1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những mặt tối của điện ảnh (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi 1inbox, 12/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1inbox

    1inbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Những mặt tối của điện ảnh (*)

    1. lại quả ngân sách làm phim. hàng năm, các hãng phim xếp hàng giành giật những suất ngân sách nhà nước cho các phim của mình. các hãng phải chi trong, chi ngoài, tiếp khách, quà cáp, quan hệ ... để xí được phần đó. nghe buôn dưa cũng phải mất 10 %. tất nhiên, cũng phải có kịch bản coi được được tí. tiền của nhà nước thì sản phẩm phim cũng thuộc kiểu dáng nhà nước.

    2. cắt xén tiền làm phim. có tiền xong, đến lượt các hãng bòn rút ngân sách làm phim. nghe buôn dưa tới 30 % dự toán. nhóm được hưởng là ban giám đốc, kế hoạch, chủ nhiệm, đạo diễn, kế toán ... chớ nhân viên đâu có cửa. cái vụ này làm cho chất lượng phim đã kém càng kém hơn.

    3. bóp cổ các hãng phim tư nhân. các hãng phim quốc doanh coi vậy chớ mạnh lắm về cái khoản cơ sở vật chất : nhà cửa bỏ hoang, xe cộ, máy quay xịn, phòng thu âm, chiếu thử, in tráng, phòng dựng, ánh sáng, máy phát điện ... hãng phim tư nhân trong nước ko có tiền sắm dữ vậy. vậy chủ yếu các hãng phim quốc doanh làm dịch vụ. lại chi trong, chi ngoài. có khi khoản chi ngoài cao hơn tiền ghi trong hợp đồng. nào tiền làm giấy phép duyệt kịch bản, tiền giám sát quay phim, tiền duyệt phim xuất nhập in tráng ... nhiều hãng phim nước ngoài quá bất ngờ và chán nản nên ko có mấy ai muốn quay phim tại vn.

    4. đầu tư ban ơn và dàn trải. nếu biết chút đỉnh về trang thiết bị của các hãng phim quốc doanh, quí bạn sẽ thấy mỗi hãng có một tí thế mạnh nào đó về thiết bị. gọi là ban ơn vì người chủ điện ảnh vn ngồi giữa bầy tôi đông đúc bao quanh, rồi nghe ta thán, ca ngợi, xin xỏ, rồi e hèm, chỉ chỉ, quyết anh này nhiêu nhiêu. gọi là dàn trải vì cho mỗi em một miếng để lấy lòng tất cả, ai cũng có phần. miếng bánh nhỏ đem chia đều.

    5. trình độ chưa đạt yêu cầu. giới đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên, phóng viên, nhà phê bình ... hiện tại có vẻ như kém hơn hồi xưa. thích nổi tiếng, thích nghe nịnh, thích dạy dỗ, nói nhiều, nói xấu lẫn nhau. nhưng điều quan trọng là chất lượng sản phẩm, diễn xuất ... ko theo kịp thời đại. so sánh một phim truyện ngày nay với một phim tài liệu ngày xưa, thấy trình độ thật quá chênh lệch.

    (tớ bận việc phải đi. còn tiếp kì sau : cách chơi của giới điện ảnh vn)



    am ur inbox

    Được notbad sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 13/11/2003
  2. vietnamheart1

    vietnamheart1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    để tớ viết tiếp cho, về sự ăn chơi của một số (not all à nhe) quí vị trong giới điện ảnh vn.
    1. ******** hiên ngang. mỗi lần đoàn phim đi tới đâu là mấy xóm nhà lá mừng rỡ. ngòai giờ quay, các chú chơi bạo lắm. đến địa phương nào là có điểm hẳn hoi (cài đặt đâu sẵn sàng). và chơi là chơi tới bến. có đồng chí diễn viên chính quậy tới mức bợp cả tiếp viên nữ, đập phá cả nhà hàng. hết sức lùi xùi.
    đó là ra ngoài chơi. còn trong nhà cũng khối. các cô chú cứ cặp cặp là biến đến sáng. cũng có khi yêu nhau, đánh ghen mí nhau lại là mấy chú mới chết chứ lị. có một câu chuyện khá nổi tiếng lưu truyền tại sài gòn như vầy : một buổi tối sau khi quay phim xong, đoàn phim đang nghỉ trong một ngôi nhà. một đám chơi tiến lên đằng này thì đằng kia có hai cô chú cứ hổn hễn thơm nhau rồi hùng hục ******** với nhau thoải mái. mà đây là những diễn viên nổi tiếng đấy nhé.
    2. quấy rối ********. những người có khả năng quấy rối đương nhiên phải có chức vụ cao tí cỡ ban giám đốc hãng và đạo diễn ... còn những người bị quấy rối đa số là diễn viên và "sắp diễn viên". trông bề ngoài có thể thấy được những quan hệ như vậy. nhưng điều khó là ko đánh giá được mức độ ưng thuận của đôi bên. vì theo tớ, gọi là quấy rối chỉ khi một bên bị cưỡng bức.
    hôm nay tạm thế nhé, phải đi đây. ciao.
    1traitimvietnam
  3. secresun

    secresun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    tớ muốn nói về mặt tối của các rạp chiếu bóng. bạn bít ko, một hãng phim ko có rạp chiếu cũng giống như một đội bóng ko có sân thi đấu riêng. cái gọi là cơ sở vật chất của điện ảnh vn được phân chia nhỏ, nào trung ương, tỉnh thành, quận huyện ... sản xuất riêng, phát hành riêng. đặc biệt là ai cũng có quyền.
    một tờ báo in muốn làm chương trình phát hình tivi cũng phải chung tiền cho truyền hình. cũng là trong ngành ko đấy. thì đây cũng thế. quí bạn có phim rồi muốn đem chiếu cũng phải chung tiền. để chi ? để chọn được những rạp tốt nhất, những thời điểm tốt nhất.
    tớ nghĩ là nếu chính phủ quan tâm đến điện ảnh thì nên có quyết định dứt khoát đầu tiên là bỏ hệ thống chiếu bóng độc lập. nhìn các rạp kinh doanh thời gian qua, đủ thấy ở đây có kiến thức về công nghiệp điện ảnh chưa đủ, tiếp thị điện ảnh yếu, kinh doanh rạp hát kém. thế mà được nắm toàn bộ hệ thống đầu ra của điện ảnh. ở sài gòn, trừ rạp của nước ngoài thì chỉ có ba rạp là còn tạm xem được (5/10). (trong đó có 1 rạp của hãng phim gp). mấy chục rạp còn lại đều là những hang ổ tệ nạn.
    tớ thấy các hãng phim cũng còn nhiều vấn đề phải cải thiện nhưng trên bình diện lợi ích chung, nên giao rạp hát cho các hãng phim. họ sẽ sử dụng các rạp để kinh doanh kiếm tiền bằng sản phẩm của mình, tự tiếp thị, tự tìm kiếm nguồn phim đạt doanh thu cao, biến rạp hát thành nơi giải trí tin cậy của công chúng yêu thích điện ảnh.
    từ đó, các hãng sẽ ko còn ngữa tay xin tiền nhà nước làm phim nữa. họ tự hạch toán lấy. còn nhà nước có cần làm phim truyền thống gì đó thì tổ chức đấu thầu kịch bản, sản xuất, đạo diễn ... rồi kiểm tra chất lượng sản phẩm, công chiếu.
    gom lại một hệ thống thống nhất và tự lập như vậy sẽ giúp điện ảnh vn có cơ hội phát triển nhanh hơn và cũng là dịp thử thách tay nghề của các hãng phim.
    i'm a secre1
  4. vietnamheart1

    vietnamheart1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    muốn giao các rạp cho các hãng phim, phải làm một cuộc cách mạng lớn là sáp nhập các hãng phim. cả nước có đến mấy chục hãng phim có chức năng giống y nhau. sự phân tán kiểu sứ quân làm ốm yếu hẳn hệ thống sản xuất điện ảnh vn từ cơ sở vật chất, đầu tư tiền của, nhân sự ... và hình thành những bộ máy khổng lồ của các hãng thật lãng phí trước qui mô sản xuất điện ảnh quá nhỏ bé. thế thì làm sao mà phát triển. còn nếu giao mấy chục rạp hát cho mấy chục hãng phim thì tất cả mọi việc lại như cũ mà thôi.
    1traitimvietnam
  5. secresun

    secresun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    tớ nghĩ muốn có kịch bản hay và tránh được tiêu cực thì cơ quan chức năng nên tổ chức tuyển chọn công khai kịch bản điện ảnh hàng năm theo từng thể loại.
    đối tượng dự tuyển ko phân biệt trong, ngoài ngành điện ảnh - văn học hay quốc gia. người nghiệp dư rất có thể viết nên những câu chuyện hay hơn những nhà văn chuyên nghiệp. người sống ở nước ngoài có những góc nhìn khác hơn miễn sao câu chuyện phù hợp.
    có kịch bản tốt, lại tiếp tục đấu thầu nhà sản xuất và đạo diễn. các hãng dự thầu sẽ chứng minh phương án sản xuất - phát hành tối ưu, thuyết trình kịch bản phân cảnh, truyện tranh, phương án diễn viên ... nói chung là tìm cách phác họa thành công nhất về hình ảnh tương lai của bộ phim. hội đồng sẽ cho điểm và giao phim cho hãng thắng thầu thực hiện.
    các đài truyền hình tổ chức hàng năm giải phim truyện hoặc tài liệu ngắn (betacam) cho bạn đọc. các hãng tổ chức giải phim nhựa ngắn. bạn đọc ngày nay rất có thể đã biết làm được bộ phim 15 phút, có khi còn xuất sắc hơn chính cả đài hay hãng. với điều kiện đài truyền hình, hãng phim phải trả công xứng đáng cho người dự thi và đoạt giải.
    cả xã hội làm phim thì may ra mới tăng cường được sự phổ biến điện ảnhchất lượng điện ảnh. bạn ko thấy là quí vị sản xuất, đạo diễn, diễn viên nước nhà thật đã quá nhớn tuổi để đủ sức xông xáo theo một phong cách điện ảnh mới.
    i''m a secre1
    Được secresun sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 17/11/2003
  6. 00si

    00si Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    những nhược điểm trong diễn xuất của diễn viên :
    1. quá cứng nhắc hoặc quá lố. mình nhận thấy đa số diễn viên ta diễn xuất hơi bị cứng, đặc biệt sự biểu lộ trên nét mặt. có những diễn viên xinh đẹp đó nhưng gương mặt thể hiện ko đủ trạng thái nhân vật lúc đó cho nên nhiều khi phẳng lì, thiếu cảm xúc. động tác, cử động ko bình thường, đôi khi thấy máy móc và gượng ép.
    ngược lại, có người lại biểu lộ cảm xúc quá cường điệu về trạng thái cũng như thời lượng làm người xem cảm thấy dư thừa kiểu sân khấu. phải nói là chọn một cách biểu lộ cảm xúc riêng biệt và chừng mực cũng phải có nghề và sự nhạy cảm tinh tế.
    2. ko biết thoại. mình đoán chỉ có 30 % diễn viên ta có đủ sức thoại. một diễn viên ko thoại được thì coi như chỉ mới diễn phân nửa. và khi thoại được thì nhược điểm là thiếu xúc cảm và ko thực tế.
    chỉ có hai lí giải. hoặc là các diễn viên thấy mình diễn xuất như vậy là đã tuyệt vời. điều này ko bàn. hoặc là các diễn viên lười lao động, ko chịu luyện tập phần thoại và trình độ diễn xuất chỉ đến đấy mà thôi.
  7. speedkn

    speedkn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ hình như tớ có xem một tẹo trên truyền hình "hộp quốc hội" thì phải. Thấy bảo mỗi năm nhà nước mình chỉ cung cấp có 10 tỉ đồng để làm phim. Trong khi đó phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, nước mình bỏ vốn là 15 tỉ, còn lại là TQ bỏ vốn.
    Tri nhân tri diện bất tri tâm ​
  8. 00si

    00si Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    có hẹp cũng phải có rộng. giờ nói về cái sự tối của điện ảnh thế giới, tớ thấy cũng na ná như nhau.
    1.cũng ngữa tay xin tiền. trừ điện ảnh mỹ, điện ảnh những nước còn lại đều có màn xin tiền nhà nước, xin tiền tài trợ làm phim. rồi cũng bạn bè, nhất thân nhì thế, lại quả. rồi tiêu xài phóng túng số tiền làm phim.
    2. quảng cáo trong phim truyện. đừng tưởng thiết kế ngẫu nhiên đâu nhé. ngài sản xuất-thiết kế lấy tiền quảng cáo của các hãng rùi bắt quay cái nhãn xe, cái lon nước ngọt ... bất kì nhãn hiệu nào mà quí bạn thấy trong phim đều có thu tiền. có khi quá đà đâm ra nhàm chán và bực bội. he he ! cái này phim ta từ từ tính được rồi.
    3. thao túng của nhà tài phiệt. có những phim truyện hành động cực kì hấp dẫn nhưng đầy màu sắc chính trị chống lại cả một quốc gia, dân tộc nào đó một cách thô thiển và cực đoan. có những phim đậm chất tuyên truyền cho những chủ trương từng lúc của chính phủ hay của một tập đoàn. những nhà tài phiệt bỏ tiền làm phim theo những ý định riêng và coi đó như là một công cụ tuyên truyền mềm mại nhất, hấp dẫn nhất đối với công chúng. sự thương cảm số phận nhân vật trong phim dần dần có thể phát triển thành một tâm lý thương - ghét phổ biến và có chủ đích.
    4. chấm giải bậy bạ và tiêu cực. đừng nghĩ là các liên hoan phim thế giới đều trong sáng. chính nhiều báo phương tây đã vạch ra những mặt tối trong việc mua phiếu giám khảo, chung tiền để được lọt sâu vào giải. báo chí phương tây cũng vạch ra hàng loạt những điểm thấp kém của một bộ phim vừa đoạt giải cao nhất.
    người ta đã ko xem hết các phim dự giải theo điều lệ để có đủ thông tin thẩm định chính xác giá trị từng bộ phim. người ta đã nhận tiền trong việc chọn lựa phim vào chung kết. có người trong ban tổ chức liên hoan phim (cỡ oscar hay cann) nói rằng, "chi phí để đoạt những giải thưởng điện ảnh danh giá cũng là một cách đầu tư để tạo được doanh thu khổng lồ khi phát hành". tiền thực sự đã chi phối nhận định về giá trị nghệ thuật trong điện ảnh thế giới.
    4. đời tư bát nháo. cuộc sống của diễn viên, nhà sản xuất, đạo diễn của điện ảnh phương tây, theo những tờ báo lá cải, hết sức lùi xùi. ******** thoải mái hay quấy rối ******** là những chuyện cơm bữa và thông thường, nhất là đối với loại hãng phim, diễn viên hạng hai trở đi. nếu những tờ báo ấy chỉ nói đúng 50 % thì sự việc cũng đáng ghê rồi. nhiều "diễn viên qui hoạch" sẵn sàng làm tất cả chỉ để được làm diễn viên. hậu trường điện ảnh thế giới, nhất là mỹ là một cuộc chơi lớn và triền miên của dục tình.
    úi, tớ mỏi tay quá. tạm nghỉ nhé.
    điệp viên 00 thấy
  9. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    [1. quá cứng nhắc hoặc quá lố. mình nhận thấy đa số diễn viên ta diễn xuất hơi bị cứng, đặc biệt sự biểu lộ trên nét mặt. có những diễn viên xinh đẹp đó nhưng gương mặt thể hiện ko đủ trạng thái nhân vật lúc đó cho nên nhiều khi phẳng lì, thiếu cảm xúc. động tác, cử động ko bình thường, đôi khi thấy máy móc và gượng ép.]
    Tôi muốn nói một chút về phần diễn viên hiện nay. Tôi nghĩ diễn xuất cứng nhắc của diễn viên cũng do lỗi đạo diễn nữa.
    Để giảm chi phí làm phim, nhiều dạo diễn chọn diễn viên ít tên tuổi trong các đoàn nghệ thuật nên diễn xuất của họ không thích hợp với phim ảnh.
    Diễn xuất cứng còn có thể đạo diễn quá cứng nhắc với kịch bản nặng nề những câu kể, những lời tuyên ngôn to tát của mình, kiên quyết không cho diễn viên sáng tạo trong khi diễn.
    Nói gì thì nói, đạo diễn vẫn là tác giả chính của bộ phim mà, phải không?
  10. 00si

    00si Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    mình đồng í với bạn niquita là đạo diễn chịu trách nhiệm chính về bộ phim. mình muốn nói thêm về những diễn viên điện ảnh trong bóng tối : diễn viên ***g tiếng.
    do trình độ thoại của diễn viên yếu nên đa số thoại của diễn viên vn mà quí bạn đã xem trên phim là của người khác, diễn viên ***g tiếng. tớ thấy nhiều đạo diễn muốn lăn đùng ra mà chết vì tức khi mà diễn viên thoại sai lia lịa, phim hư một đống. có bạn làm ánh sáng lại thuộc thoại hơn cả diễn viên vì ngồi đấy nghe quá nhiều đâm thuộc. trong khi diễn viên cứ ngắc ngứ mãi. đấy là chưa nói đến cái tình trong thoại. cứ là còng queo, nhả ra những con chữ cứng ngắc.
    hôm nọ, mình đến xem diễn viên ***g tiếng. mình bất ngờ khi nghe kể là có rất ít đạo diễn tham gia chỉ đạo ***g tiếng suốt bộ phim. đa số các đạo diễn làm phần hình xong là biến. điều bất ngờ khác là các diễn viên ***g tiếng xinh đẹp và tài năng hơn cả diễn viên ... cử động. mình thấy rất rõ là diễn viên ***g tiếng đã góp phần nâng cao chất lượng diễn xuất của diễn viên nói chung. nếu cứ bắt buộc diễn viên phải tự ***g tiếng thì rất ngượng nghịu, chất lượng diễn xuất sẽ thấp hơn.
    tuy nhiên, mặt tối ở đây là diễn viên ***g tiếng ko nhiều. cả vn này chỉ có vài nhóm có trình độ tốt. vì vậy nên một ngày nào đó, mình chợt nhận ra mọi phim vn đều có cách thoại giống nhau, những giọng nói giống nhau; tiếng khóc, tiếng cười, cách giận dữ, điệu buồn bã ... thảy đều giống nhau.
    điệp viên 00 thấy

Chia sẻ trang này