1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những mảnh đời sống mãi

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi adamantan, 20/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Những mảnh đời sống mãi

    Trước khi mở chủ đề, em xin có vài lời. Em đã tham gia & theo dõi diễn đàn Giáo dục quốc phòng mới trong khoảng 2 năm trở lại đây, thời gian chưa là gì khi so với các bác kỳ cựu và cũng đủ lâu để biết luật lệ nơi này. Dưới đây là một tập sách viết về tù chính trị Côn Đảo mà em rất tâm đắc, lại chưa từng được đưa lên đây (theo như em biết), vì thế em sẽ post lên cho bác nào có cùng sở thích cùng đọc. Cũng có thể nơi đây các bác đọc rộng biết nhiều thì đã đọc qua, cũng có thể đã được đưa lên mà em ko biết, trong trường hợp đó mõ cứ khóa thẳng tay mà không cần fải hỏi ý kiến em :).


    [​IMG]
    NHỮNG MẢNH ĐỜI SỐNG MÃI
    (Hội văn học Nghệ thuật Quảng Ninh xuất bản)

    Lời tựa:
    "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Cuộc sống hạnh phúc ngày hôm nay nhắc chúng ta không quên công ơn của những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc.
    Hơn nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập tự do cho giai cấp, dân tộc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, biết bao đồng chí và đồng bào tỉnh ta đã không tiếc máu xương, hy sinh cho lý tưởng cao cả đó. Nhiều đồng chí kiên cường xông pha vượt mọi gian nguy, băng qua mưa bom, bão đạn ngoài tiền tuyến để hoàn thành nhiệm vụ. Có đồng chí đã anh dũng hy sinh trong ngục tù của thực dân - đế quốc, trước những đòn tra tấn độc ác của kẻ thù.
    Nhà tù Côn Đảo, từ cuối thế kỷ 19 là một trong những nơi luôn phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân ta qua các giai đoạn, ở đây địch đã giam những chiến sĩ yêu nước mà chúng cho là nguy hiểm nhất từ mọi miền Tổ quốc. Bọn địch tưởng có thể thủ tiêu cách mạng bằng cách giết dần những người tù cộng sản trong lao tù, khổ sai, nhục hình, đói rét và bệnh tật. Ở các nhà tù mà chúng xây dựng trên đất nước ta, nhà tù Côn Đảo là một nhà tù tiêu biểu được mệnh danh là "Địa ngục trần gian". Tập sách "Những mảnh đời sống mãi" là những chứng tích lịch sử hào hùng về những người tù Côn Đảo đã và đang sống ở tỉnh Quảng Ninh từ những ngày đầu của cuộc cách mạng, có đồng chí đã từng hoạt động ở khu mỏ Quảng Ninh từ những ngày đầu của cuộc cách mạng, có đồng chí không còn nữa, họ chưa được hưởng một ngày hạnh phúc sống dưới chế độ mới, có đồng chí còn sống nhưng trên mình còn đầy thương tích. Sự hy sinh cao cả của các đồng chí đã tô đậm thêm trang sử hào hùng của dân tộc


    Nếu các bác không chê, em sẽ sớm post tiếp nội dung ^^

    Được adamantan sửa chữa / chuyển vào 01:26 ngày 20/09/2008
  2. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Trong cuốn sách này cũng nhắc đến quá trình ở Côn Đảo của một số lãnh đạo nổi tiếng như Hoàng Quốc Việt, Vũ Văn Hiếu, Trương Mỹ Hoa... Tuy nhiên các vị này thì các loại sách báo khác nói đến nhiều, vì vậy ở đây em sẽ chia sẻ với các bác về những người lính hết đỗi bình thường khác.
    Văn phong kể chuyện cũng thuộc dạng con cà con kê nên những đoạn rườm rà sẽ bị lược bớt, chỉ tập trung vào ý chính
    1.NGƯỜI GIAO LIÊN BẤT KHUẤT
    ( Viết về ông Ngô Văn Bí)
    (Bác Ngô văn Bí quê gốc huyện Kinh Môn, Hải Dương, hiện đang sống cùng với gia đình tại Uông Bí)
    " Tôi tham gia du kích từ năm 1946, được điều lên bộ đội huyện năm 1947, rồi được gọi đi đánh bốt Bà Kèo. Cái bốt dữ khét tiếng mà phắt một cái, sau ba giờ đã bay. Mấy tháng sau, các đồng chí chỉ huy thấy tôi nhanh nhẹn nên chuyển tôi sang làm công an, với nhiệm vụ đội trưởng đội trừ gian huyện.
    Năm ấy, Tây chiếm Kinh Mo. Một vùng đất nhỏ thó mà chúng đan cài đến 4,5 cái bốt. Bọn tề gian chỉ điểm, bất kể ngày đêm, dắt lính từ bốt về lùng sục, bắt cán bộ kháng chiến. Có người không phải là cán bộ, bị tra tấn đau quá, phải nhận liều, chúng bắt đi chỉ hầm, không chỉ được, chúng bắn. Nhiều người không phải là cán bộ, không biết gì để khai, chúng bảo là ngoan cố, trị làm gương: bắn. Cả làng cả xã như có đại tang, chả mấy người nhà không có người bị bắn bị giết. Chẳng lẽ cứ chịu mãi cảnh ấy? Ủy ban kháng chiến và Huyện ủy họp, phát động phong trào "Làng làng diệt tề, người người diệt tề" để củng cố cơ sở kháng chiến.
    Lúc ấy tôi được lệnh, phải cho bọn tề gian mấy đòn cảnh cáo. Thằng H. ở HT làm chỉ điểm, được bọn Tây trên đồn tin cậy. Hắn đi đâu cũng có lính bảo vệ. Tôi chọn thằng này làm mục tiêu đầu tiên. Hôm hắn dẫn lính xuống chợ nhận mặt *********, tôi cải trang thành người đi chợ, áp sát và găm liền 3 phát đạn vào đầu hắn, thằng H đổ vật xuống.
    Sau vụ khử thằng H. tôi trị tiếp thằng chánh tổng khác. Thằng khác, ngày về làng vây bắt cán bộ ta, đêm lại lên bốt ngủ. Nó ranh như cáo, mấy lần bị giết hụt nên rất cảnh giác. Đội trừ gian rình mãi mà chưa có dịp nào tiếp cận được nó. Ngày 30 tết Mậu Tuất (1948), cơ sở ta báo cho biết, tên chánh tổng bổ về nhà ăn tết với vợ. Tôi và hai đồng chí nữa hạ quyết tâm phải khử hắn bằng được.
    Một giờ sáng mồng một Tết, tôi vượt qua bức tưởng vây quanh nhà hắn, êm ru. Bước lên thềm, tôi lách ngón tay đẩy nhẹ hai lần then cửa, mò vào căn buồng, nơi vợ chồng hắn đang ngủ. Tôi nhận ra tên chánh tổng nằm ngoài đang ngáy khẽ, con hắn nằm giữa, vợ hắn nằm phía bên kia. Nhanh như chớp, tôi luồn tay xuống gáy, nâng đầu hắn dậy, áp họng súng vào mang tai bắn liền ba phát....
    Dạo ấy ở Phả Lại có một con chỉ điểm rất lợi hại, quen biết nhiều, lại rất thuộc mạng đường dây của ta ở khu căn cứ về các thôn xã. Mụ đã tìm ra và bí mật báo cho đồn Tây về vây bắt hàng chục cơ sở ta. Một số cán bộ ta mất cảnh giác, bị mụ lừa cho địch bắt. Nhà mụ ở trên sường núi bên bờ sông Phả Lại, liền với bốt giặc. Muốn vào nhà mụ phải đi qua 2 trạm gác Tây đen trên sườn núi, địch đặt cả đại liên và đại bác. Bằng cách đóng giả người qua sông, chúng tôi đột nhập vào nhà mụ vào giữa đêm . Mụ đang ở nhà với chồng và một đứa con nhỏ. Hai người của tôi khống chế chồng mụ, còn tôi quặp thốc mụ ra sông. Nhưng bờ sông ở ngay trước bốt địch. Cõng đi xa nữa sẽ lộ, nổ súng thì địch nghe tiếng sẽ bị vây gọn ngay. Tôi đè ngay mụ xuống bờ sông, cho một nhát dao vào bụng rồi ném xuống dòng nước. Không ngờ bị ném xuống sống rồi mụ vẫn sống và cố bơi theo dòng nước....Gay quá, chỉ cần mụ hét lên hoặc chồng mụ nhìn thấy thì sẽ bại lộ. Tôi lao xuống nước chém tiếp mấy nhát nữa mụ mới chết.
    Sau mấy vụ như thế, bọn tề gian chỉ điểm co lại. Bọn Tây trên đồn xuống làng xã cũng dè dặt hơn. Các cơ sở của ta bắt đầu hồi phục...Để lấy lại hồn vía cho bọn tay sai và hòng dồn ta về khu căn cứ, địch tăng cường lực lượng càn quét. Chúng bất ngờ đổ một lực lượng lớn lùng sục vùng địch hậu và vây một phần lãnh đạo ta ở hang Trại Sơn mười mấy ngày liền. Đêm thứ mười, tôi từ trong hang, mang theo súng và tài liệu mò ra cửa hang định vượt suối về căn cứ thì bị chúng phục kích vồ được.
    Tôi bị giải về Hải Phòng. Chúng bắt tôi khai ra những nơi tôi bắt liên lạc. Vì có tài liệu mang theo, không chối được, tôi phải nhận là mới được phân công về bắt liên lạc với cơ sở ở Hải Phòng, nhưng chưa bắt được thì đã bị vồ......
  3. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    (tiếp)
    Thằng quản Xồm giải tôi sang Kiến An, nhốt tôi dưới hầm nhà thờ. Thằng này bị toà án ta kết án tử hình nhưng chưa kịp thi hành án thì Tây bất ngờ đổ quân chiếm căn cứ của ta nên nó được cứu thoát. Nó căm thù cán bộ kháng chiến đến tận xương tủy, Hàng ngày, thằng quản Xồm sai bọn đao phủ buộc túm hai ngón tay cái và hai ngón chân cái của tôi lại, treo ngược lên, dùng điện tra vào chỗ hiểm, lại dùng dao cạo vào mỏ ác tôi cho máu chảy đầm đìa trên ngực, loang cả xuống xương sống, chảy tong tong xuống nền hầm như gà bị cắt tiết. Trước sau tôi cũng chỉ khai như ban đầu.
    Tên quản Xồm ***g lộn lên. Nó sai khóa tay tôi chung với một cô gái mà tôi không quen biết. Hàng ngày, đánh chán tay, chúng ném cả hai chúng tôi vào bể nước, giúi đầu cho uống nước đến căng bụng rồi vớt lên, đặt tôi nằm vắt ngang lên khúc gỗ rồi dùng giày đinh dận lên bụng cho nước vọt ra đằng mồm. Khi bụng vơi nước chúng nó lại ném chúng tôi xuống bể nước cho đến khi ngất xỉu, chúng mới thôi...Cô gái và tôi bị tra tấn cách này suốt nửa tháng liền. Thấy cách tra tấn không hiệu quả, nó dùng đến thủ đoạn khác. Nó bắt bọn đồ tể lột quần áo của hai chúng tôi. Cô gái bị trói ngửa lên thang. Chúng xô tôi ngã vật xuống úp lên bụng cô gái và chửi : "Đ.m. Đồng chí của mày đấy. Không muốn khai thì phải hiếp nó đi. Tôi giãy giụa vùng ra, thằng Xồm bảo:" A! Mẹ cha thằng ********* này còn khỏe. Đánh cho nó giập bọng *** nó mới chịu khai". Thế là roi da, *** bò chúng đánh. Tôi lịm đi trên bụng cô gái, thằng Xồm lại hô : " Thằng ********* giả vờ, đánh cho nó ngóc đầu dậy". Chúng lại đánh, nhưng lúc này tôi không biết đau nữa, cứ thế lả đi, máu trên người tôi chảy ròng ròng lên người cô gái. Cô ta nằm chết lịm, nhũn như tầu rau héo.
    Gần một tuần lễ như thế, không lấy được lời khai thác, một hôm thằng Xồm đưa con Mai Vân, nguyên là cán bộ kháng chiến, về hàng giặc, vào gian hầm tôi. Nó hỏi: " Có biết ai đây không?" Tôi lắc đầu, nó bắt con Vân tụt quần rồi tiếp tục hỏi lại : "Có biết cái con này không?" Mỗi lần hỏi, một lần nó dập mông mụ Mai Vân vào đầu tôi. Đầu tôi đập vào tường xi măng uỳnh uỵch theo nhịp hỏi cung của nó . Mấy hôm trước thằng Xồm dùng roi điện, dùi cui cao su đánh vào đầu tôi. Da đầu tôi rộp lên đến nỗi tôi không dám đưa tay sờ lên đầu. Bây giờ bị dập đầu vào tường, một mảng da và tóc ở đỉnh đầu tôi bị bóc ra, đỏ máu..Đau quá, tôi mê man, ngất đi mấy ngày liền...
    Khi tôi tỉnh, bọn địch đưa tôi xuống, giam ở căng thuộc nhà máy chai một tuần rồi giả về căng Đoạn Xá.
    Hai tháng sau, địch đưa tôi và gần 100 đồng chí nữa từ căng Đoạn Xá vào miền Nam thẳng ra Côn Đảo.
    Ngay từ ngày đầu bước xuống tầu để vào Nam, anh em đã bàn phương án cướp tầu đổ bộ vào vùng tự do nhưng không thành. Tầu cập bến, bước chân đầu tiên vừa đặt lên Côn Đảo đã làm xoay chuyển ý nghĩ của tôi về một Côn Đảo mà ở đó, tôi cứ tưởng sẽ được đi lại tự do, có thể làm những điều bí mật như mình mong muốn .......
  4. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Hầy dà, bao nhiêu bác đọc mà chả bác nào cho cái ý kiến phải trái đúng sai thế nhở, thế thì em post tiếp

    .... Ngày đầu tiên tôi chứng kiến ngay trong giờ đi làm khổ sai, nhiều người tù đã có lính mang súng đi kèm còn phải kéo lê chiếc xiềng sắt cột vào đôi cẳng chân chỉ còn da bọc xương. Có người tù, hai bên chân xiềng còn phải kéo theo hai quả tạ tròn, mỗi quả đến 5kg. Mỗi bước đi 2 quả tạ lăn qua lăn lại, xiết vòng sắt vào cổ chân đến tóe máu. Có người có sáng kiến tìm một đoạn dây, quàng lên vai rồi buộc hai quả tạ vào, treo ngang lên thắt lưng để bước đi cho dễ. Đoạn dây xiềng chỉ dài 40cm, phải đi chậm, bước nhanh là ngã.
    Bữa cơm tù đầu tiên ở Côn Đỏa, đói mà tôi không sao nuốt được. Cá khô mục, bám rặt xác giòi vừa đắng vừa hôi. Cơm gạo mục vừa khắm vừa chua, lại lẫn đến 1/4 là thóc. Khi ăn, cố gắng giằn riêng thóc ra, túm lại, về khám nằm cắn trắt cho đỡ đói. Anh em tù cũ kể rằng ở Côn Đảo mà người tù quanh năm không biết đến miếng cá tươi. Người suy nhược chỉ còn đến mức da bọc xương. Bắt được ổ chuột con trên mái nhà, con chuột chỉ to bằng ngón tay mà cũng phải bình để chia cho 3,4 đồng chí bị kiệt sức. Một lần, nhà tù câu được con cá mập lớn tới mức đặt nằm vắt ngang qua con đường, vợ con bọn gác ngục, viên chức không ai ăn. Mấy trăm tù được bữa thỏa thuê, nhưng ăn xong, hai giờ sau, suốt mấy khám thi nhau chạy giặc Tào Tháo đuổi. Gần 300 tù bị bệnh ỉa chảy hết lượt.. Cả nhà tù, từ giám ngục đến các bác sỹ, y tá phải bữa cuống cà kê, không bới đâu ra đủ thuốc cho tù, sau phải dùng cả lá bàng, lá sim nhau nghiến ngấu...
    Những ngày tối đầu tiên, khi đoàn tù chúng tôi từ đất liền ra, đặt chân vào khám, cửa khám vừa bị bọn gác ngục khóa lại thì đã thấy từ độ cao 7 mét, trên mái nhà dòng xuống 1 lá thư có nội dung: " Những người bạn tù khám bên cạnh gửi lời thăm hỏi động viên đến những anh em tù mới ra đảo". Tôi ngước nhìn xung quanh, ngốt quá! Tường nhà tù cao lừng lững thế kia, từ chân tường lên đến mái nhà lại phẳng lỳ, không một cái gờ, một vết sứt để có thể bám ngón chân vào. Tù nhân lại bị cấm không được đem đến bất cứ thứ gì, từ cái que đến một chiếc đinh vào khám. Làm thế nào, bên kia lại có thể leo lên, luồn được tờ thư từ bên ấy sang bên này qua lỗ thủng sát cây hoành
    Một tia hy vọng lóe lên trong đầu tôi: " Ở đây ta có một tổ chức vững chắc, đầy kinh nghiệm. Vậy thì ta có thể hy vọng"
    Ở Côn Đảo gần nửa tháng, tôi được cấp trên bí mật giao cho làm giao liên. Nhiệm vụ của giao liên là lúc đi lao động khổ sai - được tổ chức bố trí - xin phép những tên áp tù, cho đi lấy rau rừng hoặc đi lấy củi. Lợi dụng điều kiện ấy, bí mật chuyển tài liệu được viết bằng mật mã từ trong khám ra "điểm chết". "ĐIểm chết là điểm đặt ở ngoài rừng, trong khe núi hay trong hốc cây, đã được bàn giao sẵn. Sau đó nhận lại tài liệu cũng viết bằng mật mã ở "điểm chết" mang về khám. Người nhận và người đặt tài liệu tuyệt đối không biết nhau. Ngoài ra còn chuyển thư, tài liệu của khám mình sang bên cạnh.
    Công việc này rất nguy hiểm. Nếu bị lội có thể bị tra tấn đến chết. TRong tù, bọn gác ngục, bọn tù gian với đôi mắt cú vọ, lúc nào cũng theo sát từng cử chỉ, từng nét mặt người tù, có biểu hiện khác một ly là chúng khám liền...
  5. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    Phải công nhận là gian khổ thế mà họ đã đi cùng cuộc chiến để giải phóng đất nước.
    Ảm ơn bạn đã đưa lên để mình được đọc, mình vote sao cho bạn để bạn vững tay phím.
    Được bthungvn sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 21/09/2008
  6. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Cám ơn bác, chia sẻ để mọi người cùng đọc, hiểu thêm về những người tù Côn Đảo và cuộc sống địa ngục ở đây cũng là niềm vui của em :)
    ( Tiếp)
    Muốn chuyển tài liệu từ khám này sang khám khác bên cạnh, chúng tôi phải tập chồng người. Tầng thứ nhất, bốn người quây thành một vòng tròn, hai tay người này bá lấy hai vai của hai người bên cạnh. Tầng thứ hai, ba người nhảy lên, đứng trên vai bốn người, cũng bá vai nhau như thế. Tầng hứ ba, lại hai người leo lên, đứng trên vai ba người của tầng thứ hai. Tầng thứ tư, một người đứng lên vai hai người tở tầng thứ ba rồi vươn tay bám lấy cây hoành nằm dọc theo mép tường. Cứ thế, lân đến bức tường ngăn rồi luồn tài liệu từ kẽ hở giữa chiếc hoành và tường nhà xuống. Môn xiếc này, chúng tôi học gần một tuần thì thành tài, loáng 1 cái đã chồng xong 4 tầng người, cao đến gần sát mái. Tài liệu chuyển trong khám, nhận được, xem xong thì nhai hủy luôn.
    Tài liệu gửi ra "điểm chết" hay nhận từ điểm chết về, phức tạp hơn nhiều. Trước khi chuyển đi hay nhận về rồi phải giấu ngay trong khám.
    Hàng tuần, bọn giám thị, gác ngục, tù gian cho lính vào từng khám, moi móc mọi xó xỉnh, từ chân tường đến chỗ cầu tiêu. Chúng gõ tay xuống nền xi măng, chỗ nào có tiếng kêu bồm bộp là nậy lên tìm tài liệu. Mỗi khi tù đi làm về, trước khi vào phải cởi hết quần áo cho gác ngục khám. Quần áo tù không có gấu, chúng nắn hết lượt từ ống tay áo đến chỗ thắt giải quần. Những người bị tình nghi , chúng bắt chổng mông cho chúng xem có dắt tài liệu vào hậu môn không?
    Bọn địch kiểm soát chặt thì mình phải có cách, "vỏ quýt dầy có móng tay nhọn. Mật mã mình viết trên giấy pơ luya mỏng. Lúc thì dấu dưới vết thương, lúc thì cuộn lại cho thật nhỏ, bao một lần giấy bóng, xấp nước xà phòng cho trơn cửa hậu môn rồi luồn sâu vào trong, xong lau cho sạch mọi dấu vết. Khi gác ngục bắt chổng mông khám thì cố nín cho co lỗ hậu môn lại thật kín. Vào khám an toàn rồi lên cầu tiêu, bí mật lấy ra. Việc này phải thực tập nhiều lần, lúc đầu đau và rát, khó vào lắm, tóe cả máu như bị trĩ nặng, hậu môn tức cứ như người bị đánh đòn xăng tan vào hạ bộ. Tập làm mấy chục lần thành quen, thành phản xạ. Khi mới kiễng chân lên, lỗ hậu môn hình như tự động mở ra, cuộn tài liệu được bôi trơn ấn vào cứ tuồn tuột.
    Tài liệu cất trong khám, phải đào hầm thật nhỏ. Hầm có khi chỉ lớn hơn ngón tay, nhét vừa cuộn tài liệu như điếu thuốc lá. Hầm đào ở chỗ tối, cạnh cầu tiêu. Đào xong dùng san hô nung, nghiền ra, trộn với cát, tro cho giống màu nền khám, lèn thật chặt cho khi gõ vào thì không có tiếng bồm bộp. Trên mặt hầm bôi phân và nước tiểu cho ướt át, nhầy nhụa. Bọn gác ngục, tù gian vào khám soi mói, nhưng ngại vào chỗ cầu tiêu hôi hám, ướt át cũng không muốn gõ tay xuống nền. Có chỗ gõ xuống cũng không phát hiện vì hầm quá nhỏ, lại lèn chặt
  7. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn bạn đã post lên!!!
    Nên Scan chứ post thế thì lâu lắm!!!
  8. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Một phần em không scan là bởi vì trong quyển này thường ***g ghép vào những báo cáo thành tích mỏ này mỏ nọ, rồi là kể mấy cái chuyện nuôi con gì trồng cây gì, chuyện con cà con kê của mấy bác phóng viên với mấy bác tù Côn Đảo cũ ( thường dài gấp 2-3 lần nội dung chính). Vì thế em xin được post tiếp ( có chọn lọc sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhất):
    ....Trong suốt hai năm làm nhiệm vụ giao liên, chỉ duy nhất một lần địch bắt được tôi đùm tài liệu vào vết thương giả. Chúng đánh tôi thừa sống thiếu chết, rồi đành ném tôi vào hầm tối, ăn cơm nhạt 3 tháng vì tài liệu được viết bằng mật mã, chúng không đọc được. Khi bị đánh, tôi chỉ khai là mệt mỏi quá, muốn giả cách bị thương để xin nằm nhà vài ngày. Còn tờ giấy, tôi khai là vô tình nhặt được, độn vào vết thương giả, cho có vẻ thật...
    Việc cất tài liệu ở "điểm chết" phải thận trọng hơn nhiề. Khi đi khổ sai, phải tìm những khe núi, hốc cây ở những chỗ rậm rạp, ít người dám đến. Được phép vào rừng kiếm củi, rau phải bằngmọi cách làm được 2 việc: nhanh chóng trao đổi tài liệu với "điểm chết" rồi phải đi lấy cho được một vác củi hay một ôm rau, nếu không địch sẽ nghi mà mình dễ bị tra hỏi, lần sau xin đi chúng không cho phép nữa.
    Ở Côn Đảo, rắn xanh nhung nhúc, nhưng lạ lắm, chúng không cắn người tù bao giờ, dù có lúc đá cả vào nó. Người ở Côn Đảo kể rằng, khi Gia Long bị anh em nhà Tây Sơn đánh cho thất điên bát đảo, phải chạy ra Côn Đảo, quân lính nhà vua bị độc xà và dã thú làm hại nhiều lần. Nhà vua phải lập đàn cầu thần linh, từ đó độc xà và dã thú không làm hại người nữa. Tôi thì nghiệm ra, kẻ ác mà gần người lành, có chính nghĩa thì chúng cũng thuần hơn.
    Dạo Đảo ủy tiến hành kế hoạch giải phóng Côn Đảo với chủ trương đưa tất cả số tù chính trị về đất liền, tôi được bố trí bổ sung vào đơn vị xung kích ở kíp rải đá đoạn đường ở mom Cá Mập vì tôi khỏe, đã từng ở đội trừ gian, thạo tấn công và bắt địch bất ngờ. Trước ngày nổ ra cuộc bạo động, tôi vẫn làm nhiệm vụ giao liên. Giao liên bây giờ có thêm nhiệm vụ nữa: bí mật chuyển các vật liệu làm thuyền như nhựa đường , quần áo, lương thực, thuốc men dự trữ giao cho kíp bến Đầm. Mọi việc tôi đều làm trót lọt...
    Chuyến vượt biển đã không thành công. Nhưng tiếng vang lớn về uy lực và chính trị của những người tù Côn Đảo đã làm kẻ thù kính phục và nể sợ.
    Cuối năm 1954, bác Bí được ra tù trong đợt trao trả tù binh, sau đó về làm công nhân đập đá ở Khánh Chủ rồi làm than ở mỏ Hà Lầm. Năm 1964, bác Bí được điều về mỏ Vàng Danh đến năm 1975. Một năm sau, do được cấp trên tin cậy, bác được điều vào Đà Lạt để khảo sát và tìm kiếm kho vàng lớn do Nhật để lại

    Cuối năm 1980, bác Bí nghỉ hưu. Kể từ lúc trao trả tù binh cho đến tận bây giờ ( 1995), bác vẫn chưa được phục hồi Đảng tịch. Tất cả các chiến sĩ ta do địch trao trả đều phải được cấp trên thẩm tra lại lý lịch, vì thế nhiều người khi ra tù vẫn không được sinh hoạt Đảng trở lại, bác Bí là một trường hợp như thế. Nhưng dù cảnh ngộ như vậy, nhưng ở bất cứ đâu, làm công tác gì , bác Bí cũng cố gắng làm thật tốt, sống cho thật đức độ để chứng tỏ mình bao giờ cũng luôn luôn giữ được tư chất của một người tù Côn Đảo.
    ( Hết chuyện thứ nhất)
  9. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Không có bác nào ủng hộ nên em cũng hơi nản, định thôi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì đã làm việc gì thì nên làm cho trót, nay em xin post tiếp
    Chuyện thứ hai:
    ĐÀO HẦM
    ( viết về ông Nguyễn Văn Tiếp)
    Trước khi kể câu chuyện "Đào hầm", xin được nói vài lời bằng cảm nhận ở tuổi thất thập cổ lai hy của tôi về những người tù Côn Đảo. Tôi là Nguyễn Văn Tiếp, quê ở xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Tôi phải nói thế này, không ở đâu trên thế gian này, con người phải chịu đựng cảnh đối xử cực hình như ở nhà tù Côn Đảo. Và cũng không ở đâu con người lại có sức sống mãnh liệt với tinh thần đoàn kết yêu thương nhau như những người tù Côn Đảo. Chúng tôi sống bằng lòng tin tuyệt đối vào tổ chức Đảng. Phải nói là một kỷ luật thép: Đảng bảo tôi phải chết! tôi sẵn sàng. Đảng bảo anh phải chịu đòn thay cho đồng đội, anh sẵn sàng. Đảng bảo tất cả phải tuyệt thực, tất cả sẵn sàng...
    Chính tôi cũng không tài nào hiểu nổi tại sao ngày ấy những người tù Côn Đảo chúng tôi lại có được sức mạnh đoàn kết dám hy sinh, dám hiến dâng trọn đời mình cho cách mạng một cách vô tư, trong sáng đến vậy.
    Ở Côn Đảo mục đích duy nhất của chúng tôi là phải sống, vượt qua mọi gian khổ để sống và bằng mọi giá phải tìm cách vượt biển về đất liền. Trên đường ra Côn Đảo, chúng tôi đã có ý định cướp tầu. Ý định mới táo tợn làm sao. Ngặt một nỗi trên mũi tầu bọn chúng có đặt một cỗ sũng máy đen trũi luôn sẵn sàng nhả đạn bất kỳ lúc nào. Cuối cùng cái kế hoạch cướp tầu không thực hiện được, chúng tôi được đổ lên Côn Đảo. Ra tới Côn Đảo, con người bỗng thấy bé nhỏ trước thiên nhiên. Biển trời mênh mông chỉ có sóng và gió bủa vây bốn bề. Trên đảo là chế độ hà khắc của đế quốc Pháp và một hệ thống nhà tù, chuồng cọp, bê tông cốt thép, gông cùm và roi vọt. Con người tồn tại được phải có một nghị lực phi thường. Phải sống ! Sống để vượt biển, vượt biển để mà sống. Đó là niềm tin và hy vọng. Ở Côn Đảo có nhiều cuộc vượt biển bằng đủ kiểu nhưng chưa có cuộc vượt biển nào có quy mô to lớn như đợt vượt biển của chúng tôi vào cuối tháng 12 năm 1952.
    Chúng tôi đã phải chuẩn bị cho cuộc vượt biển từ trước đó 3-4 tháng. Muốn vượt biển, phải có thuyền. Đã có một vài lần chúng tôi bí mật tổ chức đan thuyền trên núi nhưng đều bị lộ. Đan xong không có chỗ nào cất giấu. Một lần chúng tôi đã tổ chức đan thuyền nan ở khu vực Cỏ Ống. Anh em đang hăng hái tập kết được tre về, ra nan chuẩn bị đan thì bị lộ. Một lần nữa chúng tôi lại tổ chức đóng hẳn thuyền ván ở vũng Ông Đụng. Công việc lần này đang bước sang giai đoạn xẻ gỗ thì cũng lại bị lộ. Lần này bọn chúng bắt được ông Mật, chúng đánh ông một trận thừa sống thiếu chết. Từ lần ấy, bọn quản trại và bọn lính gác đi lùng sục khắp nơi. Có lẽ chỉ còn cách chui xuống đất mới thoát khỏi con mắt rình mò của bọn chúng. Và cuối cùng, chúng tôi đã quyết định chui xuống lòng đất để đan thuyền vượt biển. Chuyện ngỡ như huyền thoại. Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi cũng không hiểu nỏi tại sao ngày ấy chúng tôi có thể làm được những điều thần kỳ đến vậy. Đó là câu chuyện "Đào Hầm", tôi xin kể ....
  10. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    Trời bác này buồn cười nhỉ anh em không bình luận vì sợ bác mất mạch bài viết, điều này sẽ làm cho câu truyện đứt đoạn không hay và hấp dẫn nữa. Vả lại thể loại truyện tự thuật thế này thì không ai có thể bình luận được cả. Vững tay phím nhé !

Chia sẻ trang này