôn có giới hạn. Nhưng ngược lại, cái tinh thần, cái mà chi phối cho vật chất, cái mà nhờ vận động của vật chất mà tạo ra thì luôn luôn vô hạn. Cũng như vậy, cái món quà, cụ thể là bó hoa các em tặng tôi nhìn về mọi mặt nó cũng có hạn nhưng cái tình cảm của các em đối với thày và ngược lại mới chính là cái vô hạn. Và thường thì, mọi vận động của vật chất đều đem cái hữu hạn để mô phỏng cái vô hạn.
    Ngày đó, có lẽ khối đứa trong bọn tôi nghĩ là cái "vô hạn" đó chẳng vô hạn tí xíu nào. Nhưng đến bây giờ, khi hiểu được những lời nói đó, tôi mới thấy cái bó hoa đó thật là ... vô hạn.)
    Rồi cũng chỉ gần đây thôi, khi ban nhạc Sinh viên tổ chức quyên góp từ thiện gửi về VN giúp đỡ những bệnh nhân bị bệnh SARS. Có thể nói sự thành công không chỉ phụ thuộc vào ban nhạc hay nhiều hay là hay ít, mà nó phụ thuộc nhièu vào tình cảm của người VN đang sinh sống tại đây đối với những người ở nhà. Hơn thế nữa, họ cũng hiểu được ban nhạc SV đã làm được việc mà nhiều người mong muốn.
    Như vậy đâu chỉ cần tụ tập nói chuyện với nhau mới là ...đoàn kết, mới là keo sơn.

    ặc. Dài quá. Lần này viết hơi một chiều. Lần sau viết tiếp. Ặc chỉnh sửa nhiều hơn. Hic. Lời bình chắc chỉ qua một câu "lá lành đùm lá rách, lá rách ....đùm lá rách hơn" mà thôi.
    Ngoclong80
  9. babychicken

    babychicken Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bưu thiếp của ng` bạn xa nhà nhé. Nếu mà ko biết cậu từ trước chắc tớ ngỡ cậu là giống cái mất vì môn văn bất hủ của cậu. Thanks again
    --------------

    Đừng hỏi vì sao em khóc, hãy khóc cùng em và November Rain​
  10. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Nữa này.... Lần này cũng là cộng đồng, cũng là đoàn kết này, nhưng nó được thể hiện qua các hành động. Nếu không vậy thì người ta lại nói là người viết chỉ ... lý thuyết suông.

    Ngày 20/8/2003. Nhật kí Hội thao mùa Hè năm 2003 cộng đồng người Việt tại Hungary.
    Nếu như nói chúng ta không đoàn kết, không "hội tụ" bằng người Trung Quốc thì đây là một phản bằng chứng cho câu nói đó. Người TQ ở bên này đâu có tổ chức cho bà con những sân chơi thể thao mang tầm cỡ "lớn" như vậy.
    Này nhé, nào là bóng đá, nào là bóng bàn, rồi lại có cầu lông, cờ vua... Nhiều lắm. Như Ngoclong80 được may mắn làm phóng viên "mặt trận "của tờ bào thể thao trong cộng đồng. Vậy cũng thấy rằng không chỉ tổ chức cho những người có khả năng tham gia hay đến tận nơi theo dõi, người Việt Nam của chúng ta ở đây còn nghĩ đến cả những mảnh đời khác nhau, những nét sống tinh thần khácnhau nữa.
    (trích)
    Vào hồi 16h, theo đúng như thời gian qui định của BTC, hai đội giành chiến thắng ở hai trận bán kết được ông trọng tài người Hung dẫn ra sân để chuẩn bị thủ tục trước khi trận đấu bắt đầu.
    Chúng tôi, nhóm phóng viên, cũng như tất cả những người hâm mộ bóng đá từ Chợ Bốn con hổ , hay là chợ Shanghai,... đều hi vọng vào một cuộc đọ sức đầy hấp dẫn đã hứa hẹn từ vòng đấu bảng. Như đã đưa tin thì đội Quê hương trong vòng đấu bảng chỉ để thua đội Cổng 4 với tỷ số sít sao là 3-4 sau khi đã bị dẫn trước 2-0 ở cuối hiệp 1.
    Có lẽ cũng chính bởi vậy.....
    (/trích)
    Vẫn chưa hết. Nếu như cùng chạy qua khu sân thể thao trong nhà, nhóm phóng viên chúng tôi còn thấy những "nam thanh nữ tú" với những ánh mắt ánh nên niềm vui vì gặp mặt, vì cùng được vui chơi... hay cả những vận động viên đang háo hức chờ đến lượt mình thi đấu, để khẳng định mình.
    Và phía góc bên phải từ cửa chính đi vào là những bàn cờ vua được đặt riêng, mà người đứng ra tổ chức chính là công ty Chesscom của bà NTB, mẹ của nhà nữ vô địch cờ vua HTT.
    ...vv...vv
    Ngày 12/9/2003 Chắc là ngày mà chúng ta ai cũng biết, ngày Trung thu. Nếu ngày xưa có câu.
    Trung thu trăng sáng như gương
    Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
    Thì ngày nay được ngoclong80 tôi mạn phép cải thành....
    Trung thu trăng (vẫn) sáng như gương
    Nơi xa, đất khách (vẫn) có hương quê nhà... (khà khà .. xuất khẩu thành .... thơ).
    Nhờ sự giúp đỡ của hội người Việt, cùng với hội Thương Nghiệp người VIệt tại Hungary, một người đã mạnh dạn đứng ra tổ chức một "Trung thu cho các cháu" tại một nơi mà ngay đến âm lịch là gì người ta cũng không biết.
    Có thể là người Trung Quốc ở đây cũng tổ chức, nhưng họ không thể tổ chức ra một "cho các cháu" lớn đến như vậy. Cộng đồng người VN ở đây cũng chỉ khoảng 2000 đến 3000 người thôi. Nhưng lượng trẻ em hôm đó đến mới thật sự làm kinh ngạc ban tổ chức,... ngót nghét 400 nhóc. .
    Chương trình cũng khá phong phú, nhưng do tổ chức lần đầu nên không thể tránh thiếu sót, mà thiếu sót lớn nhất chính là hội trường, hội trường này không mang tính tạo âm, nên âm thanh nghe không được tròn.
    Mặc dù vậy, cũng có những tiết mục được rất nhiều người để ý, khen ngợi.
    Phải nói đến "Tiếng trống Trần Quốc Toản" do các cháu học cấp một tập và múa. Rất đẹp, có hình tượng nét, diễn đặt cũng xuất sắc nếu như không muốn nói là thuần thục. Nền nhạc được chọn cũng rất hay. "Dòng máu Lạc Hồng" và nét chính vẫn là tiếng trống TQT do một người chuyên môn đánh. Tuyệt.
    Phải nói đến nhảy Erobic của các cháu người Hung (có một cháu người Việt). Mặc dù rất nhỏ, khá ngắn thôi nhưng đem lại ấn tượng sống động, thổi bùng lên sự hoạt bát trong buổi vui hôm đó.
    Nhưng cái chính vẫn là cái... được nói đến nhiều nhất. Đó là múa lân và bày cỗ trung thu rồi chấm điểm. (Cái này ngoclong80 hi vọng là có thể đang tải một vài hình ảnh về đội lân cũng như những hình ảnh khác.- hê hê - khoe chút, ngoclong80 hum đó cũng là thành phần trong đội lân nhé...khe khe khe).
    --------
    Không biết là từ bây giờ cho đên Tết Nguyên tiêu, còn những tổ chức gì nữa không. Chỉ biết đó mới chỉ là những nét sơ qua trong hoạt động cộng đồng một tháng gần đây, của những người thuộc thủ đô Budapest. Nghe đâu đến giữa tháng mười tới đây, ở một tỉnh, với dân số người Việt chỉ là 50 đến 60, bà con ta cũng đang háo hức chờ ngày hội người Việt tại Szeged.
    Vậy.
    Như ngoclong80 tôi. Khi còn là một SV tại Việt Nam. Tôi cũng không hề nghĩ là mình sẽ có lúc đứng lên sân khấu để hát, có lúc đi viết báo hay ít ra là cũng không đi múa lân... Vậy mà, niềm vui, tiếng kêu gọi của dòng máu, hay đúng hơn là ham muốn được thể hiện mình, ham muốn được gặp nhiều người đồng hương đã hoá một con "mọt sách" thành một ...ngoclong80 ngày nay.
    Đó là cá nhân. Vậy nếu như tôi ...."từ bụng ta suy bụng người" thì có lúc chúng tôi sẽ nắm tay nhau và nói: "Chúng tôi đoàn kết, chúng tôi là một cộng đồng".

    KHớ khớ khớ.... viết đến đoạn cuối sặc cái mùi chính trị. Tắt đài ngay kẻo máy bay My thả bomb.... Chúc bà con ta một ngày mới đẹp zời....
    Ngoclong80

Chia sẻ trang này