1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những mảnh đời sống mãi

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi adamantan, 20/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ít người thò vào là tốt đấy bác, sợ nhất là các topic truyện mà lại hoá ra bãi chiến trường cho các phe đấu đá nhau. Nhà em là có kinh nghiệm dzụ này lắm :D
    Đã ủng hộ bác từ trước rồi.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Vâng, bác mod đã có lời thì em xin tiếp tục, không dám lười nữa
    ....Nhận nhiệm vụ trực tiếp đào hầm gồm có tôi, anh Xuân, anh Sung, anh Bằng và anh Họa. Anh Họa là tổ trưởng. Tới nay có lẽ chỉ mỗi mình tôi còn sống, tôi không những còn sống được tới ngày nay mà tôi còn được chứng kiến một chuyện cũng cực kỳ bất ngờ. Ngày trở lại vùng mỏ, nhân một chuyến đi công tác lên Mạo Khê, tình cờ thế quái nào lại gặp ngay thằng T. , cái thằng phản bội. Phải! Chính thằng T này phản bội nên chúng tôi mới bị bắt và đưa ra Côn Đảo. Có lẽ nó cứ nghĩ chúng tôi nghoẻo cả nên khi hòa bình nó mới ung dung sống như một người cách mạng chân chính. Ngày tôi gặp lại hắn, hắn cũng đã leo lên được cái chức phó quản đốc hay là phó giám đốc gì đó tôi cũng chẳng rõ. Nhưng thôi, chuyện hôm nay không phải là về hắn, sự phản bội của hắn đã có pháp luật. Chuyện tôi kể hôm nay là chuyện "Đào hầm". Đào hầm để giấu thuyền, giấu thuyền để chuẩn bị chờ cơ hội vượt biển. Chúng ta hãy tưởng tượng 1 cái thuyền vượt biển được đan và giấu dưới lòng đất.
    Tôi là dân thợ mỏ chẳng lạ chuyện đào đất, chống lò, cái khó của công việc đào hầm ở đây là phải giữ bí mật. Chúng tôi đào 2 căn hầm xuyên giữa lòng 7 gian nhà trại. Mỗi hầm dài 8 mét, rộng 2 mét, sâu mét tư. Công việc cụ thể được đặt ra. Chúng tôi phải bí mật chuyển đi tới 65 mét khối đất chìm. Nếu đổ gọn lại một chỗ thì lượng đất phải thành một ngọn núi. Vấn đề khó khăn là giấu đi đâu một núi đất như vậy mà bọn chúng không phát hiện được, trong bối cảnh xung quanh trại hàng rào thép gai vây kín, lính gác cả ngày lẫn đêm. Ban ngày chúng tôi phải đi lao động khổ sai, công việc đào hầm chỉ làm vào ban đêm. Khó khăn ngoài sức tưởng tượng, nền nhà toàn cát là cát, đào đến đâu, cát lở ụp xuống đến đấy. Vậy là trong kế hoạch lại phải đẻ thêm một công đoạn lên rừng kiếm song mây, tre nứa đan phên chắn cát. Đào đến đâu lùa phên vào đến đó. Cửa hầm được mở dưới gầm giường, ban ngày đi lao động khổ sai, lại thu dọn sạch sẽ mọi dấu vết của công việc trong đêm. Đất cát trong một đêm đào bới phải ủ dưới các gầm giường, chờ cơ hội thuận lợi thì chuyển đi. Cứ mỗi chủ nhật, anh em chúng tôi lại bầy ra cái trò tổng vệ sinh, quét dọn toàn bộ khu vực trại. Mục đích cũng chỉ là che mắt bọn quản trại để chuyển đất ra ngoài. Có đợt đất ủ đầy ngập tất cả các gầm giường mà vẫn kẹt không chuyển đi được, chúng tôi lại phải nâng độ cao của tất cả các gầm giường trong trại để chứa được nhiều đất. Nhưng khối lượng đất từ dưới hầm chuyển lên hàng đêm vẫn nhiều đến không ngờ. Cái khó nhất, dễ bị lộ nhất là khâu tiêu thụ đất. Từ cái khó đó, chúng tôi lại nảy ra một sáng kiến - một sáng kiến cực hay, tới bây giờ nghĩ lại vẫn khoái. Cái khoái là chúng tôi lừa được bọn quản trại, đất đổ ngay trước cửa trại mà bọn chúng không hề nghi ngờ gì. Chả là chúng tôi xin phép bọn quản trại cho làm vườn hoa, vườn cây trước cửa trại. Ban ngày chúng tôi đi lao động khổ sai, lên rừng kiếm cây về trồng, tối đến lại lao vào đào hầm. Mỗi chủ nhật lại tạo cớ dọn vệ sinh lấy đất đổ lên thành vườn hoa, vườn cây. Sáng kiến này có hai cái lợi: Thứ nhất là có chỗ để mà đổ đất, thứ hai là làm cho bọn chúng cứ ngỡ rằng chúng tôi yêu quý cái cuộc đời khổ sai này lắm. Bọn chúng đâu có ngờ đêm đêm chúng tôi vẫn hì hục đào hầm, đào một cách dẻo dai, kiên nhẫn. Tay chân người nào người nấy tợt rữa ra rồi chai sần lại. Công việc đào hầm đang trong đà trôi chảy thì gặp một trở ngại không ngờ: Một hòn đá to như con trâu nằm chắn ngang hướng đi của căn hầm. Không có cách gì đập phá nổi hòn đá đó. Nếu dùng búa đập sẽ gây tiếng động dễ bị lộ. Có ý kiến cho rằng phải chuyển hướng đi của căn hầm, nhưng cách đó không thực hiện được vì nếu đào hầm chệch khỏi lòng nhà, khi gặp trời mưa hầm sẽ bị nước tràn vào dễ sập. Lại có ý kiến lật tung nắp hầm dùng sức người lôi cổ cái con trâu đá đó lên. Nhưng khốn nỗi có đưa được hòn đá đấy lên thì giấu nó ở đâu để khỏi bị lộ, không có lẽ lại bảo hòn đá đấy ở trên trời rơi xuống ? Chả lẽ chịu bó tay.....
  3. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    ....Cuối cùng chỉ còn cách đào sâu lòng hầm xuống để chôn sống con "trâu đá" ấy. Mỗi lần vượt qua một trở ngại, tinh thần lại được nâng lên. Người đào hầm, người chuyển đất, người chống sụt lở, còn lại số người thể lực yếu thì ưu tiên vào đội văn nghệ. "Chà chà, sướng lắm đấy mà còn ca với hát" - Đó là bọn quản trại bảo chúng tôi thế. Cái đội văn nghệ ấy còn được gọi là ban ca nhạc. Chuyện thật mà như bịa. Ban ngày đi lao động khổ sai mệt đứt hơi, tối đến lại còn bày vẽ ra văn nghệ ca hát nữa. Đúng vậy, cái việc ca hát với những tay nghệ sĩ gõ xoong nồi bát đĩa cũng quan trọng chẳng kém công việc đào hầm. Nghĩa là cái ban ca nhạc với những nghệ sĩ bất đắc dĩ ấy phải có nhiệm vụ ca hát liên tục trong suốt thời gian chúng tôi đào hầm. Chúng tôi tận dụng mọi thứ từ cái bát, đôi đũa đến vung xoong, nồi làm nhạc cụ. Mục đích là gõ cho thật kêu, hát cho thật to. Hát đến khản cả cổ. Hát hết bài này lại nhảy sang bài khác rồi lại lặp đi lặp lại. Nhiều lúc rên gào kêu khóc nữa. Nghĩa là: Mục đích của ban ca nhạc phải át đi tiếng đào hầm lục cục thâu đêm trong lòng đất. Đó là phương cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho công việc đào hầm trong đêm. Càng về đêm, tiếng vang trong lòng đất lại càng rõ hơn, nếu không có ban ca nhạc phục vụ liên tục. Tôi là dân thợ mỏ phải nói là khỏe nhất trong tổ đào hầm, vậy mà nhiều lúc cũng thấy mệt rũ ra tưởng không trụ nổi. Nhưng rồi qua mỗi đêm, căn hầm vẫn được rộng thêm, sâu thêm và dài thêm. Sự sống của mỗi chúng tôi trông chờ vào sự thành công của công việc đào hầm. Không có hầm thì không thể có chỗ giấu thuyền và không có thuyền thì không thể nói đến chuyện vượt biển. Chúng tôi vừa làm vừa thấp thỏm hồi hộp chờ đến cái ngày ấy. Tuy chẳng ai biết đích xác ngày ấy là ngày nào, chúng tôi chỉ biết tháng 11 là tháng của những người trốn tù, mùa của những người vượt biển. Tôi là dân Quảng Yên nên chẳng lạ gì chuyện sông nước biển khơi. ĐI biển với một phương tiện thô sơ cần phải lợi dụng vào nước và gió. Bởi vậy tháng 11 là tháng thuận lợi nhất để chúng tôi có hy vọng trở về đất liền. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải hoàn thành mọi công việc chuẩn bị cho việc vượt biển trước tháng 11.
    Khi căn hầm được mở ra tới sát chân cột nhà trại, mọi người mới sửng sốt nhận ra nhà trại có nguy cơ bị đổ vì lớp cát trên nóc hầm rất mỏng. Mọi người sợ đứng tim. Lại một lần nữa cái nghề chống lò ở mỏ đã giúp tôi nghĩ ra cách nối thêm mỗi cột nhà trại một đoạn cây để đỡ lực nén từ trên xuống, cứu được nguy cơ đổ nhà, sập hầm. Qua được trận ấy, chúng tôi lại lao vào đào một cách tự tin hơn. Chỉ nghĩ tới đất liền, tới người thân là quên mọi mệt nhọc gian khổ. Người lo khâu buồm, người lo chặt song mây. Công việc đan thuyền vừa được triển khai thì dường như bọn quản trại nghi ngờ có chuyện gì đó.. Chúng cho lính lùng sục khắp nơi, lại một lần bọn chúng bắt chúng tôi tập hợp xếp thành hàng ngang để chúng khám xét từng người, rồi cho lính cầm thuốn đi lục lọi khắp mọi nơi chúng nghi vấn. Chúng tôi ai cũng lo sợ, lỡ công việc đào hầm đã bị bại lộ. Ngay lúc đó bản thân tôi đã nhận lệnh cấp trên giao: Nếu công việc bại lộ, tôi sẽ là người đứng ra nhận tội với bọn chúng để đảm bảo an toàn cho tổ chức. Nhưng cũng thật may mắn, lần ấy bọn chúng lại không tìm ra dấu vết gì của những căn hầm và những chiếc thuyền đã nằm im lìm trong lòng đất...
    Từ lần ấy, để đàm bảo an toàn cho căn hầm, bộ phận đào hầm chúng tôi lại phải thay lớp đất cát trên nóc hầm bằng một lớp đá sỏi dày chừng 20 - 30 phân đề phòng bọn chúng dùng thuốn để thuốn hầm. Cuối cùng mọi công việc từ đào hầm đến đan thuyền, khâu buồm được hoàn thành tất nhưng vẫn phải chờ đợi vì chưa có lệnh của cấp trên. Chưa có lệnh thì không ai được hành động gì. Những ngày chờ đợi là những ngày đầy lo âu, chỉ cần sơ suất nhỏ cũng làm hỏng mọi chuyện.Chờ mãi rồi cái ngày ấy đã đến. Chúng tôi vùng lên bắt trói tất cả bọn quản trại, lính gác. Căn hầm bí mật được phá tung để đưa những con thuyền ra biển cả. Và biển cả rồi sẽ đưa chúng tôi về với đất liền.
    Hết chuyện thứ 2

Chia sẻ trang này